Giáo trình Đường sắt (Phần 2) - Trường Đại học Giao thông vận tải

Tóm tắt Giáo trình Đường sắt (Phần 2) - Trường Đại học Giao thông vận tải: ...cắt ngang lớp đá ba lát dùng TVG trên đ−ờng cong ĐƯỜNG SẮT – KTXD ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MễN ĐƯỜNG SẮT 57 CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ ĐƯỜNG RAY 4.1. Cấu tạo đụi bỏnh của đầu mỏy toa xe - Đường ray cú tỏc dụng dẫn hướng cho đụi bỏnh xe và chịu lực từ bỏnh xe truyền xuống. Cấu tạo bộ phận lăn chạ...a toa xe trờn đường cong được đỏnh giỏ bằng hệ số ổn định n e S e S n .2 2 11  ĐƯỜNG SẮT – KTXD ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MễN ĐƯỜNG SẮT 66 Trong đú: S1: khoảng cỏch tim 2 ray. e: Độ lệch tõm của hợp lực R (xem hỡnh) Trờn hỡnh ta cú: R: Hợp lực của cỏc lực tỏc dụng lờn toa xe....hiờn cú nhiều chỗ lồi lừm, mấp mụ thỡ phải tiến hành san gạt, lấp bằng rồi đầm chặt để mỏy thi cụng qua lại. - Lấy đất từ nền đào hoặc từ bờn ngoài (mỏ đất, hố đấu) vận chuyển đến nền đắp. - Đổ đất và san bằng theo thứ tự từng lớp. - Đầm lốn đến độ chặt yờu cấu. Lưu ý: + Trong quỏ ...

pdf41 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Đường sắt (Phần 2) - Trường Đại học Giao thông vận tải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngang), nền sân ga, bãi hang, 
5.3.2. Điều phối đất 
1. Khái niệm: là quá trình tính toán để sao cho vận chuyển đất từ nền đào xuống nền 
đắp hay lấy đất từ mỏ đất, hố đấu 2 bên đường để đắp là hợp lý và kinh tế nhất. 
2. Trình tự điều phối: 
 - Chia trắc dọc ra thành từng đoạn chuyển đất ngang hay dọc 
 - Dự tính khối lượng và cự ly vận chuyển từ nền đào đến nền đắp hoặc đến nơi 
đổ đống. 
 - Xác định vị trí nền đắp phải lấy đất ở ngoài (mỏ đất, hố đấu), khoảng cách, cự 
ly vận chuyển. 
 - Chọn phương pháp đào, máy móc thi công, công cụ và phương tiện vận 
chuyển. 
 - Đưa ra nhiều phương án so sánh sau đó lựa chọn phương án tốt nhất. 
5.3.3. Trình tự thi công nền đường đào 
 - Nếu đất rắn thì tiến hành cày xới trước khi đào, cày xới theo từng lớp từ 15 
đến 50cm. 
 - Đào theo từng lớp từ phía thấp lên cao (để dễ thoát nước), đào theo từng 
luống (rãnh) dọc hoặc theo cả trắc ngang. 
 - Vận chuyển đất xuống nền đắp hoặc chỗ đổ quy định. 
Một số lưu ý khi thi công nền đào: 
ĐƯỜNG SẮT – KTXD 
ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT 72
 + Đào được một vài lớp thì tiến hành gọt sửa taluy ngay (nếu để khi đào quá 
sâu taluy cao thì sửa chữa khó hơn). 
 + Luôn đo đạc kiểm tra độ chính xác của nền đào: kích thước, vị trí tim đường, 
độ dốc taluy, 
 + Ở những đoạn đào dài và sâu thì phải làm đường lên xuống cho máy thi công, 
các đường cách nhau từ 60 đến 120m. Khi thi công xong phải xóa bỏ và sửa mái 
taluy. 
 + Phải khơi mương rãnh để thoát nước ngay trong quá trình thi công. 
 + Khi đào gần đến cao độ thiết kế thì phải tiến hành kiểm tra đất nền, nếu đất 
nền tự nhiên chất lượng kém thì cần phải tiến hành xử lý: cày xới sau đó đầm chặt. 
 + Nếu đất mặt nền đào khó thấm nước và dễ bị trương nở khi mưa (đất nhão, 
bùng nhùng) thì tiến hành tạo mui luyện cho nền đường. 
 + Khi đào tới cao độ thiết kế thì tiến hành đào rãnh biên và rãnh đỉnh ngay. 
 + Nếu nền đào là đất lẫn các lớp cuội kết hay đá cứng không đào được bằng 
máy thì dung mìn nổ phá theo từng lớp hoặc dùng phương pháp thi công đào bằng 
búa căn cho đến chiều sâu gần với cao độ thiết kế sau đó chỉnh sửa cho đúng trắc 
ngang thiết kế. 
5.3.4. Trình tự thi công nền đắp 
 - Nếu mặt đất tự nhiên có nhiều chỗ lồi lõm, mấp mô thì phải tiến hành san gạt, 
lấp bằng rồi đầm chặt để máy thi công qua lại. 
 - Lấy đất từ nền đào hoặc từ bên ngoài (mỏ đất, hố đấu) vận chuyển đến nền 
đắp. 
 - Đổ đất và san bằng theo thứ tự từng lớp. 
 - Đầm lèn đến độ chặt yêu cấu. 
Lưu ý: 
 + Trong quá trình đắp: luôn đo đạc kiểm tra kích thước, cao độ, vị trí, lên 
khuôn dần để đắp, kiểm tra chất lượng đắp theo từng lớp (độ chặt K, thành phần đất). 
 + Khi đắp và lu lèn xong từng lớp thì báo tư vấn giám sát để kiểm tra chất 
lượng và kích thước hình học, khi đạt yêu cầu mới được đắp lớp tiếp theo. 
ĐƯỜNG SẮT – KTXD 
ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT 73
5.4. Thi công đặt ray. 
5.4.1. Khái niệm 
 - Đây là hạng mục quan trọng trong TCĐS mang tính đặc thù, sau khi đặt ray 
người ta có thể sử dụng ngay đường đã đặt ray để phục vụ TC (đối với đường cấp độ 
cao thì người ta không cho phép sử dụng đường đã đặt ray để phục vu TC) do vậy 
người ta nên người ta nên tổ chức đặt ray sớm. Trong thực tế khi làm đoạn đường đủ 
dài sau khoảng 2 – 3 tuần người ta làm công tác đặt ray. 
 - Công tác đặt ray là một công tác nặng nhọc do đó trong TC đặt ray người ta 
sử dụng rất nhiều loại máy móc, thậm chí trong TC đặt ray thủ công người ta vẫn sử 
dụng các loại máy móc chính. 
 - Công tác đặt ray yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao do đó cần phải có: 
 + Kỹ sư, lao động lành nghề tập hợp trong các tổ chức chuyên nghiệp đảm 
nhiệm. 
 + Các thiết bị kiểm tra phải đầy đủ. 
5.4.2. Công tác chuẩn bị nền đường trước khi đặt ray. 
 - Đối với nền đường công tác tu sửa trước khi đặt ray tiến hành theo 2 mặt: 
 + Tu sửa trắc dọc nền đường tiến hành theo bảng tu sửa mặt cắt dọc. 
 + Tu sửa theo trắc ngang nền đường: tiến hành theo hình dạng, kích thước nền 
đường đã quy định. 
Đồng thời phải tiến hành phát hiện những hư hỏng của nền đường để tiến hành 
xử lý ngay trước khi đăt ray. 
- Trong trường hợp nền đường đắp quá cao hoặc đào chưa hết hết bề dày quá 
5cm thì phải quốc bớt đi. Ngược lại nền đường đắp quá thấp hoặc đào vượt quá 10cm 
người ta phải đắp bổ sung, đất đắp vào phải gống lớp đất bên dưới và phải thỏa mãn 
đúng các tính chất. 
- Sau khi nhận các cọc chi tiết của đơn vị thi công nền đường người ta phải 
củng cố các cọc đồng thời bổ sung một số các cọc chi tiết. Thông thường đối với 
đường sắt quy định: 
+ Trên đường thẳng 50m/cọc. 
+ Trên đường cong 20m/cọc. 
Dựa vào các cọc chi tiết này người ta lên trắc ngang và đặt ray. 
Đặc biệt cần chú ý đến của đường cong nối dốc đứng. 
ĐƯỜNG SẮT – KTXD 
ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT 74
- Để đặt ray tại khu vực đầu cầu được an toàn không làm hư hỏng kết cấu cầu 
và kết cấu tầng trên của đường sắt người ta phải rải lớp đá dày tối thiểu 10cm trên 
một đoạn đầu cầu dài 25m. Trên cầu bê tông có máng đá balat trên đó bắt buộc phải 
rải trước lớp đá lót dày tối thiểu 10cm. 
- Đối với nền đào đá hay nền đường đắp đá trước khi đặt ray phải rải lớp đá 
đày 10cm để giảm bớt áp lực nền đường. 
- Trước khi đặt ray người ta phải san phẳng chỗ lồi lõm của mặt nền đường và 
được kiểm tra bằng thước 3m, đồng thời người ta phải nhặt hết các phần rác hữu cơ ở 
trên mặt đỉnh nền đường. 
5.4.3. Yêu cầu kỹ thuật đặt ray. 
 Công tác đặt ray cần phải tiến hành đúng theo QPKT thi công đặt ray. Thông 
thường yêu cầu với phần đặt ray như sau: 
 - Tà vẹt: phài xếp bằng một đầu để đảm bảo mỹ quan, trên đường thẳng đầu 
bằng được xếp về phía bên trái lý trình đi tới, trên đường cong đầu bằng được xếp về 
phía ray lưng, trên đoạn đường sắt kề với đường ô tô đầu bằng được xếp về phía 
đường ô tô, trong ga đầu bằng được xếp về phía nhà ga. 
 - Đường ray: tim đường ray phải trùng với tim nền đường, nến có sai lệch về vị 
trí thì sai lệch đó không quá 5cm đối với đường sắt thông thường, đối với đường sắt 
cao tốc thì độ sai lệch đó không quá 2,5cm. 
 - Mối nối: hai mối nối so le nhau tối đa là: trên đường thẳng là 30mm, ở trong 
đường cong là 30mm + ½ độ rút ngắn. Nếu không có ray ngắn tiêu chuẩn để sử dụng 
trong đường cong thì có thể dùng mối nối so le, khi đó khoảng cách chênh nhau giữa 
hai mối nối phải > 3m. 
 Tại các vị trí không có khả năng chịu lực xung kích thì không được bố trí mối 
nối vào vị trí đó, VD: khe co dãn của cầu, hai đầu dầm thép và dầm gỗ,... 
 - Độ nghiêng của đế ray: độ nghiêng của đế ray là 1/20 vào phía lòng đường và 
phải đảm bảo độ nghiêng luôn nằm trong khoảng [ 60
1
12
1  ] và được thực hiện bằng 
cách bào gọt tà vẹt hoặc sử dụng tấm đệm thép khi sử dụng tà vẹt gỗ, đối với tà vẹt 
BTCT thì độ nghiêng được tạo sẵn trên bề mặt tà vẹt. Kiểm tra độ nghiêng bằng vệt 
sáng trên mặt đỉnh ray. 
 - Khoảng cách hai ray S0: khoảng cách hai ray phải đúng theo quy định và sai 
số cho phép như sau: 
+ Với khổ đường 1435mm là: S0 62 mm 
ĐƯỜNG SẮT – KTXD 
ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT 75
+ Với khổ đường 1000mm là: S0 42 mm 
Khoảng cách ray đường ghi ở chỗ chẻ lưỡi ghi cho phép sai số như sau: 
 Với khổ đường 1435mm là: 32 mm 
 Với khổ đường 1000mm là: 21 mm 
 - Ray bảo vệ: tùy theo vị trí từng chỗ mà bố trí ray bảo vệ ở phía trong hay phía 
ngoài 2 thanh ray. 
 Những vị trí sau phải theo quy định bố trí ray bảo vệ trong hai thanh ray: 
 + Đường giao nhau trên mặt bằng. 
 + Trên cầu cong bán kính ≤ 1000m. 
 + Trên cầu mà dốc lớn và dài. 
 + Trên cầu mà bán kính đường cong ở đầu cầu ≤ 500m. 
 + Trên đường cong bán kính nhỏ. 
 - Cao độ đỉnh hai ray: đỉnh hai ray cùng thuộc mặt phảng nằm ngang tuy nhiên 
người ta cũng cho sai số cho phép chênh cao là 4mm/200m. 
 - Đá ba lát: dựa theo QPTK thi công rải đá trên đường sắt mà tiến hành đầm 
nén cho chặt, cần chú ý đến khu vực xung yếu: vị trí mối nối ray, mố cầu, giao đường 
bộ đồng mức. 
5.4.4. Đặt ray thủ công. 
*Pham vi áp dụng: Thi công đoạn ngắn yêu cầu kỹ thuật không cao (đường vào 
nhà máy, bến cảng, hầm mỏ,...). Phương pháp này đạt hiệu quả khi sử dụng tà vẹt gỗ, 
nguồn nhân lực dồi dào. 
a. Tính số vật tư: 
 Căn cứ vào tiến độ và lý trình mà tính ra số tà vẹt và các phụ kiện khác. Sau đó 
lập ra bảng tính khối lượng vật tư cho từng ngày, cung cấp cho từng lý trình. 
b. Lập đoàn tàu chở vật liệu: 
 Tùy theo tiến độ đặt ray mà lập đoàn tàu. Vật liệu xếp lên xe phải đúng theo lý 
trình và thứ tự: Vật liệu sử dụng trước thì đặt lên các toa xe đầu tiên, trên các toa xe 
vật liệu sử dụng trước đặt lên phía trên. Thông thường người ta thành lập đoàn tàu 
theo trình tự sau: 
Toa1: tà vẹt => toa 2: ray => toa 3: phụ kiện => toa 4: tà vẹt => toa 5: ray 
c. Chở vật liệu ra hiện trường: 
 Đoàn tàu chở vật liệu sử dụng đầu máy loại nhỏ. Đoàn tàu chở vật liệu phải có 
mặt tại hiện trường trước giờ làm việc, đẩy các toa vật liệu đến sát đầu đường ray đã 
đặt. 
ĐƯỜNG SẮT – KTXD 
ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT 76
d. Xả vật liệu: 
 Xả vật liệu theo đúng lý trình và xả sang hai bên đường, việc xả vật liệu sao 
cho không làm hư hỏng mặt nền đường và xả sao cho thuận lợi cho việc bốc dỡ sau 
này. Lực lượng xả vật liệu tùy theo năng xuất đặt ray hàng ngày để bố trí và dùng 
những dụng cụ là: xà beng, đòn kê, kìm, gỗ đệm,... 
e. Bốc vật liệu lên xe goong và vận chuyển quá độ từ vị trí xả đến đầu đường cần đặt: 
 Để vận chuyển vật liệu từ vị trí xả đến đầu đường cần đặt người ta sử dụng xe 
goong, mỗi xe goong có thể vận chuyển được từ 20 – 24 thanh tà vẹt, 8-10 thanh ray 
tùy theo từng loại. Vật liệu bốc lên xe goong phải theo thứ tự. Đội hình của xe goong 
được bố trí như sau: 2 xe chở vật liệu => xe chở ray => xe chở tà vẹt => xe chở phụ 
kiện. 
f. Rải vật liệu và liên kết đường ray. 
 - Đánh dấu vị trí từng thanh tà vẹt trên nền đường bằng cách căng dây, sau đó 
đẩy xe goong chở tà vẹt ra nhấc tầng thanh tà vẹt xuống đặt đúng vị trí, sau khi xếp tà 
vẹt từ 2-3 cầu ray người ta nhấc xe goong chở tà vẹt sang hai bên đường, sau đó đẩy 
xe goong chở ray ra và nhấc từng thanh ray đặt lên trên tà vẹt. Liên kết sơ bộ đảm 
bảo an toàn các xe goong có thể tiến lên. 
 - Sau khi đãt đặt được đoạn đường đủ dài người ta bắt đầu liên kết chính thức. 
 - Trình tự: Xê dịch tà vẹt vào đúng vị trí => kích ray lên và đặt tấm đệm => lắp 
đủ các bu lông và liên kết chặt tại các vị trí mối nối => tiến hành đóng đinh, trong 
quá trình đóng phải thường xuyên kiểm tr cự ly để điều chỉnh. 
g. Tu sửa đường đã đặt. 
 - Ray đặt xong khoảng được 150 – 200m phải tu sửa đường ray để đoàn tàu 
công vụ chạy được với vận tốc 8 – 10 km/h. 
 - Nội dung: 
 + Bắn giật tim đường theo đúng vị trí của nó. Ở trong đường cong người ta giật 
theo từng dây cung. 
 + Điều chỉnh cự ly ray. 
 + Điều chỉnh vị trí tà vẹt. 
 + Kiểm tra và sửa sang các liên kết: đinh, bu lông,... 
5.4.5. Phương pháp đặt ray bằng cần cẩu Poctik. 
 * Phạm vi áp dụng: dùng đặt đường trong trường hợp mức độ cơ giới hóa chưa 
cao. 
 * Cấu tạo: 
ĐƯỜNG SẮT – KTXD 
ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT 77
 - Cần cẩu poctik chạy trên hai ray phụ đặt 2 bên lề đường. 
 - Di chuyển chủ yếu dùng sức người. 
1
2
3
4
5 5
7
5 5 5
4
6 6
40
00
m
m
Cấu tạo cần cẩu poctik 
1. Tời quay 2. Dàn chịu lực 3. Móc cẩu ray 
 4. Ròng rọc 5. Bánh xe nhỏ 6. Ray phụ 7. Cầu ray 
 * Thao tác: 
 - Đoàn tàu chở cầu ray có đầu máy đẩy tiến ra hiện trường, thường có 2 toa 
mỗi toa chở 4 cầu ray. 
 - Công nhân đẩy cần cẩu poctik chạy trên ray phụ đến tao xe đầu tiên lấy 1 
cầu ray. 
 - Cần cẩu có cầu ray di chuyển lên phía trước và đặt cầu ray này trên đường 
đã chuẩn bị sẵn. 
 - Cần cẩu lùi lại phía toa xe chở cầu ray để tiếp tục chu kỳ như trước. 
5.4.6. Tu sửa đường ray sau khi đặt. 
 - Đường sau khi đặt ray cần phải cho đoàn tàu vật liệu và các đoàn tàu vận 
chuyển nhiên liệu, thực phẩm chạy cho nên sau khi đặt ray cần biên chế và tổ chức 
thành đội tu sửa tuyển đường để nâng cao tốc độ tàu chạy. 
 - Sau khi tu sửa được một lượt thì giao cho công nhân ở khu gian giữ gìn để 
tiến hành tu sửa hàng ngày. 
 - Trong công tác tu sửa đường, đội tu sửa cần áp dụng những phương pháp 
TC đặc biệt như: kích đường, đầm nén, bắn dịch đường,... 
ĐƯỜNG SẮT – KTXD 
ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT 78
 - Song song với việc sửa chữa thường xuyên cần phát hiện rãnh đá đường và 
tìm mọi biện pháp xử lý. 
5.5. Rải đá. 
5.5.1. Khái niệm chung. 
1. Địa vị công tác rải đá – vật liệu làm đá lát. 
 - Địa vị (vai trò): 
 + Công tác rải đá là công tác quan trọng trong TCĐS khi kết thúc công tác rải 
đá về cơ bản thì đã hoàn thành. 
 + Sau khi rải đá xong cần phải đảm bảo các đoàn tàu công vụ chạy với tốc độ 
cao, đồng thời không làm hư hỏng kết cấu tầng trên và nền đường dẫn đến làm giảm 
chi phí vận chuyển. 
 + Rải đá là công tác nặng nhọc phức tạp yêu cầu độ chính xác cao. 
 - Vật liệu làm đá lát: cát, thạch anh kích thước hạt từ 0,1 – 0,3mm, đá sỏi 
kích thước hạt từ 3 – 60mm, đá dăm kích thước hạt 40 – 60mm và cát hạt to. 
2. Cách thức rải đá, nội dung rải đá. 
 - Công tác rải đá được tiến hành theo từng lớp một, tùy theo chiều đày lớp đá 
khác nhau mà có thể hoàn thành công tác rải đá làm 2 hoặc 3 lần. 
 - Nếu đường là tà vẹt gỗ chiều dày lớp đá lát 25cm có thể rải làm 2 lớp: lớp 
thứ nhất chịu lực chính dày 15 – 25cm cho đoàn tàu công vụ chạy qua khoảng 10 lần 
đầm lèn sau đó mới rải lớp đá thứ 2. Nếu chiều dày lớp đá lót 35cm có thể rải làm 3 
lớp, lớp đầu là lớp đệm, lớp còn lại là lớp chính chịu lực. 
 - Tùy theo tình hình cụ thể từng tuyến một mà có thể đặt ray trước hay rải đá 
trước đặt ray sau. Trình tự đặt ray đặt ray trước rải đá sau là hình thức thông dụng khi 
xây dựng tuyến mới. 
 + Ưu điểm: lợi dụng ngay đường sắt mới đặt ray để vận chuyển đá 
 + Nhược điểm: tốc độ chạy tàu chậm và có thể làm hư hỏng nền đường. 
 - Một số tuyến mỏ đá ở gần, phương tiện vận chuyển dễ dàng người ta có thể 
sử dụng ô tô và các phương tiện khác vận chuyển đá để rải một lớp trước khi đặt ray. 
 + Ưu điểm: tàu chạy trên đường ray đã có đá nên có thể đạt tốc độ cao, tránh 
làm hư hỏng mặt đỉnh nền đường. 
 + Nhược điểm: giá thành vận chuyển đá bằng ô tô để rải lớp đá đầu là cao so 
với vận chuyển bằng đường sắt. 
 * Nội dung công tác rải đá: 
ĐƯỜNG SẮT – KTXD 
ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT 79
 - Tổ chức khai thác đá ở mỏ. 
 - Tổ chức vận chuyển đá ra tuyến và xả đá xuống đường. 
 - Tổ chức công tác rải đá trên tuyến: vào đá lòng đường, chèn đá, thêm đá 
cho đầy khoang tà vẹt,... 
5.5.2. Tổ chức chuyển đá ra tuyến và dỡ đá xuống đường. 
1. Sơ đồ vận chuyển đá. 
a. Sơ đồ vận chuyển đá theo chiều bãi lấy đá (sơ đồ 1). 
 - Đá được vẩn chuyển đến đầu xa nhất thuộc phạm vi cung cấp của mỏ đá và 
rải đá từ đó về gần mỏ. 
Má ®¸
Th
an
g 
th
êi
 g
ia
n
 - Ưu điểm: các đoàn tàu chở đá không cắt qua đội hình chèn đá, vào đá nên 
không làm giảm năng suất của việc chèn đá và vào đá. 
 - Nhược điểm: việc vận chuyển đá luôn đi trên đường chưa có đá dẫn đến làm 
giảm tốc độ vận chuyển, tăng số lượng đầu máy toa xe => tăng chi phí, đồng thời làm 
hỏng kết cấu tầng trên và nền đường. 
 - PVAD: thi công tuyến ngắn và thi công vào mùa khô. 
b. Sơ đồ vận chuyển đá từ bãi lấy đá đi (sơ đồ 2). 
 - Đá được vận chuyển từ đầu đường gần mỏ đá nhất và rải đi. 
ĐƯỜNG SẮT – KTXD 
ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT 80
Má ®¸
Th
an
g 
th
êi
 g
ia
n
 - Ưu điểm: việc vận chuyển đá luôn đi trên nền đường đã có đá => tốc độ vận 
chuyển cao và không làm hư hỏng kết cấu tầng trên và nền đường. 
 - Nhược điểm: việc vận chuyển cắt qua đội hình chèn đá, vào đá dẫn đến 
năng suất thấp. 
c. Sơ đồ vận chuyển hỗn hợp. 
 - Trên từng khu gian thì người ta sử dụng sơ đồ1, xét tổng thể trên toàn tuyến 
thì người ta dùng sơ đồ 2. 
Má ®¸
Th
an
g 
th
êi
 g
ia
n
- Ưu điểm: đoàn tàu vận chuyển đá không vượt quá một khu gian mà không 
làm gián đoạn đội công nhân rải đá ở đoạn trước. 
 - Nhược điểm: đội công nhân rải đá luôn phải di chuyển từ khu gian này sang 
khu gian khác. 
2. Tính số lượng đoàn tàu vận chuyển đá. 
 - Căn cứ tính toán: 
 + Căn cứ vào tiến độ rải đá hàng ngày mà xác định được khối lượng đá cần 
thiết hàng ngày và cự ly vận chuyển. 
 + Căn cứ vào năng lực máy móc thiết bị của đơn vị thi công. 
ĐƯỜNG SẮT – KTXD 
ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT 81
 + Căn cứ vào thông số cụ thể của tuyến: bình diện, trắc dọc, độ dốc ip,... 
 - Cách tính: 
 + Khối lượng đoàn tàu ở khu gian khó khăn nhất: 
gi
igPF
Q
p
pkp
)..2,1(
).2,1.(.
,,
0
,
0

 
 , (T) 
 => Khối lượng hàng của đoàn tàu QH. 
 + Tính khối lượng đá cần thiết hàng ngày G (m3). 
 => Số chuyến tàu: 
HQ
GN . 
 + Từ cự ly vận chuyển và các yếu tố khác ta tính được chu kỳ vận chuyển T => 
số đoàn tàu. 
3. Tổ chức dỡ đá xuống đường. 
 * Nguyên tắc: 
 - Dỡ đá phải đầy đủ số lượng yêu cầu tại mỗi vị trí, không quá nhiều và cũng 
không quá ít. 
 - Phải làm nhanh để giải tỏa khu gian cho đoàn tàu khác vào. 
 * Dỡ đá khi sử dụng toa xe trần: 
 - Dỡ đá thủ công: Bố trí khoảng 4-6 người dùng quốc xẻng gạt đá từ toa xe 
xuống lề đường, phương pháp này năng suất thấp, lao động thủ công nặng nhọc. Áp 
dụng cho thi công đại tu sửa chữa, thi công tuyến ngắn. 
 - Dỡ đá bằng máy: trên xe bằng phổ thông người ta đặt lên một chiếc máy dỡ 
đá đơn giản, phương pháp này nâng cao năng suất dỡ đá, giảm lao đông nặng nhọc, 
rút ngắn được thời gian dỡ đá. 
 * Xả đá bằng toa xe tự xả (toa xe chuyên dùng). 
 - Loại toa xe tự xả là một thiết bị chuyên môn có hiệu suất cao, có thể giải 
quyết được vấn đề hạn chế được số lượng đá đổ và vị trí đổ đá. 
 - Loại toa xe này có thể giải quyết được số lượng đá đổ ở mỗi lớp không 
nhiều quá để ròi phải bốc đi hoặc ít qúa phải bổ sung thêm vào, giảm công tác hớt đá 
từ vai đường vào hông tà vẹt. 
ĐƯỜNG SẮT – KTXD 
ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT 82
cöa x¶ trong
cöa x¶ ngoμi
Toa xe chuyên môn 
 - Cửa đổ đá người ta bố trí dưới đáy xe bằng. Có 2 mang, mỗi mang có 2 cửa 
khoang, các cửa có van đóng mở. Có thể điều khiển cho van chạy sang trái hay phải 
tùy theo vị trí cần đổ đá. 
 - Có 2 chế độ: 
 + Chế độ di chuyển 
 + Chế độ xả đá, lúc này trọng tâm toa xe được hạ thấp xuống. 
5.5.3. Rải đá. 
1. Công tác chuẩn bị cho rải đá ở lớp thứ nhất. 
 - Tu sửa nền đường đặc biệt ở các khu vực nền đường bị hư hỏng lồi, lõm có 
khả năng bị tụ nước. 
 - Tu sửa lại đường ray: đóng lại đinh, xiết chặt các bu lông. 
 - Tiến hành đóng cọc mốc ở lề đường làm căn cứ cho việc kích đường, chèn đá. 
Mỗi đầu ray người ta đóng 1 cọc, trong đường cong người ta đóng về phía bụng. 
 - Dọn dẹp các kết cấu vật liêu thừa ra ngoài phạm vi nền đường. 
2. Rải đá thủ công. 
 * Phạm vi áp dụng: thi công tuyến ngắn tiêu chuẩn thấp và khi thi công đại tu 
sửa chữa. 
 * Trình tự thi công: 
 - Chuẩn bi: về mặt nhân lực, dụng cụ, dọn mặt bằng thi công ,... 
 - Kích đường, đồng thời điều chỉnh vị trí của tà vẹt vuông góc với tim đường, 
khoảng cách giữa các tim tà vẹt phải đúng theo khoảng cách thiết kế. 
ĐƯỜNG SẮT – KTXD 
ThS. NGUYỄN ĐỨC TÂM – BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT 83
 - Xếp đá kê vào phía dưới tà vẹt giữ cao độ của đoạn vừa kích, chiều cao mỗi 
lần kích không quá 15cm để đảm bảo cho các bộ phận của kết cấu tầng trên không bị 
hư hỏng. 
 - Tiến hành vào đá, bổ sung đá vào khu vực lòng đường, bổ sung đúng số 
lượng cần thiết, lượng đá phải đồng đều. 
 - Chèn đá dưới tà vẹt, trong quá trình chèn người ta tiến hành chèn nhiều lần 
(khoảng 2-3 lần). 
 - Tiến hành giật đường: tùy theo lượng giật mà người ta có thể tiến hành bố trí 
như sau: 
 + Nếu lượng giật lớn thì tiến hành giật trước khi chèn đá. 
 + Nếu lượng giật nhỏ thì tiến hành giật sau khi chèn đá. 
 - Sửa chữa đường: đây là công tác cuối cùng của rải đá, sửa lại các liên kết, 
làm khô lòng đường và chống đọng nước trên tà vẹt. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_duong_sat_phan_2_truong_dai_hoc_giao_thong_van_ta.pdf
Ebook liên quan