Giáo trình Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SOL

Tóm tắt Giáo trình Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SOL: ...ng khóa ngoài. • Bảng tham chiếu phải được định nghĩa trước. Do đó, nếu các bảng có mối quan hệ vòng, ta có thể không thể định nghĩa ràng buộc FOREIGN KEY ngay trong câu lệnh CREATE TABLE mà phải định nghĩa thông qua lệnh ALTER TABLE. Sửa đổi định nghĩa bảng Một bảng sau khi đã được định nghĩa...Các cột liệt kê trong COMPUTE BY phải giống hệt hay là một tập con của những gì được liệt kê sau ORDER BY. Chúng phải có cùng thứ tự từ trái qua phải, bắt đầu với cùng một biểu thức và không bỏ qua bất kỳ một biểu thức nào. Chẳng hạn nếu mệnh đề ORDER BY có dạng: ORDER BY a, b, c Thì mệnh đề C...i dùng trên các đối tượng cơ sở dữ liệu. Câu lệnh GRANT trong trường hợp này có cú pháp như sau: GRANT ALL [PRIVILEGES]| các_quyền_cấp_phát [(danh_sách_cột)])] ON tên_bảng|tên_khung_nhìn |ON tên_bảng| tên_khung_nhìn[(danh_sách_cột)])] |ON tên_thủ_tục |ON tên_hàm TO danh_sách_người_dùng| nhóm_n...

pdf145 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SOL, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIN
DECLARE @mahang NVARCHAR(10) DECLARE @soluong INT
DECLARE contro CURSOR FOR SELECT inserted.mahang,
inserted.soluongdeleted.soluong AS soluong
FROM inserted INNER JOIN deleted ON
inserted.stt=deleted.stt OPEN contro FETCH NEXT FROM
contro INTO @mahang,@soluong WHILE @@FETCH_STATUS=0 BEGIN
UPDATE mathang SET soluong=soluong@soluong
128/143
WHERE mahang=@mahang
FETCH NEXT FROM contro INTO @mahang,@soluong END
CLOSE contro DEALLOCATE contro END END
Bài tập chương 5
Dựa trên cơ sở dữ liệu ở bài tập chương 2, thực hiện các yêu cầu sau:
5.1 Tạo thủ tục lưu trữ để thông qua thủ tục này có thể bổ sung thêm một bản ghi mới
cho bảng MATHANG (thủ tục phải thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu cần bổ
sung: không trùng khoá chính và đảm bảo toàn vẹn tham chiếu)
5.2 Tạo thủ tục lưu trữ có chức năng thống kê tổng số lượng hàng bán được của một mặt
hàng có mã bất kỳ (mã mặt hàng cần thống kê là tham số của thủ tục).
5.3 Viết hàm trả về một bảng trong đó cho biết tổng số lượng hàng bán được của mỗi
mặt hàng. Sử dụng hàm này để thống kê xem tổng số lượng hàng (hiện có và đã bán)
của mỗi mặt hàng là bao nhiêu.
5.4 Viết trigger cho bảng CHITIETDATHANG theo yêu cầu sau:
•Khi một bản ghi mới được bổ sung vào bảng này thì giảm số lượng hàng hiện có nếu
số lượng hàng hiện có lớn hơn hoặc bằng số lượng hàng được bán ra. Ngược lại thì huỷ
bỏ thao tác bổ sung.
•Khi cập nhật lại số lượng hàng được bán, kiểm tra số lượng hàng được cập nhật lại có
phù hợp hay không (số lượng hàng bán ra không được vượt quá số lượng hàng hiện có
và không được nhỏ hơn 1). Nếu dữ liệu hợp lệ thì giảm (hoặc tăng) số lượng hàng hiện
có trong công ty, ngược lại thì huỷ bỏ thao tác cập nhật.
5.5 Viết trigger cho bảng CHITIETDATHANG để sao cho chỉ chấp nhận giá hàng bán
ra phải nhỏ hơn hoặc bằng giá gốc (giá của mặt hàng trong bảng MATHANG)
5.6 Để quản lý các bản tin trong một Website, người ta sử dụng hai bảng sau:
Bảng LOAIBANTIN (loại bản tin)
CREATE TABLE loaibantin ( maphanloai INT
NOT NULL PRIMARY KEY, tenphanloai
NVARCHAR(100) NOT NULL , bantinmoinhat INT DEFAULT(0) )
Bảng BANTIN (bản tin)
129/143
CREATE TABLE bantin ( maso INT NOT NULLmPRIMARY KEY,
ngayduatin DATETIME NULL , tieude NVARCHAR(200) NULL ,
noidung NTEXT NULL , maphanloai INT NULL FOREIGN KEY
REFERENCES loaibantin(maphanloai)
)
Trong bảng LOAIBANTIN, giá trị cột BANTINMOINHAT cho biết mã số của bản tin
thuộc loại tương ứng mới nhất (được bổ sung sau cùng).
Hãy viết các trigger cho bảng BANTIN sao cho:
•Khi một bản tin mới được bổ sung, cập nhật lại cột BANTINMOINHAT của dòng
tương ứng với loại bản tin vừa bổ sung.
•Khi một bản tin bị xoá, cập nhật lại giá trị của cột BANTINMOINHAT trong bảng
LOAIBANTIN của dòng ứng với loại bản tin vừa xóa là mã số của bản tin trước đó (dựa
vào ngày đưa tin). Nếu không còn bản tin nào cùng loại thì giá trị của cột này bằng 0.
•Khi cập nhật lại mã số của một bản tin và nếu đó là bản tin mới nhất thì cập nhật lại giá
trị cột BANTINMOINHAT là mã số mới.
5.1
CREATE PROCEDURE sp_insert_mathang( @mahang @tenhang
NVARCHAR(50), @macongty NVARCHAR(10) = NULL, @maloaihang
INT = NULL, @soluong INT = 0, @donvitinh NVARCHAR(20) =
NULL, @giahang money = 0) AS IF NOT EXISTS(SELECT mahang
FROM mathang WHERE mahang=@mahang) IF (@macongty IS NULL
OR EXISTS(SELECT macongty FROM nhacungcap WHERE
macongty=@macongty)) AND (@maloaihang IS NULL OR
EXISTS(SELECT maloaihang FROM loaihang WHERE
maloaihang=@maloaihang)) INSERT INTO mathang
VALUES(@mahang,@tenhang, @macongty,@maloaihang,
@soluong,@donvitinh,@giahang)
5.2
CREATE PROCEDURE sp_thongkebanhang(@mahang NVARCHAR(10))
AS SELECT mathang.mahang,tenhang,
SUM(chitietdathang.soluong) AS tongsoluong FROM mathang
LEFT OUTER JOIN chitietdathang ON
130/143
mathang.mahang=chitietdathang.mahang WHERE
mathang.mahang=@mahang GROUP BY mathang.mahang,tenhang
5.3 Định nghĩa hàm
CREATE FUNCTION func_banhang() RETURNS TABLE AS RETURN
(SELECT mathang.mahang,tenhang, CASE WHEN
sum(chitietdathang.soluong) IS NULL THEN 0 ELSE
sum(chitietdathang.soluong) END AS tongsl FROM mathang
LEFT OUTER JOIN chitietdathang ON mathang.mahang =
chitietdathang.mahang GROUP BY mathang.mahang,tenhang)
Sử dụng hàm đã định nghĩa
SELECT a.mahang,a.tenhang,soluong+tongsl FROM mathang AS a
INNER JOIN dbo.func_banhang() AS b ON a.mahang=b.mahang
5.4 Định nghĩa hàm
CREATE TRIGGER trg_chitietdathang_insert ON chitietdathang
FOR INSERT AS BEGIN DECLARE @mahang NVARCHAR(100) DECLARE
@soluongban INT DECLARE @soluongcon INT SELECT
@mahang=mahang,@soluongban=soluong FROM inserted SELECT
@soluongcon=soluong FROM mathang WHERE mahang=@mahang IF
@soluongcon>=@soluongban UPDATE mathang SET
soluong=soluong@soluongban WHERE mahang=@mahang ELSE
ROLLBACK TRANSACTION END CREATE TRIGGER
trg_chitietdathang_update_soluong ON chitietdathang FOR
UPDATE AS IF UPDATE(soluong) BEGIN IF EXISTS SELECT
sohoadon FROM inserted WHERE soluong 0 ROLLBACK
TRANSACTION ELSE BEGIN UPDATE mathang SET soluong=soluong
(SELECT SUM(inserted.soluong ,deleted.soluong) FROM
inserted INNER JOIN deleted ON
inserted.sohoadon=deleted.sohoadon AND
inserted.mahang=deleted.mahang WHERE
inserted.mahang=mathang.mahang GROUP BY inserted.mahang)
WHERE mahang IN (SELECT DISTINCT mahang FROM inserted) IF
EXISTS SELECT mahang FROM mathang WHERE soluong 0 ROLLBACK
TRANSACTION END END
5.5
131/143
CREATE TRIGGER trg_chitietdathang_giaban ON chitietdathang
FOR INSERT,UPDATE AS IF UPDATE(giaban) IF EXISTS(SELECT
inserted.mahang FROM mathang INNER JOIN inserted ON
mathang.mahang=inserted.mahang WHERE
mathang.giahang>inserted.giaban) ROLLBACK TRANSACTION
132/143
Giao dịch SQL
Giao dịch SQL
Một khái niệm quan trọng là khái niệm giao dịch (Transaction). Các tính chất một giao
dịch phải có để đảm bảo một HQTCSDL, được xây dựng trên HCSDL tương ứng, trong
suốt quá trình hoạt động sẽ luôn cho một CSDL tin cậy (dữ liệu luôn nhất quán). Quản
trị giao dịch nhằm đảm bảo mọi giao dịch trong hệ thống có các tính chất mà một giao
dịch phải có. Một điều cần chú ý là trong các tính chất của một giao dịch, tính chất nhất
quán trước hết phải được đảm bảo bởi người lập trình- người viết ra giao dịch.
Giao dịch và các tính chất của giao dịch
Một giao dịch (transaction) là một hoặc một chuỗi nhiều câu lệnh SQL được kết hợp lại
với nhau thành một khối công việc. Các câu lệnh SQL xuất hiện trong giao dịch thường
có mối quan hệ tương đối mật thiết với nhau và thực hiện các thao tác độc lập. Việc kết
hợp các câu lệnh lại với nhau trong một giao dịch nhằm đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu
và khả năng phục hồi dữ liệu. Trong một giao dịch, các câu lệnh có thể độc lập với nhau
nhưng tất cả các câu lệnh trong một giao dịch đòi hỏi hoặc phải thực thi trọn vẹn hoặc
không một câu lệnh nào được thực thi.
Các cơ sở dữ liệu sử dụng nhật ký giao dịch (transaction log) để ghi lại các thay đổi mà
giao dịch tạo ra trên cơ sở dữ liệu và thông qua đó có thể phục hồi dữ liệu trong trường
hợp gặp lỗi hay hệ thống có sự cố.
Một giao dịch đòi hỏi phải có được bồn tính chất sau đây:
• Tính nguyên tử (Atomicity): Mọi thay đổi về mặt dữ liệu hoặc phải được thực
hiện trọn vẹn khi giao dịch thực hiện thành công hoặc không có bất kỳ sự thay
đổi nào về dữ liệu xảy ra nếu giao dịch không thực hiện được trọn vẹn. Nói
cách khác, tác dụng của các câu lệnh trong một giao dịch phải như là một câu
lệnh đơn.
• Tính nhất quán (Consistency):Tính nhất quan đòi hỏi sau khi giao dịch kết
thúc, cho dù là thành công hay bị lỗi, tất cả dữ liệu phải ở trạng thái nhất quán
(tức là sự toàn vẹn dữ liệu phải luôn được bảo toàn).
• Tính độc lập (Isolation):Tính độc lập của giao dịch có nghĩa là tác dụng của
mỗi một giao dịch phải giống như khi chỉ mình nó được thực hiện trên chính hệ
thống đó. Nói cách khác, một giao dịch khi được thực thi đồng thời với những
giao dịch khác trên cùng hệ thống không chịu bất kỳ sự ảnh hưởng nào của các
giao dịch đó.
133/143
• Tính bền vững (Durability):Sau khi một giao dịch đã thực hiện thành công,
mọi tác dụng mà nó đã tạo ra phải tồn tại bền vững trong cơ sở dữ liệu, chodù
là hệ thống có bị lỗi đi chăng nữa.
Mô hình giao dịch trong SQL
Giao dịch SQL được định nghĩa dựa trên các câu lệnh xử lý giao dịch sau đây:
• BEGIN TRANSACTION: Bắt đầu một giao dịch
• SAVE TRANSACTION: Đánh dấu một vị trí trong giao dịch (gọi là điểm đánh dấu).
• ROLLBACK TRANSACTION: Quay lui trở lại đầu giao dịch hoặc một điểm đánh dấu
trước đó trong giao dịch.
• COMMIT TRANSACTION: Đánh dấu điểm kết thúc một giao dịch. Khi câu lệnh này
thực thi cũng có nghĩa là giao dịch đã thực hiện thành công.
• ROLLBACK [WORK]: Quay lui trở lại đầu giao dịch.
• COMMIT [WORK]: Đánh dấu kết thúc giao dịch.
Một giao dịch trong SQL được bắt đấu bởi câu lệnh BEGIN TRANSACTION. Câu lệnh
này đánh dấu điểm bắt đầu của một giao dịch và có cú pháp như sau:
BEGIN TRANSACTION [tên_giao_tác]
Một giao dịch sẽ kết thúc trong các trường hợp sau
• Câu lệnh COMMIT TRANSACTION (hoặc COMMIT WORK) được thực thi. Câu
lệnh này báo hiệu sự kết thúc thành công của một giao dịch. Sau câu lệnh này,
một giao dịch mới sẽ được bắt đầu.
• Khi câu lệnh ROLLBACK TRANSACTION (hoặc ROLLBACK WORK) được
thực thi để huỷ bỏ một giao dịch và đưa cơ sở dữ liệu về trạng thái như trước
khi giao dịch bắt đầu. Một giao dịch mới sẽ bắt đầu sau khi câu lệnh
ROLLBACK được thực thi.
• Một giao dịch cũng sẽ kết thúc nếu trong quá trình thực hiện gặp lỗi (chẩng hạn
hệ thống gặp lỗi, kết nối mạng bị “đứt”,...). Trong trường hợp này, hệ thống sẽ
tự động phục hồi lại trạng thái cơ sở dữ liệu như trước khi giao dịch bắt đầu
(tương tự như khi câu lệnh ROLLBACK được thực thi để huỷ bỏ một giao dịch).
Tuy nhiên, trong trường hợp này sẽ không có giao dịch mới được bắt đầu.
134/143
Giao dịch dưới đây kết thúc do lệnh ROLLBACK TRANSACTION và mọi thay đổi vể
mặt dữ liệu mà giao dịch đã thực hiện (UPDATE) đều không có tác dụng.
BEGIN TRANSACTION giaotac1 UPDATE monhoc SET sodvht=4
WHERE sodvht=3 UPDATE diemthi SET diemlan2=0 WHERE
diemlan2 IS NULL ROLLBACK TRANSACTION giaotac1
còn giao dịch dưới đây kết thúc bởi lệnh COMMIT và thực hiện thành công việc cập nhật
dữ liệu trên các bảng MONHOC và DIEMTHI.
BEGIN TRANSACTION giaotac2 UPDATE monhoc SET sodvht=4
WHERE sodvht=3 UPDATE diemthi SET diemlan2=0 WHERE
diemlan2 IS NULL COMMIT TRANSACTION giaotac2
Câu lệnh:
SAVE TRANSACTION tên_điểm_dánh_dấu
được sử dụng để đánh dấu một vị trí trong giao dịch. Khi câu lệnh này được thực thi,
trạng thái của cơ sở dữ liệu tại thời điểm đó sẽ được ghi lại trong nhật ký giao dịch.
Trong quá trình thực thi giao dịch có thể quay trở lại một điểm đánh dấu bằng cách sử
dụng câu lệnh:
ROLLBACK TRANSACTION tên_điểm_đánh_dấu
Trong trường hợp này, những thay đổi về mặt dữ liệu mà giao dịch đã thực hiện từ điểm
đánh dấu đến trước khi câu lệnh ROLLBACK được triệu gọi sẽ bị huỷ bỏ. Giao dịch sẽ
được tiếp tục với trạng thái cơ sở dữ liệu có được tại điểm đánh dấu . Hình dưới mô tả
cho ta thấy hoạt động của một giao dịch có sử dụng các điểm đánh dấu:
135/143
Hoạt động của 1 giao dịch
Sau khi câu lệnh ROLLBACK TRANSACTION được sử dụng để quay lui lại một điểm
đánh dấu trong giao dịch, giao dịch vẫn được tiếp tục với các câu lệnh sau đó. Nhưng
nếu câu lệnh này được sử dụng để quay lui lại đầu giao dịch (tức là huỷ bỏ giao dịch),
giao dịch sẽ kết thúc và do đó câu lệnh COMMIT TRANSACTION trong trường hợp này
sẽ gặp lỗi.
Câu lệnh COMMIT TRANSACTION trong giao dịch dưới đây kết thúc thành công một
giao dịch
BEGIN TRANSACTION giaotac3 UPDATE diemthi SET diemlan2=0
WHERE diemlan2 IS NULL SAVE TRANSACTION a UPDATE monhoc
136/143
SET sodvht=4 WHERE sodvht=3 ROLLBACK TRANSACTION a UPDATE
monhoc SET sodvht=2 WHERE sodvht=3 COMMIT TRANSACTION
giaotac3
và trong ví dụ dưới đây, câu lệnh COMMIT TRANSACTION gặp lỗi:
BEGIN TRANSACTION giaotac4 UPDATE diemthi SET diemlan2=0
WHERE diemlan2 IS NULL SAVE TRANSACTION a UPDATE monhoc
SET sodvht=4 WHERE sodvht=3 ROLLBACK TRANSACTION giaotac4
UPDATE monhoc SET sodvht=2 WHERE sodvht=3 COMMIT
TRANSACTION giaotac4
Giao dịch lồng nhau
Các giao dịch trong SQL có thể được lồng vào nhau theo từng cấp. Điều này thường gặp
đối với các giao dịch trong các thủ tục lưu trữ được gọi hoặc từ một tiến trình trong một
giao dịch khác.
Ví dụ dưới đây minh hoạ cho ta trường hợp các giao dịch lồng nhau.
Ta định nghĩa bảng T như sau:
CREATE TABLE T ( A INT PRIMARY KEY, B INT )
và thủ tục sp_TransEx:
CREATE PROC sp_TranEx(@a INT,@b INT) AS BEGIN END BEGIN
TRANSACTION T1 IF NOT EXISTS (SELECT * FROM T WHERE A=@A )
INSERT INTO T VALUES(@A,@B)> IF NOT EXISTS (SELECT * FROM
T WHERE A=@A+1) INSERT INTO T VALUES(@A+1,@B+1) COMMIT
TRANSACTION T1
Lời gọi đến thủ tục sp_TransEx được thực hiện trong một giao dịch khác như sau:
BEGIN TRANSACTION T3
Trong giao dịch trên, câu lệnh ROLLBACK TRANSACTION T3 huỷ bỏ giao dịch và do
đó tác dụng của lời gọi thủ tục trong giao dịch không còn tác dụng, tức là không có dòng
dữ liệu nào mới được bổ sung vào bảng T (cho dù giao dịch T1 trong thủ tục sp_tranex
đã thực hiện thành công với lệnh COMMIT TRANSACTION T1).
Ta xét tiếp một trường hợp của một giao dịch khác trong đó có lời gọi đến thủ tục
sp_tranex như sau :
137/143
BEGIN TRANSACTION EXECUTE sp_tranex 20,40 SAVE TRANSACTION
a EXECUTE sp_tranex 30,60 ROLLBACK TRANSACTION a EXECUTE
sp_tranex 40,80 COMMIT TRANSACTION
sau khi giao dịch trên thực hiện xong, dữ liệu trong bảng T sẽ là:
A B
20 40
21 41
40 80
41 81
Như vậy, tác dụng của lời gọi thủ tục sp_tranex 30,60 trong giao dịch đã bị huỷ bỏ bởi
câu lệnh ROLLBACK TRANSACTION trong giao dịch.
Như đã thấy trong ví dụ trên, khi các giao dịch SQL được lồng vào nhau, giao dịch ngoài
cùng nhất là giao dịch có vai trò quyết định. Nếu giao dịch ngoài cùng nhất được uỷ thác
(commit) thì các giao dịch được lồng bên trong cũng đồng thời uỷ thác.
Và nếu giao dịch ngoài cùng nhất thực hiện lệnh ROLLBACK thì những giao dịch lồng
bên trong cũng chịu tác động của câu lệnh này (cho dù những giao dịch lồng bên trong
đã thực hiện lệnh COMMIT TRANSACTION).
138/143
Phụ lục Giao trinh He quan tri CSDL-SQL
Cơ sở dữ liệu mẫu sử dụng trong giáo trình
Trong toàn bộ nội dung giáo trình, hầu hết các ví dụ được dựa trên cơ sở dữ liệu mẫu
được mô tả dưới đây. Cơ sở dữ liệu này được cài đặt trong hệ quản trị cơ sở
dữ liệu SQL Server 2000 và được sử dụng để quản lý sinh viên và điểm thi của sinh viên
trong một trường đại học. Để tiện cho việc tra cứu và kiểm chứng đối với các ví
dụ, trong phần đầu của phụ lục chúng tôi giới thiệu sơ qua về cơ sở dữ liệu này.
Cơ sở dữ liệu bao gồm các bảng sau đây:
• Bảng KHOA lưu trữ dữ liệu về các khoa hiện có ở trong trường
• Bảng LOP bao gồm dữ liệu về các lớp trong trường
• Bảng SINHVIEN được sử dụng để lưu trữ dữ liệu về các sinh viên trong trường.
• Bảng MONHOC bao gồm các môn học (học phần) được giảng dạy trong trường
• Bảng DIEMTHI với dữ liệu cho biết điểm thi kết thúc môn học của các sinh viên
Mối quan hệ giữa các bảng được thể hiện qua sơ đồ dưới đây
Các bảng trong cơ sở dữ liệu, mối quan hệ giữa chúng và một số ràng buộc được cài đặt
như sau:
139/143
CREATE TABLE khoa ( makhoa NVARCHAR(5) NOT NULL
CONSTRAINT pk_khoa PRIMARY KEY, tenkhoa NVARCHAR(50)
NOT NULL , dienthoai NVARCHAR(15) NULL )
CREATE TABLE lop ( malop NVARCHAR(10) NOT NULL
CONSTRAINT pk_lop PRIMARY KEY, tenlop NVARCHAR(30) NULL
, khoa SMALLINT NULL , hedaotao NVARCHAR(25) NULL ,
namnhaphocINT NULL , siso INT NULL , makhoa
NVARCHAR(5) NULL ) CREATE TABLE sinhvien ( masv
NVARCHAR(10) NOT NULL
CONSTRAINT pk_sinhvien PRIMARY KEY, hodem NVARCHAR(25)
NOT NULL , ten NVARCHAR(10) NOT NULL , ngaysinh
SMALLDATETIME NULL , gioitinh BIT NULL ,
noisinh NVARCHAR(100) NULL , malop NVARCHAR(10) NULL )
CREATE TABLE monhoc ( mamonhoc NVARCHAR(10) NOT NULL
CONSTRAINT pk_monhoc PRIMARY KEY, tenmonhoc
NVARCHAR(50) NOT NULL , sodvht SMALLINT NOT NULL )
CREATE TABLE diemthi ( mamonhoc NVARCHAR(10) NOT NULL ,
masv NVARCHAR(10) NOT NULL , diemlan1 NUMERIC(5, 2)
NULL , diemlan2 NUMERIC(5, 2) NULL,
CONSTRAINT pk_diemthi PRIMARY KEY(mamonhoc,masv) )
ALTER TABLE lop ADD CONSTRAINT fk_lop_khoa
FOREIGN KEY(makhoa) REFERENCES khoa(makhoa)
ON DELETE CASCADE ON UPDATE CASCADE ALTER TABLE sinhvien
ADD CONSTRAINT fk_sinhvien_lop FOREIGN KEY (malop)
REFERENCES lop(malop) ON DELETE CASCADE ON UPDATE CASCADE
ALTER TABLE diemthi ADD CONSTRAINT fk_diemthi_monhoc
FOREIGN KEY (mamonhoc) REFERENCES monhoc(mamonhoc)
ON DELETE CASCADE ON UPDATE CASCADE,
CONSTRAINT fk_diemthi_sinhvien FOREIGN KEY (masv)
REFERENCES sinhvien(masv) ON DELETE CASCADE ON UPDATE
CASCADE ALTER TABLE monhoc ADD CONSTRAINT chk_monhoc_sodht
CHECK(sodvht>0 and sodvht<=5) ALTER TABLE diemthi ADD
CONSTRAINT chk_diemthi_diemlan1
CHECK (diemlan1>=0 and diemlan1<=10),
CONSTRAINT chk_diemthi_diemlan2
CHECK (diemlan2>=0 and diemlan2<=10)
140/143
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Giáo trình hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL - ĐHCNHN
Biên tập bởi: Tổ HTTT Đại học Công nghiệp Hà Nội
URL: 
Giấy phép: 
Module: Tổng quan về DBMS và SQL sever
Các tác giả: Tổ HTTT Đại học Công nghiệp Hà Nội
URL: 
Giấy phép: 
Module: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu
Các tác giả: Tổ HTTT Đại học Công nghiệp Hà Nội
URL: 
Giấy phép: 
Module: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu
Các tác giả: Tổ HTTT Đại học Công nghiệp Hà Nội
URL: 
Giấy phép: 
Module: Phép nối
Các tác giả: Tổ HTTT Đại học Công nghiệp Hà Nội
URL: 
Giấy phép: 
Module: Làm việc với View ( khung nhìn )
Các tác giả: Tổ HTTT Đại học Công nghiệp Hà Nội
URL: 
Giấy phép: 
Module: Bảo mật trong SQL
Các tác giả: Tổ HTTT Đại học Công nghiệp Hà Nội
URL: 
141/143
Giấy phép: 
Module: Thủ tục lưu trữ
Các tác giả: Tổ HTTT Đại học Công nghiệp Hà Nội
URL: 
Giấy phép: 
Module: Hàm và trigger
Các tác giả: Tổ HTTT Đại học Công nghiệp Hà Nội
URL: 
Giấy phép: 
Module: Giao dịch SQL
Các tác giả: Tổ HTTT Đại học Công nghiệp Hà Nội
URL: 
Giấy phép: 
Module: Phụ lục Giao trinh He quan tri CSDL-SQL
Các tác giả: Tổ HTTT Đại học Công nghiệp Hà Nội
URL: 
Giấy phép: 
142/143
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.
Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.
Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.
143/143

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_he_quan_tri_co_so_du_lieu_sol.pdf