Giáo trình Đào tạo giáo viên tiểu học - Cao Đức Tiến (Hệ cao đẳng sư phạm)

Tóm tắt Giáo trình Đào tạo giáo viên tiểu học - Cao Đức Tiến (Hệ cao đẳng sư phạm): ...Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình, NXB Giáo dục, 2004. Trong cuốn này, Bạn cần đọc mục sau: Lí luận văn học với việc dạy văn ở trường phổ thông (Chương XXXI, Phần ba, Tr.635). + Nhiệm vụ 2: 81 Khi đọc, Bạn cần ghi chép những ý có liên quan đến... với Văn học viết bởi phương thức tồn tại: nếu VHDG là sáng tác ngôn từ truyền khẩu, thì Văn học viết là sáng tác ngôn từ được lưu truyền bằng văn tự ( chữ viết trên văn bản), như vậy, chỉ khi nào có chữ viết thì văn học viết mới hình thành và phát triển. Hai bộ phận văn học này vừa cùng tồn...gười lao động. Sau đó chứng minh rằng cổ tích, đặc biệt là cổ tích thần kì luôn thể hiện ước mơ của người xưa, về hai phương diện chủ yếu là lí tưởng đạo đức và khát vọng công lí. 201 Đề 3. Nhân vật ngụ ngôn là nhân vật chức năng vì chúng được sáng tạo nhằm nêu bật đặc điểm tính cách cũng...

pdf307 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Đào tạo giáo viên tiểu học - Cao Đức Tiến (Hệ cao đẳng sư phạm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 văn Đức. Họ cũng được coi là những người 
đặt nền móng cho ngành phônclo của Đức vào hồi đầu thế kỉ XIX. 
 b) Đôi nét về tác phẩm Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn 
 + “ở hiền gặp lành”, “ác giả, ác báo” là quan niệm khá phổ biến 
trong dân gian và cũng là điều mơ ước thiết tha nhất của những người lao 
động từ ngàn xưa cho đến bây giờ. Những điều ấy thường được phản ánh 
trong các truyện cổ tích hay nhất của dân tộc ta cũng như của các dân tộc 
khác trên thế giới. Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn là một thiên truyện cổ 
đặc sắc của anh em nhà Grim viết về chủ đề này. 
 + Truyện xoay quanh sắc đẹp của Bạch Tuyết và lòng đố kị ghét 
ghen của mụ Hoàng hậu độc ác. 
 - Bạch Tuyết xinh đẹp, ngây thơ, trong trắng. Bạch Tuyết được 
nhiều người giúp đỡ, chở che và cứu sống, đó là: người thợ săn nhân hậu, 
 287
bảy chú lùn tốt bụng, chàng hoàng tử từ tâm và cả đến chim muông trong 
rừng cũng một lòng quí mến, phù trợ. 
 - Mụ Hoàng hậu vô cùng độc ác, ghét ghen một cách hèn hạ, 
xấu xa. Mụ không muốn cho bất cứ ai trên đời này được đẹp hơn mụ, kể cả 
Bạch Tuyết là con của nhà vua, chồng của mụ. Mụ đã bốn lần dùng những 
quỉ kế để hãm hại Bạch Tuyết: lần thứ nhất mụ sai người mang Bạch Tuyết 
vào rừng rồi giết đi; lần thứ hai mụ giả trang làm một bà hàng xén, tự mình 
vượt bảy ngọn núi đến nhà các chú lùn để dụ cho Bạch Tuyết mua chiếc áo 
lót đẹp và buộc thắt thật chặt để Bạch Tuyết nghẹt thở mà chết; lần thứ ba 
mụ giả làm một bà lão đến nhà bảy chú lùn dụ dỗ Bạch Tuyết mua chiếc 
lược tẩm thuốc độc và tự tay chải đầu cho Bạch Tuyết để giết chết nàng; lần 
thứ tư mụ cũng tự tay tẩm thuộc độc vào một nửa quả táo để lừa cho Bạch 
Truyết ăn và chết. Như vậy, cả thảy là bốn lần mụ hoàng hậu đã mưu toan 
giết chết Bạch Tuyết: một lần mụ muốn dùng bàn tay người khác, còn ba lần 
mụ tự mình nghĩ kế giết Bạch Tuyết. 
 + Kết cấu của truyện: Truyện có kết cấu đơn giản, dễ theo dõi những 
diễn biến tâm lí của các nhân vật. 
 - Nàng Bạch Tuyết ngây thơ, trắng trong, khờ dại. Bạch 
Tuyết cũng như bao cô gái trẻ khác đều dễ quên những việc đã qua, dễ bị lừa 
phỉnh bởi những lời đường mật, những món quà hấp dẫn...Mặc dù Bạch 
Tuyết đã được các chú lùn căn dặn rất kĩ càng, nhưng vì nhẹ dạ, cả tin nàng 
vẫn quên bẵng và bị lừa gạt. 
 - Mụ hoàng hậu nham hiểm, biết lợi dụng những điểm yếu ở 
tuổi trẻ của Bạch Tuyết để đưa nàng vào mẹo lừa. Sắc đẹp của Bạch Tuyết 
tăng lên đến đâu thì nỗi ghét ghen, đố kị và sự ích kỉ trong lòng mụ hoàng 
hậu cũng tăng lên đến đó. Và đến cực điểm, lúc mụ hoàng hậu nhìn thấy sự 
 288
lộng lẫy của Bạch Tuyết trong lễ cưới, thì cả một khối ghét ghen, đố kị và 
ích kỉ đã làm vỡ tung quả tim độc ác của mụ. 
 + Yếu tố kì diệu: Đây là nét rất chung của các truyện cổ tích từ Đông 
sang Tây. Yếu tố kì diệu luôn được can thiệp để phù trợ cho cái thiện có 
nguy cơ bị cái ác đè bẹp. ở truyện này, ít nhất có 3 lần yếu tố kì diệu đã xuất 
hiện để cứu sống Bạch Tuyết, cứu sống cái thiện, chống lại cái ác. Đó cũng 
là ước muốn chung của nhân dân trong các truyện cổ dân gian. 
 Tóm lại, truyện Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn đã đem lại cho 
người đọc những cảm nhận, những suy nghĩ về cái tốt và cái xấu, cái thiện 
và cái ác...một cách thật sâu sắc, đủ để làm những bài học quí ở đời... 
 2.2.3. Hécto Malô và tác phẩm Không gia đình 
 a). Đôi nét về tác giả 
 Hecto Malô (1830 – 1907) sinh ra trong một thời kì có nhiều biến 
động lịch sử quan trọng. Chế độ quân chủ phản động đã bị quần chúng lao 
động và giai cấp tư sản tự do lật đổ trong cuộc cách mạng năm 1930. Giai 
cấp đại tư sản lên nắm quyền lãnh đạo. Giai cấp này vừa lo đối phó với giai 
cấp quí tộc muốn phôi phục địa vị đã bị mất trong cuộc cách mạng 1789, 
vừa muốn hạn chế những quyền lợi về dân sinh, dân chủ đối với người lao 
động. Đây cũng là lúc nền kinh tế tư sản phát triển mạnh, giai cấp công nhân 
ngày càng đông. Đời sống của giai cấp công nhân vô cùng khổ cực. Mâu 
thuẫn giữa giai cấp đại tư sản và giai cấp công nhân ngày càng gay gắt đã 
dẫn tới cuộc cách mạng 1848. Giai cấp công nhân đã trở thành lực lượng 
nòng cốt của cuộc cách mạng vì tự do và quyền sống của con người. Nhưng 
một lần nữa, quần chúng cách mạng, chủ yếu là nông dân và công nhân, lại 
bị lừa dối. Vì thế, giai cấp công nhân Pháp không ngừng đấu tranh để giành 
lấy quyền lợi cho mình mà đỉnh cao là Công xã Pari năm 1871. 
 289
 ở Pháp, vào thế kỉ XIX, đã xuất hiện chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa 
hiện thực. Hai dòng văn học này đã để lại cho nhân loại những tên tuổi 
khổng lồ và những tác phẩm bất hủ. 
 Sinh ra vào đúng thời kì cách mạng 1830 rồi trưởng thành trong bầu 
không khí cách mạng sục sôi của quần chúng lao động để dẫn tới Công xã 
Pari 1871, đồng thời cũng được sống trong không khí văn học của đất nước, 
Hécto Malô đã có được những yếu tố hết sức cần thiết cho lí tưởng thẩm mĩ 
và cho sự sáng tạo của mình. 
 Hecto Malô là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, ông đã có trên 70 tác 
phẩm. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Không gia đình. 
 b). Đôi nét về tác phẩm 
 Tiểu thuyết Không gia đình kể lại cuộc đời lưu lạc của chú bé Rêmi, 
qua đó ca ngợi lòng nhân ái cao đẹp của con người – một yếu tố quan trọng 
giúp con người có những suy nghĩ và hành động đúng đắn để đạt tới hạnh 
phúc ở đời. Tiểu thuyết này có những điểm đáng chú ý như sau: 
 + Truyện phản ánh một hiện thực về đời sống nghèo khó của 
những người lao động: Những người nông dân như bà Bácbơranh, bác 
Acanh và đàn con đều lao động cần cù mà không gặp may. Bà Bácbơranh 
phải bán đi con bò sữa để có tiền cho chồng đi hầu kiện. Nhà bác Acanh bị 
mưa đá tàn phá hoa màu, lâm vào cảnh vỡ nợ, bác phải ngồi tù, gia đình li 
tán. Những người công nhân mỏ bị tai nạn vì nổ khí độc và nạn lụt mỏ đã 
cướp đi hàng trăm con người, trong đó có Rêmi cũng là nạn nhân. Và người 
trí thức như thày giáo thì phải kiếm sống thêm bằng nghề đóng giầy, khâu 
vá; người nhạc sĩ phải làm thêm nghề thợ cạo; người ca sĩ đã nổi danh một 
thời phải đổi tên để làm chủ một đoàn xiếc chó và khỉ...Đó là một hiện thực 
đen tối của những người lao khổ. 
 290
 + Truyện ca ngợi những tấm lòng nhân ái, biết đùm bọc lẫn 
nhau trong hoạn nạn, sống với nhau có thuỷ, có chung. Bà Bácbơranh nuôi 
dạy Rêmi như con đẻ; gia đình bác Acanh luôn sẵn lòng cưu mang Rêmi khi 
em gặp nạn; cụ Vitali thương yêu Rêmi với tấm lòng nhân từ của một nhà 
giáo dục...Tất cả những tấm lòng ấy đã để lại cho Rêmi những ấn tượng 
không bao gìơ mờ phai và ghi ơn một cách sâu đậm. Và khi có điều kiện thì 
biết đền ơn, đáp nghĩa một cách xứng đáng... 
 + Truyện cũng ca ngợi tình bạn thuỷ chung, cảm động giữa 
Rêmi và Matchia. Lúc sang, lúc hèn họ luôn có nhau, biết tôn trọng, cảm 
thông và hi sinh cho nhau. 
 Quả thật, những tấm lòng nhân ái trong hoàn cảnh Không gia đình đã 
trở thành mái ấm chở che cho những mảnh hồn cô đơn, lưu lạc... 
 + Truyện cũng thể hiện những quan điểm về giáo dục thiếu nhi 
khá tiến bộ. Điều này được bộc lộ khá rõ ở mục tiêu, nội dung và phương 
pháp giáo dục. Cụ Vitali bảo Rêmi: “Ông sẽ rèn luyện cháu thành người 
thực sự”. Nội dung để giáo dục Rêmi thành người không có gì khác là 
những yêu cầu về đạo đức đối với con người, với xã hội và với chính bản 
thân mình. Bên cạnh việc dạy đạo đức là dạy lao động và rèn luyện ý chí, 
nuôi lòng tự tin trong mọi hoàn cảnh. Cụ Vitali đã nói với Rêmi: “Có gan 
phấn đấu thì thời vận xấu cũng hoá tốt”. Để đạt được mục tiêu và nội dung 
giáo dục như vậy, thì phương pháp của những người dạy trong truyện cũng 
khá tiến bộ. Họ yêu cầu người dạy phải hết lòng thương yêu người học, phải 
hiểu được tâm lí của người học để áp dụng những phương pháp thích hợp. 
Họ cũng chú ý tới sự kết hợp nội dung và hình thức học tập, biết gây hứng 
thú cho người học...Truyện Không gia đình có lẽ vì những điểm nói trên về 
giáo dục mà được nhiều bậc cha mẹ tìm đọc. Mặc dù truyện được viết từ 
năm 1878, mà đến nay vẫn có ý nghĩa thời sự. 
 291
 + Truyện có kết cấu mạch lạc, có hậu, dễ theo dõi, rất phù hợp 
với tâm lí tuổi thiếu nhi. Kết cấu của truyện rất chú ý tới việc làm nổi bật cái 
đẹp của lòng nhân ái, của tình người. Matchia vui mừng khôn xiết khi biết 
Rêmi thoát nạn trong trận lụt ở mỏ, mà quên đi có nhiều người đang giẫm 
bừa lên mình. Còn Rêmi thì dạy Actơ phải học bài ngụ ngôn như thế nào để 
nó đọng lại trong đầu mình...Những nét ấy như đã tạo nên chất thơ cho 
truyện này và đó cũng là sức hấp dẫn đối với người đọc. 
 + Truyện có hai tuyến nhân vật khá rõ rệt. Những nhân vật 
chính diện có nét chung là rất giàu lòng nhân ái, nhưng mỗi người trong họ 
lại có cách biểu hiện riêng. Cụ Vitali, các em Rêmi, Mátchia, bà Bácbơranh, 
bà Miiligơn... đều có những nét tính cách riêng không thể trộn lẫn được. Một 
vài nhân vật phản diện cũng rất ấn tượng như tên Garôphi thì độc ác, lì lợm; 
tên Giêm Miligơn thì nham hiểm, xảo trá...Khắc hoạ được những nhân vật 
sinh động như vậy cũng là một thành công rất đáng ghi nhận của tác giả.
 Tóm lại, Không gia đình của Hecto Malô là một tác phẩm thành công 
cả về nội dung và nghệ thuật. Truyện thu hút được bạn đọc nhỏ tuổi và cả 
người lớn cũng yêu thích bởi tình yêu lao động, tình yêu con người và lòng 
vị tha cao cả... 
 2.3.4. Mácxim Gorki và tác phẩm Thời thơ ấu 
 a). Đôi nét về tác giả 
 M.Gorki (1868 – 1936) là nhà văn Nga vĩ đại, nhà hoạt động văn hoá 
- xã hội nổi tiến toàn thế giới. Ông là người khởi xướng trào lưu văn học 
hiện thức xã hội chủ nghĩa. 
 M.Gorki, tên thật là Alêcxây Macximôvits Pêscôv, sinh trưởng trong 
một gia đình lao động ở miền nam nước Nga. Lúc mười bốn tuổi Gorki đã 
 292
mồ côi cả cha mẹ, phải ở với ông bà ngoại. Ông đã làm nhiều nghề để kiếm 
sống (đi ở, bới rác, phụ bếp trên tàu thuỷ, phụ việc trong xưởng làm tượng 
thánh...). Phải bỏ học sớm, nhưng ông là người rất ham học, đặc biệt là ham 
đọc các tác phẩm của Puskin, Gôgôn, Đôxtôievxki, Sếcxpia, Huygô, Hainơ, 
Sile...Ông cũng rất chú tâm đọc những sách về triết học, lịch sử, chính trị, 
kinh tế và tích cực tham gia những buổi sinh hoạt trao đổi, tranh luận của 
sinh viên. 
 M.Gorki vừa sáng tác văn học, vừa tham gia hoạt động cách mạng. 
Ông đã nhiều lần bị bắt, bị giam và bị đi đầy. Ông đã bị Sa hoàng từ chối 
chọn làm viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học (năm 1902). Các hoạt 
động cách mạng của ông ngày càng mở rộng. Ông gia nhập Đảng dân chủ-
xã hội và tham gia vào cuộc cách mạng 1905. Ông đã gặp Lênin vào tháng 
11 năm 1905. 
 Do thất bại của cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất và việc xuất bản tiểu 
thuyết “Người mẹ”, M.Gorki không thể về nước hoạt động. Ông ở nước ý 
bảy năm nhưng vẫn bám sát tình hình cách mạng của đất nước. 
 Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, M.Gorki được giao 
nhiều trọng trách về văn hoá-xã hội. Năm 1934, ông tham gia thành lập Hội 
nhà văn Nga và làm Chủ tịch hội này. 
 Cuộc đời và sự nghiệp văn học gắn liền với cách mạng của M.Gorki 
có thể chia thành mấy giai đoạn chính như sau: 
 Giai đoạn thứ nhất: Trước Cách Mạng Nga 1905. Đây là giai đoạn 
M.Gorki viết các tác phẩm nổi tiếng như Makar Tsuđra, Bà lão Idécghin, 
Bài ca chim ưng, Bài ca chim báo bão, truyện vui Ba người, truyện dài 
Phoma Gorđeev, kịch Dưới đáy. 
 Giai đoạn thứ hai: Những năm ở Mĩ (1905 – 1907). Đây là thời kì 
M.Gorki viết các tác phẩm như Những cuộc phỏng vấn của tôi, ở Mĩ. Cũng 
 293
trong giai đoạn này, ông viết tác phẩm bất hủ Người mẹ và vở kịch Những kẻ 
thù. 
 Giai đoạn thứ ba: Trước Cách mạng tháng Mười Nga (1907 – 1917). 
Đây là giai đoạn M.Gorki viết Những truyện nước ý và các cuốn tự truyện 
Thời thơ ấu, Kiếm sống cùng nhiều truyện ngắn, tuỳ bút khác. 
 Giai đoạn thứ tư: Sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917 – 1936). 
Đây là giai đoạn M.Gorki viết những tác phẩm nổi tiếng như: Những trường 
đại học của tôi (1922, tập thứ 3 của bộ ba tự truyện), Sự nghiệp của gia đình 
Ac- tamônôv (1925), Cuộc đời của Clim Xamghin (4 tập, được viết từ 1925 
đến 1936 – năm M.Gorki qua đời)...Bên cạnh những sáng tác, M.Gorki còn 
viết hàng loạt bài lí luận có ý nghĩa chỉ đạo sâu sắc vào thời kì chuẩn bị cho 
Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ nhất (1934) như: Bàn về văn xuôi, Bàn về 
kịch, Bàn về ngôn ngữ, Về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa... 
 M.Gorki đã lao động sáng tạo trong suốt hơn bốn mươi năm vì sự 
nghiệp giải phóng nhân dân và đất nước, vì lí tưởng cao đẹp của chủ nghĩa 
xã hội. 
 a). Đôi nét về tác phẩm Thời thơ ấu 
 Thời thơ ấu là một tác phẩm trong bộ ba tự truyện của M.Gorki. Tác 
phẩm này nói về sự hình thành tính cách của Aliôsa Pêscôv trong quá trình 
chống lại cá xấu, cái ác và khát khao hướng tới cái tốt đẹp, công bằng và 
nhân đạo. Có được tinh thần ấy là nhờ chỗ Aliôsa vừa có những phẩm chất 
đạo đức rất tốt đẹp, vừa được sống giữa những con người chân chính. 
 Tác phẩm Thời thơ ấu có những giá trị cơ bản như sau: 
 Về nội dung: 
 Thời thơ ấu đề cập tới những con người và những mối quan hệ xã hội 
góp phần tạo nên tính cách của Aliôsa Pêskôv. Người phải kể đến trước tiên 
là ông ngoại Karisin của Aliôsa. Con người này có hai nét tính cách khá rõ 
 294
rệt là gia trưởng và tiểu chủ. Là gia trưởng, ông ta thâu tóm và điều hành 
mọi công việc trong gia đình bằng quyền uy và bạo lực. Ông không tán 
thành cuộc hôn nhân của con gái Vácvara với Mácxim (bố của Aliôsa). Khi 
biết lễ cưới đang được tiến hành ở nhà thờ, ông đã cùng gia nhân và hai cậu 
con trai mang giáo mác, súng ống đến để phá đám và hành hung chú rể. 
Nhưng ông đã thất bại. Về nhà, ông trút giận lên người vợ một cách thậm tệ. 
Đối với các cháu ông cho rằng phải giáo dục bằng đòn roi và chính Aliôsa 
đã là nạn nhân của lối giáo dục này. Có những trận đòn khủng khiếp tới mức 
làm cho Aliôsa ốm liệt giường. Là tiểu chủ, ông ta thể hiện rất rõ tính tham 
lam, keo bẩn dẫn đến bất nhân. Ông không muốn gả con gái cho Mácxim, 
mà muốn thông gia với những nơi có địa vị cao và giàu có. Khi thành ông 
chủ, ông ta đã đẩy bác Grigôri, người bạn từ thuở hàn vi ra đường, vì bác đã 
già, mắt đã kém,để bác trở thành một người hành khất đáng thương. Với anh 
Tsưganốc, ông ta chỉ tìm cách bóc lột. Khi anh này chết ông không thể nhỏ 
được một giọt nước mắt. 
 Mặc dầu vậy, ông Karisin cũng có những điểm đáng được tính đến. 
Ông làm việc rất chăm chỉ. Ông cũng biết phục thiện bằng việc đón con gái 
và con rể về ở nhà mình. Ông bắt hai đứa con trai phải xin lỗi anh chị. Ông 
rất chú ý tới việc học hành của Aliôsa. Ông đã dạy chữ và Thánh thi cho 
cháu. Khi Aliôsa mồ côi cha, ông bảo cháu: “Phải tập chỉ trông cậy vào 
mình, đừng để kẻ khác dắt mũi mình. Hãy sống lặng lẽ, bình thản, nhưng 
phải cứng cỏi”. Những lời ấy cũng đã để lại dấu ấn khá đậm trong tâm hồn 
thơ ấu của Aliôsa... 
 Những người cậu ruột của Aliôsa là Mikhain và Iakôv có những nét 
tính cách giống hệt nhau. Họ đều tham lam, độc ác và tàn nhẫn. Họ đã định 
phá đám cưới của chị, định dìm chết anh rể dưới hố băng, và chính họ đã 
gây ra cái chết của Tsưganốc. 
 295
 Cũng cần phải kể đến một vài nhân vật khác như bố dượng của Aliôsa 
là Evghênhi Mácximôv - một loại Sở Khanh; tay đánh xe ngựa Piốt – là một 
tên ăn trộm đầy ác ý... 
Nhưng nếu chỉ có những con người như vậy thì tính cách của Aliôsa 
khó có thể trở nên tốt được. Điều đáng mừng là bên cạnh Aliôsa luôn có 
những con người nhân hậu, nâng đỡ, chở che cho cậu. Đó là bà ngoại của 
Aliôsa. Bà là người giàu lòng yêu thương, thông cảm với mọi người. Chính 
bà đã giấu chồng để cho hai con làm lễ cưới ở nhà thờ. Rồi bà cũng là người 
nói khéo với chồng để cho con gái và con rể về ở nhà mình. Khi con rể chết, 
bà dành cả tình thương cho Aliôsa mồ côi. Chính bà ngoại đã là người 
truyền cho Aliôsa những cái đẹp từ các truyện cổ dân gian và sau này đã trở 
thành hành trang đi kiếm tìm chân lí của Aliôsa. Bà ngoại là người tốt bụng, 
song cũng là người cam chịu, không dám chống lại thói gia trưởng của 
chồng, bởi vì bà luôn tâm niệm: ông phải chịu trách nhiệm về bà trước Chúa, 
nên bổn phận bà là phải chịu đựng! Đó cũng là điểm yếu ở bà. 
Còn Mácxim - bố của Aliôsa là nhân vật được hồi tưởng lại trong 
Thời thơ ấu, nhưng lại vô cùng đậm nét. Đó là một con người có bản lĩnh, 
rất đường hoàng, cứng cỏi, có nghị lực. Con người đó biết yêu đắm say, có 
trách nhiệm với vợ con. Con người đó rất biết ơn mẹ vợ. Đối với bố vợ - 
người không tán thành cuộc hôn nhân của mình, Mácxim vẫn cư xử rất 
đường hoàng và thẳng thắn nói với ông: “Bố ạ, bố hãy vì Chúa, bố đừng 
tưởng con đến để xin của hồi môn đâu. Không, con đến chỉ là để tỏ lòng tôn 
kính bố vợ”. Đối với hai cậu em vợ, những kẻ đã định giết mình, Mácxim 
cũng sẵn sàng tha thứ. Thái độ sống ấy đã cảm hoá được người bố vợ. Đối 
với Aliôsa, Mácxim đã nuôi dạy tận tình, không bao giờ dùng roi vọt. Lúc 
con bị dịch tả, Mácxim đã tự mình chăm sóc con và đã bị nhiễm bệnh rồi 
qua đời. 
 296
Những con người tốt như vậy đã tạo nên một môi trường xã hội nhân 
ái, góp phần hình thành tính cách của Aliôsa và nó cũng trở thành động lực 
để Aliôsa vượt qua mọi gian khổ, sống xứng đáng với danh nghĩa con người. 
Vậy có thể nhìn nhận sự phát triển tính cách của Aliôsa như thế nào? 
Có thể nhận thấy những nét cơ bản như sau: Tính cách của Aliôsa được hình 
thành và phát triển theo một quá trình vận động hợp lí. Những phẩm chất 
vốn có đã được củng cố và phát triển khi được tiếp xúc với cái tốt, cái thiện; 
đồng thời cũng được thử thách và tôi luyện trong cuộc đấu tranh chống lại 
cái ác, cái xấu. 
+ Những phẩm chất ban đầu đã cho thấy Aliôsa là cậu bé thích quan 
sát, ham học hỏi, ham hiểu biết, yêu quý bà ngoại và bố mẹ. Những phẩm 
chất ấy không phải tự nhiên mà có, nó phải được kế thừa từ những phẩm 
chất vốn có của bố mẹ. 
+ Những phẩm chất âý được củng cố, rèn luyện và phát triển trong 
quá trình được sống với cái thiện và chống lại cái ác. Aliôsa rất yêu quý bà, 
thích gần bác Grigôri, anh Tsưganốc và bác “Tốt lắm”, muốn kết bạn với 
những đứa trẻ hàng xóm hiền lành, những đứa trẻ nghèo mà tốt bụng... 
Aliôsa dành một tình yêu thiêng liêng nhất cho mẹ. Từ trong đáy lòng, cậu 
không muốn mẹ tái giá. Vì thế, khi thấy mẹ ngã khuỵu xuống, thở khò khè, 
mà bố dượng thì ăn mặc bảnh bao đang giơ cái cẳng dài ngoẵng đạp vào 
người mẹ, cậu đã lập tức nắm lấy con dao, vật kỉ niệm của bố mà mẹ còn giữ 
được, ráng lấy sức đâm vào sườn bố dượng. Việc làm bột phát mang tính trẻ 
con, nhưng xuất phát từ một động lực chính đáng: nhân danh tình thương 
chống lại sự tàn nhẫn, chà đạp nhân phẩm. Tình thương đó như được nhân 
lên gấp bội và ở một vị thế cao hơn, mang ý nghĩa tích cực hơn, nó sẽ cùng 
Aliôsa vào đời và sẽ đứng vững trước mọi thử thách. 
Về nghệ thuật: 
 297
Thời thơ ấu của M.Gorki có những nét nghệ thuật đáng kể như sau: 
+ Kết cấu của truyện đơn giản. Sự việc được diễn ra theo một trục thời 
gian và được sắp xếp vào các chương từ phạm vi nhỏ là gia đinh, đến phạm 
vi rộng lớn hơn là ngoài xã hội. Các sự việc đều được tập trung vào nhân vật 
chính. 
+ Cách kể chuyện rất hấp dẫn. Sự việc thường được kể lại rất ngắn 
gọn nhưng lại có sức chứa lớn. Người đọc cứ như bị cuốn đi theo dòng chảy 
của các sự vịêc. Cái khéo của tác giả là kể chuyện gắn với những cảm xúc, 
làm cho người đọc cảm nhận được nội dung một cách sâu sắc. 
+ Cách tả người, tả cảnh, tả tâm trạng cũng có nhiều nét đặc sắc, hấp 
dẫn, làm cho cả những thứ tưởng như vô hình cũng hiển hiện một cách sinh 
động: “Lời nói của bà tôi đặc biệt trầm bổng nghe như tiếng chuông đồng. 
Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đoá hoa và cũng dịu dàng 
rực rỡ đầy nhựa sống”. 
Tóm lại, Thời thơ ấu là một cuốn tự truyện hay viết về cuộc sống tâm 
hồn của tuổi thơ, nói về cái thiện, cái ác và sự chiến thắng tất yếu của cái 
thiện đối với cái ác. Thời thơ ấu đã được đánh giá rất cao ngay từ lúc mới 
xuất hiện. Chúng ta hãy đọc nó với tấm lòng trân trọng và chắc chắn sẽ tìm 
thấy những điều thật bổ ích và lí thú, đồng thời cũng là dịp để mỗi người 
nhớ về tuổi thơ của mình... 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dao_tao_giao_vien_tieu_hoc_cao_duc_tien_he_cao_da.pdf