Giáo trình Kế toán quản trị - Trần Nhật Thiện

Tóm tắt Giáo trình Kế toán quản trị - Trần Nhật Thiện: ...ïi chi phí theo baûn chaát öùng xöû: Bieán phí-Ñònh phí-Hoãn hôïp Qua nhöõng caùch phaân loaïi nhö treân, môùi chæ ñôn thuaàn nhaän dieän chi phí theo nhöõng tieâu thöùc nhaát ñònh cuûa toaøn boä chi phí. Nhöng vieäc chæ ra nhöõng chi phí thöôøng gaén lieàn vôùi khoái löôïng hoaøn thaønh nhö: ... - Soá dö an toaøn laø cheânh leäch giöõa doanh thu ñaït ñöôïc (theo döï tính hoaëc theo thöïc teá) so vôùi doanh thu hoøa voán. - Soá dö an toaøn = Doanh thu ñaït ñöôïc – Doanh thu hoøa voán - Ñeå ñaùnh giaù möùc ñoä an toaøn ngoaøi vieäc söû duïng soá dö an toaøn caàn keát hôïp vôùi chæ t... kieäm ñöôïc chi phí) vì do soá giôø lao ñoäng tröïc tieáp giaûm ôû treân. - Ñôn giaù phaân boå taêng 100ñ/1h lao ñoäng tröïc tieáp laøm chi phí taêng 450.000. Nhö vaäy vieäc söû duïng caùc chi phí saûn xuaát chung khaû bieán laø khoâng toát. IV. PHAÂN TÍCH BIEÁN ÑOÄNG CUÛA CHI PHÍ SAÛN XUAÁ...

pdf117 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị - Trần Nhật Thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựa trên những thông tin chủ yếu, quy trình: 
- Nhận diện những thông tin không thích hợp đó là các khoản chi phí ẩn, 
hoặc các khoản chi phí và thu nhập không chênh lệch trong tương lai giữa các 
phương án. 
- Loại trừ những thông tin không thích hợp ra khỏi những thông tin có được. 
- Ra quyết định trên cơ sở những thông tin còn lại, bởi vì những thông tin 
này là những thông tin thích hợp. 
3. Chi phí chìm ( lặn, ẩn) là thông tin không thích hợp 
Chi phí chìm là những khoản chi phí đã chi ra trong quá khứ, hiện tại không 
có gì thay đổi cho dù mức độ hoạt động như thế nào đi nữa. Thuộc về các khoản 
chi phí này là các khoản đầu tư mua sắm TSCĐ. 
Nếu để những thông tin là các khoản chi phí này thì công việc tính toán sẽ 
khó khăn hơn và kết quả thường không đổi. 
Ví dụ: người quản lý đang phân vân giữa 2 phương án, nên tiếp tục sử dụng 
những máy móc cũ hay bán chúng đi để mua máy móc mới, những thông tin liên 
quan đến hai phươhg án này như sau: 
Trần Nhật Thiện Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Kế toán quản trị - 107 - 
GIỮ LẠI MÁY CŨ (triệu đồng) MUA MÁY MỚI (triệu đồng) 
1. Nguyên giá 50 1. Giá mua hiện tại 60 
2. Giá trị còn lại 40 2. Giá bán sau 4 năm tới 0 
3. Giá trị bán sau 4 năm tới 0 3. Chi phí KB hoạt động hg năm 28 
4. Giá trị bán hiện tại 20 4. Doanh thu hàng năm 100 
5. Chi phí KB hoạt động hg năm 40 
6. Doanh thu hàng năm 100 
Việc quyết định lựa chọn phương án nào sẽ căn cứ vào sự tính toán như sau: 
CHI PHÍ VÀ THU NHẬP QUA 4 NĂM CHỈ TIÊU 
Máy cũ Máy mới Chênh lệch 
1. Doanh thu 400 400 0 
2. Chi phí khả biến hoạt động (160) (112) 48 
3. Chi phí khấu hao máy cũ (40) (40) - 
4. Chi phí khấu hao máy mới - (60) (60) 
5. Giá bán máy cũ - 20 20 
Tổng cộng thu nhập 200 208 8 
Căn cứ vào số liệu trên bảng tính thì người quản lý có thể quyết định bán 
những máy móc cũ đi và mua máy mới để sử dụng. Bởi vì sau 4 năm, phương án 
mua máy mới đem lại một mức tổng lợi nhuận cao hơn là 8.000.000 
Kết luận cũng không có gì thay đổi nếu như chúng ta loại trừ thông tin về 
giá trị còn lại của máy móc cũ là 40.000.000 trong cả hai phương án bởi vì nó là chi 
phí chìm, số tiền đầu tư vào máy móc cũ đã được bỏ ra từ trước đây, do đó cho dù 
phương án nào được chọn nó cũng xuất hiện như nhau. 
Trần Nhật Thiện Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Kế toán quản trị - 108 - 
4. Chi phí không chênh lệch là thông tin không thích hợp 
Những khoảng chi phí và thu nhập không chênh lệch trong tương lai giữa tất 
cả các phương án được chọn sẽ là những thông tin không thích hợp. Do đó, trước 
khi lực chọn phương án, cần phải loại bỏ những thông tin này ra. 
Ví dụ: 
Giả sử một doanh nghiệp đang nghiên cứu mua một thiết bị sản xuất mới, 
để thay thế thiết bị cũ đang sử dụng, với mục tiêu làm giảm chi phí nhân công trực 
tiếp. Nguyên giá của thiết bị mới cá giá trị là 100 triệu, doanh thu và các loại chi 
phí hoạt động hàng năm được trình bày như sau: 
Đơn vị: 1.000đ 
CHI PHÍ CHỈ TIÊU 
Thiết bị cũ hiện tại Thiết bị mới ước tính 
1. Khối lượng sản phẩm 10.000 10.000 
2. Đơn giá bán sản phẩm 60 60 
3. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20 20 
4. Chi phí nhân công trực tiếp 15 10 
5. Biến phí sản xuất chung 1 sản phẩm 5 5 
6. Định phí hoạt động hàng năm 100.000 100.000 
7. Chi phí khấu hao máy mới - 10.000 
Thiết bị mới dự kiến sẽ tiết kiệm được 5.000 chi phí nhân công trực tiếp cho 
mỗi sản phẩm sản xuất, nhưng bù lại nó làm tăng thêm 10.000.000 chi phí khấu hao 
hàng năm ( Doanh nghiệp dự kiến thiết bị mới sử dụng 10 năm). Tất cả các khoản 
thu và chi còn lại đều giống nhau giữa 2 phương án, kể cả doanh thu tiêu thụ cũng 
như số lượng sản phẩm sản xuất. 
Loại bỏ các khoản chi phí và thu nhập không chênh lệch 
 - Doanh thu tiêu thụ: 10.000 sản phẩm x 60.000 
 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và biến phí sản xuất chung như nhau 
 - Định phí hoạt động cho mỗi năm giữa 2 phương án là như nhau 
 Các thông tin còn lại gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí khấu 
hao thiết bị mới là những thông tin thích hợp cho quá trình ra quyết định: 
Trần Nhật Thiện Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Kế toán quản trị - 109 - 
Chi phí tiết kiệm do sử dụng thiết bị mới 
10.000 sản phẩm x 5.000 50.000.000 
Chi phí khấu hao thiết bị mới tăng thêm (10.000.000) 
Chi phí tiết kiệm hàng năm do sử dụng thiết bị mới 40.000.000 
II. ỨNG DỤNG THÔNG TIN THÍCH HỢP TRONG VIỆC RA 
QUYẾT ĐỊNH 
1. Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh 
Trong thực tế người quản lý thường phải đứng trước quyết định chọn lựa có 
nêntiếp tục duy trì việc kinh doanh đối với một loại sản phẩm hoặc một bộ phận 
nào đó khi mà việc kinh doanh hiện tại đang bị thua lỗ. 
Ví dụ: Có số liệu tại một doanh nghiệp về việc kinh doanh của 3 loại sản 
phẩm A, B, Chi phí như sau: 
Đơn vị: triệu đồng 
Chỉ tiêu Tổng cộng SPA SPB SPC 
Doanh thu 400 180 160 60 
Chi phí khả biến 112 100 72 40 
Số dư đảm phí 188 80 88 20 
Chi phí bất biến 143 61 54 28 
Chi phí bất biến trực tiếp 43 16 14 13 
Chi phí bất biến chung 100 45 40 15 
Thu nhập thuần 45 19 34 (8) 
Qua báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên cho thấy việc kinh 
doanh sản phẩm Chi phí đang bị lỗ. Do đó có nên tiếp tục kinh doanh sản phẩm C 
này nữa hay không. Để xem xét cần phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến lỗ của 
sản phẩm này. 
Trần Nhật Thiện Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Kế toán quản trị - 110 - 
Xét tất cả các khoản chi phí thấy rằng đối với chi phí bất biến có hai loại chi 
phí bất biến là chi phí bất biến trực tiếp, liên quan trực tiếp đến từng sản phẩm 
hoặc bộ phận bao gồn các khoản như: 
- Chi phí nhân viên quản lý của từng bộ phận 
- Chi phí khấu hao TSCĐ của phân xưởng 
- Chi phí quảng cáo cho từng sản phẩm 
Những khoản chi phí này sẽ tồn tại cùng với sự tồn tại của sản phẩm . Và 
một loại chi phí bất biến nữa là chi phí bất biến chung, bao gồm các khoản chi phí 
bất biến liên quan đến việc quản lý và tổ chức sản xuất chung trong toàn doanh 
nghiệp như: 
- Chi phí cho nhân viên quản lý 
- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung trong toàn doanh nghiệp 
- Chi phí quảng cáo chung 
Các khoản chi phí này sẽ được tính toán cho từng bộ phận, sản phẩm thông 
qua việc phân bổ chi phí. 
 Trên cơ sở này, xem xét các thông tin liên quan đến sản phẩm C nhận thấy 
như sau, sản phẩm này tạo ra 1 số dư đảm phí là 20.000.000 sau khi trừ đi các chi 
phí bất biến trực tiếp (13.000.000) còn dư lại 7.000.000; khoản dư này sẽ được dùng 
để bù đắp cho những chi phí bất biến chung. Tuy nhiên chi phí bất biến chung phân 
bổ cho sản phẩm này là 15.000.000. Do đó, sản phẩm này bị lỗ 8.000.000. 
 Giả định nếu không tiếp tục kinh doanh sản phẩm C này nữa doanh nghiệp 
sẽ bị mất đi 1 khoản số dư đảm phí là 20.000.000. Tuy nhiên chi phí bất biến trực 
tiếp cũng sẽ giảm (13.000.000). Nhưng tổng chi phí chung vẫn không thay đổi, do 
đó sẽ vẫn được phân bổ cho cả 2 sản phẩm còn lại là sản phẩm A và sản phẩm B. 
Kết quả là tổng thu nhập của doanh nghiệp giảm (7.000.000). Như vậy doanh 
nghiệp vẫn phải tiếp tục kinh doanh sản phẩm C nếu như không chọn được 1 
phương án nào thay thếcó thể mang lại 1 số dư đảm phí nhiều hơn 20.000.000. 
2. Quyết định nên làm hay nên mua 
Đối với những doanh nghiệp sản xuất theo kiểu lắp rắp, một trong những chi 
tiết để lắp ráp sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất có thể đi mua ở bên 
ngoài. Như vậy, quyềt định nên làm hay nên mua cần phải căn cứ vào sự thỏa mãn 
về sản lượng, chất lượng của sản phẩm cũng như lợi ích kinh tế. Trong trường hợp 
này, giả sử không có sự ảnh hưởng về số lượng và chất lượng, như vậy vấn đề duy 
nhất cần phải quan tâm chính là lợi ích kinh tế. 
Ví dụ: tại một doanh nghiệp đang sản xuất chi tiết A để cung cấp cho việc 
lắp ráp sản phẩm chính của mình, tổng nhua cầu hàng năm là 10.000 chi tiết, các 
khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất chi tiết A này như sau: 
Trần Nhật Thiện Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Kế toán quản trị - 111 - 
 Đơn vị: 1.000đ 
Chỉ tiêu Đơn vị Tổng cộng 
1. Nguyên vật liệu trực tiếp 12 120.000 
2. Nhân công trực tiếp 11 111.000 
3. Chi phí sản xuất khả biến 3 30.000 
4. Lương nhân viên quản lý phân xưởng 7 70.000 
5. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng 6 60.000 
6. Chi phí chung phân bổ 9 90.000 
48 480.000 
Doanh nghiệp nhận được lời chào hàng của một nhà cung cấp bên ngoài với 
giá 42.000đ/1chi tiết, đúng theo số lượng và chất lượng yêu cầu. Như vậy doanh 
nghiệp nên mua ngoài hay tiếp tục sản xuất. 
Để hình thành quyết định nên mua ngoài hay tiếp tục sản xuất chi tiết này 
cần phải giả sử toàn bộ năng lực của việc sản xuất chi tiết này không thể sử dụng 
vào bất cứ một việc nào khác. Ngoài ra để quyết định cần thấy rằng trong các 
khoản chi phí để sản xuất chi tiết trên thì chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí chung 
phân bổ, nó sẽ không có gì thay đổi cho dù chi tiết A có được sản xuất hay mua 
ngoài. 
Vì vậy, đây là những thông tin không thích hợp cho loại quyết định này. Do 
đó, để quyết định cần phải dựa vào sự tính toán như sau: 
 Đơn vị: 1.000đ 
Chỉ tiêu Sản xuất Mua ngoài 
1. Nguyên vật liệu trực tiếp 120.000 0 
2. Nhân công trực tiếp 111.000 0 
3. Chi phí sản xuất khả biến 30.000 0 
4. Lương nhân viên quản lý phân xưởng 70.000 0 
5. Chi phí mua ngoài 0 420.000 
330.000 420.000 
Kết quả cho thấy việc doanh nghiệp tự sản xuất chi tiết A sẽ tiết kiệm hơn 
so với việc đi mua bên ngoài là 90.000.000, do đó doanh nghiệp nên tiếp tục sản 
xuất sản phẩm A. 
Tuy nhiên, nếu như năng lực sản xuất chi tiết tiết A có thể được sử dụng 
vào việc khác như: sản xuất sản phẩm khác hoặc cho thuê mà có thể đem đến 
Trần Nhật Thiện Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Kế toán quản trị - 112 - 
một khoản lợi nhuận hàng năm nhiều hơn 90.000.000, lúc đó lại nên quyết định 
mua ngoài chi tiết A. 
3. Quyết định nên bán hay tiếp tục sản xuất. 
Các quyết định nên bán hay tiếp tục sản xuất, thường gặp ở các doanh 
nghiệp sản xuất có quy trình sản xuất khởi đầu từ một loại nguyên liệu chung, qua 
các giai đoạn sản xuất chế biến sẽ tạo ra nhiều bán thành phẩm khác nhau. Các 
bán thành phẩm này có thể tiêu thụ ngay hoặc tiếp tục được sản xuất theo những 
quy trình riêng cho từng loại để tạo thành những thành phẩm kkhác nhau, rồi mới 
đem tiêu thụ. 
Nguyên tắc chung để đưa ra quyết định là dựa vào kết quả so sánh giữa thu 
nhập tăng thêm với chi phí tăng thêm do tiếp tục sản xuất: 
- Nếu thu nhập tăng thêm > Chi phí tăng thêm, thì quyết định tiếp tục sản 
xuất rồi mới tiêu thụ. 
- Nếu thu nhập tăng thêm < Chi phí tăng thêm, thì quyết định nên bán ngay 
bán thành phẩm tại điểm phân chia, không tiếp tục sản xuất. 
Ví dụ: doanh nghiệp chế biến thực phẩm tập hợp được tài liệu về 3 loại sản 
phẩm kết hợp từ nguyên liệu thịt heo, trong bảng dưới đây: 
 Đơn vị: 1.000.000 
CÁC SẢN PHẨM KẾT HỢP CHỈ TIÊU 
A B C 
1. Giá trị tiêu thụ ở điểm phân chia 120 150 60 
2. Giá trị tiêu thụ khi chế biến thêm 160 240 90 
3. Chi phí kết hợp phân bổ 80 100 40 
4. Chi phí chế biến thêm 50 60 10 
5. Doanh thu tăng thêm khi chế biến ( 2 –1) 40 90 30 
6. Lãi (lỗ) tại điểm phân chia ( 1 – 3) 40 30 20 
7. Lãi (lỗ) tăng thêm do chế biến thêm ( 5 –4) (10) 40 20 
Qua tài liệu phân tích ở trên cho ta thấy sản phẩm A sẽ bị lỗ nếu tiếp tục 
sản xuất vì chi phí tăng thêm cao hơn thu nhập tăng thêm. Do vậy, đối với sản 
phẩm A nên bán ngay tại điểm phân chia, không nên sản xuất tiếp tục rồi mới tiêu 
thụ. Đối với hai sản phẩm còn lại B và C thì sản xuất tiếp tục sẽ mang lại thêm lợi 
nhuận. 
Trần Nhật Thiện Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Kế toán quản trị - 113 - 
4. Quyết định trong điều kiện năng lực sản xuất giới hạn. 
Trong các trường hợp ứng dụng trước, chúng ta giả thuyết năng lực doanh 
nghiệp không hạn chế. Điều quan tâm ở đó là chọn lựa một phương án kinh doanh 
làm sao tăng tối đa nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp. Thực tế, doanh nghiệp luôn 
bị ràng buộc với những điều kiện giới hạn về vốn, công suất thiết bị, thị trường tiêu 
thụ, một sự ràng buộc mang tính quy luật của bất kỳ một doanh nghiệp nào. 
Trong trường hợp này, ứng dụng mô hình phân tích thông tin thích hợp trong sự lưa 
chọn ra quyết định như thế nào? 
Chúng ta lần lượt nghiên cứu qua các trường hợp sau: 
a. Trường hợp có một điều kiện giới hạn 
Doanh nghiệp đang hoạt động với những điều kiện giới hạn như tiềm năng, 
thời gian, nguồn nguyên liệu Thì khi xem xét để đi đến quyết định cần phải đạt 
trong điều kiện có giới hạn để làm sao với những tiềm năng sẵn có, có thể đạt được 
hiệu quả kinh tế cao nhất. Thông thường sẽ lựa chọn những sản phẩm có thể cung 
cấp được một tổng số dư đảm phí lớn nhất. Tuy nhiên sẽ không nhất thiết phải lựa 
chọn những sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao. 
Ví dụ: Doanh nghiệp có thể sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, giá bán sản 
phẩm A là 25.000, sản phẩm B 40.000. Chi phí khả biến sản xuất sản phẩm A 
10.000 và sản phẩm B 28.000. Cả hai loại sản phẩm, để sản xuất phải huy động tối 
đa năng lực mới đủ để cung cấp. 
Để sản xuất 1 sản phẩm A cần 2 giờ máy 
Để sản xuất 1 sản phẩm B cần 1 giờ máy 
Tổng số giờ máy có thể huy động tối đa trong kỳ là 18.000 giờ. Cho biết 
nên sản xuất sản phẩm A hay sản phẩm B. 
 25.000 – 10.000 
TỶ LỆ SỐ DƯ ĐẢM PHÍ 
SPA 
= x 100% = 60% 
 25.000 
 40.000 – 28.000 
TỶ LỆ SỐ DƯ ĐẢM PHÍ 
SPB 
= x 100% = 30% 
 40.000 
Trần Nhật Thiện Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Kế toán quản trị - 114 - 
Điều này cho thấy rằng khả năng sinh lãi của sản phẩm A là cao hơn sản 
phẩm B. Tuy nhiên để lựa chọn còn cần phải đặt trong điều kiện giới hạn. Quyết 
định sẽ dựa vào sự tính toán như sau: 
CHỈ TIÊU SPA SPB 
GIÁ BÁN 25.000 40.000 
CHI PHÍ KHẢ BIẾN 10.000 28.000 
SỐ DƯ ĐẢM PHÍ 15.000 12.000 
Số giờ máy cần cho 1 sản phẩm 2 giờ 1 giờ 
Số dư đảm phí trên 1 giờ máy 7.500 12.000 
Như vậy, kết quả phân tích này chứng tỏ rằng thông tin thích hợp để chọn 
lựa phương án kinh doanh với 1 điều kiện giới hạn liên quan đến biến phí là số dư 
đảm phí trên một điều kiện giới hạn, sản phẩm, bộ phận nào có số dư đảm phí tính 
cho một đơn vị điều kiện giới hạn cao hơn sẽ mang lại sẽ mang lại lợi ích kinh tế 
cho doanh nghiệp cao hơn. 
b. Trường hợp có nhiều điều kiện giới hạn. 
Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động với nhiều điều kiện giới hạn về 
tiềm năng. Để đi đến kết luận, cần phải sản xuất theo một cơ cấu nào để đạt được 
tối đa hóa lợi nhuận thì cần phải dùng phương pháp phương trình tuyến tính để giải 
quyết vấn đề. 
Quá trình thực hiện: 
- Xác định hàm mục tiêu và biểu diễn theo dạng phương trình đại số. Đây là 
phương trình kinh tế thể hiện những ẩn số của kết cấu sản phẩm sản xuất kinh 
doanh mang lại số dư đảm phí cao nhất. 
- Xác định hệ thống ràng buộc, xác định các điều kiện giới hạn sản xuất và 
thể hiện chúng qua hế thống phương trình tuyến tính ax + by > chi phí hoặc ax + by < c. 
- Biểu diễn hệ phương trình tuyến tính trên mặt phẳng tọa độ và chọn vùng 
thỏa mãn tất cả các giới hạn, trong vùng này chọn 1 phối hợp thỏa mãn hàm mục 
tiêu (xác định vùng sản xuất tối ưu trên đồ thị). 
- Căn cứ vào vùng sản xuất tối ưu được thể hiện trên đồ thị, chọn điểm hỗn 
hợp sản phẩm sản xuất kinh doanh làm tăng số dư đảm phí của hàm mục tiêu cao 
nhất hay giảm tối thiểu về chi phí. 
Trần Nhật Thiện Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Kế toán quản trị - 115 - 
Ví dụ: tại một doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm X và Y, những tài 
liệu liên quan đến 2 sản phẩm này như sau: 
- Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm X là 8, sản phẩm Y la 
- Để sản xuất 1 sản phẩm X cần 6 kg nguyên vật liệu và Y là 3kg 
- Số nguyên vật liệu có thể có tối đa mỗi kỳ là 24kg 
- Để sản xuất 1 sản phẩm X cần 6 giờ máy, sản phẩm Y 9 giờ máy 
- Tổng số giờ máy tối đa có được hàng kỳ là 36giờ 
- Chỉ có thể tiêu thụ tối đa 3 sản phẩm Y mỗi kỳ 
Cho biết cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm X và sản phẩm Yđể đạt được lợi 
nhuận tối đa. 
Quyết định sẽ dựa vào sự tính toán sau đây: 
1. Xác định hàm mục tiêu: 
Z = 8X + 10Y max 
2. xác định hệ ràng buộc: 
6X + 3Y <= 24 : ràng buộc về nguyên vật liệu 
6X + 9Y <= 36 : ràng buộc về số giờ máy 
Y <= 3 : ràng buộc về thị trường 
3. Biểu diễn hệ phương trình tuyến tính lên mặt phẳng tọa độ: 
Sản 
ẩm 
Y 
1
2
3
4
5
0 1 2 3 4
6
7
8
Sản 
phẩm 
X 
5 6
 Y = 3 
 6X + 3Y = 24
6X + 9Y = 36
z z
z
zz 
Vùng sản 
xuất 
Tối ưu 
ph
Trần Nhật Thiện Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Kế toán quản trị - 116 - 
4. Trong vùng sản xuất tối ưu, chọn một điểm có thể thỏa mãn hàm mục tiêu, 
đó là các đỉnh của đa giác ( các dấu chấm), trừ gốc tọa độ O (0,0) 
Đem giá trị của các đỉnh thay vào hàm mục tiêu: 
Số sản phẩm sản xuất Hàm mục tiêu : 8X + 10Y GỐC 
SPX SPY 8X 10Y 8x + 10Y 
1 0 0 0 0 0 
2 0 3 0 30 30 
3 1,5 3 12 30 42 
4 3 2 24 20 44 
5 4 0 32 0 32 
Như vậy: với những điều kiện giới hạn trên, doanh nghiệp nên sản xuất theo 
cơ cấu 3 sản phẩm X và 2 sản phẩm Y sẽ đạt được tổng số dư đảm phí là cao nhất 
và lợi nhuận lớn nhất. 
Kết luận chương 7 
Qua nghiên cứu chương 7 gợi ý cho chúng ta mô hình lựa chọn thông tin 
thích hợp để ra quyết định kinh doanh. Tính thích hợp của thông tin sẽ tùy vào từng 
tình huống cụ thể. Vì vậy, sự lựa chọn thông tin thích hợp, ngoài mô hình phân tích 
thông tin thích hợp, chúng ta còn phải biết xử lý theo từng tình huống cụ thể. Chính 
mô hình phân tích thông tin thích hợp, giúp cho nhà quản trị có được nguồn thông 
tin đơn giản, tập trung nhưng vẫn bao quát được vấn đề, tránh được những sai lầm 
khi lựa chọn những phương án kinh doanh chỉ dựa vào nguồn thông tin của kế toán 
tài chính. 
Trần Nhật Thiện Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Kế toán quản trị - 117 - 
Trần Nhật Thiện Khoa Quản Trị Kinh Doanh 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_quan_tri_tran_nhat_thien.pdf