Giáo trình Giáo dục gia đình - Phạm Thị Thu Hồng

Tóm tắt Giáo trình Giáo dục gia đình - Phạm Thị Thu Hồng: ...chuyển đổi mới. Chữ quốc ngữ ra đời thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm. + Văn hoá Pháp cùng với những kiến thức khoa học kĩ thuật được truyền bá rộng rãi. + Một bộ phận gia đình Việt Nam thuộc tầng lớp viên chức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc mới phát sinh chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đ... sở chính để xây dựng uy quyền thật sự chân chính của cha mẹ chỉ có thể nằm ngay trong cuộc sống lao động, đối nhân xử thế trong đạo đức, trong vai trò, trách nhiệm người công dân của họ. + Nếu như các bậc cha mẹ hoàn thành các vai trò đó một cách trung thực, nhiệt tình và luôn luôn có ý thức...h đa dạng, phong phú của nó mà con người có thể bắt gặp khắp nơi. Con người càng yêu cái đẹp bao nhiêu thì càng từ bỏ, căm ghét cái xấu xa, bẩn thỉu bấy nhiêu. Nhờ vậy mà con người trở thành thanh cao, có văn hóa. - Con người tiếp thu cái đẹp đầu tiên chính là ở trong gia đình. Vai trò của gi...

pdf51 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Giáo dục gia đình - Phạm Thị Thu Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 động viên, khích lệ trẻ duy trì và phát triển 
những thành tích đã đạt được, nhưng cần phải tránh việc khen thưởng một 
cách quá dễ dãi tạo nên ở trẻ tâm lý dù đạt được một kết quả nào đó cũng được 
cha mẹ khen thưởng. Khen thưởng không đúng đắn, quá dễ dãi sẽ làm giảm 
mất ý nghĩa giáo dục, thậm chí biến thành đối lập, coi việc khen thưởng như là 
một sự mua chuộc quá mức gây ra thói quen kiêu ngạo, tự mãn quá sớm đối 
với trẻ.
3.4. Phương pháp kỉ luật, trừng phạt.
- Khiển trách, kỉ luật, trừng phạt cũng là phương pháp cần thiết đã được con 
người sử dụng từ lâu để nhằm điều chỉnh, uốn nắn những hành vi sai lạc đối với 
cá nhân, làm tổn hại đến lợi ích chung của tập thể, cộng đồng dân tộc.
- Khiển trách, trừng phạt, kỉ luật là các mức độ tác động đến nhân cách của 
trẻ, biểu hiện thái độ không đồng tình, lên án, phản đối, phủ nhận của cha mẹ 
đối với những hành vi, hành động của trẻ trái với mục đích, yêu cầu theo định 
hướng phát triển nhân cách chính đáng.
- Khiển trách, trừng phạt, kỉ luật thậm chí có khi dùng đến roi vọt chỉ vì một mục 
đích là giúp trẻ nhận thức đầy đủ, sâu sắc các mức lỗi lầm, sai phạm nghiêm 
trọng của mình đã gây tác hại không những cho chính bản thân mà còn cho cả 
người khác. Vì vậy, các phương pháp đó cũng không nhất thiết phải loại trừ ra 
khỏi lĩnh vực giáo dục trong gia đình. Thậm chí có khi lại cần thiết, nếu trẻ ương 
bướng, cố tình hành động sai với những qui tắc chuẩn mực đạo đức, xâm hại 
đến truyền thống tốt đẹp của gia đình. Chính vì thế mà tục ngữ, ca dao đã có 
câu:
"Thương con thì cho roi, cho vọt
Ghét con thì cho ngọt, cho bùi"
+ Tất nhiên, khi các bậc cha mẹ phải dùng đến các biện pháp trừng phạt, kỉ luật, 
roi đòn là điều bất đắc dĩ. Ngay trong nền giáo dục của xã hội phong kiến, cha 
ông chúng ta cũng đã khuyên: "Dược trị dân chớ khá học sơ sài pháp dạy trẻ 
chớ ra oai bặm trợn" (Nguyễn Đình Chiểu).
+ Mấy năm gần đây con số điều tra cho thấy tới 70% các vụ đánh trẻ em thành 
thương tích vô tình hay cố ý, dẫn đến tình trạng trẻ bỏ nhà lang thang bị bọn 
xấu rủ rê lôi cuốn sa vào các tệ nạn xã hội hoặc bức tử là do chính tay cha mẹ. 
- Khiển trách, trừng phạt, thậm chí cần đến cả roi vọt đối với trẻ, cha mẹ không 
nên thực hiện trong cơn bực tức nóng giận nhằm trút lên đầu con cái những 
trận lôi đình sấm sét cho hả hê. Trong những trường hợp như vậy không những 
không có ý nghĩa giáo dục, mà còn có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng tai 
hại khó lường được, thậm chí đã có người đã mang tội ngộ sát.
Như vậy, trong công tác giáo dục nói chung, cũng như giáo dục gia đình nói 
riêng, việc vận dụng các phương pháp theo ý kiến của nhà giáo dục lỗi lạc A.C 
Makarenkô thì "không có bất kỳ một phương pháp nào được coi là xấu hoặc tốt 
nếu như ta xem xét nó tách rời ra khỏi các phương pháp khác, khỏi hệ thống 
toàn thể, tổ hợp toàn thể các ảnh hưởng"(*). Mỗi phương pháp đều có ưu điểm 
đặc thù của nó và thực tế cho thấy rằng không có bất kỳ một phương pháp giáo 
dục nào là vạn năng, cho nên các bậc cha mẹ phải vận dụng tất cả các phương 
pháp trong giáo dục gia đình.
Một điều rất đáng quan tâm đối với các bậc cha mẹ là sử dụng bất kỳ phương 
pháp nào cũng phải có mức độ, giới hạn. Chẳng hạn từ những đứa trẻ thường 
xuyên bị cha mẹ cấm đoán nghiệt ngã, bị đánh đập sẽ sinh ra những con người 
bạc nhược hoặc có thể trở nên tàn ác, suốt đời sẽ hận thù cho tuổi thơ của 
mình. Nhưng những đứa trẻ được chiều chuộng quá mức luôn luôn được thỏa 
mãn mọi nhu cầu, dục vọng thì rất dễ trở thành những con người ích kỉ, tham 
lam, phát triển nhiều thói hư tật xấu. Vì vậy, nhà giáo dục kiệt xuất A.C 
Makarencô đã có lời khuyên: "Bất kỳ một phương pháp giáo dục nào của gia 
đình cũng phải có mức độ".
Câu hỏi hướng dẫn học tập
Câu 1. Theo anh, chị cần có bao nhiêu điều kiện để có thể tạo thuận lợi cho 
giáo dục gia đình? Trong đó có những điều kiện nào là cơ bản nhất?
Câu 2. Trình bày tóm tắt các nội dung giáo dục cơ bản của gia đình. Theo anh, 
chị thì gia đình cần quan tâm với nội dung giáo dục nào nhất? Vì sao?
Câu 3. Phân tích nội dung giáo dục hành vi đạo đức trong quan hệ gia đình. Ý 
nghĩa của nó trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách người công dân 
chân chính.
Câu 4. Phân tích nội dung giáo dục hành vi đạo đức trong quan hệ xã hội. Gia 
đình hiện nay cần quan tâm giáo dục những yếu tố đạo đức truyền thống nào 
trong sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ?
Câu 5. Trình bày nội dung giáo dục thái độ, kỹ năng lao động cho trẻ ở trong gia 
đình. Ở lứa tuổi thanh thiếu nhi lao động chủ yếu của các em là gì và ý nghĩa 
của nó?
Câu 6. Phân tích nội dung giáo dục thể chất và thẩm mỹ cho trẻ trong gia đình. 
Vì sao khi thực hiện nội dung giáo dục này các bậc cha mẹ cần quan tâm giáo 
dục những hành vi trong nếp sống lịch sự, lễ phép cho trẻ?
Câu 7. Giải thích vì sao giáo dục trẻ trong gia đình thực chất là tổ chức cho trẻ 
hoạt động.
Câu 8. Giáo dục gia đình có những phương pháp cơ bản nào? Phân tích nội 
dung của từng phương pháp. Điều gì đáng quan tâm đối với các bậc cha mẹ khi 
sử dụng các phương pháp giáo dục gia đình?
Chương III: Mối Quan Hệ Giữa Gia Đình, Nhà Trường Và 
Xã Hội Trong Giáo Dục
Trách Nhiệm Của Gia Đình Trong Việc Liên Kết Với Nhà Trường 
Và Xã Hội Trong Giáo Dục
1. Trách nhiệm của gia đình trong giáo dục.
- Gia đình là nơi con người được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của 
mình. Trong xã hội XHCN, gia đình được hình thành trên cơ sở nam, nữ hoàn 
toàn tự nguyện yêu thương, tôn trọng, có trách nhiệm cùng nhau củng cố gia 
đình, nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội.
- Giáo dục con cái trong gia đình không phải chỉ là công việc riêng tư của cha 
mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm 
cha làm mẹ. Điều 19 của Luật Hôn nhân và Gia đình đã ghi rõ "cha mẹ có nghĩa 
vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con về thể chất, trí tuệ, đạo đức Cha 
mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trường 
và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con".
- Gia đình và nhà trường là hai thiết chế cùng có chức năng xã hội hóa cá nhân 
cho con em về mặt đạo đức - tư tưởng chính trị, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất, lao 
động để họ trở thành những công dân chân chính của xã hội mới. Thể chế gia 
đình đã bộc lộ rõ rệt khả năng giáo dục to lớn, mạnh mẽ mà giáo dục của nhà 
trường khó lòng mà đảm đang, thay thế được.
+ Gắn với quan hệ máu mủ, ruột thịt và tình yêu sâu sắc của cha mẹ đối với con 
cái cùng tình cảm kính yêu, biết ơn của con cái đối với cha mẹ nên giáo dục gia 
đình mang tính xúc cảm mạnh mẽ, có khả năng cảm hóa rất lớn.
+ Giáo dục gia đình còn mang tính cá biệt rõ rệt trên cơ sở sự phát triển tâm 
sinh lý lứa tuổi khác nhau của trai và gái, chị em, anh em trong gia đình và tác 
động thường xuyên, lâu dài trong đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân từ những 
tình huống đơn giản đến phức tạp.
2. Giáo dục gia đình trong các giai đoạn phát triển của trẻ.
Tùy vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi gia đình mà việc tiến hành giáo dục 
trong các giai đoạn phát triển của trẻ có các nội dung, hình thức, nhiệm vụ khác 
nhau:
2.1. Giai đoạn trước khi trẻ đến trường phổ thông.
Trước khi trẻ đến trường phổ thông, một số ít gia đình có điều kiện thuận lợi 
chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình, còn đại bộ phận các bậc cha mẹ là gửi con 
vào nhà trẻ, lớp mẫu giáo theo các chế độ nội trú, bán trú khác nhau. Nhưng, dù 
dưới hình thức, chế độ nào, các bậc cha mẹ cũng cần phối hợp với các cô giáo 
quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ:
- Bảo đảm chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cho cơ thể của trẻ phát triển.
- Quan tâm đến các hoạt động vui chơi, sinh hoạt hàng ngày có ích, hợp lý, đến 
việc phát triển các giác quan, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Dạy cho trẻ cách ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của gia đình và xã 
hội.
- Dạy cho trẻ lòng thương người, yêu quý thiên nhiên, hướng các hoạt động vui 
chơi, giải trí của trẻ vào việc phát triển những yếu tố tâm lý cần thiết, chuẩn bị 
cho chúng vào lớp một trường phổ thông.
2.2. Giai đoạn khi các em đã vào học trường phổ thông.
Khi các em đã vào học trường phổ thông thì công việc học tập đã trở thành 
nhiệm vụ lao động chủ yếu không phải là điều đơn giản. Vì vậy, các bậc cha mẹ 
phải quan tâm thường xuyên, tạo cho các em những điều kiện thuận lợi như:
- Mua sắm đầy đủ sách vở, bút mực, đồ dùng học tập, quần áo, mũ giày v.v 
thiết yếu hàng ngày.
- Giúp các em rèn luyện thói quen thực hiện giờ giấc, nề nếp trong học tập, vệ 
sinh, giúp các em cách ứng xử với thầy với bạn.
2.3. Giai đoạn ở tuổi thiếu niên, khi các em lên học ở các lớp THCS.
Ở tuổi thiếu niên, khi các em lên học ở các lớp Trung học cơ sở, nhiệm vụ học 
tập đối với các em lại càng nặng nề, vất vả hơn. Thời gian, trí lực phải đầu tư 
cho việc học đối với các em cũng tăng theo lớp học, đồng thời quan hệ bạn bè, 
quan hệ xã hội cũng phong phú, phức tạp hơn khi học ở tiểu học. Vì vậy, các 
bậc cha mẹ cần:
- Ngoài việc quan tâm đến kết quả học tập của trẻ, còn phải dành nhiều thời 
gian chú ý đến các mối quan hệ của con cái đối với bạn bè, để kịp thời phát hiện 
ra những lệch lạc do bạn xấu rủ rê.
- Đồng thời phải chú ý đến những biểu hiện của các xu hướng và hứng thú về 
nghề nghiệp, nhằm khuyến khích các em tự học tập, phát triển năng khiếu, định 
hướng việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình.
2.4. Giai đoạn ở tuổi cuối cấp THCS, đầu cấp THPT.
- Ở tuổi cuối cấp Trung học cơ sở, đầu cấp Trung học phổ thông của trẻ, về mặt 
sinh lý cơ thể cũng như đời sống tâm lý có những biến đổi mạnh mẽ chuyển từ 
trưởng thành từ trẻ con sang người lớn. Các nhà tâm lý học và giáo dục học 
thường gọi đây là thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của tuổi thanh 
thiếu niên.
- Ở giai đoạn này các em thường muốn thử nghiệm khả năng, mong muốn của 
mình vào thực tiễn cuộc sống, trong khi vốn sống, kinh nghiệm còn thiếu thốn, 
nghèo nàn; khả năng suy xét, phân tích còn nông cạn nên thường dẫn đến 
những va vấp, thậm chí gây ra những hậu quả tai hại cho bản thân và gia đình. 
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần:
+ Quan tâm, cung cấp những kinh nghiệm trong quan hệ xã hội.
+ Động viên, cảm thông nâng đỡ khi các em thất bại nản chí.
+ Giúp những kiến thức hiểu biết tự kiềm chế, tự chủ.
3. Những thiếu sót của vấn đề giáo dục gia đình.
Trong những năm phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, người ta thấy 
vấn đề giáo dục gia đình đã bộc lộ những thiếu sót phổ biến sau đây:
- Trong nhiều gia đình, cha mẹ mãi lo làm ăn, xây dựng kinh tế, không quan tâm 
đến việc giáo dục con cái, nhất là việc học hành của con thì phó mặc cho nhà 
trường, đoàn thể.
- Các bậc cha mẹ chưa có quan niệm thống nhất về mục đích, nhiệm vụ giáo 
dục thế hệ trẻ theo yêu cầu đối với người công dân của xã hội mới. Họ coi trọng 
lợi ích trước mắt cho con cái, gia đình, coi nhẹ tương lai lâu dài của con cái theo 
quan niệm "Học tốt không bằng thằng dốt lắm tiền".
- Năng lực giáo dục, những hiểu biết về sự phát triển về các mặt sinh lý, tâm lý 
đối với con cái của các bậc cha mẹ còn rất nhiều hạn chế nên chưa sử dụng 
được các biện pháp giáo dục cho phù hợp với các tình huống đối với trẻ.
- Tình trạng gia đình li hôn khá phổ biến hoặc cha mẹ phạm pháp đi cải tạo, 
hoặc thiếu gương mẫu không làm tròn nghĩa vụ của người công dân cũng gây 
hậu quả xấu trong giáo dục gia đình, làm cho con cái không yên tâm học tập, 
buồn nản, đau khổ làm phát sinh những thói xấu.
4. Những vấn đề cơ bản cần phối hợp với nhà trường để giáo dục gia 
đình có hiệu quả.
Để giáo dục gia đình có hiệu quả tốt nhằm hình thành và phát triển nhân cách 
của một người công dân tương lai chân chính góp phần xây dựng xã hội mới, 
các bậc cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường thực hiện những vấn đề 
cơ bản sau đây:
- Xây dựng một gia đình đầy đủ, toàn vẹn – đó là một tập thể lao động đoàn kết, 
thân ái, trong đó mọi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm yêu thương, 
quý trọng nhau vì đời sống, danh dự và nhân cách của mỗi cá nhân ở trong gia 
đình và người công dân chân chính của xã hội.
- Xây dựng được một phong cách sinh hoạt hàng ngày có nề nếp về lao động, 
học tập, nghỉ ngơi rõ ràng, hợp lý phù hợp với nhu cầu, hứng thú nhằm phát 
huy những mặt tích cực của cá nhân. Đặc biệt, cha mẹ, người lớn phải giữ 
được uy tín, gương mẫu vai trò của mình trong gia đình và vị thế ở ngoài xã hội.
- Liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể - nơi sinh hoạt của trẻ để nắm được 
mục đích nhiệm vụ giáo dục đào tạo người công dân tương lai, từ đó định 
hướng đúng đắn về tư tưởng chính trị, đạo đức cho việc giáo dục trong gia 
đình.
Cha Mẹ Người Chịu Trách Nhiệm Liên Kết Với Nhà Trường Và 
Các Tổ Chức Xã Hội Trong Giáo Dục
Để cho việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, nhằm hình thành và phát triển 
nhân cách người công dân tương lai chân chính đáp ứng yêu cầu của sự 
nghiệp xây dựng xã hội mới, thì các bậc cha mẹ không những phải luôn luôn 
quan tâm tạo ra những điều kiện thuận lợi, thực hiện những nguyên tắc cơ bản 
trong giáo dục gia đình mà còn phải có trách nhiệm liên kết chặt chẽ, thường 
xuyên với nhà trường, với các tổ chức xã hội để thống nhất mục đích, nội dung 
giáo dục.
1. Giáo dục gia đình.
Giáo dục gia đình tuy có những mặt mạnh tích cực là mang tính xúc cảm, gắn 
bó với quan hệ máu mủ, ruột thịt nên có khả năng cảm hóa rất lớn, giáo dục gia 
đình cũng mang tính cá biệt rõ rệt dựa trên cơ sở cuộc sống tự nhiên cởi mở, 
yêu thương sâu sắc trong gia đình trong thời gian lâu dài rất thuận lợi. Giáo dục 
gia đình mang tính linh hoạt và thiết thực trên cơ sở theo nhu cầu của cá nhân 
với sự thống nhất lợi ích chung của các thành viên trong gia đình - của người 
dạy và người học, phát huy được tính chủ thể của người học.
2. Giáo dục nhà trường.
Giáo dục nhà trường là một thiết chế chuyên biệt. Đó là tính mục đích mang ý 
nghĩa xã hội cao được quán triệt trong quá trình giáo dục, đó là hệ thống tri thức 
và kỹ năng, nhất là phương pháp tư duy có tính chất cơ bản, hệ thống và có thể 
phát triển, mở rộng; đó là hệ thống phương pháp và các phương tiện khoa học 
kỹ thuật cập nhật, hiện đại tạo điều kiện cho sự trưởng thành nhân cách toàn 
diện của trẻ em, sự lập nghiệp và thành đạt suốt cả đời người.
- Tuy nhiên, nhà trường dường như chỉ chú ý đến việc cung cấp kiến thức, đánh 
giá chất lượng, mục tiêu văn hóa, mà có phần xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, 
tư cách nói chung, đặc biệt là đạo đức trong quan hệ đối xử với gia đình, với 
bạn bè, người lớn. Ý thức được sự lệch lạc đó, nên ở nhiều trường đã nêu cao 
câu "Tiên học lễ, hậu học văn" nhằm điều chỉnh, cân bằng mục đích giáo dục. 
Câu "Tiên học lễ, hậu học văn" có ý nghĩa, giá trị của một khẳng định dạy học 
phải mang tính giáo dục, bồi dưỡng kiến thức văn hóa phải gắn bó chặt chẽ với 
bồi dưỡng hành vi đạo đức nhằm phát triển một nhân cách có hai mặt cơ bản 
tài năng và đạo đức hoặc năng lực và phẩm chất.
- Mặt khác, giáo dục nhà trường do học sinh đông trong một khối, một lớp nên 
thầy cô giáo chỉ chú ý đến được những cái chung, phổ biến, không quan tâm 
đúng mức được đến cái "cá biệt hóa" của từng học sinh để khích lệ, động viên, 
giúp đỡ trẻ phát triển bằng những biện pháp phù hợp.
3. Giáo dục xã hội.
- Giáo dục xã hội theo nghĩa rộng là những tác động trực tiếp hay gián tiếp của 
các tổ chức, cơ quan, đoàn thể trong nhà trường hoặc ngoài nhà trường đến 
quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đây là một lực lượng vô 
cùng đông đảo tạo ra một môi trường rộng lớn có ảnh hưởng tự phát hoặc tự 
giác rất mạnh mẽ đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ.
- Mỗi cơ quan, đoàn thể xã hội đều có những chức năng đặc thù của nó, nhưng 
tựu trung lại cũng chỉ để phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người. 
Do đó, tự phát huy hay tự giác, vô tình hay cố ý, trực tiếp hay gián tiếp của các 
tổ chức, cơ quan, đoàn thể xã hội đã tham gia đan kết vào nhau trong hoạt động 
giáo dục đối với mọi lứa tuổi.
+ Đối với thanh thiếu niên học sinh thì Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 
và Đội Thiếu niên Tiền phong ở trong nhà trường và địa phương là tổ chức thu 
hút các em thường xuyên sinh hoạt phù hợp với nhu cầu, hứng thú, đặc điểm 
của lứa tuổi. Vì vậy, đó cũng là tổ chức có chức năng đặc biệt về việc giáo dục 
tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân sinh quan cho thế hệ công dân tương lai theo 
yêu cầu phát triển của xã hội.
+ Cùng với các tổ chức đoàn, đội, các tổ chức khác như hội phụ nữ, hội nông 
dân, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh các tổ chức văn hóa, khoa học kỹ 
thuật, các cơ sở sản xuất kinh doanh của nhà nước, tư nhân nếu đào tạo họ 
trở thành những công dân hữu ích thì chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào sự 
nghiệp giáo dục tốt đẹp, tiến bộ của quốc gia, dân tộc.
- Giáo dục của xã hội góp phần đắc lực cho giáo dục của nhà trường và gia 
đình thực hiện được mục tiêu đào tạo con người theo định hướng xã hội chủ 
nghĩa của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
- Để phát huy tính tích cực giáo dục xã hội, trước hết là các tổ chức, cơ quan, 
đoàn thể xã hội thực sự vững mạnh, thực hiện được những chức năng cơ bản, 
chủ yếu của mình góp phần bảo vệ, xây dựng chính thể nhà nước XHCN, góp 
phần làm cho môi trường xã hội trong sạch, đời sống văn hóa tinh thần lành 
mạnh, không còn những tệ nạn xã hội tác động tự phát tiêu cực đến nhân cách 
của mỗi con người, nhất là đối với thế hệ trẻ đang ở trong độ tuổi rất dễ tập 
nhiễm những thói quen xấu.
- Chủ nghĩa xã hội ngày càng được phát triển vững chắc, toàn diện, đời sống 
càng tiến bộ, văn minh, thì con người - các công dân xã hội càng có ý thức sâu 
sắc về tương lai tốt đẹp của mình, của con cháu mình, của cả dân tộc, càng yêu 
quý, quan tâm đến thế hệ đang lớn lên, càng mong muốn được trao lại cho họ 
những kinh nghiệm, những hiểu biết của mình, càng hăng hái, tích cực tham gia 
vào các hoạt động có ích cho xã hội mang ý nghĩa giáo dục xã hội mạnh mẽ, 
sâu sắc.
+ Lực lượng và tiềm năng giáo dục xã hội vô cùng to lớn được thể hiện trong tất 
cả mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, đạo đức chính trị, thể 
dục thể thao v.v trong đội ngũ những người công nhân, nông dân, kỹ sư, 
nghệ sĩ, các nhà khoa học, những nhà giáo lão thành, những người đã nghỉ hưu 
hoặc đương chức
+ Những lực lượng xã hội này nếu được nhà trường tập hợp, tổ chức động 
viên, phối hợp hoạt động cùng với sự giúp đỡ của đoàn thể, chính quyền địa 
phương sẽ có những đóng góp to lớn, tích cực vào việc nâng cao chất lượng 
giảng dạy và học tập, vào việc tổ chức và hướng dẫn các hoạt động giáo dục 
học sinh trong và ngoài giờ lên lớp, đồng thời cũng giúp cho gia đình giáo dục 
phát triển các năng khiếu, nhu cầu, hứng thú có ích như nhạc, họa, kỹ thuật 
v.v trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ.
- Các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục thế hệ trẻ trước hết bằng 
việc mỗi đoàn viên, mỗi hội viên, mỗi cá nhân - mỗi người công dân tự mình nêu 
lên tấm gương sáng về tinh thần cần cù vượt khó trong lao động, học tập và 
công tác, có đạo đức trong sáng, nhân ái, chân thành, trung thực trong quan hệ 
ứng xử nghiêm khắc, thẳng thắn phê phán những thói hư, tật xấu, điều độc ác, 
kể cả với bản thân mình và những người xung quanh. Với những tấm gương 
trong sáng đẹp đẽ đó sẽ có tác dụng mạnh mẽ và tích cực trong việc hình thành 
nhân cách của học sinh.
Câu Hỏi Và Hướng Dẫn Ôn Tập
Câu 1. Phân tích trách nhiệm của gia đình trong việc liên kết với nhà trường và 
xã hội nhằm thực hiện mục đích giáo dục trong các giai đoạn phát triển khác 
nhau của trẻ.
Câu 2. Phân tích những thiếu sót phổ biến của vấn đề giáo dục gia đình hiện 
nay. Theo anh, chị các bậc cha mẹ cần phải làm gì để giáo dục gia đình có hiệu 
quả tốt?
Câu 3. Trình bày các hình thức phối hợp của gia đình với nhà trường và các tổ 
chức xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành người 
công dân hữu ích của đất nước

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_gia_dinh_pham_thi_thu_hong.pdf