Giáo trinh Hệ thống nhúng - Hoàng Quốc Việt (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trinh Hệ thống nhúng - Hoàng Quốc Việt (Phần 2): ... gián tiếp trong câu lệnh Load 0x0008 thì sẽ được hiểu là giá trị dữ liệu có địa chỉ tại 0x0008 thực chất là chứa địa chỉ hiệu dụng của toán tử cần truyền cho câu lệnh. Giả thiết tại vị trí ô nhớ 0x0008 đang chứa giá trị 0x02A0 thì 0x02A0 chính là giá trị thực của toán tử sẽ được nạp vào AC. Một...ó là sựchiếm quyền thực thi (preemption). • Sẵn sàng (Ready): nếu một tác vụ đã sẵn sàng để hoạt động nhưng lại có mức ưu tiên thấp hơn tác vụ đang thực thi, tác vụ đó sẽ được chuyển đến trạng thái này và chờ. Tác vụ này sẽ được chuyển đến trạng thái Đang thực thi nếu nó trở thành tác vụ có mức ...ủa véctơ (ngắt). Phần mềm hệ thống thường thiết lập các quy ước liên quan đến nhiều véctơ này. Ví dụ: PC BIOS sử dụng một số ngắt cho các dịch vụ phần cứng và LINUX sử dụng ngắt INT 0x80 để gọi dịch vụ của kernel. Sau đây là một ví dụ về việc sử dụng ngắt INT 0x80 của Linux: • Bộ xử lý lưu lại g...

pdf43 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trinh Hệ thống nhúng - Hoàng Quốc Việt (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có gì đáng ngạc nhiên khi nói rằng ngắt không đồng bộ có những vấn đề
đáng bàn của nó. Để ý một ứng dụng thu thập dữ liệu dựa trên bộ A/D đa kênh như trên
hình 8.9. Cứ mỗi khi bộ chuyển đổi A/D thu thập một tập hợp dữ liệu trên các kênh, nó
ngắt bộ xử lý. Chương trình con dịch vụ ngắt đọc dữ liệu và cất vào bộ nhớ đệm, nơi mà
chương trình khác (còn gọi là chương trình nền) sẽ tiếp tục xử lý.
Ví dụ về ngắt
Hoạt động điều khiển ngắt cho phép chúng ta phản ứng lại A/D một cách nhanh chóng
trong khi bộ nhớ đệm tách chương trình nền khỏi nguồn dữ liệu, ví dụ: chương trình nền
không cần quan tâm đến dữ liệu được từ đâu mà có được. Bây giờ hãy xem đến đoạn mã
lệnh được ghi trong hình 8.9. Giả thiết chỉ là thí nghiệm, chúng ta cung cấp một tín hiệu
biến đổi liên tục vào cả kênh 5 và 6. Đồng thời, giả thiết rằng chương trình sẽ không bị
“fail” khi đang thực hiện đo tín hiệu đồng nhất.
Trong thực tế, chương trình như đã viết chắc chắn sẽ bị “fail” bởi vì một ngắt có thể
xảy ra trong khi cập nhật biến Cur_temp và cập nhật biến Set_temp với kết quả là giá
trị của biến Cur_temp được cập nhật từ tập hợp dữ liệu cũ trước đó, còn giá trị của biến
Set_temp được cập nhật từ tập hợp dữ liệu hiện thời. Như vậy, khi tín hiệu đầu vào thay
đổi theo thời gian và các tập hợp dữ liệu được tách rời nhau ở các thời gian xác định, giá
trị các biến sẽ khác nhau và do đó, chương trình sẽ “fail”.
Đây chính là bản chất của vấn đề lập trình thời gian thực. Cần phải quản lý các ngắt
khôngđồng bộđể chúng không xảy ra vào những thờiđiểm không thích hợp.
85/99
Có một giải pháp, dù không hay cho lắm, để giải quyết vấn đề này. Ta có thể dùng một
lệnh vô hiệu hoá ngắt (CLI) trước khi cập nhật biến Cur_temp và kích hoạt ngắt bằng
lệnh STI sau khi cập nhật biến Set_temp. Việc làm này giúp các ngắt tránh khỏi phiền
phức của việc cập nhật liên tục như đã đề cập. Có vẻ như chúng ta đã sáng suốt khi sử
dụng các lệnh CLI và STI như một chìa khoá cho một giải pháp đúng đắn, nhưng nếu
chỉ đơn giản là rải các lệnh CLI và STI trong code của chương trình thì cũng chẳng khác
gì việc sử dụng các lệnh “go to” và các biến toàn cục.
86/99
Thiết kế Hệ thống nhúng
Quy trình phát triển của một hệ thống nhúng
Quá trình phát triển của một hệ thống nhúng được thực hiện theo chu trình sau:
• (1) Problem specification
• (2) Tool/chip selection
• (3) Software plan
• (4) Device plan
• (5) Code/debug
• (6) Test
• (7) Integrate
Mô hình hóa sự kiện và tác vụ
Phương pháp mô hình Petrinet
Năm 1962 Carl Adam Petri đã công bố phương pháp mô hình hình hoạ tác vụ hay quá
trình theo sự phụ thuộc nhân quả đã được phổ cập rộng rãi và được biết tới như ngày
này với tên gọi là mạng Petri.
Mạng Petri được sử dụng phổ biến để biểu diễn mô hình và phân tích các hệ thống có sự
cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Một hệ thống có thể hiểu là một tổ hợp của nhiều
thành phần và mỗi thành phần thì đều có các thuộc tính. Các thuộc tính đó có thể thay
đổi và được đặc trưng bởi các biến trạng thái. Một chuỗi các trạng thái sẽ mô tả quá trình
động của một hệ thống.
Mạng Petri thực sự là một giải pháp mô tả hệ thống động với các sự kiện rời rạc tác
động làm thay đổi trạng thái của các đối tượng trong hệ thống theo từng điều kiện cụ thể
trạng thái của hệ thống.
Mạng Petri được thiết lập dựa trên 3 thành phần chính: (1) Các điều kiện, (2) các sự
kiện, và (3) quan hệ luồng. Các điều kiện có thể là thoả mãn hoặc không thoả mãn. Các
sự kiện là có thể xảy ra hoặc không. Và quan hệ luồng mô tả điều kiện của hệ trước khi
sự kiện xảy ra.
Các điều kiện đòi hỏi phải thoả mãn để một sự kiện xảy ra hoặc chuyển trạng thái thực
hiện thì được gọi là điều kiện trước (precondition). Các điều kiện mà được thoả mãn khi
một sự kiện nào đó xảy ra thì được gọi là điều kiện sau (postcondition).
87/99
Quy ước biểu diễn mô hình Petrinet
Ví dụ về mô hình mạng Petri
Trong qui ước biểu diễn hình hoạ thì mạng Petri sử dụng các vòng tròn để biểu diễn các
điều kiện, các hộp để biểu diễn các sự kiện, và mũi tên biểu diễn quan hệ luồng. Một ví
dụ minh hoạ về mạng Petri được mô tả trong Hình 13.1, trong đó:
• P = {p1 , p2 ,..., pnp } là tập gồm np vị trí được biểu diễn trong mô hình (được
mô tả bởi các vòng tròn).
• T = {t1 , t2 ,..., tnt } là tập gồm nt chuyển đổi trong tập chuyển đổi biểu diễn
trong mô hình (được mô tả bởi các hình chữ nhật).
• I biểu diễn quan hệ đi vào chuyển đổi và được ký hiệu bởi đường mũi tên theo
hướng từ các vị trí tới các chuyển đổi.
• O biểu diễn quan hệ đi ra khỏi chuyển đổi và được ký hiệu bởi các đường mũi
tên theo hướng từ các chuyển đổi tới các vị trí.
• M = {m1 , m2 ,...mnp } là dấu trạng thái của các chuyển đổi trong hệ thống.
Các giá trị mi là số các thẻ bài (được ký hiệu như các chấm tròn đen) chứa bên
trong các vị trí pi trong tập dấu M .
Hệ thống động có thể được mô tả bởi mạng Petri nhờ sự chuyển dịch các thẻ bài trong
các vị trí của hệ thống mô hình và tuân thủ theo luật sau:
• Một chuyển đổi được phép thực thi nếu tất cả các vị trí đi vào chuyển đổi đó
chứa ít nhất một thẻ bài.
• Khi một chuyển đổi đã được thực thi xong (hoàn thành) thì một thẻ bài sẽ bị
loại ra khỏi vị trí đi vào chuyển đổi đó đồng thời bổ sung thêm một thẻ bài vào
các vị trí đầu ra tương ứng của chuyển đổi đó.
88/99
Các trạng thái động của hệ thống được mô tả bởi tập R(M) đánh dấu bởi các dấu trong
tập M. Trong ví dụ trên có 5 phần tử dấu trong tập R lần lượt là M 1 , M 2 , M 3 , M 4 ,
M 5. Tương ứng lần lượt như sau:
• M 1 = (1, 0, 0, 0, 0)
• M 2 = (0,1,1, 0, 0)
• M 3 = (0,1, 0, 0,1)
• M 4 = (0, 0, 0,1,1)
• M 5 = (0, 0,1,1, 0)
Mô tả các tình huống hoạt động cơ bản với Petrinet
• Song song và đồng bộ:
Trong mô hình PN mô tả như trong Hình 9.2 (a), các chuyển đổi t1 và t2 được phép thực
hiện đồng thời; hoạt động của chúng không ảnh hưởng đến nhau. Các hoạt động được
mô hình bởi hai chuyển đổi thực hiện song song. Trong hệ thống dự phòng với độ tin
cậy cao, mô hình này được sử dụng để biểu diễn hai thành phần C1 và C2 song song để
đảm bảo hoạt động dự phòng; trong trường hợp này các vị trí p1 và p3 biểu diễn điều
kiện làm việc, các vị trí p2 và p4 biểu diễn điều kiện lỗi, t1 và t2 là các sự kiện lỗi trong
các tác vụ C1 và C2 một cách tương ứng.
Mô hình Petrinet 2 hoạt động song song: Độc lập (a) và đồng bộ (b)
Trong hoạt động song song, các tác vụ hoàn toàn độc lập, tuy nhiên nếu các sự kiện đó
cần phải kết thúc và là điều kiện để cho một chuyển đổi khác thì hoạt động đồng bộ có
thể được thực hiện nhờ bổ sung một chuyển đổi t3 như mô tả trong Hình 9.2 (b). Khi đó
chuyển đổi t3 cần thẻ bài đồng thời của cả p2 và p4.
• Chia sẻ đồng bộ:
Một yếu tố đặc trưng trong hoạt động của hệ thống phân tán là thường phải chia sẻ một
số tài nguyên hữu hạn. Sự thiếu thốn về tài nguyên làm hạn chế hoạt động của hệ thống
trong quá trình xử lý thậm chí làm tắc nghẽn hệ thống. Việc mô hình và phân tích các
89/99
hệ thống có hiện tượng tắc nghẽn là một tác vụ khó khăn trong hầu hết các quá trình mô
hình có thể gặp phải.
Hoạt động của bộ đệm với dung lượng hữu hạn
Để minh hoạ tình huống này, biểu diễn hoạt động của bộ đệm với dung lượng hữu hạn
được mô tả bởi PN trong Hình 9.3. Vị trí p3 mô hình số các vị trí bộ đệm còn trống và
vị trí p2 mô hình số vị trí đã được điền đầy; chú ý rằng tổng các thẻ bài chứa trong các
vị trí p2 và p3 luôn là hằng số (trong ví dụ này là 3). Chuyển đổi t2 mô hình quá trình
điền đầy một vị trí bộ đệm và hoàn thành nếu có ít nhất một vị trí bộ đệm còn trống cùng
với thẻ bài chứa trong vị trí p1 và p3. Chuyển đổi t3 được phép thực hiện nếu có ít nhất
một vị trí bộ đệm đã được điền đầy. Khi hoàn thành chuyển đổi t3, một thẻ bài sẽ được
chuyển từ vị trí p2 sang vị trí p3.
• Tuần tự:
Hoạt động tuần tự sẽ được mô tả và minh hoạ bởi hoạt động của bộ tạo và bộ sử dụng
thông qua một bộ đệm. Bộ tạo sẽ sinh ra các đối tượng để đưa vào trong một bộ đệm và
sẽ được lấy ra bởi bộ sử dụng. Quá trình sử dụng sẽ phải được thực hiện một cách tuần
tự theo quá trình tạo ra đối tượng. Mô hình cho hoạt động này được diễn tả bởi PN như
trong Hình 9.4 (a). Thẻ bài chứa trong vị trí p1 có nghĩa là bộ tạo đã sẵn sàng thực hiện.
Khi các chuyển đổi t1 và t2 hoàn thành thì một đối tượng được tạo ra (một thẻ bài tương
ứng cũng sẽ được chuyển vào trong bộ đệm mô hình bởi vị trí p5) và bộ tạo lại sẵn sàng
trở lại. Nếu bộ sử dụng có nhu cầu tiêu thụ (được mô hình bởi thẻ bài chứa trong vị trí
p3 ) và đang có ít nhất một đối tượng trong bộ đệm thì một thẻ bài chứa trong vị trí p5
sẽ được lấy đi và chuyển đổi t3 sẽ hoàn thành.
90/99
Hoạt động tạo và sử dụng với bộ đệmvô hạn (a) và hữu hạn(b)
Trong cách mô tả trong Hình 9.4 (a) thì việc tạo và sử dụng được thực hiện thông qua
một bộ đệm với giả thiết là có dung lượng vô hạn. Trong thực tế thì các bộ đệm là hữu
hạn, để mô tả hoạt động với bộ đệm loại này Hình 9.4 (b) được sử dụng. Vị trí p6 mô
hình các vị trí bộ đệm còn trống và vị trí p5 mô hình các vị trí bộ đệm đã được điền đầy.
Tổng số lượng các thẻ bài chứa trong các vị trí p5 và p6 phải luôn là hằng số. Nếu một
thẻ bài được gán cho vị trí p5 trong dấu khởi tạo thì bộ tạo sẽ không thể tạo thêm đối
tượng chừng nào bộ sử dụng vẫn chưa tiêu thụ đối tượng trong bộ đệm.
Loại trừ xung đột
Hoạt động loại trừ của hai tác vụ song song chia sẻ tài nguyên
Hai tác vụ C1 và C2 được phép làm việc song song và cùng chia sẻ tài nguyên CS,
nhưng không được truy nhập vào tài nguyên đồng thời. Giản đồ PN cho hoạt động này
được mô tả như trong Hình 10.5. Các vị trí p1 và p5 biểu diễn các tác vụ C1 và C2 làm
việc độc lập; vị trí p2 và p6 biểu diễn các yêu cầu của các tác vụ C1 và C2 một cách
tương ứng khi muốn truy nhập vào tài nguyên chia sẻ CS; p3 và p7 biểu diễn CS đang
bị chiếm dụng bởi các tác vụ C1 và C2 một cách tương ứng. Vị trí p4 mô tả quyết định
xem tác vụ nào có thể truy nhập tài nguyên Cs và tránh các vị trí p3 và p7 bị đánh dấu
đồng thời. Thực tế khi p2 và p6 được đánh dấu thì các chuyển đổi t2 và t5 xung đột.
Việc hoàn thành một trong hai tác vụ sẽ khoá/cấm lẫn nhau. Việc hoàn thành chuyển đổi
91/99
t3 hoặc t6 sẽ mô hình việc giải phóng nguồn tài nguyên chung (chuyển thẻ bài trở lại vị
trí p4) và trở về điều kiện làm việc bình thường.
Ngôn ngữ mô tả phần cứng (VHDL)
VHDL (Very High Speed Integrated Circuit Hardware Description Lanuage) là một
ngôn ngữ chung để mô tả các thiết kế phần cứng ở mức phần tử logic cơ bản cấu thành
nên hệ thống và đã được phát triển bởi tổ chức quốc phòng Mỹ. Mục đích chính là để
thuận tiện cho việc trao đổi dữ liệu thiết kế phần cứng theo một định dạng chuẩn mà mọi
người có thể hiểu và thông dịch, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp hay hợp tác
trong các dự án thiết kế. Đặc biệt nó rất thuận tiện trong việc chuyển đổi hay tổng hợp
biên dịch thành một dạng ngôn ngữ thực thi phần cứng thực. Điều này rất khó thực hiện
bằng các ngôn ngữ bậc cao như C nhưng với VHDL điều này chính là ưu điểm nổi bật
và là thế mạnh trong việc mô hình hoá hệ thống, mô tả một cách chi tiết các phần tử
cứng cấu thành tham gia trong hệ thống.
VHDL là một chuẩn IEEE (Std - 1076) đã được sự hỗ trợ bởi rất nhiều nhà cung cấp
phát triển phần cứng. Ứng dụng một cách chuyên nghiệp ngôn ngữ này là phục vụ cho
việc mô tả các mạch ASICs phức hợp, chế tạo thực thi các mạch FPGA...
Ngôn ngữ VHDL có thể đọc hiểu khá dễ dàng với cấu trúc cú pháp rõ ràng gần giống
như ngôn ngữ Visual Basic và Pascal. Nó có thể phát huy được thế mạnh về cú pháp để
định nghĩa xây dựng kiểu dữ liệu mới và hỗ trợ cho việc lập trình theo nhóm. Với xu thế
hiện nay các nhóm phát triển có thể thực thi với điều kiện cách xa nhau về khoảng cách
địa lý, vì vậy việc phối hợp và thiết kế theo nhóm là rất cần thiết.
92/99
Thiết kế các phần mềm điều khiển
Thiết kế phần mềm điều khiển
Hệ thống điều khiển số
Để thực thi một bộ điều khiển số trên thiết bị vật lý thực phải đòi hỏi xét xem bộ điều
khiển với mô hình hàm truyền đã cho có thể hiện thực hóa được không. Điều kiện phải
xét thực ra là để đảm bảo rằng không có đầu ra nào của hệ thống lại xuất hiện trước khi
có tín hiệu vào. Hay nói cách khác hệ thống xây dựng phải tuân thủ tính nhân quả.
Nếu khai triển hàm truyền của bộ điều khiển số được mô tả ở dạng tổng quát:
thành chuỗi lũy thừa theo z thì nó phải không được phép chứa bất kỳ phần tử nào chứa
lũy thừa dương của z. Hay nói cách khác là bộ điều khiển được mô tả như trên phải có
bậc ≤ 0 tức là bậc của tử số phải nhỏ hơn hoặc bằng bậc của mẫu số (n ≥ m). Sau khi đã
thiết kế được bộ điều khiển số thì việc còn lại là lập trình và nạp vào các bộ điều khiển
vật lý khả trình. Thực chất quá trình này là thực thi hàm truyền của bộ điều khiển số
bằng lập trình số trên các bộ điều khiển vật lý đã có. Ở đây chúng ta sẽ chủ yếu quan
tâm đến việc triển khai để chuẩn bị cho bước lập trình các hàm truyền của bộ điều khiển
số. Xuất phát từ mô tả hàm truyền dạng tổng quát của bộ điều khiển số:
trong đó, a0 ≠ 0 nếu b0 ≠ 0 ; m và n là các số nguyên dương.
Có thể triển khai để thực thi một hàm truyền của bộ điều khiển số theo 3 cách như sau:
Triển khai lập trình số trực tiếp
93/99
Để triển khai lập theo phương pháp lập trình trực tiếp thì hàm truyền bộ điều khiển đã
cho biểu diễn trong miền z phải được chuyển đổi về dạng hàm truyền rời rạc:
Từ đẳng thức trên dễ dàng tính ra được giá trị của đầu ra u * (t ) của bộ điều khiển số đã
cho theo các giá trị hiện tại và quá khứ của đầu vào e* (t ) cũng như các giá trị quá khứ
của chính nó
Để thực hiện bộ điều khiển này yêu cầu phải lưu trữ các giá trị quá khứ của đầu vào và
đầu ra của bộ điều khiển. Với bộ điều khiển đã cho yêu cầu phải có n + m giá trị cần
phải lưu trữ hay nói cách khác cần phải có n + m phần tử lưu trữ.
Một phương pháp khác để triển khai lập trình trực tiếp là sử dụng cơ chế tách trực tiếp
đầu vào và đầu ra của bộ điều khiển theo một biến trung gian X(z). Không mất tính tổng
quát nếu chúng ta nhân cả tử và mẫu của hàm truyền bộ điều khiển số đã cho với một
biến X(z). Từ đó rút ra được hàm truyền của đầu vào E(z) theo X(z) và hàm truyền của
đầu ra U(z) theo X(z). Phương pháp này thực hiện như sau:
Theo phương pháp này yêu cầu số phần tử lưu trữ chính bằng giá trị n, bằng bậc của đa
thức mẫu số trong hàm truyền bộ điều khiển số đã cho. Từ 2 đẳng thức trên ta cũng dễ
dàng xây dựng được giản đồ trạng thái mô tả hàm truyền của bộ điều khiển số (giả thiết
m = n = 3 ).
Giản đồ trạng thái của hệ thống số
• Triển khai lập trình số ghép tầng
94/99
Cách triển khai này yêu cầu chuyển đổi bộ điều khiển về dạng tích của các hàm truyền
đơn giản để có thể dễ dàng thực hiện bằng các chương trình đơn giản. Hay nói cách khác
bộ điều khiển số đã cho là kết quả ghép tầng của nhiều bộ điều khiển nhỏ.
• Triển khai lập trình số song song
Bộ điều khiển đã cho sẽ được tách ra thành tổng của các bộ điều khiển đơn giản và có
thể thực hiện lập trình song song cho các bộ điều khiển đó.
Một số phương pháp phát triển phần mềm nhúng
Trong quá trình phát triển, phần mềm cần phải được thử nghiệm với đối tượng điều
khiển. Tuỳ thuộc vào từng môi trường phát triển chúng ta có thể tiến hành theo một số
các phương pháp sau.
• Mô hình Offline
Trong hệ thống phát triển này nền phần cứng nhúng đích được mô phỏng bằng mô hình
chạy trên PC và đối tượng điều khiển cũng là mô hình mô phỏng chạy trên PC. Vì vậy
quá trình phát triển thực chất là quá trình chạy mô phỏng hệ thống được thực hiện hoàn
toàn trên PC. Với hệ thống này không thể thử nghiệm cho các sự kiện đáp ứng thời gian
thực vì thời gian của mô phỏng khác với thời gian diễn biến thực của hệ thống.
• Hệ thống phát triển (Software in the loop)
95/99
Hệ thống này mô phỏng nền phần cứng thực trên PC cho đáp ứng hành vi giống như với
vi mạch cứng thực và mô hình đối tượng được mô hình thực thi trên PC. Loại hệ thống
này cũng tương tự như hệ thống mô phỏng offline tuy nhiên có ưu điểm hơn vì khả năng
mô phỏng hành vi và đáp ứng của vi mạch nhúng chính xác hơn và trung thực hơn. Và
cũng có một nhược điểm là không thử nghiệm được bài toán thời gian thực.
• Mô phỏng thời gian thực
Hệ thống này sử dụng nền phần cứng nhúng đích thực nhưng đối tượng thì chỉ là mô
hình thời gian thực không phải đối tượng thực. Ưu điểm là khá mềm dẻo và thay đổi cấu
hình đơn giản trong quá trình phát triển để thử nghiệm với các hành vi khác nhau của
đối tượng. Rút ngắt và đơn giản hóa công việc xây dựng đối tượng.
• Mô hình phát triển thực
Hệ thống này sử dụng nền phần cứng nhúng đích thực với đối tượng thực. Tuy nhiên có
sự hỗ trợ của công cụ phát triển để có thể cài đặt và thử nghiệm trực tiếp trên nền phần
cứng thực. Đây là một dạng mô hình cho kết quả trung thực và chính xác nhất trong các
dạng hệ thống phát triển nêu trên. Tuy nhiên các nền phần cứng này thường được phát
triển và hỗ trợ bởi các nhà cung cấp để có thể tương thích với công cụ phần mềm kèm
theo.
96/99
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Giáo trình hệ thống nhúng
Biên tập bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Mở đầu hệ thống nhúng
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Tổng quan hệ thống nhúng
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Các thành phần cơ bản trong kiến trúc phần cứng Hệ thống nhúng
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Một số nền phần cứng và Cơ sở kỹ thuật của phần mềm nhúng
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Hệ điều hành cho các hệ thống nhúng (HĐH thời gian thực)
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Cơ bản về lập trình nhúng
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
97/99
Giấy phép: 
Module: Tác vụ và truyền thông giữa các tác vụ
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Kĩ thuật lập lịch và xử lý ngắt trong thời gian thực
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Thiết kế Hệ thống nhúng
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Thiết kế các phần mềm điều khiển
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
98/99
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.
Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.
Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.
99/99

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_he_thong_nhung_hoang_quoc_viet_phan_2.pdf