Giáo trình Điều khiển điện khí nén - Nghề: Điện tử công nghiệp

Tóm tắt Giáo trình Điều khiển điện khí nén - Nghề: Điện tử công nghiệp: ...dây điều khiển van. Bước 4: kiểm tra và hoàn thiện mạch. 1.3 Thiết kế mạch điện điều khiển theo tầng sử dụng phương pháp chuỗi bước có xóa 1.3.1 Nguyên tắc thiết kế mạch điện điều khiển theo tầng sử dụng chuỗi bước có xóa. Tương tự như phương pháp trên, mạch điện điều khiển theo tầng cũng sử dụn...sơ đồ công nghệ và biểu đồ hành trình bước cho trên hình vẽ: Hình 4.28 Sơ đồ công nghệ Biểu diễn biểu đồ trạng thái Hình 4.29 Biểu diễn biểu đồ trạng thái Hệ điều kiện: + Thời gian t1 được hiệu chỉnh đủ cho hai khối vật liệu lăn qua vùng chặn; thời gian t2 được hiệu chỉnh theo yêu cầu về kích ... quan trọng trong việc lắp đặt, chỉ định, vận hành. 1.2.3 Vai trò, hư hỏng, nguyên nhân, khắc phục. A1. Bộ lọc khí và van điều áp: - Cấu tạo như hình 5.1 Hình 5.1 Cấu tạo bộ lọc khí và van điều áp Bảng 5.3. chi tiết. - Hoạt động: Khí nén dẫn vào bộ lọc từ đường ống vào cổng P1. Tấm xoắn 18 s...

doc226 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Điều khiển điện khí nén - Nghề: Điện tử công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu đồ dịch chuyển theo bước và biểu đồ trình tự để xác định hư hỏng.
c. Xác định hư hỏng trong mạch điều khiển
Nếu có người vận hành máy không cung cấp thông tin sự cố xảy ra trong mạch điều khiển người kỹ thuật viên phải xác định hư hỏng trong trình tự mạch điều khiển sau khi hư hỏng xảy ra. Bước điều khiển bị trục trặc sẽ được xác định bằng biểu đồ dịch chuyển theo bước, còn phần tử liên quan đến sự cố sẽ được xác định theo biểu đồ trình tự.
Đối với ví dụ máy phay nêu trên, xylanh 3. 0(C) không duỗi ra đến cuối hành trình được, nghĩa là sự cố xảy ra ở bước 4. Dựa vào biểu đồ trình tự, chúng ta sẽ xác định được các phần tử nào sẽ chịu ảnh hưởng ở những bước tiếp theo.
d. Đọc biểu đồ để xác định vị trí hư hỏng trong phần điều khiển
Sau khi đọc biểu đổ dịch chuyển theo bước và biểu đồ trình tự, các phần tử riêng rẽ trong sơ đồ mạch sẽ được xác định. Khi đọc sơ đồ mạch cũng sẽ đạt được sự tiếp cận có hệ thống đối với mạch điều khiển.
Một yếu tố quan trọng khi đọc sơ đồ mạch là phải biết điều kiện phụ yêu cầu đối với mạch điều khiển.
Sơ đồ mạch máy phay:
Hình 5.24 Sơ đồ hệ thống khí nén máy phay
- Từ sơ đồ mạch 5.24 ta có thể nhận diện được các điều kiện phụ đó là:
Điều khiển tự động/Điều khiển bằng tay (AUT./MAN.)
Điều khiển đồng bộ
Có thể ngừng khẩn cấp NS
Có thể ngắt nguồn điều khiển khẩn cấp NSE
Điều khiển chỉ có thể hoạt động khi động cơ đang chạy
- Với sự cố trên, từ biểu đồ trình tự có thể xác định các phần tử có liên hệ trực tiếp là:
Van 3/2
Xylanh 1. 0(A)
Van 0. 11/0. 12 (tầng 4)
Van 3. 1
Xylanh 3. 0(C)
Vì thế có thể kiểm tra các phẩn tử này và các đường ống dẫn khí.
- Định vị hư hỏng
Nếu có thể điều khiển bằng tay hãy tiến hành vận hành máy bằng tay
Kiểm tra động cơ phay có đang chạy hay không? (van 0. 26 phải xả khí nén cho phần tử điều khiển).
Kiểm tra phần “ngừng khẩn cấp” (van 0. 29 phải dịch chuyển mạch hoạt động cho van 0. 28).
Kiểm tra van 3.2 (van có được cung cấp khí nén hay không).
Kiểm tra van 3.2 (van 3.2 phải được vận hành bởi xy lanh 1.0(A))
Kiểm tra đường ống số 3 (đường ống khí nén này có chứa khí nén hay không?)
Kiểm tra van 0. 12 (van này có cung cấp khí nén hay không?)
Kiểm tra van 3.1 (có phải van chuyển mạch khi đặt khí nén vào van tín hiệu được đặt ngược chiều).
Kiểm tra xy lanh 3. 0(C) bộ phận nạp phôi bị kẹt, nó có bị khóa ở hành trình trở về hay không?
Nếu các điểm riêng rẽ nêu trên kiểm tra một cách có hệ thống, hư hỏng sẽ được tìm một cách chắc chắn và nhanh chóng.
- Lưu ý: hãy suy nghĩ kỹ trước khi tiến hành một động tác trên hệ thống điều khiển để tránh gây nguy hiểm. 
2.1.2 Bị rỉ sét, bị gãy lò xo, bị mắc kẹt
Van bị rò ,mắc kẹt hoặc rỉ sét, nguyên nhân là có hơi nước trong khí nén, không lau chùi thường xuyên và van lâu ngày không hoạt động. Do áp suất và nhiệt độ dòng khí lớn, lâu ngày không sử dụng, gây ra quá tải, gãy, bể.
Cần kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị thường xuyên, kiểm tra phin lọc ẩm, kiểm tra máy sấy. 
2.2. Lỗi tạo ra từ việc lắp sai.
 Khi lắp mới thiết bị, phải đảm bảo rằng thiết bị được thiết kế phù hợp với điều kiện sử dụng và tuân thủ đầy đủ các quy định trong các tiêu chuẩn an toàn hiện hành (TCVN 6153: 1996 đến TCVN 6156: 1996 cho bình áp lực, TCVN 6004:1995 đến TCVN 6007: 1995 đối với nồi hơi, TCVN 6008:1995 về chất lượng mối hàn thiết bị áp lực, TCVN 6413:1998 đối với nồi hơi ống lò ống lửa, TCVN 6104:1996 đối với hệ thống lạnh, TCVN 6486:1999 đối với bồn LPG, TCVN 6158:1996 và TCVN 6159:1996 đối với đường ống dẫn hơi nước và nước nóng v.v.). Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là các tiêu chuẩn nói trên thường chỉ đưa ra các yêu cầu hết sức cơ bản, để có thể thiết kế chi tiết thường phải dựa vào các tiêu chuẩn thiết kế của nước ngoài như ASME, TEMA, BS, DIN, JIS v.v. trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn Việt Nam. 
Thiết bị phải được chế tạo từ các vật liệu phù hợp với môi chất và điều kiện làm việc. Quy trình công nghệ phải được lựa chọn sao cho quá trình thao tác ít gây ảnh hưởng nhất đến thiết bị (ví dụ không cần phải leo lên trên thiết bị, không phải gõ, đập lên thiết bị v.v.) 
Hết sức cẩn thận khi sửa chữa hay cải tạo các thiết bị áp lực. Việc sửa chữa, cải tạo phải theo các phương án kỹ thuật được lập ra một cách chặt chẽ, chi tiết và được thực hiện bởi những người, đơn vị có đầy đủ năng lực, pháp nhân. Quá trình sửa chữa, cải tạo phải được giám sát chặt chẽ. Thiết bị phải được kiểm tra và nghiệm thử đầy đủ sau khi cải tạo, sửa chữa.
 Khi lắp đặt một hệ thống khí nén phải tuân thủ những qui tắc an toàn và kỹ đúng. Luôn đảm bảo ổn định áp vận hành hệ thống và đấu đúng ngõ vào và thoát khí nén. Thông tin sau giúp lắp đặt vận hành máy nén khí:
a. Vị trí:
1. Chọn nơi khô ráo sạch sẽ với nền xưởng vững chắc để đặt máy nén khí
2. Nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất mà ở đó động cơ và máy nén có thể vận hành là 40oC (104oF), bởi vậy nó phải được đặt ở nơi thông thoáng. 
b. Lắp đặt động cơ
 1. Kiểm tra nguồn điện cung cấp như số pha, điện áp và tần số được biểu hiện trên nhãn của động cơ.
2. Bố trí của dây đai thẳng hàng, vuông góc với động cơ
3. Kiểm tra độ căng đai: Dây đai nên được lắp sao khi ta dùng một lực (3~4.5)kg ở giữa dây đai thì đạt được độ võng vào khoảng cách 10-13 mm (tức không bị căng quá)
Cẩn thận:
Dây đai căng quá sẽ dẫn đến quá tải làm phá huỷ dây đai và động cơ. Khi dây đai lỏng dẫn đến dây đai quá nhiệt và tốc độ không ổn định. Thay đổi lực căng bằng cách nới lỏng bu lông siết của động cơ và trượt động cơ trên đế. Nếu cần thiết có thể sử dụng đòn bẩy hoặc điều chỉnh trên đế moto.
Chú ý : dây đai không được căng quá.
c. Dây điện
Dùng dây điện có tiết diện vừa đủ đảm bảo cho việc tải dòng của động cơ mà không có sự hao tổn điện áp quá lớn (Tiết diện 01 mm2 dây đồng tải được 5A), có thể xem phần sử dụng động cơ điện. 
d. Yêu cầu an toàn
Khi sử dụng máy nén khí cần đảm bảo các yêu cầu an toàn sau:
1. Sử dụng bảo hiểm đai để kín hoàn toàn dây đai và có thể đặt hướng về phía bức tường, khoảng cách tối thiểu thuận tiện cho việc bảo dưỡng là 2 feet (khoảng 610mm)
2. Ngắt công tắc điện khi không làm việc để tránh máy khởi động ngoài mong muốn.
3. Xả hết áp lực khí nén trong hệ thống trước khi bảo trì sửa chữa đề đảm bảo an toàn.
4. Khi lắp điện không được bỏ qua rơ le bảo vệ dòng quá tải của động cơ.
5. Không được thay đổi việc cài đặt làm ảnh hưởng tới hoạt động của van an toàn. Khi neo móc thiết bị để di chuyển không làm quá căng quá các đường ống, dây điện hay bình chứa.
e. Quy trình khởi động  
  Nếu máy nén được trang bị hệ thống đóng ngắt tự động (với rơ le áp lực không tải), nó tự động không tải khi khởi động và sẽ tự động tải sau khi đạt đến tốc độ. Nếu máy nén khí được trang bị bộ điều khiển tốc độ không đổi (van điều khiển không tải, cần dùng tay điều khiển không tải) nếu có áp lực trong đường ống xả, để khởi động không tải máy nén khí phải được hoạt động bằng tay sau khi đạt được tốc độ làm việc. Tất nhiên, chức năng tự động duy trì áp suất hoạt động đến khi máy ngưng làm việc. Đóng công tắc và bắt đầu khởi động máy. Quan sát chiều quay, chiều quay ngược chiều kim đồng hồ khi ta quan sát từ phía bên cạnh của bánh đà máy nén đối với tất cả các loại máy. Đối với máy một pha, chiều quay chỉ dẫn trên nhãn động cơ và được quy định tại nơi sản xuất. Đối với máy ba pha, nếu chiều quay không đúng, dừng máy và thay đổi hai trong ba dây pha của động cơ, khi đó chiều quay của động cơ sẽ đảo lại.
f. Điều chỉnh áp suất 
Trừ các yêu cầu khác, hệ thống điều khiển áp lực đã được cài đặt tại Nhà máy:
- Áp suất không tải: 7kg/cm2
- Áp suất tải: 5kg/cm2
Việc thay đổi được thực hiện theo quy trình điều chỉnh dưới đây:
BẢO TRÌ - BẢO DƯỠNG MÁY
Một kế hoạch bảo trì tốt tuổi thọ của máy sẽ tăng lên. Dưới đây là kế hoạch bảo dưỡng máy  (Lưu ý: tắt nguồn trước khi bảo dưỡng) 
a. Bảo dưỡng hành ngày
1. Kiểm tra và duy trì mức dầu nằm giữa kính thăm dầu.
2. Xả bình chứa khí 4 tiếng hay 8 tiếng mỗi lần phụ thuộc vào độ ẩm của không khí.
3. Kiểm tra chấn động và tiếng ồn bất thường (xem bảng xử lý các vấn đề bất thường)
b. Bảo dưỡng hàng tuần
1. Làm sạch bộ lọc khí. Bộ lọc bị nghẹt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và  dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ nhớt.
2. Làm sạch tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo các ống giải nhiệt ở hai đầu máy nén sạch sẽ. Máy bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường và dầu bị các bon hoá ở các linh kiện van bên trong.
3. Kiểm tra hoạt động van an toàn bằng cách kéo vòng hay cần.
c. Bảo dưỡng hàng 
1. Kiểm tra rò rỉ của hệ thống khí.
2. Kiểm tra dầu, thay nếu cần thiết.
3. Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần.
d. Bảo dưỡng hàng 
1. Thay dầu.
2. Kiểm tra các van. Làm sạch muội than ở các van và đầu máy.
3. Kiểm tra và siết tất cả các bu lông, đai ốc, nếu thấy cần thiết.
4. Kiểm tra chế độ không tải của máy.
e. Bôi trơn
1. Sử dụng nhớt SAE 20 vào mùa đông, SAE 30 vào mùa hè.
2. Sử dụng nhớt hợp lý thì tốc độ (vòng/ phút) của máy sẽ đạt được như mong muốn, nằm trong tốc độ giới hạn.
3. Duy trì mức dầu luôn nằm ở giữa giới hạn và giới hạn dưới của kính thăm dầu.
(hình vẽ kính thăm dầu)
4. Ngừng máy, cho (châm) dầu vào.
5. Không được đổ dầu cao hơn giới hạn trên và không được vận hành máy khi dầu dưới giới hạn dưới.
 2.2.1 Khắc phục.
Bảng 5.22. X ử lý các vấn đề bất thường 
Hiện tượng
2.2.1 Nguyên nhân
2.2.1 Khắc phục.
KHI MÁY ĐANG VẬN HÀNH 
Chiều quay 
không đúng
Cách đấu dây động cơ không đúng
Đấu lại điện cho đúng
Ổ quay nóng
1. Thiếu dầu bôi trơn
2. Dầu bôi trơn dơ bẩn
3. Trực khuỷu lắp sai
1. Bổ sung dầu bôi trơn
2.Thay dầu
3. Tháo ra và lắp lại
Vòng quay chậm
1. Sử dụng dầu bôi trơn có độ nhớt cao
2. Sụt áp
3. Cực than bị mòn
1. Sử dụng dầu nhớt có độ nhớt nhẹ hơn
2. Dùng qua ổn áp
3.Thay cực than
Máy rung động
Trục khuỷu bị cong
Chuyển về Đại lý sửa chữa
Tiếng ồn bất bình thường
1. Van lắp hỏng
2. Pittong chạm lắp xylanh
3. ổ quay bị hỏng
1. Siết đai ốc và bulong
2. Đặt thêm đệm lót vào xylanh
3. Sửa chữa hoặc thay mới
KHI MÁY  VẬN HÀNH
Áp suất không thể tăng cao hoặc tăng tới một mức nào đó không thể tăng được nữa
1. Lá van mòn
2. Lò xo van yếu
3.Lá van bị bẩn
4. Rò rỉ van an toàn
5. Rò rỉ từ các lỗ bulong
6. Bề mặt tiếp xúc lá van không phẳng
7. Rò rỉ từ séc măng pittong
8. Đệm không khí không đạt (đệm quá dầy)
9.Rò rỉ các van xả(nước, khí)
1. Sửa chữa hoặc thay lá van
2. Thay lò xo
3. Tháo và vệ sinh lá van
4. Sửa chữa hoặc thay thế
5. Siết chặt bulong đai ốc
6. Tháo và làm sạch bề mặt
7. Thay séc măng mới
8. Thay đệm mới
9. Thay mới
Đồng hồ đo áp không chính xác
Đồng hồ đo áp bị hỏng
Thay đồng hồ mới
Dầu bôi trơn tiêu hao nhiều
1. Sec mang pittong bị mòn
2. Pittong bị mòn
3. Xi lanh bị mòn
1. Thay mới 
2. Thay mới 
3. Thay mới 
Dây đai bị trượt
1. Áp suất sử dụng quá cao
2. Độ căng dây đai không phù hợp
3. Dây đai mòn
1. Giảm bớt áp suất sử dụng
2. Điều chỉnh lại độ căng dây đai
3. Thay mới
Nhiệt độ động cơ điện quá cao
1. Áp suất sử dụng vượt áp suất thiết kế, dẫn đến quá tải cho động cơ điện
2. Pittong bị cháy
3. ổ quay bị cháy
4. Sụt áp
1. Giảm áp suất sử dụng
2. Sửa chữa đầu nén
3. Sửa chữa hoặc thay thế
4. Dùng qua ổn áp
KHI MÁY KHÔNG THỂ KHỞI ĐỘNG 
Không hoạt động
1. Cúp điện
2. Dây điện bị đứt
3. Động cơ điện bị hư hỏng
1. Liên hệ nhà máy điện
2. Thay dây điện
3. Liên hệ nhà máy cung cấp mô tơ
Cầu chì dễ đứt
1. Cầu chì quá nhỏ
2. Đấu dây sai
3. Động cơ điện quá tải
4. Rò rỉ van xả đầu nén dẫn đến động cơ điện quá tải
5. Trục khuỷu của máy nén quá chặt
1. Thay cầu chì lớn
2. Đấu dây đúng
3. Giảm tải động cơ điện
4. Tháo và sửa chữa van xả đầu nén
5. Tháo và sửa chữa trục khuỷu
2.3. Lỗi xuất hiện trong quá trình vận hành 
Một trong những nguyên nhân gây ra những lỗi trong hệ thống khí nén là do vận hành không đúng, do người vận hành không được huấn luyện hoặc không được giám sát, nhắc nhở đầy đủ
a. Yêu cầu người quản lý, vận hành và bảo dưỡng phải nắm đầy đủ điều kiện vận hành của thiết bị: 
- Nắm được loại môi chất đang được tồn trữ, xử lý và vận chuyển bên trong thiết bị và các đặc tính của nó (ví dụ: độc tính, khả năng cháy nổ ,v.v.) 
- Nắm được điều kiện vận hành của thiết bị, ví dụ như: áp suất, nhiệt độ, điều kiện mài mòn, ăn mòn v.v.
- Nắm được thông số giới hạn phạm vi vận hành an toàn của thiết bị cũng như tất cả các thiết bị khác có liên quan trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiết bị áp lực. 
- Phải soạn lập được các hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố chi tiết cho từng bộ phận cũng như đối với toàn bộ hệ thống thiết bị. 
- Phải đảm bảo rằng công nhân vận hành, sửa chữa và tất cả những người có liên quan đã được hướng dẫn, huấn luyện, kiểm tra chi tiết về quy trình vận hành và xử lý sự cố.
b. Phải lắp đặt đầy đủ các thiết bị bảo vệ và đảm bảo cho chúng luôn ở trạng thái sẵn sàng làm việc: 
- Các thiết bị bảo vệ như van an toàn, rơ le áp suất cũng như các thiết bị bảo vệ khác có mục đích ngắt thiết bị khi áp suất, nhiệt độ, mức môi chất bên trong thiết bị vượt quá mức cho phép phải lắp đặt đầy đủ trên bình áp lực, hệ thống ống. 
- Các thiết bị bảo vệ phải được cân chỉnh, cài đặt ở các thông số tác động phù hợp. 
- Nếu có các thiết bị báo động, các thiết bị này phải được lắp đặt sao cho các tín hiệu âm thanh, ánh sáng của chúng là dễ nhận thấy nhất. 
- Phải đảm bảo rằng các thiết bị bảo vệ luôn luôn ở tình trạng hoàn hảo, sẵn sàng hoạt động.
- Các thiết bị xả tự động như van an toàn, màng phòng nổ phải có ống xả dẫn ra vị trí an toàn. 
- Phải đảm bảo rằng chỉ những người có đủ trách nhiệm và thẩm quyền được phép thay đổi các thông số cài đặt của các thiết bị bảo vệ.
c. Thực hiện đầy đủ quá trình đào tạo, huấn luyện: 
- Tất cả những người vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và làm các công việc có liên quan đến thiết bị áp lực đặc biệt là những công nhân mới phải được huấn luyện, đào tạo một cách đầy đủ. - Việc huấn luyện phải được thực hiện lại trong các trường hợp sau: 
- Khi thay đổi công việc 
- Khi thiết bị hoặc quy trình vận hành thay đổi 
- Sau một thời gian ngừng làm việc hoặc chuyển làm việc khác. 
- Sau mỗi định kỳ hàng năm.
2.3.1 Nguyên nhân
Các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị áp lực luôn đi kèm theo các tai nạn gây chấn thương và chết người nghiêm trọng. Mỗi năm có hàng trăm sự cố nghiêm trọng xảy ra đối với thiết bị áp lực gây chấn thương nặng và chết hàng chục người. Khi người vận hành không được trang bị đầy đủ kiến thức về hệ thống khí nén và an toàn thì lỗi và tai nạn sẽ không tránh khỏi.
2.3.2 Khắc phục
	a. Người vận hành phải trang bị đầy đủ các yêu cầu về an toàn và kỹ thuật
	b. Vì là người vận hành trực tiếp thiết bị do vậy phải tuyệt đối tuân theo các chỉ tiêu vận hành kỹ thuật.
	c. Thực hiện vận hành kiểm tra hàng ngày
Yêu cầu đánh giá bài 5:
Nội dung:
+ Về kiến thức: Sau khi học xong, người học hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, ký hiệu cách biểu diễn và ứng dụng của các phần tử khí nén và điện khí nén; biết cách tính toán, chọn lựa, thay thế và chỉnh định thiết bị cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống; biết sử lý lỗi trong hệ thống điều khiển khí nén hoặc điện khí nén.
+ Về kỹ năng: Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống điều khiển điện khí nén của một xí nghiệp, sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện khí nén trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật.
+ Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm 
+ Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành lắp ráp, mạch điện theo yêu cầu của bài 
+ Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc
BÀI TẬP THỰC HÀNH
+  Khái niệm cơ bản của điện – khí nén
+  Chức năng và sử dụng các phần tử điện – khí nén
+  Tên gọi và ký hiệu các phần tử điện – khí nén
+  Cách biểu diễn mạch điều khiển điện – khí nén
+  Kiến thức để thiết kế mạch điều khiển điện – khí nén
+  Đọc và phân tích được các hệ thống điều khiển bằng điện – khí nén trong thực tế
+  Phát hiện lỗi của phần tử và hệ thống, sữa chữa và bảo dưỡng hệ thống điện – khí nén trong công nghiệp
Bài thực hành 1: Một cửa sắt lớn đặt trong 1 đường ray sâu. Cửa đóng mở bởi 2 bộ nút ấn, một bên trong và một bên ngoài. Bộ trượt điều khiển bằng van điện từ tác động kép. Có 2 phương pháp điều khiển:
- Trực tiếp
- Gián tiếp
Giải đáp:
- Trực tiếp
Giải đáp:
- Gián tiếp
Bài thực hành 2: khi ấn nút Start, vật tải được đẩy ra khỏi trụ tải, đưa vào băng truyền. Xi lanh hồi tự động sau khi ra hết hành trình. Công tắc vị trí RS1 và RS2 sẽ xác định vị trí piston. Xi lanh điều khiển bởi van điện từ đơn không nhớ.
- Mạch khí nén.
- Mạch điện điều khiển
Bài tập 11: Trong nhà máy sản xuất, một cửa sổ điều khiển thông gió tác động bằng khí được gắn vào trần nhà. Các nút ấn PB1 và PB2 dùng để đóng mở cửa sổ.Của sổ có thể dừng giữa hành trình. Đèn báo sẽ sáng khi cửa đã đóng. Phương pháp điều khiển trực tiếp hay gián tiếp đều dùng được.
- Mạch khí nén
- Mạch điều khiển
Bài thực hành 3: khi cảm biến S1 cảm nhận có container , van tác động khí sẽ mở và cho chất lỏng từ bồn chứa chảy vào. Van tự đóng sau 5 giây, sau đó container được dời đi. Để an toàn, van đóng ngay lập tứckhi container bị dời đi dù chưa hết thời gian. Thời gian trễ tính khi cảm biến S1 lật trạng thái. Van điều khiển bởi cơ cấu tác động quay kích hoạt do van điện từ không nhớ.
- Mạch khí nén
- Mạch điều khiển
Bài thực hành 4: Các hộp được truyền sang băng tải khác nhờ xylanh A và B. Xi lanh B không được thu về khi xylanh A chưa hồi hết. Chuỗi sẽ bắt đầu khi xylanh cảm biến S1 dò được vật tải. Mỗi xylanh được điều khiển bởi một van điện từ tác động kép.
- Mạch khí nén
- Mạch điều khiển 1
- Mạch điều khiển 2 reset bằng rơle cuối.
Bài tập thực hành 5: Dây chuyền lắp ráp chi tiết tự động sau.
I. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
- Modul Hút Wotrkpiece 
Khi nhấn nút start thì xy lanh trượt A sẽ mang hệ thống hút thùng định vị sản phẩm, kế đó xy lanh trượt B sẽ nâng cơ cấu hút lên sau đó giác hút C được đóng lại sau khi gác hút được đóng xy lanh trượt A sẽ trượt xuống đầu dây chuyền lắp rắp, Xy lanh B sẽ trượt xuống sau đó giác hút C nhả ra. Khi có thùng định vị tri tiết ở đầu dây chuyền động cơ sẽ dịch chuyển một đoạn mang thùng sang vị trí lắp sang vị trí lắp rắp đầu tiên. 
Modul Gắp chi tiết lên Workpiece
Cảm biến sẽ nhận biết thùng và khi có thùng động cơ ngưng dịch chuyển. Cơ cấu hút chi tiết hoạt động, đầu tiên xy lanh D sẽ mang giác hút đi xuống đụng công tắc hành trình sẽ báo hiệu cho giác hút hút E chi tiết lên sau đó xy lanh D đi lên đụng công tắc hành báo cho Xy lanh F mang chi tiết sang thùng chứa sản phẩm, hết hành trình F xy lanh D đi xuống vị trí thùng định vị nhả chi tiết xuống sau đó xy lanh D lùi về kế đó F lùi về.
Các moduls lắp rắp chi tiết đầu tiên, Modul lắp rắp chi tiết thứ hai và modul gắp sản phẩm ra khỏi dây chuyền đều hoạt động tương tự như Modul gắp chi tiết lên Workpiece.
Vì các moduls sau đều có tính chất giống vơi moduls trước vì vầy em chỉ trình bày trong bài 2 mouls. Modul Hút workpiece và modul gắp chi tiết lên workpiece
II. BIỂU ĐỒ TRẠNG THÁI
III. SƠ ĐỒ PHÁC HỌA MẠCH KHÍ NÉN
LẬP BẢNG THỰC HIỆN CÁC BƯỚC CỦA QUI TRÌNH	
Các bước thực hiện của modul workpiec
Bước hành trình
1
2
3
4
5
6
Pittong
A+
B+
C+
A-
B-
C-
Van điện từ
Y1
Y3
Y5
Y2
Y4
Y6
Công tắc tác động
START&S1
S2
S4
T1
S1
S3
b. Các bước thực hiện của Modul Gắp chi tiết lên Workpiece
Bước hành trình
	7
8
9
10
11
12
13
14
Pittong
D+
F+
D-
E+
D+
F-
D-
E-
Van điện từ
Y7
Y11
Y8
Y9
Y7
Y12
Y8
Y10
Công tắc tác động
CB1
S6
T2
S5
S8
S6
T3
S5
THIẾT KẾ MẠCH LOGIC ĐIỀU KHIỂN
TÀI LIỆU THAM KHAO
[1]Hệ thống điều khiển tự động khí nén. Nguyễn Ngọc Phương – Nguyễn Trường thịnh, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Tháng 4 năm 2012.
 [2] Hệ thống điều khiển khí nén - TS.Nguyễn Ngọc Phương , NXB Giáo dục - 2000.
 [3] Công nghệ khí nén - PGS. TS. Hồ Đắc Thọ - NXB KH &KT 2004 
 [4] Hệ thống thủy lực và khí nén, Ts. Nguyễn Thị Xuân Thu - Ts. Nhữ Phương Mai, NXB Lao động – 2001.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_dieu_khien_dien_khi_nen_nghe_dien_tu_cong_nghiep.doc