Giáo trình Chuẩn bị chuyển biến - Mã số MĐ 01: Nghề đánh bắt hải sản bằng lưới vây

Tóm tắt Giáo trình Chuẩn bị chuyển biến - Mã số MĐ 01: Nghề đánh bắt hải sản bằng lưới vây: ...hông xảy ra tai nạn do vậy trước khi làm vệ sinh cần kiểm tra lại các dụng cụ, dây an toàn, dây buộc ca bản, mấu buộc dây trên be mạn, phao cứu sinh ... có còn tốt không và phải chọn những thủy thủ có kinh nhiệm để làm công tác này. 2. Làm vệ sinh boong chính 2.1. Ý nghĩa - Làm vệ sin... 1. Các câu hỏi: 1.1.Câu hỏi 1: Trình bày công tác vệ sinh tàu? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: Trình bày được công tác vệ sinh tàu. 2. Các bài ...phao, chì, vòng khuyên chính, vòng khuyên biên, kéo, kìm, búa, chỉ, kim đan ... (như đã đề cập ở Bảng 1). Ở trên biển, dụng cụ thiếu về số lượng thì việc sửa chữa lưới vây sẽ không thực hiện được; thiếu về chủng loại thì đôi khi có những hư hỏng không thể sửa được, ảnh hưởng đến sản xuất. ...

pdf75 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị chuyển biến - Mã số MĐ 01: Nghề đánh bắt hải sản bằng lưới vây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng khuyên biên, kéo, kìm, búa, chỉ, kim đan ... (như đã đề cập ở 
Bảng 1). Ở trên biển, dụng cụ thiếu về số lượng thì việc sửa chữa lưới vây sẽ 
không thực hiện được; thiếu về chủng loại thì đôi khi có những hư hỏng không thể 
sửa được, ảnh hưởng đến sản xuất. 
Vật tư dự trữ cho lưới vây cũng rất quan trọng, đôi khi vì những lý do khách quan 
trên biển, lưới vây bị hư hỏng nặng, nếu không có đủ vật tư để kịp thời thay thế, 
thì đồng nghĩa với giảm năng suất đánh bắt. 
3.2. Quy trình kiểm tra 
Quy trình Nội dung kiểm tra Khắc phục 
1. Kiểm tra chủng 
loại, số lượng dụng 
- Kiểm tra lần lượt theo danh 
mục đã lập ở Bảng 1. Kiểm tra 
- Nếu thiếu thì lập danh 
mục dụng cụ cần bổ sung. 
50 
cụ sửa chữa lưới 
vây. 
xem đủ hay thiếu. 
- Số lượng: Kiểm tra lần lượt 
theo danh lục đã lập ở bảng 1 
có đủ về số lượng hay không 
- Nếu thiếu lập danh mục 
dụng cụ cần bổ sung. 
2. Kiểm tra tình 
trạng hư hỏng dụng 
cụ sửa chữa lưới 
vây. 
- Xếp riêng những dụng cụ bị 
hư hỏng (nếu có). 
- Lập danh mục dụng cụ 
cần thay mới hoặc sửa 
chữa cần bổ sung. 
3. Kiểm tra số 
lượng các bộ phận 
của lưới vây làm 
sẵn để thay thế. 
- Có ít nhất 10% số lượng các 
bộ phận lưới vây ... làm sẵn để 
sẵn sàng thay thế. 
- Lập danh mục các bộ 
phận làm sẵn 
4. Tổng hợp danh mục dụng cụ, vật tư, bộ phận làm sẵn cần sửa chữa mua sắm, 
báo cáo thuyền trưởng. 
 3.3. Những chú ý khi kiểm tra dụng cụ và vật tư dự trữ của lưới vây 
 - Việc kiểm tra cần cẩn thận, tỉ mỉ và phải lập bảng danh mục để báo cáo 
thuyền trưởng; tránh chung chung, không cụ thể. 
- Nếu để thiếu dụng cụ, vật tư... khi cần dùng mà không có, sẽ gây khó khăn 
rất lớn trong hoạt động khai thác. 
Để tránh mắc sai sót khi kiểm tra dụng cụ và vật tư dự trữ của lưới vây cần 
kiểm tra theo thứ tự bảng 1 bà ghi chép cẩn thận, rõ ràng. 
51 
 4. Mua sắm dụng cụ, vật tư dự trữ 
 4.1. Ý nghĩa 
Mua sắm dụng cụ, vật tư của vàng lưới vây căn cứ vào bảng tổng hợp sau 
kiểm tra. Việc mua sắm phải đảm bảo đúng chủng loại, quy cách và số lượng cần 
thiết. 
Mua đúng dụng cụ, vật tư để sử dụng sẽ thuận lợi trong việc thi công và quản 
lý. Trường hợp không có đúng hàng, có thể mua dụng cụ, vật tư tương tự để thay 
thế, nhưng phải xin ý kiến của thuyền trưởng 
 4.2. Quy trình mua sắm dụng cụ, vật tư dự trữ 
- Lập danh mục, quy cách, số lượng dụng cụ, vật tư cần mua sắm (căn cứ vào 
bảng tổng hợp sau kiểm tra). 
- Mua đúng, đủ số lượng dụng cụ, vật tư. 
 - Phân loại dụng cụ, vật tư và đưa vào nơi bảo quản. 
 4.3. Những lưu ý khi mua sắm dụng cụ, vật tư dự trữ 
- Khi lập danh mục dụng cụ, vật tư cần mua, nên đối chiếu với dụng cụ, vật 
tư hiện có trong kho, để tránh mua thừa, làm choán chỗ bảo quản trên tàu một 
cách không cần thiết. 
- Phải mua đúng quy cách dụng cụ, vật tư. 
- Khi sửa chữa các bộ phận bị hư hỏng của vàng lưới vây phải đảm bảo đúng 
với bản vẽ kỹ thuật. 
 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 
 1. Câu hỏi: 
52 
 Câu hỏi 1: Trình bày nội dung chuẩn bị lưới vây? 
 - Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
- Kết quả cần đạt được: Trình bày được nội dung chuẩn bị vàng lưới vây 
 2. Bài tập thực hành: 
 Bài tập thực hành 1.2.1: Thực hành chuẩn bị vàng lưới vây 
 - Mục tiêu:Thực hiện được quy trình kiểm tra vàng lưới vây và phân biệt được 
các dụng cụ và vật tư dự trữ của vàng lưới vây. 
 C. Ghi nhớ: 
 Cần chú ý nội dung trọng tâm: Thực hiện được quy trình kiểm tra vàng lưới 
vây và phân biệt được các dụng cụ và vật tư dự trữ của vàng lưới vây. 
53 
Bài 3: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư bảo quản sản phẩm 
Mã bài: MĐ01-03 
Mục tiêu: 
- Liệt kê được các vật tư, thiết bị bảo quản cá; 
- Chuẩn bị được các dụng cụ, vật tư bảo quản cá trong tình trạng sẵn sàng 
làm việc. 
 A. Nội dung: 
 1. Kiểm tra dụng cụ, vật tư bảo quản sản phẩm 
 1.1. Giới thiệu dụng cụ, vật tư bảo quản sản phẩm 
Để giữ được chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản, cần phải có 
những dụng cụ vật tư như sau: 
1.1.1.Hầm cách nhiệt trên tàu 
Hầm cách nhiệt dùng để bảo quản cá, được đóng liền với thành tàu. Hầm có 
khả năng hạn chế hơi nóng từ bên ngoài vào và ngăn hơi lạnh từ hầm thoát ra, nhờ 
vậy mà giữ cho nước đá chậm tan trong quá trình bảo quản sản phẩm. Thông 
thường khi bảo quản sản phẩm bằng nước đá trong hầm, hầm cách nhiệt có nhiệt 
độ ổn định từ 0 độ C đến 2 độ C. 
54 
Hình 1 – 60. Hầm cách nhiệt 
Xung quanh hầm là lớp cách nhiệt, mặt trong hầm là lớp ván gỗ. Bên trên 
hầm có cửa hầm hình vuông hoặc chữ nhật kích thước 0,8 x 0,8m hoặc 0,6 x 0,8m. 
Cửa hầm có nắp đậy cũng làm bằng vật liệu cách nhiệt. Mỗi hầm cách nhiệt có các 
lỗ thoát nước, đường kính mỗi lỗ khoảng 4-5 cm, có lưới chắn để cá không lọt ra 
ngoài. Lỗ thoát nước có công dụng xả nước do nước đá tan trong quá trình bảo 
quản sản phẩm hoặc nước khi làm vệ sinh hầm. 
 1.1.2. Thùng ngâm hạ nhiệt 
Thùng ngâm hạ nhiệt dùng ngâm cá để hạ nhiệt trước khi đưa cá vào bảo 
quản. Thùng được làm bằng tôn hoặc composite có kích thước 1,6 x 0,8 x 0,8 m, 
được cách nhiệt bởi lớp xốp dày 10 cm. Thùng có nắp đậy. 
55 
Hình 1 – 61. Thùng ngâm hạ nhiệt 
 1.1.3. Máy xay nước đá 
Máy xay nước đá dùng để xay đá cây thành đá viên nhỏ có kích thước 2-3 
cm. Máy xay đá hoạt động bằng cách trích lực từ máy chính. 
Hình 1 – 62. Máy xay đá 
 - Các loại dụng cụ bảo quản khác: 
Bao gồm: máy bơm nước, vời bơm nước, xẻng xúc đá, ky đựng đá, bạt đậy 
hầm, bàn chải cước, chổi, ... 
56 
Hình 1 – 63. Máy bơm nước 
Hình 1 – 64. Vòi bơm nước 
Hình 1 – 65. Xẻng xúc đá 
57 
Hình 1 – 66. Bạt đậy hầm 
Hình 1 – 67. Chổi mềm 
Hình 1 – 68. Bàn chải cước 
 1.1.4. Các loại vật tư bảo quản cá 
Bao gồm: 
- Khay chứa cá, cá sau khi khai thác được rửa sạch, phân loại và đưa vào 
khay để đưa xuống hầm bảo quản 
58 
Hình 69. Khay chứa cá 
- Túi PE có đục lỗ để đựng cá, nhằm bảo vệ cá không bị trầy xước trong quá 
trình bảo quản. 
Hình 1 – 70. Túi PE đựng cá 
- Nước đá cây: đủ để bảo quản cá theo tỷ lệ 2 đá, 1 cá. 
59 
Hình 1 – 71. Nước đá cây 
 1.1.5. Dụng cụ kiểm tra quá trình bảo quản 
Bao gồm: nhiệt kế, giấy đo pH, giấy đo hàm lượng clorin, đèn pin, ... 
Hình 1 – 72. Nhiệt kế 
Hình 1 - 73. Giấy đo pH 
60 
Hình 1 - 74. Giấy đo hàm lượng clorin 
Hình 1 – 75. Đèn pin 
 1.2. Quy trình kiểm tra 
- Kiểm tra hầm cách nhiệt bao gồm: kiểm tra vách hầm, miệng hầm, lỗ thoát 
nước đáy hầm nếu bị hư hỏng phải sửa; kiểm tra hầm đã làm vệ sinh, khử trùng 
chưa. 
- Kiểm tra thùng ngâm hạ nhiệt: kiểm tra thùng có bị hư hỏng hay không và 
có làm vệ sinh, khử trùng hay chưa. 
- Kiểm tra máy xay nước đá: máy xay đá hoạt động bình thường hay không, 
đã làm vệ sinh và khử trùng chưa. 
61 
- Kiểm tra: bơm nước, xẻng, .... có bị hư hỏng hay không và có làm vệ sinh, 
khử trùng chưa. 
- Kiểm tra túi PE và nước đá cây về số lượng có đủ dùng cho chuyến biển 
hay không. 
- Khi kiểm tra, nếu thấy dụng cụ nào hư hỏng và chưa làm vệ sinh, phải tiến 
hành sửa chữa và làm vệ sinh. 
 1.3. Những lưu ý khi kiểm tra 
- Kiểm tra phải cẩn thận, tỉ mỉ nhằm phát hiện hết những hư hỏng của dụng 
cụ bảo quản sản phẩm, để kịp thời sửa chữa khi tàu chưa đi biển. 
- Nên nhớ rằng không sửa chữa và làm vệ sinh, khử trùng dụng cụ bảo quản 
đồng nghĩa với việc làm giảm chất lượng cá, giảm hiệu quả chuyến biển, giảm thu 
nhập. 
 2. Sửa chữa, thay thế, dụng cụ, thiết bị, vật tư bảo quản sản phẩm bị hư 
hỏng 
 2.1. Ý nghĩa 
Việc sửa chữa, thay thế, dụng cụ thiết bị bảo quản sản phẩm bị hư hỏng nhằm 
mục đích đảm bảo cho chúng hoạt động bình thường. Những hư hỏng không được 
sửa chữa, thay thế kịp thời sẽ làm giảm hiệu quả bảo quản sản phẩm khai thác 
được, đôi khi làm cho việc khai thác của chuyến biển không thể kéo dài như dự 
kiến ban đầu. 
Để đảm bảo những hư hỏng của dụng cụ, thiết bị, vật tư bảo quản sản phẩm 
được sửa chữa trước mỗi chuyến biển thì việc kiểm tra phải hết sức cẩn tỉ mỉ và 
chi tiết. 
Dụng cụ, thiết bị, vật tư bảo quản sản phẩm luôn trong tình trạng hoạt động 
tốt trong mỗi chuyến biển góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế chuyến biển. 
62 
 2.2. Quy trình sửa chữa, thay thế 
- Phân loại các dụng cụ, thiết bị vật tư bảo quản sản phẩm cần sửa chữa. 
Ví dụ: Trục xay đá bên trong máy xay, máy bơm,... 
- Tổng hợp có bao nhiêu dụng cụ, thiết bị vật tư bảo quản sản phẩm cần sửa 
chữa, thay thế rồi lập thành danh mục. 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ nghề để sửa chữa, thay thế thích hợp 
- Tiến hành sửa chữa, thay thế lần lượt theo danh mục đã được lập 
- Sắp xếp những dụng cụ, thiết bị, vật tư bảo quản sản phẩm đã sửa xong vào 
kho dự trữ. 
 2.3. Những lưu ý khi sửa chữa, thay thế 
- Việc sửa chữa, thay thế những dụng cụ, thiết bị, vật tư bảo quản sản phẩm 
cần thực hiện theo đúng quy trình (nên căn cứ theo bản danh mục tổng hợp được) 
để việc sửa chữa, thay thế những hư hỏng của những dụng cụ, thiết bị, vật tư bảo 
quản sản phẩm không bị sai sót và nhầm lẫn. 
- Phải đưa vào sử dụng thử những dụng cụ, thiết bị, vật tư bảo quản sản phẩm 
sau khi việc sửa chữa, thay thế hoàn thành, để chắc chắn những dụng cụ, thiết bị, 
vật tư bảo quản sản phẩm trong tình trạng sẵn sàng hoạt động bình thường. 
 3. Mua sắm dụng cụ, thiết bị, vật tư, bảo quản sản phẩm 
 3.1. Ý nghĩa 
Mua sắm dụng cụ, thiết bị, vật tư, bảo quản sản phẩm cần căn cứ vào bảng 
tổng hợp sau kiểm tra. Việc mua sắm phải đảm bảo đúng chủng loại, quy cách và 
số lượng cần thiết. 
Mua đúng dụng cụ, thiết bị, vật tư, bảo quản sản phẩm để sử dụng sẽ thuận 
lợi cho việc thi công và quản lý 
63 
Trường hợp không có đúng hàng, có thể mua dụng cụ, thiết bị, vật tư tương 
tự để thay thế, nhưng phải xin ý kiến của thuyền trưởng. 
 3.2. Quy trình mua sắm dụng cụ, thiết bị, vật tư, bảo quản sản phẩm 
- Lập danh mục, quy cách, số lượng dụng cụ, thiết bị, vật tư cần mua sắm 
(căn cứ vào bảng tổng hợp sau kiểm tra). 
- Mua đúng, đủ số lượng dụng cụ, vật tư. 
- Phân loại dụng cụ, vật tư và đưa vào kho bảo quản. 
 3.3. Những lưu ý khi mua sắm dụng cụ, thiết bị, vật tư, bảo quản sản phẩm 
- Khi lập danh mục dụng cụ, thiết bị, vật tư cần mua nên đối chiếu với dụng 
cụ, vật tư hiện có trong kho, để tránh mua thừa, làm choán chỗ bảo quản trên tàu 
một cách không cần thiết. 
- Phải mua đúng quy cách dụng cụ, thiết bị, vật tư. 
- Khi mua dụng cụ, thiết bị, vật tư, bảo quản sản phẩm phải đảm bảo đúng 
với yêu cầu kỹ thuật. 
 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 
 1. Câu hỏi: 
 Câu hỏi 1: Liệt kê các vật tư, thiết bị bảo quản cá và trình bày công tác 
chuẩn bị các dụng cụ, vật tư bảo quản cá trong tình trạng sẵn sàng làm việc? 
- Cách thức: cho tất cả học viên 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút 
- Hình thức trình bày: viết 
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết 
64 
- Kết quả cần đạt được: Liệt kê được các vật tư, thiết bị bảo quản cá và trình 
bày được công tác chuẩn bị các dụng cụ, vật tư bảo quản cá trong tình trạng sẵn 
sàng làm việc 
 2. Các bài tập thực hành: 
Bài thực hành 1.3.1: Thực hành công tác chuẩn bị các dụng cụ, vật tư bảo 
quản cá trong tình trạng sẵn sàng làm việc 
- Mục tiêu: Thao tác chuẩn bị được các dụng cụ, vật tư bảo quản cá trong tình 
trạng sẵn sàng làm việc 
 C. Ghi nhớ: 
Cần chú ý nội dung trọng tâm: Liệt kê được các dụng cụ, vật tư bảo quản cá 
và thao tác chuẩn bị được các dụng cụ, vật tư bảo quản cá trong tình trạng sẵn 
sàng làm việc. 
65 
 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
 I. Vị trí, tính chất của mô đun 
- Vị trí: Mô đun này được thực hiện đầu tiên trong chương trình dạy nghề: 
Đánh bắt hải sản bằng lưới vây. 
 - Tính chất: Đây là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề 
trình độ sơ cấp. Mô đun này chủ yếu là thực hành 
 II. Mục tiêu 
- Kiến thức: 
+ Mô tả được nội dung công tác vệ sinh tàu, chuẩn bị dụng cụ làm vệ sinh 
tàu, cách làm vệ sinh boong chính, boong thượng, làm vệ sinh mạn và cột, hầm 
hàng; 
+ Mô tả được nội dung chuẩn bị lưới vây; 
+ Liệt kê được những dụng cụ, vật tư bảo quản sản phẩm chuẩn bị cho 
chuyến biển; 
 - Kỹ năng: 
+ Thực hiện được công việc chuẩn bị dụng cụ làm vệ sinh tàu, tiến hành làm 
vệ sinh boong chính, boong thượng, mạn và cột, hầm hàng theo quy trình; 
+ Thực hiện được công việc chuẩn bị lưới vây; 
+ Tiến hành chuẩn bị dụng cụ vật tư bảo quản sản phẩm; 
 - Thái độ: 
+ Tuân thủ mệnh lệnh của thuyền trưởng; 
+ Tuân thủ quy định về an toàn trên biển, quy tắc vệ sinh trên tàu 
66 
 III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
MĐ01-
01 
Bài 1: Vệ sinh 
tàu Tích hợp 
Cơ sở 
thực 
hành 
20 4 15 1 
MĐ01-
02 
Bài 2: Chuẩn bị 
lưới vây Tích hợp 
Cơ sở 
thực 
hành 
20 4 14 2 
MĐ01-
03 
Bài 3: Chuẩn bị 
dụng cụ, vật tư 
bảo quản sản 
phẩm 
Tích hợp 
Cơ sở 
thực 
hành 
16 4 11 1 
Kiểm tra kết thúc mô đun Cơ sở 
thực 
hành 
4 4 
Cộng: 60 12 40 8 
 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
 4.1. Bài thực hành 1.1.1 
 - Nguồn lực: 
 + Có giáo viên hướng dẫn 
 + Có tàu đánh bắt hải sản bằng lưới vây với kết cấu tàu đầy đủ các bộ phận 
như boong chính, boong thượng tầng, mạn và cột, hầm hàng. 
67 
 + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư để làm vệ sinh tàu như: 
TT Dụng cụ, vật tư Số lượng 
1 Máy bơm 5 chiếc 
2 Vòi phun nước 5 chiếc 
3 Chổi quét 20 chiếc 
4 Bàn chải 20 chiếc 
5 Nước xà phòng 20 lít 
6 Giẻ lau 15 Kg 
7 Quần áo bảo hộ 30 bộ 
8 ủng bảo hộ 30 đôi 
9 Mũ bảo hộ 30 chiếc 
10 Xơ dừa 10 Kg 
11 Dao cạo gỗ 15 chiếc 
12 Bàn chải cứng 30 chiếc 
13 Dây an toàn 5 bộ 
14 Dây buộc ca bản 30 m 
15 Phao tròn cứu sinh 10 chiếc 
16 Áo cứu sinh 10 chiếc 
17 Và một số dụng cụ khác 
 - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 5 nhóm (6 học viên/nhóm) để thực 
hành, sau đó 2 nhóm làm thực hành, 3 nhóm còn lại quan sát công việc của 2 
nhóm làm để rút kinh nhiệm cho mỗi học viên 
- Thời gian hoàn thành: 5 giờ/1 nhóm 
68 
- Hình thức trình bày: Thực hành tại cơ sở 
- Phương pháp đánh giá: Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi 
học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. 
 - Kết quả cần đạt được: Làm vệ sinh được boong chính, boong thượng tầng, 
mạn và cột, hầm hàng. 
 4.2. Bài tập thực hành 1.2.1 
 - Nguồn lực: 
 + Có các vàng lưới vây bị hư hỏng và thiếu một số bộ phận. 
 + Có dụng cụ, vật tư như ở bảng 1. 
 - Cách thức: chia lớp thành 5 nhóm (6 học viên/nhóm), mỗi nhóm đảm nhận 
một số công việc kiểm tra vàng lưới vây và phân biệt được các dụng cụ và vật tư 
dự trữ của vàng lưới vây. Sau đó lần lượt cho các nhóm thực hiện công việc cho 
đến khi hoàn thành. 
 - Thời gian hoàn thành: 2 giờ 45 phút/1 nhóm 
 - Hình thức trình bày: thực hành tại cơ sở 
 - Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi 
học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. 
 - Kết quả cần đạt được: Thực hiện được quy trình kiểm tra vàng lưới vây và 
phân biệt được các dụng cụ và vật tư dự trữ của vàng lưới vây. 
 4.3. Bài thực hành 1.3.1 
 - Nguồn lực: 
 + Có tàu khai thác thủy sản bằng lưới vây mà trên tàu có đầy đủ các thiết bị 
như: hầm cách nhiệt trên tàu, thùng ngâm hạ nhiệt, máy xay nước đá, máy bơm, 
vòi bơm, xẻng xúc đá, chổi mềm, bạt đậy hầm, khay chứa cá, túi PE chứa cá và 
một số dụng cụ khác 
69 
+ Hoặc có cơ sở vật chất có các dụng cụ vật tư để thực hành giống như trên 
tàu khai thác thủy sản bằng lưới vây như: Có hầm cách nhiệt chứa cá, thùng ngâm 
hạ nhiệt, máy xay nước đá, máy bơm, vòi bơm, xẻng xúc đá, chổi mềm, bạt đậy 
hầm, khay chứa cá, túi PE chứa cá và một số dụng cụ khác 
+ Có các dụng cụ, vật tư bảo quản cá 
- Cách thức: chia lớp thành 5 nhóm nhỏ (6 học viên/nhóm), lần lượt hai 
nhóm một nhận công việc chuẩn bị và tiến hành thực hành, 3 nhóm còn lại quan 
sát để rút ra kinh nhiệm cho bản thân học viên, thực hiện lần lượt cho đến hết các 
nhóm 
 - Thời gian hoàn thành: 3 giờ 40 phút/1 nhóm 
- Hình thức trình bày: thực hành tại cơ sở 
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi 
học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên. 
- Kết quả cần đạt được: 
Thao tác chuẩn bị được các dụng cụ, vật tư bảo quản cá trong tình trạng sẵn 
sàng làm việc 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
 5.1. Đánh giá bài thực hành 1.1.1: 
- Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
(1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo 
viên) 
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả 
lớp học. 
70 
 Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 Đảm bảo an toàn lao động 
Tuân thủ các bước thực hiện 
Thời gian thực hiện 
Mức độ hoàn thành công việc 
Kỹ năng và thái độ thực hiện công 
tác vệ sinh tàu. 
- Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các 
bước thao tác của học viên trên để đánh 
giá mức độ đạt được của học viên. 
- Có 2 mức đánh giá: 
+ Đạt khi thực hiện được công tác vệ 
sinh tàu. 
+ Không đạt khi không thực hiện được 
công tác vệ sinh tàu. 
 5.2. Đánh giá bài thực hành 1.2.1 
- Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
(1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo 
viên) 
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả 
lớp học. 
 Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
71 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 Đảm bảo an toàn lao động 
Tuân thủ các bước thực hiện 
Thời gian thực hiện 
Mức độ hoàn thành công việc 
Kỹ năng và thái độ thực hiện công 
việc chuẩn bị vàng lưới vây 
- Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các 
bước thao tác của học viên trên để đánh 
giá mức độ đạt được của học viên. 
- Có 2 mức đánh giá: 
+ Đạt khi thao tác chuẩn bị được vàng 
lưới vây. 
 5.3. Đánh giá bài thực hành 1.3.1 
- Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
(1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo 
viên) 
- Các nhóm /cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả 
lớp học. 
 Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau: 
72 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 Đảm bảo an toàn lao động 
Tuân thủ các bước thực hiện 
Thời gian thực hiện 
Mức độ hoàn thành công việc 
Kỹ năng và thái độ thực hiện công 
việc chuẩn bị các dụng cụ, vật tư 
bảo quản cá trong tình trạng sẵn 
sàng làm việc 
- Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các 
bước thao tác của học viên trên để 
đánh giá mức độ đạt được của học viên. 
- Có 2 mức đánh giá: 
+ Đạt khi thực hiện được công tác chuẩn 
bị các dụng cụ, vật tư bảo quản cá trong 
tình trạng sẵn sàng làm việc. 
+ Không đạt khi không thực hiện được 
công tác chuẩn bị các dụng cụ, vật tư bảo 
quản cá trong tình trạng sẵn sàng làm 
việc. 
 VI. Tài liệu tham khảo 
- Giáo trình bảo quản cá của Trường cao đẳng nghề Thuỷ sản miền Bắc 
Các tài liệu khác có liên quan. 
73 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 726 /QĐ-BNN-TCCB , ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Hồ Đình Hải 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Lân 
3. Thư ký: Ông Đỗ Ngọc Thắng 
4. Các Uỷ viên 
- Ông: Trần Thế Phiệt 
- Ông Lê Văn Hướng 
- Ông: Nguyễn Duy Bân 
- Ông: Phạm Văn Vĩnh 
74 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1374 /QĐ – BNN - TCC , ngày 17 tháng 6 năm 2013 của 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Huỳnh Hữu Lịnh 
2. Thư ký: Ông Vũ Trọng Hội 
3. Các Uỷ viên: 
- Ông: Trần Ngọc Sơn 
- Ông: Vương Tuấn Tài 
- Ông: Nguyễn Quý Thạc 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_chuyen_bien_ma_so_md_01_nghe_danh_bat_ha.pdf