Giáo trình Điều hòa không khí và thông gió - Chương IX: Hệ thống vận chuyển không khí

Tóm tắt Giáo trình Điều hòa không khí và thông gió - Chương IX: Hệ thống vận chuyển không khí: ....81,1 Re 1=λ 9-21) 1 ống 3, m ( ề trung bình, m Bảng 9.6. Loại k1.10 m K M éo ớ 0, 10 liền i sạch Không bị rỉ Tráng kẽm, mới 6 ÷ 20 10 ÷ 30 0 ÷ 3 ÷ 2 * Đối với ống bằng nhự - Đối i po len: a tổng hợp vớ lyety 25,0 07,0 .Red 323,0= -22 Đối i vi st λ (... H Lb/LcAb/As Ab/Ac 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 0,25 0,25 0,55 0,50 0,60 0,85 1,20 1,80 3,10 4,40 0,33 0,50 0 1,00 1 1 2 0,35 0,62 0,52 0,44 0 0 0 0,35 0,48 0,40 0 0 0 0 0,5 0,40 0 0 0 0 0,40 0 0 0 0 0,48 0,52 0,32 0,34 0,24 2,00 0...ợp lý và giữ nguyên giá trị đó trên toàn bộ hệ thống đường ống gió. Trên cơ sở lưu lượng từng đoạn đã biết tiến hành xác định kích thước từng đoạn. 204 Cách 2 có nhược điểm là lựa chọn tổn thất thế nào là hợp lý. Nếu chọn tổn thất bé thì kích thước đường ống lớn chi phí đầu tư tăng, nhưng...

pdf54 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Điều hòa không khí và thông gió - Chương IX: Hệ thống vận chuyển không khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh 9.25. Đồ thị xác định tốc độ đoạn ống kế tiếp 
9.2 CÁC THIẾT BỊ PHỤ ĐƯỜNG ỐNG GIÓ 
9.2.1 Van điều chỉnh lưu lượng gió 
 Công dụng: Dùng điều chỉnh lưu lượng gió cấp 
 Phương pháp điều chỉnh: Bằng tay hoặc bằng mô tơ 
 Vị trí lắp đặt: Ngay trước các miệng thổi hoặc trên đường ống gió 
 9.2.1.1 Cửa điều chỉnh gió kiểu lá sách cánh gập 1 chiều 
 Van điều chỉnh gió kiểu lá sách thường hay được sử dụng để lắp đặt trên các đoạn 
đường ống và đầu ra trước các miệng thổi gió. Cửa có một hoặc 1 vài cánh, khi chiều cao nhỏ 
hơn hoặc bằng 200mm thì chỉ có 1 cánh. Khi chiều rộng lớn hơn 500mm thì cửa được chia 
thành nhiều phần, mỗi phần chiều dài cánh không quá 500mm. Kích thước chiềuv dài L phụ 
thuộc vài kích thước van điều chỉnh. 
 209
Hình 9.26. Van điều chỉnh kiểu lá sách gập a chiều 
 Về cấu tạo: Cánh được làm từ tôn tráng kẽm dày 1,2mm đến 1,6mm. Có thể sơn hoặc 
không sơn bề mặt. 
 Ông dụng: Dùng điều chỉnh gió trên đường ống vuông hoặc đầu ra các miệng thổi. Bộ 
phận điều chỉnh có thể bằng cơ khí hoặc bằng mô tơ. 
 9.2.1.2 Cửa điều chỉnh gió kiểu lá sách cánh gập đối xứng 
 Cấu tạo: Cửa điều chỉnh gió kiểu lá sách có tiết diện chữ nhật, gồm phần khung và 
phần cánh điều chỉnh. 
Hình 9.27. Van điều chỉnh kiểu lá sách gập đối xứng 
 Khung được làm từ nhôm định hình hoặc tôn độ dày khoảng 1,0mm. Cánh cũng được 
làm từ nhôm định hình hoặc tôn dày 1,0mm và có gân gia cường. Các cánh có thể dễ dàng 
xoay quanh các trục của nó. Khi thay đổi hướng các cánh thì tiết diện gió qua van thay đổi và 
do đo có thể khống chế lưu lượng gió đi ra các miệng thổi một cách phù hợp. Sau khi điều 
chỉnh xong, các cánh được cố định tại vị trí điều chỉnh nhờ cơ cấu cố định nằm ở bên ngoài 
khung van. 
 Đặc điểm sử dụng: Dùng điều chỉnh lưu lượng gió và lắp đặt liền cùng với các miệng 
thổi Dưới đây là các thông số van điều chỉnh gió loại DGA của Reetech tương ứng với các 
loại miệng gió lắp đặt. 
Bảng 9.53. Các thông số của van điều chỉnh gió kiểu lá sách cánh gập đối xứng 
Miệng 
thổi 
150x150 225x225 300x300 375x375 450x450 525x525 600x600 675x675 750x750
Van 
đ/c 
152x152 227x227 302x302 377x377 452x452 527x527 602x602 677x677 752x752
 210
 9.2.1.3 Cửa điều chỉnh gió tròn một cánh gập 
Cấu tạo: Gồm phần vỏ, cánh hướng và cánh điều chỉnh. Phần khung được làm từ tôn tráng 
kẽm, bên trong có các cánh hướng gió cố định, cánh điều chỉnh cũng được chế tạo từ tôn 
tráng kẽm. Cánh điều chỉnh được cố định nhờ chi tiết đinh ốc đính ở giữa cánh. Góc nghiêng 
cực đại của cánh là 45o 
 Đặc điểm sử dụng: Dùng điều chỉnh lưu lượng gió và lắp tại hộp chụp miệng thổi. 
Hình 9.28. Van điều chỉnh tròn 1 cánh gập 
 9.2.1.4 Cửa điều chỉnh gió tròn hai cánh gập 
 Cấu tạo: Gồm phần vỏ và bộ phận cánh điều chỉnh. Vật liệu chế tạo là tôn tráng kẽm 
dày khoảng 1,2mm. Cánh điều chỉnh gồm 02 cánh hình bán nguyệt đối xứng nhau. Bộ phận 
điều chỉnh là 01 ốc vít ở giữa van có thể quay chuyển động lên xuống để thay đổi góc mở của 
cánh điều chỉnh 
 Đặc điểm sử dụng: Dùng điều chỉnh lưu lượng gió và lắp tại hộp chụp miệng thổi. 
Hình 9.29. Van điều chỉnh tròn 2 cánh gập 
Các thông số cơ bản của các van điều chỉnh tròn, hai cánh gập của Reetech, model DGC: 
Bảng 9.54. Các thông số của van điều chỉnh tròn, hai cánh gập 
Φ (mm) 95 145 195 245 295 345 395 445 
H (mm) 90 140 190 240 290 340 390 440 
 9.2.1.5. Cửa điều chỉnh gió tròn cánh xoay 
Cấu tạo gồm phần vỏ và bộ phận cánh điều chỉnh. Vật liệu chế tạo là tôn tráng kẽm hoặc thép 
tấm dày khoảng 1,2mm. 
Vị trí lắp đặt: Lắp cùng miệng thổi hoặc trên đường ống gió 
Bộ phận điều chỉnh: Bằng tay hoặc bằng mô tơ. 
Các thông số cơ bản của các van điều chỉnh tròn, cánh xoay của reetech, model DGD: 
Bảng 9.55. Các thông số của van điều chỉnh tròn, cánh xoay 
Φ (mm) 95 145 195 245 295 345 395 445 
 211
L (mm) 120 190 240 290 340 390 440 490 
Lắp với ống gió 1,0 1,0 1,2 1,2 1,2 1,5 1,5 1,5 Tv
(mm) Lắp với miệng 
thổi 
0,8 0,8 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 
Tc (mm) 1,2 1,2 1,4 1,4 1,4 1,6 1,6 1,6 
Tv - Chiều dày vỏ . 
Tc - Chiều dày cánh 
 Trên hình 9.26 minh hoạ việc sử dụng và lắp đặt van điều chỉnh M để điều chỉnh lưu 
lượng gió cho các ống nhánh hệ thống cấp gió tươi cho các FCU. 
M M M M M
M M M M M
FCU FCU FCUFCU FCU
FCU FCU FCU FCU FCU
FAN
Hình 9.30. Lắp đặt van điều chỉnh trên đường ống 
9.2.2 Van điều chặn lửa 
 Để tránh hiện tượng ngọn lửa lây lan theo hệ thống đường ống gió từ khu vực bị hoả 
hoạn sang khu vực khác. Đối với các công trình quan trọng, ở vị trí đường ống xuyên qua 
tường ngăn cách giữa các phòng, người ta có bố trí các van chặn lửa. 
 Khi xảy ra hoả hoạn, do nhiệt độ cao dây chì đứt và cửa tự động đóng lại và chặn 
không cho ngọn lửa lây lan theo đường ống sang phòng bên cạnh. 
 9.2.2.1 Van chặn lửa tiết diện chữ nhật , nhiều cánh 
 Cấu tạo gồm có khung, vỏ và phần cánh. Khung có thể làm từ thép L, vỏ có thể từ 
thép tấm hoặc tôn tráng kẽm, cánh được chế tạo từ thép tấm. Qui cách kỹ thuật của cánh, vỏ 
và khung có thể tham khảo từ bảng 9- dưới đây. 
 Cầu chì sẽ đứt ở nhiệt độ khoảng 75oC 
Vị trí lắp đặt chặn lửa: Lắp xuyên sàn và lắp xuyên tường. Đối với loại lắp xuyên sàn chiều 
dài khoảng 350mm và có cơ cấu lò xo để đóng chặt hơn, tránh ảnh hưởng của trọng lực. Đối 
với loại xuyên tường chiều dài L=150 hoặc 250mm. Chiều rộng của các cánh không quá 
200mm và chiều dài không quá 500mm. Khi kích thước lớn hơn thì ghép nhiều cánh 
 Van chặn lửa tiết diện chữ nhật được lắp cho các ống chữ nhật có cùng kích thước. 
 212
Hình 9.31. Van chặn lửa tiết diện chữ nhật 
Dưới đây là các kích thước cơ bản của van chặn lửa kiểu CLA của Reetech 
Bảng 9.56. Các kích thước cơ bản của van chặn lửa CLA 
Kích thước ống gió 
Mm 
Kích thước khung 
mm 
Chiều dày vỏ 
mm 
Chiều dày cánh 
mm 
Đến 300 25 x 25 x 3 2,0 1,5 
Trên 300 đến 600 30 x 30 x 3 3,0 2,0 
Trên 600 đến 2000 30 x 30 x 3 3,0 3,0 
Trên 2000 50 x 50 x 5 3,0 3,0 
 9.2.2.2 Van chặn lửa tiết diện tròn 
 Cấu tạo gồm có vỏ và phần cánh. Vỏ và cánh được làm từ thép tấm hoặc tôn tráng 
kẽm. Qui cách kỹ thuật của cánh, vỏ và khung có thể tham khảo từ bảng 9- dưới đây. 
 Cầu chì sẽ đứt ở nhiệt độ khoảng 75oC 
Hình 9.32. Van chặn lửa tiết diện tròn 
Vị trí lắp đặt chặn lửa: Lắp xuyên sàn và lắp xuyên tường. Đối với loại lắp xuyên sàn chiều 
dài khoảng 350mm và có cơ cấu lò xo để đóng chặt hơn, tránh ảnh hưởng của trọng lực. Đối 
 213
với loại xuyên tường chiều dài L=150 hoặc 250mm. Chiều rộng của các cánh không quá 
200mm và chiều dài không quá 500mm. 
 Van chặn lửa tiết diện tròn được lắp cho các ống tiết diện tròn có cùng kích thước. 
Dưới đây là các kích thước cơ bản của van chặn lửa tròn kiểu CLB của Reetech 
Bảng 9.57: Các kích thước cơ bản của van chặn lửa CLB 
Kích thước ống gió 
Φ mm 
Chiều dày vỏ 
mm 
Chiều dày cánh 
mm 
Đến 300 1,5 1,5 
Trên 300 đến 600 2,0 2,0 
Trên 600 3,0 3,0 
9.2.3 Van giảm áp hay van 1 chiều 
 Về cấu tạo van giảm áp và van một 1 chiều rất giống nhau, tuy nhiên về công dụng có 
khác nhau. 
Van giảm áp được lắp đặt trên tường ở đầu ra của các quạt nhằm làm giảm áp lực trên 
đường ống. 
Hình 9.33. Van 1 chiều 
Van 1 chiều được lắp trên đường ống nhằm ngăn cản hiện tượng dội ngược lại . 
 Khi kích thước đường ống quá lớn, người ta chia cửa ra thành nhiều phần. Chiều dày 
của các cánh phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của gió trên đường ống. Nếu tốc độ dưới 7,5 
m/s thì chiều dày cánh là 0,6mm. Nếu đạt tới 12 m/s thì chiều dày cánh là 1,2mm. Kích thước 
trục xoay cũng phụ thuộc vào độ rộng của cửa và khoảng Φ8÷Φ12. 
9.3 TÍNH CHỌN QUẠT GIÓ 
9.3.1 Khái niệm và phân loại quạt 
 Quạt là thiết bị dùng để vận chuyển và phân phối không khí là thiết bị không thể thiếu 
được trong hệ thống điều hòa không khí và đời sống. Có 2 loại quạt: Loại được lắp đặt trong 
các máy điều hoà hoặc quạt được sử dụng để thông gió. 
 Mỗi quạt đều được đặc trưng bởi 2 thống số cơ bản sau: 
- Lưu lượng gió, V, m3/s hoặc m3/h. 
- Cột áp Hq , Pa hoặc mmH2O 
• Phân loại 
 214
 - Theo đặc tính khí động 
 Rheo đặc tính khí động của không khí người ta chia ra làm 02 loại quạt: quạt hướng 
trục và quạt ly tâm. 
 + Quạt hướng trục: Không khí vào và ra đi dọc theo trục. Quạt hướng trục có 
cấu tạo gọn nhẹ có thể cho lưu lượng lớn với áp suất bé. Thường dùng trong hệ thống không 
có ống gió hoặc ống ngắn. 
 + Quạt ly tâm: Không khí đi vào theo hướng trục quay, nhưng đi ra vuông góc 
trục quay, cột áp tạo ra do lực ly tâm. Vì vậy cần có ống dẫn gió mới tạo áp suất lớn. Nó có 
thể tạo nên luồng gió có áp suất lớn. Trong hầu hết dàn lạnh máy điều hoà không khí người ta 
đều sử dụng quạt ly tâm. 
 - Theo cột áp: 
 Theo cột áp người ta chia quạt ra làm 03 loại có áp suất: Hạ áp, trung áp và cao áp. 
 + Quạt hạ áp: Hq < 1000 Pa 
 + Quạt trung áp: 1000 Pa < Hq < 3000 Pa 
 + Quạt cao áp Hq > 3000 Pa 
- Theo công dụng 
 Theo công dụng người ta chia quạt ra rất nhiều loại khác nhau: 
 + Quạt gió 
 + Quạt khói 
 + Quạt bụi 
 + Quạt thông hơi 
9.3.2 Các loại quạt gió 
9.3.2.1 Quạt ly tâm 
 Quạt lý tâm có nhiều dạng khác nhau. Đặc điểm chung của quạt ly tâm là phải có vỏ 
quạt để tạo cột áp lớn. 
 a) Theo đặc điểm cánh quạt có thể chia quạt lý tâm ra các dạng 
chính sau: 
 - Quạt ly tâm cánh cong về phía trước (forward Curve - FC) 
 - Quạt ly tâm cánh nghiêng về phía sau (Backward Inclined - BI) 
 - Quạt ly tâm cánh hướng kính (Radial Blade - RB) 
- Quạt ly tâm dạng ống (Tubular Centrifugal - TC) 
 Nguyên tắc hoạt động của hầu hết các quạt ly tâm như sau: Không khí được guồng 
cánh quay hút vào bên trong và ép lên thành vỏ quạt. Vỏ quạt có cấu tạo đặc biệt để biến áp 
suất động thành áp suất tĩnh lớn ở đầu ra, đồng thời đổi hướng chuyển động của luồng gió. 
Môtơ dẫn động thường được gắn trực tiếp lên trục quạt hoặc dẫn động bằng đai. 
(1) (2)
(3) (4) 
 215
Hình 9.34. Các loại quạt ly tâm 
 Dưới đây là đặc điểm của một số quạt ly tâm thường gặp. 
1. Quạt ly tâm cánh cong về phía trước (FC) 
 Quạt ly tâm cánh hướng về phía trước được sử dụng trong các trường hợp cần lưu 
lượng lớn nhưng áp suất tĩnh thấp. Số lượng cánh của quạt thường nằm từ 24 đến 64 cánh. 
Khoảng làm việc có hiệu qủa cao (hiệu suất cao) của quạt nằm trong khoảng 30% đến 80% 
lưu lượng định mức. Hiệu suất có thể đạt tới 70%. Quạt ly tâm có cánh cong về phía trước có 
các ưu điểm: 
 - Đơn giản nên giá thành rẻ 
 - Tốc độ quay thấp. 
 - Phạm vi hoạt động rộng. 
Tuy nhiên , quạt FC cũng có nhược điểm là khi cột áp tĩnh thấp có khả năng động cơ bị 
quá tải, kết cấu cánh không vững chắc. 
 2. Quạt ly tâm cánh nghiêng về phía sau (BI) 
 Quạt ly tâm cánh hướng sau có 2 dạng cánh đơn và cánh dạng khí động (cánh 2 lớp). 
Đặc điểm của quạt BI là tốc độ quay lớn, áp suất tạo ra lớn. Do đặc điểm cấu tạo nên hiệu suất 
quạt BI khá lớn, có thể đạt 80%. Khả năng quá tải của động cơ ít xãy ra do đường đặc tính 
của công suất đạt cực đại ở gần ngoài vùng làm việc. Khoảng làm việc hiệu quả từ 45% đến 
85% lưu lượng định mức. 
 3. Quạt ly tâm cánh hướng kính (RB) 
 Quạt RB ít được sử dụng trong kỹ thuật do đường kính rôto lớn. Đặc điểm của quạt 
RB là khả năng tạo áp suất tĩnh lớn , chính vì vậy nó thường được sử dụng để vận chuyển vật 
liệu dạng hạt. Đường đặc tính công suất N gần như tỷ lệ với lưu lượng, vì thế loại này có thể 
kiểm soát lưu lượng thông qua kiểm soát năng lượng cung cấp môtơ. Nhược điểm của quạt 
RB là giá thành cao và hiệu suất không cao. Hiệu suất cực đại có thể đạt 68%. 
4. Quạt ly tâm dạng ống (TC) 
 Quạt ly tâm thổi thẳng (dạng ống): (Tubular centrifugal fan, in-line centrinfugal fan) 
 Quạt TC gồm một vỏ hình trụ, guồng cánh, cánh, miệng hút và ống côn. Dòng khí đi 
vào quạt theo trục, qua quạt đổi hướng 90o và bị ép vào vỏ trụ tạo nên áp suất, sau đó lại đổi 
hướng song song với trục. Quạt TC thoạt trông giống quạt hướng trục nhưng nguyên lý khí 
đông khác hẳn. Hiệu suất thấp và độ ồn cao, nhưng không thay đổi dòng nên được sử dụng 
thay cho quạt hướng trục khi cần áp suất cao. 
 b) Theo đặc điểm cấu tạo 
 1. Quạt ốc sên 
Hình 9.35. Quạt ly tâm 
 Nguyên lý làm việc của quạt ốc sên như sau: Dòng không khí theo cửa lấy gió 4 đi vào 
guồng cánh 2 theo hướng dọc trục. Khi cánh quay sẽ ép dòng không khí lên vỏ quạt 1, dòng bị 
hãm và biến động năng thành áp năng. Ống khuyếch tán có dạng côn, tiết diện tăng dần có tác 
 216
 217
dụng biến một phần áp suất động thành áp suất tĩnh. Như vậy dòng không khí đi ra quạt có áp 
suất khá lớn và hướng chuyển động thay đổi theo phương tiếp tuyến với guồng cánh. 
 Trong điều hoà không khí, người ta thường sử dụng dạng quạt ly tâm với guồng cánh 
gồm nhiều cánh nhỏ gọi là quạt lồng sóc, quạt này có độ ồn nhỏ 
Hình 9.36. Guồng cánh quạt ly tâm của các máy điều hoà 
2). Quạt ly tâm dạng ống 
 Quạt ly tâm dạng ống (tubular centrifugal hoặc in-line centrifugal fan) có cấu tạo gồm 
một ống trục 1 có tác dụng nắn dòng ly tâm thành dòng hướng trục, guồng cánh 2 (từ 6-12 
cánh) có gắn các cánh tĩnh 3, miệng hút gió 4 và ống côn 5. Khi làm việc, dòng không khí đi 
vào từ miệng hút gió, chuyển đông song song dọc trục , sau đó được các cánh giá tốc và dồn 
ép lên vỏ quạt theo hướng vuông góc với trục, biến một áp suất động thành áp suất tĩnh. Sau 
đó dòng không khí đổi hướng chuyển động song song với trục. Đầu ra quạt có dạng ống 
khuyếch tán có tác dụng biến động năng của dòng thành áp năng. Các cánh tĩnh có tác dụng 
khử chuyển động xoáy của dòng đầu ra ống trụ. 
 Quạt ly tâm dạng ống có hiệu suất thấp và độ ồn cao. Nó thường được sử dụng trong 
các hệ thống thông gió hoặc cấp không khí tươi cho các công trình lớn. 
Hình 9.37. Quạt ly tâm dạng ống 
3). Quạt mái 
 Quạt ly tâm lắp mái thường được sử dụng để hút thải gió từ các hộp kỹ thuật của các 
toà nhà cao từng thải bỏ ra ngoài. 
 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của quạt gồm các bộ phận chính như sau: Không khí từ 
hộp kỹ thuật phía dưới được hút lên theo ống hút 1, sau đó được guồng cánh 2 gia tốc và ép 
lên vỏ bảo vệ 3 và thoát ra ngoài. Quạt mái có cột áp nhỏ nhưng lưu lượng lớn. 
 218
Hình 9.38. Quạt ly tâm lắp mái 
1- Ống hút; 2- Guồng cánh; 3- Chụp bảo vệ; 4- Động cơ; 5- Sàn mái 
9.3.2.2 Quạt hướng trục: 
Quạt hướng trục có nhiều kiểu loại, nhưng phổ biến nhất là các loại quạt hướng trục sau: 
 - Quạt dọc trục kiểu chong chóng; 
 - Quạt hướng trục dạng ống; 
 - Quạt hướng trục dạng ống có cánh hướng 
Hình 9.39. Các loại quạt hướng trục 
Đối với quạt hướng trục cácác đặc tính của nó phụ thuộc rất lớn vào tỷ số đường kính chân 
cánh và đỉnh cánh RBh B = DBo B/DB1 B 
1. Quạt hướng trục dạng chong chóng: 
Sử dụng tương đối rộng rãi, có 3 đến 6 cánh , tỷ số RBh B nhỏ hơn 0,15 nên cột áp bé trong khi 
lưu lượng lớn. Loại quạt hướng trục kiểu chong chóng thường thêm vành cánh hay vành đĩa 
phía trước. Quạt chong chóng có cấu tạo và hình dáng bên ngoài rất khác nhau. 
Hình 9.40. Các loại quạt chong chóng 
2. Quạt hướng trục dạng ống 
 Loại dạng ống thường có 6 đến 9 cánh, đặt trong vỏ trụ, hai đầu uốn cong dạng khí 
động. Tỉ số RBh B không quá 0,3. Quạt có lưu lượng và cột áp lớn so với kiểu chong chóng. 
 219
Hình 9.41. Các loại quạt hướng trục dạng ống 
 3. Quạt có cánh hướng 
Quạt có cánh hướng cũng có vỏ trụ tương tự quạt dạng ống. Để triệt tiêu dòng xoáy và nắn 
thẳng dòng phía sau guồng cánh còn có thêm các cánh hướng . Các cánh hướng còn có tác 
dụng biến một phần áp suất động thành áp suất tĩnh. 
Quạt có cánh hướng thường có tỉ số RBh B U> U 0,3 , nên có khả năng tạo ra áp suất cao và lưu 
lượng lớn. Số lượng cánh thường nhiều từ 8 đến 16 cánh. 
9.3.3 Đặc tính quạt và điểm làm việc của quạt trong mạng đường ống. 
• Đồ thị đặc tính 
 Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa cột áp H và lưu lượng V ứng với số vòng quay n của 
guồng cánh của quạt gọi là đồ thị đặc tính của quạt. 
 Trên đồ thị đặc tính người ta còn biểu thị các đường tham số khác như đường hiệu 
suất quạt ηBq B, đường công suất quạt NBq.B 
• Đặc tính mạng đường ống 
 Mỗi một quạt ở một tốc độ quay nào đó đều có thể tạo ra các cột áp HBq B và lưu lượng VB 
Bkhác nhau ứng với tổng trở lực ∆p dòng khí đi qua 
 Quan hệ ∆p - V gọi là đặc tính mạng đường ống. 
 Trên đồ thị đặc tính điểm A được xác định bởi tốc độ làm việc của quạt và tổng trở lực 
mạng đường ống gọi là điểm làm việc của quạt. Như vậy ở một tốc độ quay quạt có thể có 
nhiều chế độ làm việc khác nhau tùy thuộc đặc tính mạng đường ồng. Do đó hiệu suất của 
quạt sẽ khác nhau và công suất kéo đòi hỏi khác nhau. 
 Nhiệm vụ của người thiết kế hệ thống đường ống là phải làm sao với một lưu lượng V 
cho trước phải thiết kế đường ống sao cho đạt hiệu suất cao nhất hoặc chí ít càng gần η Bmax 
Bcàng tốt. 
 220
Hình 9.42. Đồ thị đặc tính của quạt 
9.3.4 Lựa chọn và tính toán quạt gió. 
 Muốn chọn quạt và định điểm làm việc của quạt cần phải tiến hành xác định các đại 
lượng: 
 - Lưu lượng cần thiết VBq B 
 - Cột áp cần thiết HBq B 
 Các đại lượng VBq B và HBq B được xác định thông qua lưu lượng tính toán VBttB và cột áp tính 
toán HBttB. Sau đó cần lưu ý một số yếu tố như: độ ồn cho phép, độ rung nơi đặt máy, nhiệt độ 
chất khí, khả năng gây ăn mòn kim loại, nồng độ bụi trong khí 
 1) Lưu lượng tính toán V Btt B 
Lưu lượng tính toán VBtt Bđược xác định tuỳ thuộc vào chức năng của quạt. 
 Đối với hệ thống điều hoà không khí, quạt dàn lạnh, dàn ngưng được lắp đặt kèm theo 
máy. Ta có thể xác định điểm làm việc dựa vào đường đặc tính của quạt 
- Quạt dàn lạnh: Lưu lượng tính toán của quạt dàn lạnh chính là lưu lượng gió cần thiết LBvB 
của thiết bị xử lý không khí đã xác định trong chương 4 
)II(
QV
OC
O
−ρ= 
QBo B - Công suất lạnh của dàn lạnh, W 
I BC B, IBOB - Entanpi của không khí vào ra dàn lạnh, J/kg 
ρ - Khối lượng riêng của không khí: ρ = 1,2 kg/mP3 P 
 - Quạt dàn ngưng: Khi qua dàn ngưng chỉ có trao đổi nhiệt không có sự trao đổi ẩm 
nên lưu lượng không khí được xác định theo công thức: 
)tt.(C.
QV '
K
"
Kp
k
k −ρ= 
trong đó: 
 Qk - Công suất giải nhiệt của dàn ngưng 
2) Cột áp tính tóan chính là HBttB = Σ∆p 
3) Lưu lượng cần thiết của quạt chọn như sau 
 221
 - Với môi trường sạch: VBq B = VBttB 
 - Với quạt hút hay tải liệu: VBq B = 1,1 VBttB 
4) Cột áp cần tiết của quạt HBqB chọn theo áp suất khí quyển và và nhiệt độ chất khí: 
KK
K
ttq .B
760.
293
t273.HH ρ
ρ+= 
 ρ BkB , ρ Bkk B khối lượng riêng của chất khí và không khí tính ở 0Po PC và BBo B = 760mmHg 
 - Nếu quạt tải bụi hoặc các vật rắn khác (bông, vải, sợi . . ) thì chọn 
HBq B = 1,1 .(1 + K.N).HBttB (6-34) 
 K là hệ số tùy thuộc vào tính chất của bụi 
 N - Nồng độ khối lượng của hổn hợp được vận chuyển 
5) Căn cứ vào VBq B và HBq B tiến hành chọn quạt thích hợp sao cho đường đặc tính H-V có 
hiệu suất cao nhất (gần η Bmax B). 
 6) Định điểm làm việc của quạt và xác định số vòng quay n và hiệu suất của nó. Từ đó 
tính được công suất động cơ kéo quạt. 
 Khi chọn quạt cần định tốc độ tiếp tuyến cho phép nằm trong khoảng u U< U 40 ÷ 45 m/s 
để tránh gây ồn quá mức. Riêng quạt có kích thước lớn hơn DBo B U> U 1000mm cho phép chọn u U< U 
60m/s 
 7) Công suất yêu cầu trên trục 
NBq B = VBq B.HBq B.10 P-3 P/ηBq B , kW 
 (6-36) 
Trong đó VBq B mP3 P/s và HBqB , Pa 
 Với quạt hút bụi hoặc quạt tải: 
NBq B = 1,2.VBq B.HBq B.10P-3 P/ηBq B , kW 
 (6-37) 
8) Công suất đặt của động cơ: 
NBđcB = NBq B .KBdt B/ ηBtđ B 
 η BtđB - Hiệu suất truyền động 
 + Trực tiếp η BtđB = 1 
 + Khớp mềm: η Btđ B = 0,98 
 + Đai: ηBtđB = 0,95 
 KBdt B - Hệ số dự trữ phụ thuộc công suất yêu cầu trên trục quạt. 
 Bảng 9.58. 
NBq B , kW Quạt ly tâm Quạt dọc trục 
U< U 0,5 
0,51 - 1,0 
1,1 - 2,0 
2,1 - 5,0 
> 5 
1,5 
1,3 
1,2 
1,15 
1,10 
1,20 
1,15 
1,10 
1,05 
1,05 
 Khi chọn quạt phải lưu ý độ ồn. Độ ồn của quạt thường được các nhà chế tạo đưa ra 
trong các catalogue. Nếu không có catalogue ta có thể kiểm tốc độ dài trên đỉnh quạt. Tốc độ 
đó không được quá lớn 
ω = π.D1.n U< U 40 ÷ 45 m/s 
* * * 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dieu_hoa_khong_khi_va_thong_gio_chuong_ix_he_thon.pdf