Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn (Phần 2): ...án những thứ mà khách hàng cần”. Về tình trạng sử dụng, có thể có các khả năng: Chưa dùng, đã dùng, có ý định dùng, sử dụng thường xuyên. Đối với các nhóm khách hàng này, công ty cần có các chính sách tiếp cận khác nhau. Các công ty lớn thì muốn mở rộng thị phần, do vậy họ nhằm vào cả các kh...ột số loại sản phẩm, chọn lọc được các trung gian và tiết kiệm chi phí phân phối do quy mô trung gian phù hợp 4. Quản trị mua hàng Khách hàng của một doanh nghiệp thường rất đa dạng về nhu cầu, mục đích, động cơ mua sản phẩm. Muốn thực hiện phương châm “Bán những thứ mà khách hàng hàng cần...á cước của Telstra, trong khi đó Telstra so sánh chủng loại sản phẩm phong phú của mình so với của Optus 136 Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn --------------------------------------------------------------------- 5) Tin tưởng Khách hàng ưa thích một sản phẩm, tuy nhiên cũng có thể họ chưa ...

pdf86 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đào tạo Kỹ năng tư vấn --------------------------------------------------------------------- 
75 hộp thành phẩm sau 1 giờ. Đáng lưu ý là chi phí vật tư của đội là thấp nhất do không 
có sản phẩm dở dang. Đạt được điều đó là do đội hành động theo phương châm Just-In-
Time. Khi được hỏi về cảm tưởng, các thành viên của đội đều nói, trò chơi này đúng là 
trò chơi, rất vui”, và toàn đội cam đoan rằng, nếu kéo dài cuộc thi, năng suất những 
giờ sau sẽ tăng lên cao hơn nhiều. 
Câu hỏi đặt ra: 
Anh/chị sẽ trao giải thưởng như thế nào? Tại sao? 
d. Công bằng và khơi nguồn động lực 
Thật bất ngờ, một vấn đề khác nảy sinh đòi hỏi bạn phải phân xử, đó là việc phân 
chia điểm thưởng giữa ba người thuộc Đội PV. (Dường như Đội TN cũng đang lắng nghe 
phán quyết của bạn để giải quyết bức xúc tương tự trong đội của họ.) Vấn đề không phải 
là phần tiền thưởng được nhận, mà ở chỗ công sức đóng góp hay năng lực của mỗi thành 
viên được ghi nhận như thế nào. 
Bất đồng trong cách phân chia điểm năng lực ở Đội VP là như sau. Tuy cùng dựa 
trên “nguyên tắc công bằng”: Làm nhiều hưởng nhiều; Làm ít hưởng ít, cách chia lại rất 
khác nhau. 
Phương án 1: Tính theo số lượng hộp gấp được trong 1 giờ: 
 Số lượng Tỷ lệ 
Người thứ nhất 150 43% 
Người thứ hai 120 34% 
Người thứ ba 80 23% 
Tổng cộng 350 100% 
Phương án này không thuyết phục, bởi công việc càng khó, phần được hưởng 
càng nhỏ. 
Như vậy là không công bằng. Cách tính cần phải xét đến mức độ phức tạp của 
công việc thực hiện ở mỗi vị trí. 
Phương án 2: Tính theo tính chất công việc: 
 Số lượng Tỷ lệ 
Người thứ nhất Gập 1 23% 
Người thứ hai Gập 2 + lồng hộp 1 34% 
Người thứ ba Gập 3 + nắn 2 + lồng 2 43% 
Tổng cộng 3 Gập + 1 nắn + 2 lồng 100% 
157 
Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn --------------------------------------------------------------------- 
Phương án này cũng không thuyết phục, những người phản đối cho rằng thời gian bỏ ra 
như nhau nhưng hưởng lại khác nhau là không công bằng. Sử dụng quan điểm thời gian 
lao động hữu ích, những người ủng hộ chứng minh bằng cách đưa ra các tính khác về 
thời gian lao động của 3 người cần để hoàn thành 80 hộp thành phẩm, (những sản phẩm 
dở dang hoặc bị coi là lãng phí hoặc được coi là lao động dự trữ cho tương lai, có nghĩa 
người thứ ba làm 3 giờ thì người thứ hai chỉ cần làm 2 giờ, người thứ nhất, 1,6 giờ): 
Phương án 3: Tính theo thời gian lao động, giả thiết cường độ lao động là như nhau: 
 Thời gian lao động cần thiết Tỷ lệ 
Người thứ nhất 80/150 * 60 = 35 phút 26% 
Người thứ hai 80/120 * 60 = 40 phút 30% 
Người thứ ba 80/80 * 60 = 60 phút 44% 
Tổng cộng 135 phút 100% 
Những người phản đối cho rằng, “Thật bất công khi người làm chậm, kìm hãm tiến độ, 
bắt người khác chờ gây lãng phí thời gian lại không bị “phạt” mà lại còn được hưởng 
nhiều hơn.” “Chờ đợi là điều họ không hề muốn, lẽ ra họ có thể kiếm thêm thu nhập nếu 
không phải chờ đợi. Vậy, phải tính đến và phải bù đắp cho họ những thiệt hại này.” Theo 
họ, chí ít thì: 
Phương án 4: Tính theo đóng góp vật chất của mỗi người trong 80 thành phẩm: 
 Thời gian lao động cần 
thiết 
Tỷ lệ 
Người thứ nhất 80 hộp thứ nhất 33,3% 
Người thứ hai 80 hộp thứ hai 33,3% 
Người thứ ba 80 hộp thứ ba 33,3% 
Thành quả 80 hộp thành phẩm gồm 3 hộp lồng vào nhau 100% 
Như vậy, theo cách chia thứ nhất, (có vẻ) người thứ nhất được lợi, người thứ ba bị thiệt 
thòi. Theo cách chia thứ hai và ba, (có vẻ) người thứ nhất phải chịu thiệt thòi, người thứ ba 
hưởng lợi. Phương án 4 có thể được cả ba người chấp nhận, nhưng (có vẽ) họ vẫn cảm 
thấy ấm ức, bởi cho rằng “lẽ ra mình phải được hơn thế”. 
Câu hỏi đặt ra: 
1. Phương án của anh/chị là như thế nào? Giải thích. 
2. Liệu Đội PN có gặp phải vấn đề về đánh giá người lao động và phân phối phúc 
lợi như trên hay không? 
3. Nếu số thành viên của đội tăng lên, vấn đề sẽ phức tạp hay đơn giản hơn? 
158 
Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn --------------------------------------------------------------------- 
4. Theo anh/chị, tình huống nêu trên chứa đựng những rủi ro quản lý gì? 
5. Hướng giải quyết là gì? 
2. Chức năng tư vấn (Mentoring) 
Tư vấn là tiến trình tương tác giữa cán bộ tư vấn ( người tư vấn) và khách hàng 
(người được tư vấn), trong đó NTV sử dụng kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của mình 
giúp người được tư vấn thấu hiểu hoàn cảnh của mình và tự giải quyết vấn đề của mình. 
Mọi hình thức tư vấn cần đạt được mục đích sau: 
- Xây dựng và phát triển lòng tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa chuyên viên 
tư vấn và đối tượng được tư vấn. 
- Đối tượng cần tư vấn được cung cấp đầy đủ thông tin cần thíêt để hiểu rõ 
hơn hoàn cảnh của bản thân. 
- Đối tượng cần tư vấn nhờ sự giúp đỡ của NTV mà lựa chọn được cách giải 
quyết phù hợp, hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể của bản thân. 
Có thể tóm tắt khái niệm tư vấn bằng 4 chữ T: Tiến trình, tương tác, thấu hiểu, tự 
giải quyết. 
- Tiến trình: Tư vấn cần một khoảng thời gian tương đối dài, có thể không phải 
chỉ gặp gỡ 1 lần, mà có khi rất nhiều lần mới có kết quả rõ rệt. Tư vấn là tiến trình 
bởi nó là một hoạt động có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc. 
- Tương tác: Tư vấn không phải là người cán bộ khuyên bảo người được tư vấn 
phải làm gì, mà đó là cuộc trao đổi hai chiều. 
- Thấu hiểu: Tư vấn giúp đối tượng được tư vấn nhận ra mình là ai, đang ở trong 
hoàn cảnh nào, có thế mạnh, điểm yếu nào, đã sử dụng những biện pháp nào cho 
tình huống của mình, tại sao chưa có kết quả, những cái được và cái mất khi sử dụng 
một biện pháp giải quyết nào đó. 
- Tự giải quyết: Tư vấn không quýêt định thay. Trên cơ sở thấu hiểu hoàn cảnh 
của mình, thân chủ phải cân nhắc, lựa chọn biện pháp nào phù hợp nhất cho bản 
thân mình. 
3. Một số nội dung tư vấn 
- Tư vấn doanh nghiệp 
+ Tư vấn thành lập doanh nghiệp 
+ Tư vấn sửa đổi đăng ký kinh doanh 
+ Chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyên đổi doanh nghiệp 
+ Tư vấn tạm ngừng doanh nghiệp 
- Tư vấn quản trị doanh nghiệp 
+ Tư vẫn xây dựng quy chế điều hành 
+ Tư vấn xây dựng quy chế Hội đồng quản trị 
+ Tư vấn xây dựng quy chế Ban Giám đốc 
+ Xây dựng quy chế nhân sự, tiền lương 
+ Tư vấn pháp luật thường xuyên 
+ Tư vấn pháp luật về Hợp đồng 
+ Tư vấn pháp luật về Lao động 
+ Tư vấn Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 
159 
Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn --------------------------------------------------------------------- 
+ Tư vấn Bảo hộ Quyền tác giả 
+ Tư vấn pháp luật Thuế - dịch vụ kế toán 
4. Các hình thức tư vấn 
4.1. Tư vấn gặp mặt trực tiếp 
+ Nghe khách hàng trình bày: người tư vấn phải lắng nghe và ghi chép 
những nội dung chính, ý chính, đặt câu hỏi làm rõ thêm vụ việc. 
+ Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn: 
khách hàng là người trong cuộc, vì vậy các việc mà họ yêu cầu tư vấn thường có các 
tài liệu, văn bản, thư từ giao dịch... những giấy tờ này phản ánh bản chất, diễn biến 
của vụ việc. Nếu người tư vấn không có được những tài liệu này thì việc tư vấn có 
thể không chính xác. Trường hợp khách hàng chưa muốn cung cấp cho người tư vấn 
những tài liệu không có lợi cho mình, người tư vấn cần động viên họ để họ cung cấp 
đầy đủ. Trường hợp sau khi nghe khách hàng trình bày và nghiên cứu các tài liệu do 
họ cung cấp mà thấy không thể trả lời ngay được, thì người tư vấn cần phải thông 
báo điều đó cho khách hàng và hẹn gặp họ vào một ngày khác. 
+ Tra cứu tài liệu tham khảo: là bắt buộc đối với người tư vấn pháp luật, vì: 
- Để khẳng định với khách hàng rằng người tư vấn đang tư vấn theo luật 
chứ không phải theo cảm tính chủ quan. 
- Tra cứu tài liệu tham khảo giúp người tư vấn khẳng định chính những suy 
nghĩ của mình. 
4.2. Tư vấn gián tiếp 
Việc tư vấn gián tiếp thông thường được tiến hành vì những lý do sau đây: 
- Khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp người tư vấn để xin tư vấn bằng miệng. 
- Kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ cho mục 
đích của họ. 
Việc tư vấn bằng văn bản có thể thực hiện theo hai hình thức sau đây: 
- Khách hàng viết đơn, chuyển fax, điện thoại, gửi mail... cho người tư vấn, nêu rõ 
yêu cầu của mình dưới dạng các câu hỏi. Hình thức này dễ làm, có hiệu quả và đạt độ 
chính xác cao. 
- Khách hàng trực tiếp đến gặp người tư vấn, trực tiếp nêu yêu cầu của mình với 
người tư vấn và đề nghị họ tư vấn bằng văn bản. 
Tư vấn bằng văn bản cần lưu ý thực hiện theo các bước sau đây: 
- Nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hàng; 
- Trao đổi với khách hàng về yêu cầu của họ để khẳng định trong một số trường hợp 
cần thiết; 
- Tra cứu các tài liệu văn bản pháp luật có liên quan đến phục vụ cho việc tư vấn; 
- Soạn văn bản trả lời cho khách hàng. 
5. Quy trình tư vấn 
 Các bước của quá trình tư vấn 
Bước 1: Trao đổi thông tin 
- Cán bộ tư vấn chào hỏi thân thiện, nhiệt tình... 
- Tự giới thiệu về mình. 
- Trò chuyện tạo sự thoải mái, tin cậy. 
160 
Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn --------------------------------------------------------------------- 
Bước 2: Gợi hỏi 
- Gợi hỏi nhu cầu, mong muốn, lý do doanh nghiệp cần tư vấn. 
- Gợi hỏi các thông tin có liên quan đến các vấn đề cần được tư vấn (những lo lắng 
và hiểu biết của cán bộ doanh nghiệp, nguồn nhân lực, ...). 
- Nên sử dụng câu hỏi mở, chú ý lắng nghe, quan sát. 
Bước 3: Giới thiệu 
- Cán bộ tư vấn phải cung cấp những thông tin chính xác, phù hợp và cần thiết cho 
khách (cả mặt tích cực và tiêu cực, cả các yếu tố thuận lợi và không thuận lợi). 
- Cán bộ tư vấn không được áp đặt đối với khách. 
Bước 4: Giúp đỡ 
- Cán bộ tư vấn phải giúp khách hàng hiểu được thực chất vấn đề của họ để giúp họ 
lựa chọn quyết định phù hợp. 
- Hướng dẫn cụ thể giúp khách hàng biết phải làm gì để tự giải quyết vấn đề của mình. 
Bước 5: Giải thích 
- Giải thích những gì khách hàng còn thắc mắc hoặc hiểu chưa đúng. 
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn có liên quan đến vấn đề của họ. 
Hẹn doanh nghiệp quay trở lại để nếu phát sinh những cần thiết. 
Trong các bước trên, trừ bước 1 của buổi tư vấn, còn lại các bước khác phải thực hành 
xen kẽ nhau, không phải theo thứ tự hết bước này mới chuyển sang bước khác. Trong 4 
bước đó việc gợi hỏi là quan trọng nhất. Có gợi hỏi tốt mới biết được khách hàng suy 
nghĩ, hành động thế nào để giới thiệu, giúp đỡ và giải thích thiết thực nhất đối với họ. 
6.Các kỹ năng và phẩm chất cần thiết của cán bộ tư vấn 
6.1. Kỹ năng của cán bộ tư vấn 
 Kỹ năng lắng nghe tích cực 
+ Cần phải quan tâm hứng thú với những điều người cần tư vấn trình bày 
+ Không tranh luận hoặc có định kiến với những điều người cần tư vấn nói 
+ Hỗ trợ để người cần tư vấn bày tỏ ý kiến của mình và đưa ra những gợi ý 
giúp người cần tư vấn giải quyết vấn đề. 
+ Lắng nghe và có thái độ đồng cảm, tự đặt mình vào vị trí người cần tư 
vấn.Tránh tỏ ra chán chường (ví dụ ngáp vặt), không quan tâm, lơ đãng hoặc không 
nhìn vào người cần tư vấn (đọc hoặc viết cái gì đó) 
 Kỹ năng diễn đạt 
+ Sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản, cụ thể. 
+ Tạo cho cuộc nói chuyện trở nên dễ chịu, vui vẻ, thoải mái. 
+ Đưa ra những ví dụ cụ thể gần với hoàn cảnh của người cần tư vấn 
+ Hỗ trợ lời nói bằng các cử chỉ, dáng điệu, nét mặt, ánh mắt 
+ Duy trì giọng nói hấp dẫn. 
 Kỹ năng động viên 
+ Động viên khuyến khích người cần tư vấn để họ có thể thoải mái trao đổi rõ 
ràng 
+ Động viên khuyến khích người cần tư vấn bằng cử chỉ, dáng điệu, nét mặt, 
ánh mắt. 
 Kỹ năng tìm hiểu 
161 
Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn --------------------------------------------------------------------- 
Tìm hiểu như thế nào? Tìm hiểu qua ngôn ngữ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt của người 
cần tư vấn; tạo bầu không khí cởi mở, sử dụng từ ngữ đơn giản, dùng các câu hỏi mở, 
khuyến khích đối thoại, tránh ngắt quãng; hỏi nguyên nhân bằng các câu hỏi ngắn gọn, 
đơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời. 
6.2. Phẩm chất của cán bộ tư vấn 
Một nhà tư vấn đúng nghĩa luôn hành động vì mục tiêu và lợi ích tối thượng, chính 
đáng của khách hàng và đối tác.Kể cả trong những tình huống thách thức, nhạy cảm, tư 
vấn viên luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc nghề nghiệp và cam kết với khách hàng, 
luôn đề ra những lộ trình công việc và mục tiêu cụ thể, cung cấp đầy đủ thông tin để 
cùng doanh nghiệp chia sẻ và vượt lên khó khăn. Và như vậy, tư vấn viên không chỉ tự 
đòi hỏi luôn hoàn thiện tri thức và kỹ năng chuyên môn về tư vấn quản trị mà còn đòi 
hỏi phải luôn làm giàu và cống hiến những giá trị về đạo trong nghề nghiệp. 
Trong quá trình hành nghề, tư vấn viên cần thực thi các nguyên tắc đạo đức nghề 
nghiệp cơ bản sau: 
1. Luôn tự ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp. 
2. Luôn đáp ứng các yêu cầu chính đáng của khách hàng 
3. Luôn chính trực, trung thực, độc lập, khách quan. 
Luôn tự ý thức trách nghiệm với nghề nghiệp 
+ Trách nhiệm đối với bản thân và khách hàng 
Tư vấn viên nên coi trọng việc tự trau dồi phẩm chất nghề nghiệp, không ngừng 
phát triển những tri thức và kỹ năng gắn với nghiệp vụ nghề nghiệp tư vấn để có thể 
mang lại giá trị tốt nhất, cập nhật nhất cho quý khách hàng. Đồng thời phải luôn tự giữ 
danh tiếng, đạo đức, và sự chính trực cả trong và ngoài công việc cho cá nhân nói riêng 
và tổ chức nói chung. 
+ Trách nhiệm với tổ chức 
Trong tổ chức, các tư vấn viên luôn phải cam kết bằng toàn bộ danh dự của mình, 
luôn hiểu, tuân thủ, và thực thi đúng tất cả các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Các tư vấn 
viên dù rời khỏi tổ chức vẫn luôn giữ lại cho riêng mình mọi bí mật về thông tin của tổ 
chức và khách hàng của tổ chức. 
+ Trách nhiệm với đối tác và các tổ chức tư vấn khác 
Tư vấn viên cần luôn tôn trọng giá trị và năng lực của tất cả các cá nhân và tổ chức 
cần tư vấn hỗ trợ trong các chương trình tư vấn. 
 Tôn trọng mọi nhà tư vấn và các tổ chức tư vấn khác, không bao giờ bình phẩm, 
đánh giá thấp trình độ, hay xuyên tạc về các giá trị của khách hàng. 
Luôn đáp ứng các yêu cầu chính đáng của khách hàng 
+ Năng lực tổ chức và cá nhân 
Tư vấn viên phải luôn cam kết trao đổi thẳng thắn với khách hàng về năng lực đáp 
ứng của tổ chức. Tư vấn cho doanh nghiệp những lĩnh vực là thế mạnh cốt lõi ưu trội 
của mình, ở phạm vi tổ chức có thể đáp ứng, để mang lại cho khách hàng niềm tin và giá 
trị lợi ích tốt nhất trước, trong, và sau tư vấn. 
+ Tính bảo mật 
Trong mọi trường hợp, tư vấn viên không sử dụng các thông tin có được của khách 
hàng cho mục đích thương mại với bất kỳ đối tác khác. 
162 
Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn --------------------------------------------------------------------- 
+ Toàn tâm toàn ý với khách hàng 
Tư vấn viên cần đồng hành cùng khách hàng và sâu sát với chương trình tư vấn; tập 
trung tối đa tinh thần, tri thức, và thể lực để có thể đưa ra những vấn đề và giải pháp khả 
thi nhất, sát thực nhất một cách thấu đáo, toàn diện, và công bằng, vì lợi ích và sự phát 
triển của khách hàng. 
 Luôn chính trực, trung thực, độc lập, khách quan 
+ Sự chính trực 
Tư vấn viên chỉ hành động vì lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và sẽ dừng ngay 
công việc tư vấn khi khách hàng không giữ cam kết về lợi ích của chính họ. Tư vấn viên 
cũng tuyệt đối không nhận các khoản tiền hoa hồng, quà tặng từ đại diện của doanh 
nghiệp đưa ra nhằm đối phó, đi trái với kết quả tư vấn. 
+ Sự trung thực 
Tư vấn viên cần luôn công khai mọi vấn đề khúc mắc với khách hàng hoặc khách 
hàng thấy không minh bạch. Luôn cam kết mọi thông tin tư vấn viên đưa ra đều dựa trên 
sự thật, xác thực, vì lợi ích chính đáng của khách hàng và vì danh dự của chính trung 
tâm tư vấn. 
+ Sự độc lập 
Trong quá trình tư vấn, tư vấn viên cần tương tác dựa trên mọi sự khảo sát, phân 
tích, đánh giá, và giải quyết vấn đề của chính các nguồn lực của trung tâm tư vấn, không 
vì sự tác động của khách hàng cũng không tìm cách tận dụng hay lệ thuộc những phán 
đoán hay cách thức tiến hành của khách hàng để mang lại giá trị lớn nhất cho khách 
hàng trong quá trình tư vấn. 
+ Sự khách quan 
Tư vấn viên hành động không chỉ vì mục đích ngắn hạn của khách hàng mà cao hơn 
là mục đích dài hạn của họ. Trong trường hợp hai mục đích này mâu thuẫn nhau, tư vấn 
viên sẽ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và nguy cơ của mỗi phương án. Trên cơ 
sở đó, doanh nghiệp sẽ tự lựa chọn mục đích ưu tiên của mình. 
7.Các nguyên tắc và biện pháp nâng cao hiệu quả tư vấn 
Khi tiến hành tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp cần nắm vững những nguyên tắc sau: 
(1). Biểu lộ sự thông cảm và chân thành. 
(2). Tỏ rõ sự tôn trọng đối tượng cần tư vấn: Lắng nghe, nhìn vào mắt, nhạy cảm và 
hiểu những gì người cần tư vấn nói. 
(3). Tránh nói to, không phán quyết và đưa ra ý kiến cá nhân. 
(4). Người cần tư vấn là người đưa ra quyết định. 
Biện pháp nâng cao hiệu quả tư vấn 
 Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực 
+ Bố trí văn phòng tư vấn, kinh phí hoạt động thường xuyên. 
+ Trang bị đủ tài liệu nghiên cứu và tài liệu hỗ trợ sinh viên được tư vấn 
+ Tuyển chọn, bố trí, tập huấn thường xuyên cho cán bộ, sinh viên làm nhiệm 
vụ tư vấn 
 Tạo môi trường tư vấn, hỗ trợ thuận lợi: Trong tư vấn trực tiếp thì môi trường 
thuận tiện là điều kiện quan trọng giúp cho tư vấn đạt hiệu quả, do đó cần có khu vực 
riêng để gặp mặt, trao đổi, nơi tư vấn phải kín đáo . 
163 
Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn --------------------------------------------------------------------- 
 Thực hiện bảo mật trong tư vấn, hỗ trợ cá nhân 
+ Sự tin tưởng là nền tảng cho mối quan hệ giữa người cần tư vấn với cán bộ 
tư vấn. 
+ Một khi doanh nghiệp cần tư vấn tin rằng cán bộ tư vấn sẽ giữ bí mật mọi 
thông tin về họ thì họ sẽ trao đổi những mối quan tâm, lo lắng và các vấn đề của mình 
một cách thoải mái mà không sợ rằng những người khác có thể biết những thông tin 
mà họ nói ra. 
 Rèn luyện kỹ năng và nâng cao trình độ hiểu biết của người tư vấn: Doanh nghiệp 
tin tưởng và dành thời gian (thậm chí cả vật chất) để được tư vấn, vì vậy chuyên gia tư 
vấn phải làm việc để xứng với niềm tin của doanh nghiệp. Người tư vấn phải luôn cập nhật 
thông tin và không thể lạc hậu hơn so với doanh nghiệp. 
Đội ngũ tư vấn phải không ngừng học hỏi về phương pháp tư duy khoa học, phân 
tích, tổng hợp, nhanh chóng tìm ra bản chất để luyện cho việc tư vấn ngày càng tốt hơn 
164 
Giáo trình đào tạo Kỹ năng tư vấn --------------------------------------------------------------------- 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng. 2006. Doanh nghiệp nhỏ và vừa của 
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản chính trị quốc gia 
2. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng. (2008). Giáo trình kinh tế quốc tế. Trường đại 
học kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân. 
3. Nguyễn Mạnh Cường (2006). “Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực lao động khi Việt 
Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 281 từ 16/2 - 28/2/2006. 
4. Nguyễn Hữu Dũng (2003). “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập xét từ 
góc độ nguồn nhân lực”, Tạp chí Lao động & Xã hội, số 209 (từ 16-28/2/2003). 
5. Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2004). Giáo trình quản trị nhân lực. Nhà 
xuất bản lao động-xã hội. 
6. Võ Văn Đức (2004). “Tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đối với thị 
trường lao động của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 87 (9/2004). 
7. Nguyễn Đình Hoà (2004). “Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức”, Tạp 
chí Kinh tế và Phát triển, số 87 tháng 9/2004 
8. Đức Hùng. (2007). Kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững. Nhà xuất bản 
thông tấn. 
9. Đào Duy Huân (2004), “4 năm thực hiện luật doanh nghiệp mới, Thực trạng Phạm Văn 
Hồng (2005). Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập 
quốc tế. Luận án Tiến sĩ, trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 
10. Nguyễn Tiệp (2005). Giáo trình nguồn nhân lực. Trường đại học lao động xã hội, nhà 
xuất bản lao động-xã hội. 
11. Nguyễn Tiệp (2006). Giáo trình kế hoạch nhân lực. Trường đại học lao động xã hội, 
nhà xuất bản lao động-xã hội. 
165 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dao_tao_ky_nang_tu_van_phan_2.pdf