Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý
Tóm tắt Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý: ..._VIEN. Việc viết một lệnh SQL đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ năng nhất là những truy vấn phức tạp trong một cơ sở dữ liệu lớn có rất nhiều thực thể. Truy vấn bằng ví dụ (Query by Example -QBE). Nhiều HQTCSDL co cách thức đơn giản hơn để giao tác với cơ sở dữ liệu dựa vào khái niệm Truy vấn bằ...ng trình ứng dụng. Do đó, thực hiện việc thiết kế cơ sở dữ liệu có thể trở nên hết sức phức tạp. Nhiều mối quan hệ giữ các dữ liệu thực tế không có mối quan hệ một - nhiều theo tiêu chuẩn mà mô hình thứ bậc cung cấp. Những mối quan hệ dạng nhiều - nhiều thường rất khó sử dụng mô hình thức ... liên tục. Tuy nhiên, nhiều thay đổi không thể đáp ứng được dù là trong một cơ sở dữ liệu được thiết kế tốt nhất vì những thay đổi của môi trường là khá mạnh. Do đó, sau một thời gian nhất định nào đó, toàn bộ hệ quản lý cơ sở dữ liệu được thiết kế mới lại. 3.3.3 Các yêu cầu đối với nhà quản...
ông tin mới phải đạt được. Trên cơ sở nội dung báo cáo phân tích chi tiết sẽ quyết định tiếp tục tiến hành hay thôi phát riển một hệ thống mới. Để làm những việc đó giai đoạn phân tích chi tiết bao gồm các công đoạn sau đây. 2.1 Lập kế hoạch phân tích chi tiết. 2.2 Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại. 2.3 Nghiên cứu hệ thống thực tại. 76 2.4 Đưa ra chẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp. 2.5 Đánh giá lại tính khả thi. 2.6 Thay đổi đề xuất của dự án. 2.7 Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết. Giai đoạn 3: Thiết kế lô gíc Giai đoạn này nhằm xác định tất cả các thành phần lô gíc của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước. Mô hình lô gíc của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ sản sinh ra (nội dung của Outputs), nội dung của cơ sở dữ liệu (các tệp, các quan hệ giữa các tệp), các xử lý và hợp thức hoá sẽ phải thực hiện (các xử lý) và các dữ liệu sẽ được nhập vào (các Inputs). Mô hình lô gíc sẽ phải được những người sử dụng xem xét và chuẩn y. Thiết kế lô gíc bao gồm những công đoạn sau: 3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu. 3.2 Thiết kế xử lý. 3.3 Thiết kế các luồng dữ liệu vào. 3.4 Chỉnh sửa tài liệu cho mức lô gíc. 3.5 Hợp thức hoá mô hình lô gíc. Giai đoạn 4: Đề xuất các phương án của giải pháp Mô hình lô gíc của hệ thống mới mô tả cái mà hệ thống này sẽ làm. Khi mô hình này được xác định và chuẩn y bởi người sử dụng, thì phân tích viên hoặc nhóm phân tích viên phải nghiêng về các phương tiện để thực hiện hệ thống này. Đó là việc xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hoá mô hình lô gíc. Mỗi một phương án là một phác hoạ của mô hình vật lý ngoài của hệ thống những chưa phải là một mô tả chi tiết. Tất nhiên là người sử dụng sẽ thấy dễ dàng hơn khi lựa chọn dựa trên những mô hình vật lý ngoài được xây dựng chi tiết nhưng chi phí cho việc tạo ra chúng là rất lớn. Để giúp các những người sử dụng lựa chọn giải pháp vật lý thoả mãn tốt hơn các mục tiêu đã định ra trước đây, nhóm phân tích viện phải đánh giá các chi phí và lợi ích (hữu hình và vô hình) cả mỗi phương án và phải có những khuyến nghị cụ thể. Một báo cáo sẽ được trình lên những người sử dụng và một buổi trình bày sẽ được thực hiện. Những người sử dụng sẽ chọn lấy một phương án tỏ ra đáp ứng tốt nhất các 77 yêu cầu của họ mà vẫn tôn trọng các ràng buộc của tổ chức. Sau đây là các công đoạn của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp: 4.1 Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc tổ chức. 4.2 Xây dựng các phương án của giải pháp. 4.3 Đánh giá các phương án của giải pháp. 4.4 Chuẩn bị và tình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp. Giai đoạn 5 : Thiết kế vật lý ngoài Giai đoạn này được tiến hành sau khi một phương án giải pháp được lựa chọn. Thiết kế vật lý bao gồm hai tài liệu kết quả cần có: Trước hết là một tài liệu bao chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật; và tiếp đó là tài liệu dành cho người sử dụng và nó mô tả cả phần thủ công và cả những giao diện với những phần tin học hoá. Những công đoạn chính của thiết kế vật lý ngoài là: 5.1 Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài 5.2 Thiết kế chi tiết các giao diện (vào/ ra) 5.3 Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá 5.4 Thiết kế các thủ tục thủ công 5.5 Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hoá của hệ thống thông tin, có nghĩa là phần mềm. Những người chịu trách nhiệm về giai đoạn này phải cung cấp các tài liệu như các bản hướng dẫn sử dụng và thao tác cũn như các tài liệu mô tả về hệ thống. Các hoạt động chính của việc triển khai thực hiện kỹ thuật hệ thống là như sau: 6.1 Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật 6.2 Thiết kế vật lý trong 6.3 Lập trình 6.4 Thử nghiệm hệ thống 6.5 Chuẩn bị tài liệu Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác Cài đặt hệ thống là pha trong đó việc chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới được thực hiện. Để việc chuyển đổi này được thực hiện với những va chạm ít nhất, cần phải lập kế hoạch một cách cẩn thận. Giai đoạn này bao gồm các công đoạn: 78 7.1 Lập kế hoạch cài đặt 7.2 Chuyển đổi 7.3 Khai thác và bảo trì 7.4 Đánh giá Cần phải lưu ý rằng kết quả của quá trình phân tích và thiết kế bao gồm hai phần lớn: hệ thống thông tin và tài liệu về hệ thống. Có thể tóm lược các giai đoạn trên đây thành bảng sau: Bảng 3.1: Các giai đoạn phát triển một hệ thống thông tin Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu 1.1 Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu 1.2 Làm rõ yêu cầu 1.3 Đánh giá tính khả thi 1.4 Chuẩn bị và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết 2.1 Lập kế hoạch phân tích chi tiết 2.2 Nghiên cứu môi trường của hệ thống thực tại 2.3 Nghiên cứu hệ thống thực tại 2.4 Chẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp 2.5 Đánh giá lại tính khả thi 2.6 Sửa đổi đề xuất của dự án 2.7 Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết Giai đoạn 3: Thiết kế lô gíc 3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu 3.2 Thiết kế xử lý 3.3 Thiết kế các dòng vào 3.4 Hoàn chỉnh tài liệu lô gíc 3.5 Hợp thức hoá mô hình lô gíc Giai đoạn 4: đề xuất các phương án của giải pháp 4.1 Xác định các ràng buộc tổ chức và tin học 4.2 xây dựng các phương án của giải pháp 4.3 Đánh giá các phương án của giải pháp 4.4 Chuẩn bị và trình bày báo cáo về các phương án của giải pháp 79 Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài 5.1 Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài 5.2 Thiết kế chi tiết các giao diện vào/ra 5.3 Thiết kế phương thức giao tác với phần tin học hoá 5.4 Thiết kế các thủ tục thủ công 5.5 Chuẩn bị và trình bày báo cáo thiết kế vật lý ngoài. Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống 6.1 Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật 6.2 Thiết kế vật lý trong 6.3 Lập trình 6.4 Thử nghiệm kiểm tra 6.5 Chuẩn bị các tài liệu cho hệ thống Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác 7.1 Lập kế hoạch cài đặt 7.2 Chuyển đổi 7.3 Khai thác và bảo trì 7.4 Đánh giá 5.2.2. Phương pháp thử nghiệm: PP xây dựng hệ thống thử nghiệm là quá trình xây dựng một hệ thống thử nghiệm một cách nhanh chóng nhằm mô tả và đánh giá hệ thống để từ đó người sử dụng có thể nhanh chóng xác định các nhu cầu cần thêm và chỉnh sửa. Các bước thực hiện: B1: Xác định nhu cầu của người sử dụng. B2: Phát triển hệ thống thử nghiệm ban đầu. B3: Sử dụng hệ thống. B4: Chỉnh sửa hệ thống. B3 và B4 thường xuyên lặp lại cho đến khi có được hệ thống phù hợp 5.3.3 Phương pháp thuê ngoài: Việc thực hiện và thiết kế một hệ thống thông tin dựa vào một tổ chức khác. 80 5.4.4 Phương pháp người dùng tự phát triển: Người dùng trong hệ thống tự xây dựng HTTT 5.4.5 Phương pháp sử dụng phần mềm đóng gói: Mua một chương trình phần mềm đã được đóng gói sẵn 5.3 Các thành viên chính của dự án phát triển hệ thống thông tin Số lượng các thành viên tham gia vào dự án phát triển hệ thống thay đổi tuỳ theo quy mô và sự phức tạp của dự án. Sau đây là một dạng cấu hình tương đối phổ biến do Y. C. Gagnon đưa ra. Cần lưu ý rằng cùng một con người có thể tuỳ theo hoàn cảnh mà thuộc vào một hay nhiều nhóm: - Những người ra quyết định. Họ kiểm soát các nguồn lực được dùng trong hệ thống. Họ có quyền lực tác động vào việc phát triển hệ thống. Họ có tiếng nói quyết định trong việc lựa chọn mục tiêu cũng như tiến hành thực hiện hệ thống mới. Đó là bộ phận lãnh đạo cao nhất của tổ chức. - Những nhà quản lý trông coi quá trình phát triển và hoặc vận hành hệ thống. Họ là địa diện, ở thứ bậc thấp hơn, của những người ra quyết dịnh. Họ lao động trong sự hợp tác với các phân tích viên. - Phân tích viên và thiết kế viên phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống trong sự cộng tác với các nhà ra quyết định và các nhà quản lý. - Người sử dụng cuối tương tác với hệ thống theo sự cần thiết hoặc tuỳ chọn. Họ sử dụng đầu ra của hệ thống. Họ tiếp xúc trực tiếp với hệ thống trong những khoảng thời gian ngắn. Đó là những người sử dụng các tại các giao diện vào/ra của hệ thống, những nhà quản lý mà hệ thống đang được xây dựng cho học. - Người sử dụng - thao tác viên là những người mà vai trò nhiệm vụ của họ là gắn liền với hệ thống khi nó trở thành tác nghiệp được. Họ tạo ra những đầu vào (Inputs) hoặc nhận các đầu ra từ hệ thống (Outputs) để rồi đưa cho những người sử dụng cuối. - Những người sử dụng gián tiếp. Đó là những người chịu ảnh hưởng gián tiếp của hệ thống. Như sử dụng nguồn lực hiếm, ảnh hưởng xã hội ... - Các lập trình viên chịu trách nhiệm xây dựng các chi tiết của cấu trúc hệ thống. - Các hướng dẫn viên hướng dẫn cho những người sử dụng thao tác viên hoặc các nhóm người khác cách thức sử dụng hệ thống. 5.4 Vai trò phân tích viên hệ thống 81 Phân tích viên hệ thống nói chung không phải là người duy nhất có trách nhiệm trong một dự án phát triển hệ thống. Trong trường hợp một hệ thống rất lớn người ta có thể có một đội ngũ gồm một chủ dự án, một số phân tích viên, một số người sử dụng, một số lập trình viên và trợ lý quản trị dự án. Đối với hệ thống nhỏ có thể chỉ có một người đóng đồng thời vai trò chủ dự án, phân tích viên, lập trình viên và thư ký. Để hực hiện những chức năng của mình một cách dễ dàng phân tích viên phải có kiến thức trong nhiều lĩnh vực như quản lý, kinh doanh, hệ thống thông tin, kỹ thuật công nghệ thông tin ... Cán bộ phân tích phải hiểu rõ công việc mà người sử dụng phải làm, những vấn đề và những khó khăn họ gặp. Để làm điều đó việc hiểu biết các phương pháp thu thập thông tin và các phương pháp trình bày hệ thống là cần thiết ... Phân tích viên cũng cần phải biết đề xuất các giải pháp cho vấn đề gặp phải và phải biết thiết kế lô gíc cho hệ thống tương ứng. Phân tích viên cũng cần phải biết chuyển đổi các yếu tố lô gíc sang thành các phương án cụ thể và đánh giá chi phí và lợi ích của các phương án về mặt tài chính cũng như xã hội. Anh ta cũng phải biết chuyển những đề xuất thành các dặc tả cụ thể chính xác để lập trình viên có thể thực hiện chúng hoăc tự thực hiện lấy. Những hiểu biết về lập trình, thử nghiệm hệ thống và những phương pháp cài đặt cũng là cần thiết hữu ích. Ngoài ra phân tích viên phải có một số phẩm chất nhân bản cao liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh của dự án đang tiến hành. Trong thực tế, việc đưa ra một dự án thường nẩy sinh sự không an tâm ở những người sử dụng có liên quan. Một số người nhìn thấy nó như một phương tiện để cấp trên đánh giá năng lực, một số khác ngại thay đổi thói quen, một số khác sợ mất quyền lực và cũng có người thấy việc làm của mình bị đe doạ. Những nỗi sợ hãi và không an tâm đó đôi khi dẫn tới việc người sử dụng kháng cự lại ngay lập tức sự thay đổi và giảm khả năng hợp tác có hiệu quả trong việc nghiên cứu. Chẳng có gì khó chịu hơn đối với người sử dụng khi người phân tích tạo ra một cảm tưởng là anh ta hiểu biết tốt hơn người sử dụng cách thức thực hiện nhiệm vụ của họ. Trong những hoàn cảnh như vậy, việc phân tích viên thể hiện những phẩm chất nhân văn sẽ có những hiệu quả rất lớn. 82 CHƯƠNG 6 CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TIÊU BIỂU TRONG TỔ CHỨC KINH TẾ THƯƠNG MẠI 6.1. Hệ tin học văn phòng Trong một tổ chức hệ thống thông tin văn phòng có chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền tin phục vụ các hoạt động soạn thảo, lưu trữ và quản lý văn bản giấy tờ, lập lịch công tác, quan lý thư từ giao dịch, tin nhắn... Phần cứng cho hệ thống thông tin văn phòng. Phần mềm cho hệ thống thông tin văn phòng. 6.2. Hệ thống xử lý giao dịch Hệ thống xử lý giao dịch là những hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tác nghiệp với giao dịch. Đây là những hệ thống thông tin dễ thấy như: Hệ thu ngân ở siêu thị, hệ thống bán vé máy bay, hệ thống rút tiền tự động... Kiến trúc của hệ thống xử lý giao dịch Vào Chương trình Ra Kho dữ liệu 6.3. Hệ thống phục vụ quản lý Hệ thống phục vụ quản lý đạo là hệ thống thông tin cung cấp thông tin cho cán bộ quản lý ra quyết định... Kiến trúc của hệ thống phục vụ quản lý Sự kiện kinh doanh hoặc giao dịch: Tài liệu gốc, nhập liệu tự động hoặc bán tự động Ghi chép Tổng hợp Sắp xếp Câp nhật Trộn Báo cáo tổng hoặc đếm Dữ liệu vào cho HT khác Phẩn hồi cho người sử dụng Dữ liệu HT xử lý giao dịch 83 Vào Chương trình Ra Kho dữ liệu 6.4. Hệ thống lãnh đạo Hệ thống cung cấp thông tin cho cán bộ quản lý cấp cao nhất trong tổ chức phục vụ những quyết định chiến lược. Kiến trúc của hệ thống phục vụ quản lý Vào Chương trình Ra Kho dữ liệu Dữ liệu từ các HT xử lý giao dịc Dữ liệu từ các dữ liệu bên trong khác Yêu cầu thông tin Tổng hợp Khái quát Phân tích Báo cáo định kỳ Báo cáo đột xuất Báo cáo đặc biệt Phẩn hồi cho người sử dụng Dữ liệu HTTT phục vụ quản lý - Dữ liệu từ các HT xử lý giao dịch, quản lý và cơ sở dữ liệu bên trong khác - Dữ liệu từ ngoài - Yêu cầu thông tin Tổng hợp Khái quát Phân tích đánh giá dự báo Biểu diễn kết quả đồ hoạ Báo cáo tổng hợp Đường xu thế Kết quả mô phỏng Phẩn hồi cho người sử dụng Dữ liệu HTTT lãnh đạo 84 6.5. Hệ thống trợ giúp ra quyết định Hệ thống cộng cụ lập phương án quyết định, lựa chon phương án tối ưu, trợ giúp quá trình ra quyết định của các nhà quản lý. Kiến trúc của hệ thống trợ giúp ra quyết định Vào Chương trình Ra Kho dữ liệu Kho mô hình 6.6. Hệ thống thông tin sản xuất Hệ thống này trợ giúp các chức năng sản xuất và tác nghiệp. Có thể khái quát hệ thống này như sau: Các HT kế hoạch sản xuất Các HT điều khiển sản xuất - Dữ liệu - Mô hình - Nhập dữ liệu và thao tác với dữ liệu. Xử lý giao tác với dữ liệu và mô hình: Mô phỏng, Tối ưu, Dự báo, ước lượng,... Báo cáo đồ hoạ Báo cáo văn bản Kết quả đánh giá Phẩn hồi cho người sử dụng Dữ liệu HTTT trợ giúp ra quyết định Các mô hình thuộc HTTT trượ giúp ra quyết định Kế hoạch sản xuất Kế hoạch nhân lực Kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu Lập lịch sản xuất - Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu - Lập kế hoạch năng lực thiết bị – Công nghệ - Thiết kế- Năng suất lao động- Năng suất thiết bị- Bảo trì - kiểm soát xưởng - Đảm bảo chất lượng - điều khiển quy trình – Người máy Kiểm soát NVL Sử dụng thiết bị Theo dõi lao động Kiểm soát chất lượng Theo dõi yêu cầu riêng của khách hàng Kiểm kê phụ tùng bảo trì Nhật ký thiết bị 85 Phân loại theo cấp quyết định Chiến lược (Strategic) – HTTT lựa chọn và lập kế hoạch mạng sản xuất (Site planning and selection) – HTTT mua sắm và lập kế hoạch công nghệ (Technology planning and assessment) – HTTT định vị quy trình sản xuất (Process positioning) – HTTT thiết kế nhà máy (Plant design) Chiến thuật (Tactical) – HTTT quản lý kho nguyên vật liệu và sản phẩm (Inventory management and control) – HTTT lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu (Materials requirement planning ) – HTTT đúng thời điểm (Just-in-time) – HTTT lập kế hoạch năng lực sản xuất (Capacity planning) – HTTT lập lích sản xuất (Production scheduling) – HTTT thiết kế và phát triển sản phẩm mới (Product design and development) Tác nghiệp (Operational) – HTTT mua (Purchasing) – HTTT nhận hàng (Receiving) – HTTT quản lý chất lượng (Quality control) – HTTT giao hàng (Shipping) – HTTT tính chi phí Cost accounting – HTTT xử lý đơn đặt mua hàng (Purchase order processing) – HTTT quản lý kho (Inventory control) – HTTT chi trả lương (Payroll) 6.7. Hệ thống thông tin marketing Chiến lưwợc (Strategic) – HTTT dự báo bán hàng (Sales forecasting) – HTTT lập kế hoạch và phát triển sản phẩm (Product planning and development) – HTTT Nghiên cứu thị trường (Marketing research) – HTTT theo dõi cạnh tranh (Competitive Tracking) Chiến thuật (Tactical) – HTTT quản lý bán hàng (Sales management) – HTTT định giá hàng hoá (Product pricing) – HTTT quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm (Advertising and promotion) – HTTT phân phối (Distribution) Tác nghiệp (Operational) – HTTT quản lý khách hàng tiềm năng (Prospect) – HTTT quản lý tiếp xúc (Contact) – HTTT quản lý truy vấn của khách hàng (Inquiry) – HTTT văn bản marketing (Document) – HTTT marketing từ xa (Telemarketing) – HTTT quản lý thư từ trực tiếp (Direct mail) 86 6.8. Hệ thống thông tin Tài chính và kế toán Chiến lược (Strategic) – HT phân tích tình hình tài chính (Financial condition analysis) – HT dự báo nhu cầu vốn dài hạn ( Long-range forecasting) Chiến thuật (Tactical) – HTTT lập ngân sách ( Budgeting) – HTTT quản lý quỹ ( Cash management) – HTTT lập ngân sách vốn (Capital budgeting) – HTTT quản lý đầu tư ( Investment management) Tác nghiệp (Operational) – HTTT sổ cái (General ledger) – HTTT tài sản cố định (Fixed asset) – HTTT xử lý đặt hàng (Sales order processing) – HTTT kế toán thu (Account receivable) – HTTT kế toán chi (Account payables) – HTTT xử lý đặt mua hàng (Purchase order processing) – HTTT quản lý kho (Inventory control) – HTTT tính và chi trả lương (Payroll) 6.9. Hệ thống thông tin nhân lực Chiến lược (Strategic) – HTTT lập kế hoạch cán bộ (Staff planning) – HTTT đàm phán lao động (Labor negotiations) Chiến thuật (Tactical) – HTTT phân tích và thiết kế công việc (Job analysis and design) – HTTT tuyển nhân viên (Recruiting) – HTTT trả thù lao và lợi ích xã hội (Compensation and benefits) – HTTT đào tạo và phát triển nhân lực (huấn Employee training and development) Tác nghiệp (Operational) – HTTT theo dõi về lương (Payroll) – HTTT quản lý vị trí công tác (Position) – HTTT đánh giá nhân viên (Employee evaluation) – HTTT lập báo cáo lên cấp trên (Government reporting) – HTTT tuyển chọn và sắp xếp vị trí công tác (Applicant selection and placement) 6.10. Thương mại điện tử: chiến lược phát triển trong môi trường kinh doanh mới a) Các loại giao dịch trong thương mại điện tử Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng điều tiết và quản lý.Từ các mối quan 87 hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C ... trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất. Business-to-business (B2B) : Mô hình TMĐT B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử giữa các công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C. Business to Customers (B2C): Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các công ty và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu :Thương mại điện tử B2C là việc một doanh nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hang hóa dịch vụ do mình tạo ra hoặc do mình phân phối. Các trang web khá thành công với hình thức này trên thế giới phải kể đến Amazon.com, Drugstore.com, Beyond.com. b) Các hình thức hoạt động chủ yếu của Thương mại điện tử Thư điện tử Thanh toán điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử Truyền dung liệu Bán lẻ hàng hóa hữu hình c) Lợi ích của Thương mại điện tử Thu thập được nhiều thông tin Giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch Giúp thiết lập củng cố đối tác Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức Giảm ách tắc và tai nạn giao thông
File đính kèm:
- giao_trinh_he_thong_thong_tin_quan_ly_phan_1.pdf