Giáo trình Giao tiếp sư phạm - Lê Thanh Hùng

Tóm tắt Giáo trình Giao tiếp sư phạm - Lê Thanh Hùng: ...sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh. Để giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả cao :  Giáo viên chủ động, gần gũi, động viên học sinh ph...m: b1. Phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm: Là phong cách giao tiếp mà thầy cô giáo coi trọng những đặc điểm tâm lý cá nhân, vốn sống, kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú và các mức độ tích cực nhận thức của học sinh. Biết lắng nghe, tôn trọng và đáp ứng kịp th...ông 27. Những vấn đề không giải quyết được, vì mọi người không chịu nhường nhịn nhau khi tranh luận a.Đúng b.Không hoàn toàn c. Không 28. Tôi chưa học được cách thuyết phục có hiệu quả người khác a.Đúng b.Không hoàn toàn c. Không 29. Tôi bíêt cách xây dựng bầu không khí tin tưởng, giúp đỡ lẫn...

pdf50 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Giao tiếp sư phạm - Lê Thanh Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biếm về bất kì lĩnh vực nào. Đây là những thiếu sót cần phải được 
sửa chữa 
• M ức IV (từ 14-18 điểm): Mức độ giao tiếp, tính cởi mở ở anh ( chị) là vừa 
phải. Anh (chị) là người ham hiểu biết, tự nguyện lắng nghe những cuộc 
chuyện trò lý thú thân mật trong giao tiếp với người khác và sẵn sàng rút 
lui quan điểm của mình mà không cáo gắt. Bạn không gây ra những trạng 
thái khó chịu trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với những người lạ, đồng thời 
cũng không thích những nhóm người ồn ào và rời bỏ những người nhiều 
lời gây ra những kích động đối với bạn. 
• Mức V ( từ 9 - 13 điểm): Bạn là người rất cởi mở, là người hiếu kì ( tò mò) 
thích chuyện trò, thích thể hiện những vấn đề khác nhau và thường gây ra 
kíhc thích đối với mọi người xung quanh; tự nguyện làm quen với những 
người mới gặp; thích mình trở thành trung tâm của sự chú ý của mọi 
người; không từ chối yêu cầu của bất cứ ai mặc dù không phải bao giờ 
bạn cũng có thể thực hiện được các yêu cầu đó. Bạn thường nổi nóng 
nhưng lại nguộingay. Bạn có nhược điểm sau: tính tình dễ "bốc" nhưng 
dễ "xẹp" ít kiên nhẫn đối với những ván đề đòi hỏi tính cần mẫn và 
nghiêm túc. Tuy nhiên, khi muốn bạn sẽ có thể không lùi bước. 
• Mức VI ( từ 4-8 điểm): Có lẽ bạn là con người tẳhng ruột ngựa, tính cởi 
mở như là bản tính của bạn. Bạn thường có mặt ở mọi công việc, thích 
tham gia vào tất cả các cuộc tranh luận, mặc dù những đề tài nghiêm túc 
có thể gây ra đau đầu cho bạn và thậm chí làm cho bạn buồn chán. Bạn 
thường tự nguyện giữ lời hứa về bất cứ vấn đề gì, ngay cả vấn đề có ý 
đùa cợt, ở đâu bạn cũng thấy không yên tâm, giữ được công việc bất kì, 
mặc dù thường ít có thể thực hiện được nó đến cùng. Vì thế người lãnh 
đạo và tập thể thường nghi ngờ và thận trọng khi giao việc cho bạn. Bạn 
hãy suy nghĩ về thực tế này để sửa chữa. 
• Mức VII (từ 0-3 điểm): Tính hay tiếp xúc của bạn mang tính chất bệnh lý. 
Bạn là ngươi nói nhiều, lắm lời gây cản trở cả những công việc không có 
liên quan gì đến bạn. Bạn thường vơ lấy việc để phán đoán về các vấn đề 
mà bạn hoàn toàn chẳng có hiểu biết gì về nó cả. Bạn vô tình hay hữu ý, 
bạn thường là nghuyên nhân gây ra các xung đột khác nhau cho những 
người xung quanh, bạn hay phát khùng, giận giữ một cách vô cớ. Bạn 
không có được những công việc nghiêm túc. Mọi người cảm thấy khó 
chịu về bạn ở nơi công tác, ở gia đình hay ở bất cứ đâu. Vâng, đúng như 
thế đó, vì vậy bạn hãy tự rèn luyện tính cách của mình. Trước hết hãy tự 
giáo dục tính kiên trì. Tính điềm tĩnh, thaiù độ kính trọng người khác và 
cuối cùng hãy chú ý đến sức khoẻ và loại bỏ những cách sống như trên.
Test về khả năng giao tiếp
a) Mục đích : thử phát hiện khả năng giao tiếp của cá nhân.
b) Dụng cụ : giấy, bút.
c) Cách thức tiến hành : Để tự đánh gía về khả năng giao tiếp của bản thân và 
giúp cho việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, anh (chị) hãy thử làm thực 
nghiệm đối với mình bằng cách trả lời các câu hỏi sau (trong bản câu hỏi), nếu 
thấy phù hợp với ý kiến của mình thì ghi chữ “đúng”, nếu không phù hợp thì ghi 
chữ “không”.
Trong quá trình trả lời cần chú ý một số điểm sau :
• Sau khi đọc và hiểu ý câu hỏi thì trả lời ngay tức khắc, không cần suy 
nghĩ lâu và không nên sửa chửa câu trả lời. 
• Câu trả lời cần theo thứ tự và đầy đủ cho các câu hỏi. 
• Trả lời càng chính xác, trung thực, anh (chị) càng nhận được thông tin 
đúng về bản thân.
Bản câu hỏi
Số 
TT Câu hỏi Trả lời 
1
Kinh nghiệm cho thấy rằng tôi biết cách 
an ủi người đang có điều gì lo lắng, 
buồn phiền.
2
Tôi hay suy nghĩ việc riêng và ít chú ý 
nghe khi tiếp xúc, nói chuyện với người 
khác.
3 Tôi tiếp xúc, quan hệ với mọi người dễ 
dàng và tự nhiên. 
4 Mọi người cho rằng tôi nói hấp dẫn. 
5 Khi người nói chuyện càng lúng túng, 
bối rối, tôi càng ít tác động vào họ. 
6 Tôi có thể diễn đạt chính xác ý đồ của 
người nói chuyện khi họ tiếp xúc với tôi. 
7 Tôi biết cách làm cho người lạ gần gũi 
tôi hơn.
8 Tôi thường diễn đạt ngắn gọn ý kiến của 
mình. 
9 Nếu người khác có ý kiến trái ngược, tôi 
không phí thời giờ để thuyết phục họ. 
10
Tôi hay để ý đến những chỗ ngập 
ngừng, lưỡng lự, khó nói của người nói 
chuyện với tôi, bởi vì những chỗ đó cho 
tôi nhiều thông tin quan trọng về họ hơn 
cả những gì họ đã nói ra. 
11 Tôi ít khi có ý định tìm hiểu ý đồ của 
người tiếp xúc với tôi. 
12
Tôi không thích nhiều lời vì đằng sau 
những lời lẽ ấy chẳng có gì đáng chú ý 
cả.
13 Nếu tôi cần thuyết phục một người nào 
đó thì tôi thường thành công. 
14 Tôi biết ngay khi người nói chuyện lạc 
đề. 
15
Khi không hiểu người khác muốn gì thì 
không thể nói chuyện với người đó có 
kết quả được.
16 Tôi chưa có kỹ năng diễn đạt nguyện 
vọng của mình một cách ngắn gọn. 
17
Tôi không thể làm cho người khác đồng 
tình với quan điểm của tôi, kể cả khi họ 
không tin vào chính mình nữa. 
18 Tôi rất áy náy khi làm phiền người khác. 
19
Tôi dễ dàng tự kiềm chế mình khi bị 
người khác trêu chọc, khích bác, nói 
xấu tôi.
20 Không phải lúc nào tôi cũng diễn đạt suy 
nghĩ của mình một cách ngắn gọn. 
21
Khi giải quyết việc gì trong nhóm (lớp) 
tôi cố gắng hướng mọi người tập trung 
dứt điểm việc đó.
22 Tôi rất nhạy cảm với nổi đau của bạn bè 
và người thân. 
23 Mọi người nói rằng tôi không có khả 
năng tự chủ về xúc cảm khi tranh luận. 
24 Tôi cảm thấy nhiều người nói chuyện rời 
rạc, không chính xác, cần phải uốn nắn 
lại cho họ ngay.
25 Trong quá trình nói chuyện tôi thường 
giữ vai trò chủ động dẫn dắt các đề tài. 
26
Nhiều lần người ta nói rằng tôi không 
nhạy cảm đến thái độ tiếp xúc của 
người khác.
27 Tiếc rằng nhiều người hay thay đổi quan 
điểm khi nghe ý kiến người khác. 
28 Tôi không hài lòng về mình vì còn nói 
hơi nhiều. 
 c) Cách xử lý kết quả các câu trả lời
• Những câu trả lời “đúng” ở câu : 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12, 13, 14, 15, 18, 
19, 21, 22, 24, 25 và 27 thì mỗi câu được 1 điểm. 
• Trả lời “không” ở các câu : 2, 9, 11, 16, 17, 20, 23 và 26 thì cho mỗi câu 1 
điểm. 
• Hãy tính điểm cho từng câu một rồi điền kết quả vào bảng (trang43).
Theo số điểm : mỗi nhóm kỹ năng được chia thành 4 mức độ :
• Mức độ cao : 7 điểm 
• Mức độ tương đối cao : 5 – 6 điểm 
• Mức trung bình : 3 và 4 điểm 
• Mức độ thấp : 2 và 3 điểm
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV 
Câu hỏi/ điểm số Câu hỏi/ điểm số Câu hỏi/ Điểm số Câu hỏi/điểm số 
1 2 3 4 
5 6 7 8 
9 10 11 12 
13 14 15 16 
17 18 19 20 
21 22 23 24 
25 26 27 28 
Tổng số điểm 
• Sau khi tính tổng số điểm từng nhóm và đối chiếu với các mức độ, anh 
(chị) biết mình có trình độ cao hay thấp ở mỗi nhóm kỹ năng giao tiếp 
(mỗi nhóm gồm 7 kỹ năng). 
• Để biết chi tiết hơn nữa kỹ năng trong từng nhóm ta dựa vào sự giải thích 
sau :
 Nhóm I : Thể hiện tính chủ động, tích cực trong giao tiếp và bao gồm các kỹ 
năng (biết hành động ) :
• Biết kiềm chế và kiểm tra người giao tiếp với mình ( câu hỏi 1, 5, 9) 
• Biết thuyết phục ( 13, 17 ) 
• Biết chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp ( 21, 25 )
Nhóm II: Thể hiện tính bị động trong giao tiếp :
• Biết nghe người nói chuyện với mình ( 2, 6, 10, 14 ) 
• Nhạy cảm trong giao tiếp ( 18, 22, 26
Nhóm III : Thể hiện sự cân bằng, phù hợp trong giao tiếp.
• Biết cách tiếp xúc và thiết lập được mối quan hệ với người khác (3, 7) 
• Biết cân bằng nhu cầu của cá nhân và đối tượng trong khi tiếp xúc (11, 15 
) 
• Biết tự chủ về xúc cảm và hành vi của mình trong giao tiếp ( 19, 23 ) 
• Biết thay đổi cần thiết trong quá trình giao tiếp ( 27 )
 Nhóm IV : Thể hiện năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ trong giao tiếp ( gọn, dễ 
hiểu, cụ thể ), ( 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28 )
Vậy, sau khi trả lời các câu hỏi và xử lý kết qủa, cho phép ta tự đánh giá:
 Đã có nhóm kỹ năng giao tiếp nào cao hơn, nhóm nào thấp hơn để đề ra biện 
pháp rèn luyện tiếp tục. 
 Ta có biết từng kỹ năng trong mỗi nhóm mà ta đã có hay chưa, giúp cho việc 
luyện tập giao tiếp. 
 Có thể so sánh kết quả của mình với các bạn để có hướng luyện kỹ năng 
giao tiếp đạt kết quả cao
Tìm hiểu khả năng ứng xử sư phạm của bản thân
Cách tiến hành: Trước mắt bạn là một phép thử gồm các tình huống khác nhau. 
Mõi tình huống có nhiều cách giải quyết, bạn hãy lựa chọn cách giải quyết phù 
hợp với suy nghĩ và cách xử sự của bạn.
5.1 Trừng phạt học sinh phạm lỗi nhưng hóa ra là nó không có lỗi. Bạn hành 
động như thế nào?
a. Không đá động gì đến chuyện đó nữa vì sợ mất uy tín
b. Xin lỗi học sinh đó ngay
c. Không nói đến sự việc xảy ra, sau đó nhan dịp nào đó bạn nói với học sinh 
rằng: "Người lớn cũng có lúc sai lầm"
5.2 Khi sắp hết giờ học, có học sinh làm bạn bực mình vì những cau thắc mắc " 
hóc búa" ngoài sự chuẩn bị của bạn. Bạn sẽ giải quyết như thế nào?
a. Ngắt lời học sinh ngay.
b. Giễu cợt câu hỏi của học sinh và từ chối yêu cầu của em đó.
c. Giải thích cho học sinh rằng chính bạn đang muốn đặt câu hỏi đó cho tất cả 
các em suy nghĩ, giờ học sau bạn và học sinh sẽ tìm cách trả lời
5.3 Cô em bạn ngây thơ kể rằng: Nó vừa được bầu làm lớp trưởng, bạn tỏ thái 
độ như thế nào?
a. Không nói gì đó xem đó chuyện của trẻ con
b. Giải thích cho nó, ở cương vị mới này nó phải làm gì
c. Nói với nó: " Em thông minh nhất lớp nên làm lớp trưởng là chuyện dĩ nhiên"
5.4 Một học sinh trong lớp rụt rè đưa cho bạn một mảnh giấy đã nhàu nát và nói 
đây là một bức thư của N gởi cho một bạn gái cùng lơp. Cuối thư ấy có dòng 
chữ của bạn gái ấy; " đồ mất dại". Nhận ra đúng chữ của N. Bạn sẽ giải quyết 
như thế nào?
a. Phê bình N trước lớp để ngăn chặn các trường hợp tương tự
b. Nổi giận mắng học sinh
c. Gặp riêng truyện trò với N và gặp gỡ cha mẹ N để phối hợp khuyên nhủ
5.5 Theo kế hoạch hộm nay có 15 phút kiểm tra viết. Khi bạn yêu cầu học sinh 
làm bài thì lớp trưởng đứng dậy báo cáo: Hôm qua cả lớp tỏ chức đi tham quan 
xin khuất lại ( cô giáo) chuyển bài kiểm tra sang buôi học sau. Bjan xử trí như 
thế nào?
a. Rầy la học sinh. Cương quyết tiến hành kiểm tra để xây dựng nề nếp học tập
b. Cho học sinh 15 phút xem lại bài để học sinh nào thường xuyên học bài thì 
nhớ lại được, còn em nào lười học thì không " cứu vãn " nổi sau đó vẫn kiểm tra
c. Thông cảm với học sinh để buổi sau kiểm tra cũng được
5.6 Có học sinh hay gây gổ với bạn, học lực lại quá yếu. Một hôm em dũng cảm 
cùng người khác bắt được kẻ gian. Bạn đánh giá thế nào về hành động này?
a. Coi hành động của học sinh này là bộc phát nên không cần quan tâm đến
b. Không dám khen việc làm này sợ em đó không sửa chữa khuyết điểm của 
mình
c. Kịp thời khen em trước lớp, đề nghị trường khen và thông báo về gia đình
CHƯƠNG II: BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Bài tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp
A. Bài tập : 
Bài tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp gồm 8 bàiợcccc chia thành hai nhóm. Nhóm 
thứ nhất gồm những bài tập phát triển kỹ năng định hướng. Nhóm thứ hai gồm 
một số bài tập phát triển kỹ năng giao tiếp.
Nhóm I : Phát triển kỹ năng định hướng giao tiếp :
Bài tập 1 :
Phán đoán các trạng thái xúc cảm khác nhau ( vui, buồn, ngạc nhiên...) của đối 
tượng giao tiếp (xem 8 ảnh trang sau).
• Hãy nhìn vào các ảnh từ 1,2,3.....8. 
• Dựa vào những biểu hiện qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, vận 
động của lông mày... mà phán đoán trạng thái xúc cảm. 
• Hãy mô tả bằng ngôn ngữ viết về các trạng thái xúc cảm đó và nêu lí do vì 
sao kết luận người trong ảnh có trạng thái xúc cảm như đã đoán (nêu 
những dấu hiệu cơ bản giúp anh (chị) phán đoán được trạng thái này).
Bài tập 2 :
a. Xây dựng mô hình nhân cách của đối tượng giao tiếp.
Hãy dự giờ của một giáo viên lần đầu anh (chị) gặp gỡ và thực hiện việc xây 
dựng mô hình nhân cách của giáo viên đó theo các yêu cầu sau đây :
Phán đoán trạng thái xúc cảm của giáo viên (có thể dựa vào 8 ảnh mẫu ở bài 
tập 1) vào 4 thời điểm :
• Lúc vào lớp, hai sắc thái điển hình trong lúc giảng và lúc kết thúc giờ lên 
lớp. 
• Quan sát y phục, đầu tóc, giày dép... của đối tượng giao tiếp.
Để photo hình trang này. Xem tiếp P55
• Quan sát các cử động chân tay, tư thế đi đứng của người giao tiếp.
b. Xác định những cơ sở xây dựng mô hình nhân cách :
• Mô tả giọng nói : hách dịch, sang sảng, lè nhè, dứt khoát. 
• Mô tả nhịp điệu nói : ngập ngừng, đứt đoạn, nhanh, liến thoắng, thong 
thả. 
• Mô tả âm điệu : to, nhỏ, ấp úng, lanh lảnh, ồm ồm, khàn khàn, thong thả...
c. Xác định những phẩm chất tâm lý quan trọng :
Đánh dấu vào phẩm chất hợp với đối tượng và cố gắng giải thích về những 
phán đoán của mình và chỉ được đánh dấu vào một trong hai vế sau. Ví dụ : đã 
đánh dấu và xác định người này là “ có thiện chí” thì không được đánh dấu chỗ 
ngược lại là “ không có thiện chí”.
Dãy A Dãy B
1. Thiện chí, vì sao ? 1. Không thiện chí, vì sao ?
2. Khuyến khích học sinh, 2. Không khuyến khích học sinh,
vì sao ? vì sao ?
3. Quan tâm đến học sinh, 3. Không quan tâm đến học sinh,
vì sao ? vì sao ?
4. Cởi mở, vì sao ? 4. Kín đáo, vì sao ?
5. Linh hoạt, vì sao ? 5. Cứng nhắc, vì sao ?
6. Dân chủ, vì sao ? 6. Độc đóan, vì sao ?
7. Thông cảm, vì sao ? 7. Không thông cảm, vì sao ?
8. Chủ động, vì sao ? 8. Bị động, vì sao ?
Dùng công thức tính hệ số K sau đây có thể tính được những phẩm chất ưu 
thế, có lợi hay không thuận tiện trong giao tiếp của người giáo viên hay của một 
người mà ta nghiên cứu.
K = ( X – Y ) / 8
Trong đó : X là tổng số phán đoán ở dãy A
Y là tổng số phán đoán ở dãy B
Nếu K > 0 người đó có điều kiện giao tiếp tốt
K = 0 trung tính.
K < 0 phẩm chất ưu thế không thuận lợi cho giao tiếp.
Bài tập 3 :
Dự giờ ở một lớp (sinh viên, học sinh) hay một buổi sinh hoạt của các em thiếu 
niên hoặc buổi sinh hoạt đoàn thanh niên.
Hãy quan sát để trả lời các câu hỏi sau :
a. Ai được bạn bè yêu mến hơn cả ? Vì sao ?
b. Ai là người ít được bạn bè yêu mến nhất ? Vì sao ?
a. Nhóm những người nào có quan hệ gần gũi với nhau và họ gắn bó với nhau. 
Vì cái gì ? (Có thể nêu ra 2, 3 nhóm có từ 2 đến 4, 5 người)
Bài tập 4 :
Anh (chị) hãy xem một nhân vật nào đó trong một phim truyện hay một vở kịch 
qua buổi chiếu phim hay qua vô tuyến truyền hình trong 5 phút.
Sau đó vì không thích phim, hay có việc bận, anh (chị) không tiếp tục xem nữa. 
Dựa trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói của nhân vật trong phim mà ta đa quan 
sát, qua 5 phút đó, hãy tập phán đoán về tính cách của nhân vật đó (tốt hay 
xấu, thiện hay ác, v.v...)
Anh (chị) có thể kiểm tra nhận xét của mình đúng hay sai nhờ vào việc hỏi lại 
người đã xem hết bộ phim truyện đó về nhân vật mà mình đã quan tâm, hoặc 
các bạn đã xem phim đó kể lại.
Nhóm II : Rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp :
Bài tập 5 :
Trong giờ ra chơi anh (chị) đi ra ngoài và quay trở lại lớp mình. Trong lớp đang 
ồn ào anh hãy mời các bạn hay học sinh chú ý vào một câu chuyện. Anh đưa ra 
một thông tin nào đó của anh nhất thiết cần thông báo. Cố gắng làm cho tất cả 
mọi người chú ý. Nếu không đạt kết quả này thì anh hãy quan sát xem các bạn 
đồng nghiệp có năng lực làm việc này như thế nào trong hoàn cảnh tương tự
Bài tập 6 :
Anh (chị) hãy làm như bài tập 5 nhưng ở một lớp sinh viên hay học sinh mà anh 
hoàn toàn không quen biết.
Bài tập 7 :
Anh (chị) hãy tìm một đoạn văn hay của một nhân vật nổi tiếng. Hãy gạch chân 
5 từ “ đắt ”, nhất là những từ diễn cảm gây tác động mạnh mẽ đến người nghe. 
Hãy tìm những từ đồng nghĩa thay cho các từ đó.
Bài tập 8 :
Trong trường hợp phải trình bày một vấn đề trong buổi học, xêmina ở tổ, nhóm 
hay trong một buổi họp đoàn thể, anh (chị) thường soạn vấn đề đó theo kiểu 
nào sau đây :
– Kiểu a : Soạn chi tiết, cụ thể tất cả những gì sẽ nói ra.
– Kiểu b : Soạn dàn bài chi tiết.
– Kiểu c : Soạn dàn bài cơ bản.
Trình bày : Anh (chị) sẽ chọn bài soạn nào ở trên để trình bày vấn đề trước mọi 
người (tổ, lớp, buổi họp...)
B. Thang điểm tự đánh giá các kỹ năng giao tiếp.
Nhóm I : Bài tập rèn luyện kỹ năng định hướng giao tiếp :
Bài 1 : Khi phán đoán trạng thái xúc cảm qua bộ ảnh chuẩn :
– Chỉ đúng trạng thái tâm lý trong mỗi ảnh : 1 điểm ( 8 ảnh x 1 = 8 điểm )
Bài 2 : Kỹ năng định hướng giao tiếp.
1. Định hướng tổng hợp :
– Chỉ đúng trạng thái tâm lý lúc vào lớp ½ điểm
Phân tích đúng vì sao ? ½ điểm
– Chỉ đúng trạng tâm lý điển hình thời điểm 1 của bài giảng ½ điểm
Giải thích đúng vì sao ? ½ điểm
– Chỉ đúng trạng thái xúc cảm ở thời điểm 2 của bài giảng ½ điểm
Giải thích đúng vì sao ? ½ điểm
– Chỉ đúng trạng thái tâm lý lúc kết thúc bài giảng ½ điểm
Giải thích đúng vì sao ? ½ điểm
Có 4 thời điểm, nên điểm tối đa sẽ là 4 điểm.
– Mô tả đúng bề ngoài 2 điểm
– Mô tả đúng tư thế, cử chỉ 2 điểm
Tổng cộng phần 1 là 8 điểm.
2 . Những cơ sở xây dựng mô hình nhân cách.
a . Xác định đúng giọng nói 1 điểm
b. Xác định đúng ngữ điệu. 1 điểm
c. Xác định đúng âm điệu 1 điểm
3. Xác định những phẩm chất tâm lý quan trọng
a. Xác định đúng mỗi phẩm chất tâm lý ½ điểm
b. Giải thích có cơ sở mỗi phẩm chất đó ½ điểm
c. Khái quát đúng về nhân cách qua hệ số K 1 điểm
Tổng cộng bài tập này là 5 điểm
Bài tập 3
a. Chỉ đúng người được quý nhất ½ điểm Giải thích có cơ sở đúng. ½ điểm b. 
Chỉ đúng người bị cô lập ½ điểm Giải thích đúng, vì sao ? ½ điểm c. Chỉ đúng từ 
1 đến 2 nhóm có quan hệ với nhau ½ điểm
Giải thích đúng nguyên nhân gắn bó giữa họ với
nhau trong nhóm ½ điểm
Tổng cộng 3 điểm
Bài tập 4 :
Nội dung tính cách của nhân vật trong phim hay trong vở kịch 1 điểm
Giải thích đúng 1 điểm
Tổng cộng 2 điểm
Nhóm II :
Bài tập 5 : Tiến hành ở lớp mình quen biết đạt kết quả thì được điểm tối đa là 
10.
Bài tập 6 : Tiến hành ở lớp không quen biết đạt kết quả được điểm tối đa là 12.
Ở bài tập 5 và 6 cho điểm như sau :
Nếu tập trung 70% số người trong lớp trong thời gian :
1 phút được 10 – 12 điểm
2 phút được 8 – 10 –
3 phút được 6 – 8 –
4 phút được 4 – 6 –
5 phút được 2 – 4 –
Trên 5 phút được 1 – 2 –
Không tập trung được thì được 0 –
Nhóm III.
Bài tập 7
Xác định đúng mỗi từ được 1 điểm
Thay mỗi từ được 1 điểm
Bài tập 8
Soạn vấn đề sẽ trình bày theo kiểu a được 1 điểm
Soạn vấn đề sẽ trình bày theo kiểu b được 2 điểm
Soạn vấn đề sẽ trình bày theo kiểu c được 3 điểm
Trình bày vấn đề đó theo kiểu a được 3 điểm
Trình bày vấn đề đó theo kiểu b được 6 điểm
Trình bày vấn đề đó theo kiểu c được 9 điểm
C. Bảng chuẩn để cho điểm các bài tập
Bài tập 1 Theo mẫu xác định cho từng ảnh
Ảnh 1 : vui sướng ảnh 5 : sợ hãi
Ảnh 2 : đau khổ ảnh 6 : khinh bỉ
Ảnh 3 : ngạc nhiên ảnh 7 : biết lỗi
Ảnh 4 : giận dữ ảnh 8 : say mê
Bài tập 2 Làm thực nghiệm cùng với 2 bạn khác ngồi ở 2 vị trí khác xa nhau 
trong lớp. Nếu 3 hoặc ít nhất là 2 trong số 3 người có ý kiến giống nhau về 
giọng nói, hay một phẩm chất nào đó của giáo viên thì được coi là chuẩn đúng. ( 
Nếu có số đông cùng thực nghiệm càng tốt và khi đó lấy 70% số ý kiến về sự 
kiện cùng quan tâm làm chuẩn vì đó là những đánh giá độc lập của mọi người 
về cùng một vấn đề).
Bài tập 3 : Kiểm tra sự đánh giá của mình qua ý kiến của lớp trưởng hay của 
giáo viên chủ nhiệm lớp ( nếu là học sinh phổ thông )
Bài tập 4 : Đã hướng dẫn trong bài tập
Bài tập 5 và 6 : Tự kiểm tra và đánh giá.
Bài tập 7 : Có thể 3 người cùng đánh dấu từ “đắt” một cách độc lập về một đoạn 
văn rồi đối chiếu với nhau.
Bài tập 8 : Tự mình thể hiện cả 3 kiểu rồi tự rút kinh nghiệm và luyện tập đến khi 
nào có thể soạn vấn đề cần trình bày theo kiểu c và trình bày theo kiểu c. (Phải 
qua nhiều lần tập trình bày những vấn đề khác nhau ở trước lớp, trước một tập 
thể học sinh hay tổ chức hướng dẫn, trình bày những điều cần thiết cho thiếu 
niên địa phương trong dịp hè ).
Tài Liệu Tham Khảo
1. Nguyễn Khắc Viện. Bài giảng tâm lý học tập 4. NXB. Phụ Nữ .1992.
2. Dale Carnegie. Đắc nhân tâm. NXB. Long An. 1989.
3. Luật giáo dục.
4. Văn hóa và giáo dục, giáo dục và văn hóa. NXB.GD. Hà Nội. 1998.
5. Nguyễn Văn Lê. Giao tiếp sư phạm. TP.HCM. 1994.
6. Ngô Công Hoàn. Giao tiếp sư phạm. Hà Nội. 1992.
7. Luyện giao tiếp sư phạm. Nguyễn Thạc – Hoàng Anh. Hà Nội.1991.
8. Giao tiếp sư phạm. Tài liệu dùng cho các trường Đại học sư phạm và Cao 
đẳng sư phạm. Hà Nội 1995; 1996

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_tiep_su_pham_le_thanh_hung.pdf
Ebook liên quan