Giáo trình Khái lược lịch sử văn học phương Tây thế kỷ XVII-XIX - Trần Thị Bảo Giang (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Khái lược lịch sử văn học phương Tây thế kỷ XVII-XIX - Trần Thị Bảo Giang (Phần 1): ...ời giản dị, đức hạnh, có học thức nhưng lại không đam mê văn chương. Vào những năm cuối đời, Racine lại muốn Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 10 - quay lại với phái Janséniste mà trư...ách ngu dân tàn bạo của những kẻ nắm quyền lực và tôn giáo; sự độc đoán, gia trưởng trong quan hệ gia đình; vấn đề bênh vực quyền lợi và giải phóng người phụ nữ; những quan hệ tàn nhẫn, Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn Khái lược Lịc...ng trời đất, về nguồn gốc của con ngườimà qua tác phẩm, ông làm nổi bật lên cuộc đấu tranh giữa hai thế lực: một bên là Thiên Chúa và các thiên thần (Thiện), một bên là Satan và các thiên thần sa đọa (Aùc). Cuộc đấu tranh ấy dẫu đầy cam go và vô cù...

pdf30 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Khái lược lịch sử văn học phương Tây thế kỷ XVII-XIX - Trần Thị Bảo Giang (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nt 
Trào lưu “Aùnh sáng” kết thúc sau khi giai cấp tư sản lên nắm quyền 
lãnh đạo và những mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và vô sản bắt đầu nảy 
Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn 
Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 24 - 
sinh. Song song với sự xuất hiện trào lưu “Aùnh sáng” là sự ra đời của dòng 
văn học Ánh sáng ở các nước Tây Âu thế kỷ XVIII. 
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới đời sống văn học 
- Thế kỷ XVIII-thế kỷ của giai cấp tư sản 
Thế kỷ XVIII là thế kỷ của những cuộc đấu tranh giữa tư sản và 
phong kiến, tiêu biểu nhất là cuộc cách mạng Tư sản Pháp 1789 với sự sụp 
đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến trung cổ lỗi thời, một chế độ mới được 
thành lập do giai cấp tư sản đứng đầu. Trước tình hình đó, các tác phẩm 
thuộc trào lưu văn học Aùnh sánh phản ánh rõ nét đặc điểm xã hội Tây Aâu 
thế kỷ XVIII với những cuộc vận động, đấu tranh bền bỉ và quyết liệt giữa 
giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. Không chỉ có vậy, các nhà văn 
thuộc trào lưu văn học Aùnh sáng còn thông qua những tác phẩm của mình 
đánh những đòn chí mạng vào chế độ phong kiến trung cổ. Có thể nói văn 
học Aùnh sáng là nền văn học gắn liền và tham gia vào cuộc đấu tranh xã 
hội. 
- Những tư tưởng triết học ảnh hưởng đến văn học 
+ Tự nhiên thần luận: (deism, désme) là học thuyết thừa nhận có một 
Thượng đế tạo ra vũ trụ nhưng không tác động gì đến vũ trụ mà vũ trụ ấy 
chịu sự chi phối của những quy luật tự nhiên. Học thuyết này có nguồn gốc 
ở Anh khoảng thế kỷ XVII-XVIII, nó đưa ra hình thức “tôn giáo lý tính hóa 
tôn giáo của tự nhiên”, chống lại đạo Kitô và phong kiến. 
 + Phiếm thần luận: (pantheism, phanthéisme) là học thuyết đồng nhất 
Thượng đế với thế giới, đồng nhất Thượng đế với tự nhiên. Phiếm thần luận 
dẫn đến vô thần luận và ảnh hưởng đến trào lưu Aùnh sáng. Trong đó, phiếm 
thần luận duy vật mang tính chất tiến bộ: thừa nhận có Thượng đế nhưng 
không coi Thượng đế là một vị thần tồn tại riêng biệt mà Thượng đế tự 
khẳng định và biểu hiện ngay trong vạn vật, trong bản thân từng con người.. 
Phiếm thần luận duy tâm: quan niệm Thượng đế là một thực thể siêu vật 
chất tạo ra và quyết định thế giới. 
+ Con người tự nhiên: là học thuyết chủ trương phủ nhận những yếu tố tiên 
nghiệm, quan niệm đầu óc của một đứa trẻ giống như một tờ giấy trắng, xấu 
hay tốt là do xã hội chi phối và quyết định. Tuy nhiên, ở một phương diện 
khác, học thuyết này được các nhà văn tiếp thu theo hướng phủ nhận văn 
minh: con người phải được sống như nó vốn có. 
3. Những nét chính của văn học thế kỷ Aùnh sáng 
-Đội ngũ sáng tác: các nhà văn thuộc trào lưu văn học thế kỷ Aùnh sáng 
không chỉ đơn thuần hoạt động trên lĩnh vực văn học mà họ còn tham gia 
vào những lĩnh vực khác như âm nhạc, chính trị, triết học, xã hội học. 
Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn 
Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 25 - 
- Nội dung và khuynh hướng văn học: 
+Văn học Aùnh sáng kế thừa và phát triển tính chất đề cao lý tính của chủ 
nghĩa cổ điển. 
+Văn học Aùnh sáng ra đời vào thế kỷ XVIII, thế kỷ của cuộc cách mạng tư 
sản, vì vậy, đặc điểm nổi bật của trào lưu văn học này là tính phản phong 
và đề cao tinh thần dân chủ. Hệ thống các hình tượng văn học cũng có sự 
đổi mới. Nếu như hình tượng thẩm mỹ của dòng văn học cổ điển được xây 
dựng trong tư thế tĩnh tại thì ở văn học Aùnh sáng, con người hành động trở 
thành lý tưởng của cái đẹp. 
+Thế kỷ XVIII, văn học Aùnh sáng hình thành khuynh hướng tình cảm với 
những tác phẩm tiêu biểu như: “Julie hay Nàng Héloise mới”của J.J. 
Rousseau, “Paul và Virginie”của Bernardin de Saint Pierre ở Pháp; 
“Pamela”của Richardson ở Anh; “Nỗi đau của chàng Werther”của Goethe ở 
Đức. Nội dung các tác phẩm xoay quanh việc ca ngợi những tình cảm chân 
thành, trong sáng của con người trong cuộc sống (Julie hay Nàng Héloise 
mới); ca ngợi những con người bình dân nghèo khổ nhưng lương thiện, đối 
lập với họ là tầng lớp quý tộc tàn bạo, kiêu căng (Pamela); bày tỏ những mơ 
ước, khao khát của các tác giả hay cũng chính là của những người đương 
thời về cuộc sống bình yên, công bằng, một cuộc sống mà ở đó, quyền lợi 
và hạnh phúc của con người được coi trọng (Nỗi đau của chàng Werther). 
-Thể loại: văn học thế kỷ Aùnh sáng khá phong phú về thể loại: kịch (bi kịch-
hài kịch), truyện triết học, tiểu thuyết (tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết 
phong tục, tiểu thuyết tình cảm), báo chí 
Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn 
Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 26 - 
Chương 2. VĂN HỌC ÁNH SÁNG ANH 
I. Tình hình xã hội 
Giai cấp tư sản Anh ra đời và phát triển khá sớm (thế kỷ XV). So với 
Pháp và Đức, cuộc cách mạng tư sản ở Anh diễn ra sớm nhất nhưng là cuộc 
cách mạng không triệt để. Lãnh đạo cuộc cách mạng là liên minh quý tộc 
mới-tư sản nên nhiều tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại. Giai cấp tư sản 
thỏa hiệp với phong kiến, chi phối mọi hoạt động đời sống nước Anh thế kỷ 
XVIII. 
Nửa đầu thế kỷ XVIII, Anh quốc chìm ngập trong những cuộc đấu 
tranh, tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Mở đầu là cuộc đấu tranh 
của những người Bảo Hoàng khuynh hữu (Jacobites)-vốn luôn trung thành 
với dòng họ Stuard-với những người ủng hộ James II. Tiếp đó là cuộc tranh 
giành quyền lực vốn đã nảy sinh từ thế kỷ XVII giữa hai đảng phái Whigs 
và Tories. Năm 1710, nữ hoàng Anne-người kế vị vua William III-đã tuyên 
bố giải tán nội các đảng Whigs để đưa James III lên ngôi với mong muốn 
khôi phục được sự trị vì của dòng họ Stuard nhưng đã vấp phải sự chống đối 
của quốc hội. Sau khi nữ hoàng Anne qua đời, vua George I-tín đồ của đạo 
Tin lành, thành viên của đảng Whigs- thuộc dòng họ Hanover lên ngôi và 
cai trị đất nước đến năm 1761, lập Robert Walpole làm Thủ tướng từ năm 
1721 đến 1742. Lúc này, nước Anh mới bước vào giai đoạn cường thịnh. 
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Anh thế kỷ XVIII đã đem lại 
những ảnh hưởng không nhỏ đến văn học. 
II. Đời sống văn học 
 Khác với những quốc gia Tây Aâu như Pháp, Đứccuộc cách mạng tư 
sản ở Anh diễn ra sớm hơn nên văn học phát triển trong điều kiện hòa bình, 
do vậy, nhiệm vụ chính của văn học Anh không tập trung vào chống chế độ 
phong kiến mà chú trọng đến việc phản ánh những phong tục cũng như đời 
sống riêng tư của con người. 
 Sự phát triển nhảy vọt của kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh thế kỷ XVIII 
cũng có những tác động không nhỏ đến văn học. Nội dung chính của văn 
học Aùnh sáng Anh chủ yếu lấy mẫu người tư sản làm nhân vật trung tâm 
(Robinson Crusoe, Gulliver). Họ là những con người thực tiễn, năng động, 
luôn có ý chí vươn lên dù hoàn cảnh sống khó khăn, khắc nghiệt 
 Daniel Defoe và loại tiểu thuyết phiêu lưu 
Daniel Defoe (1660-1731) sinh ra ở London. Ban đầu, ông có ý định 
học để trở thành một mục sư nhưng cuối cùng trong bước khởi nghiệp của 
cuộc đời, Daniel Defoe lại là một thương gia. Sau khi lập gia đình(1684), 
Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn 
Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 27 - 
ông sang châu Aâu, có thời gian sống ở Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Đức, rồi quay 
về mở hàng dệt ở London. Tuy nhiên, công việc kinh doanh của Daniel 
Defoe không thuận lợi, ông rơi vào cảnh buôn bán thua lỗ, nợ nần chồng 
chất. Ngoài công việc ở thương trường không mấy thành công, Daniel 
Defoe còn tham gia vào chính trường. Daniel Defoe ủng hộ vua William III, 
ông đã có bài thơ trào phúng “Người Anh chính cống”(The true born 
Englishman, 1701) để đả kích bọn quý tộc luôn nhạo báng, thành kiến với 
vua William III-một vị vua gốc ngoại quốc. Đến khi William III băng hà 
(1702), Daniel Defoe mất chỗ dựa, bị những kẻ ghen ghét bỏ tù vì ông đã 
viết những bài công kích giới quý tộc và nhà thờ, tiêu biểu là tác phẩm 
“Con đường ngắn nhất đối với người biệt giáo”(The Shortest Way with 
Dissenters, 1703). Tuy cuộc sống gặp nhiều khó khăn, nợ nần chồng chất rồi 
lại rơi vào cảnh tù tội nhưng Daniel Defoe vẫn không ngừng sáng tác. Ông 
sáng tác bằng nhiều thể loại như tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết phong 
tục, các bài văn châm biếm, các bài báoTrong sự nghiệp sáng tác của 
mình Daniel Defoe đã để lại trên 250 tác phẩm chính trị, kinh tế, đạo lý, tôn 
giáo và lịch sử. Đặc biệt, Daniel Defoe sáng tác nhiều tác phẩm kể về 
những cuộc phiêu lưu: “Thuyền trưởng Singleton”(Captain Singleton-1720), 
“Truyện về đại tá Jack”(History of Colonel Jack-1722), “Roxanna” (1724), 
“Một chuyến đi vòng quanh Anh quốc”(A Tour through the Whole Island of 
Great Britain -1724 đến1727) 
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Daniel Defoe là “Robinson 
Crusoe”(1719) hay còn gọi là “Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của 
Robinson Crusoe, người thủy thủ xứ York”(The Life and Strange Surprising 
Adventures of Robinson Crusoe of York, Mariner)-một tác phẩm không chỉ 
nổi tiếng ở Anh mà còn được khắp thế giới biết đến và cho đến tận ngày 
nay, sức hấp dẫn cũng như giá trị của nó vẫn không hề bị thuyên giảm. 
 Robinson Crusoe 
Dựa vào câu chuyện phiêu lưu của một nhân vật có thật Selkirk-
người Scotland, Daniel Defoe đã sáng tác ra tác phẩm bất hủ “Robinson 
Crusoe”. 
“Robinson Crusoe” được viết dưới hình thức tự truyện trong đó nhân 
vật chính: Robinson Crusoe là hình ảnh tượng trưng cho lý trí, nghị lực lớn 
lao, cho tính dũng cảm và sức mạnh của con người trong cuộc chiến đầy 
gian khổ với thiên nhiên. Bị lạc lên hoang đảo, chỉ vớt được một số đồ dùng 
còn sót lại trên chiếc tàu đắm nhưng Robinson không hề nản chí hay tuyệt 
vọng mà trái lại, bằng nghị lực của mình chàng đã chế ngự được thiên 
nhiên hoang vu. Qua nhân vật Robinson Crusoe, Daniel Defoe muốn khẳng 
định sức mạnh của con người trước thiên nhiên hoang dã cũng như gởi gắm 
niềm tin của mình vào những phẩm chất tốt đẹp của con người, vào giá trị 
Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn 
Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 28 - 
chân chính của lao động. Bên cạnh những ý nghĩa mang tính giáo dục sâu 
sắc về giá trị của lao động, về bản lĩnh, nghị lực và sức mạnh của con người, 
tác phẩm còn thể hiện niềm tin của tác giả vào con người tư sản, vào giai 
cấp tư sản trong xã hội mà ông đang sống. Nhân vật Robinson được xây 
dựng với tính cách phân đôi: một bên là Robinson-con người tư sản-với 
những đặc trưng của giai cấp này là khao khát khẳng định sức mạnh cá nhân 
của mình cũng như luôn khao khát làm giàu, tích lũy tư bản; một bên là 
Robinson-con người tự nhiên-luôn tìm cách chinh phục thiên nhiên hoang dã 
bằng khả năng và sức lực của chính mình, gắn bó với đời sống hồn nhiên, 
chất phác, xa lánh đời sống xã hội thực dụng. Robinson vừa là con người có 
đầu óc thực tiễn nhưng ở một khía cạnh khác lại là con người luôn đặt niềm 
tin vào quyền uy tối cao, vào một đấng siêu hình có khả năng quyết định số 
phận con người. 
Với “Robinson Crusoe”, Daniel Defoe đã mở đầu cho sự xuất hiện 
tiểu thuyết và phương pháp sáng tác hiện thực trong văn học Anh với 
việc đưa những chi tiết trong đời sống hàng ngày, những suy nghĩ, tâm tư hết 
sức đời thường của nhân vật cũng như quá trình khai thác diễn biến tâm lý 
nhân vật vào trong tác phẩm. 
Jonathan Swift (1667-1745) 
Jonathan Swift sinh tại Dublin, Ireland nhưng ông mang dòng dõi người 
Anh. Cha là một viên chức tòa án, đã mất trước khi ông ra đời. Mẹ ông 
phải gởi ông cho người bác chăm nom. Lớn lên, Jonathan Swift theo học tại 
Dublin, ông chuyên về nghiên cứu thần học. Năm 22 tuổi, Jonathan Swift 
trở về London làm thư ký riêng cho Sir William Temple – một nhà văn, nhà 
ngoại giao nổi tiếng. Thời gian sống trong nhà Sir William Temple là thời 
gian tủi nhục trong cuộc đời Swift, ông bị coi như một kẻ nô lệ và hoàn 
toàn không có được những cơ hội để tiến thân. Jonathan Swift đã từng bỏ đi 
tu nhưng sau đó ông lại quay về làm việc cho đến khi William Temple qua 
đời (1699). Thời gian sau này, Swift vừa say mê sáng tác vừa tham gia vào 
chính trường, ông đã từng hoạt động trong đảng Whigs rồi lại theo đảng 
Tories. Năm 1713, Jonathan Swift về sống tại Dublin và được phong làm 
mục sư trưởng tại Giáo đường Saint Patrick và ở đây cho đến cuối đời. 
Jonathan Swift được đánh giá là một nhà văn trào phúng lớn trong 
văn học thế giới, là một trong những bậc thầy của văn chương trào phúng 
Anh quốc. Sáng tác của ông đề cập đến nhiều lĩnh vực nhưng đều tập trung 
xoay quanh việc vạch trần và lên án những gì xấu xa, bỉ ổi của giai cấp 
thống trị, nhất là giai cấp tư sản Anh. 
Jonathan Swift để lại nhiều tác phẩm giá trị. “Câu chuyện cái chậu 
gỗ”(The Tale of the Tub, 1696) viết về sự chia rẽ của nhà thờ và Thiên chúa 
Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn 
Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 29 - 
giáo, ông chế giễu những nghi lễ hết sức phiền toái của các giáo phái, đả 
kích giáo hội Thiên chuá và các giáo phái ly khai. “Trận chiến của những 
cuốn sách”(The Battle of the Books, 1697) chứa đựng những ý kiến của tác 
giả trong cuộc tranh luận về giá trị văn chương giữa các nhà văn cổ và các 
nhà văn mới, đồng thời, thông qua đó, Jonathan Swift vạch trần những điều 
xấu xa, bỉ ổi trong sinh hoạt chính trị, xã hội, tôn giáo của thể chế đương 
thời. “Những bức thư của người bán vải” (The Drapier’s letters, 1724) là tác 
phẩm lên tiếng bênh vực người dân Ireland trước bao nỗi thống khổ mà họ 
phải chịu đựng khi bị người Anh cai trị. Năm 1726, “Những cuộc phiêu lưu 
của Gulliver”(Gulliver’s Travels) ra đời. Đây là tác phẩm quan trọng và giá 
trị nhất của Jonathan Swift. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế 
giới, có sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với nhiều đối tượng độc giả của mọi thời 
đại. 
-Những cuộc phiêu lưu của Gulliver (Gulliver’s Travels) 
 “Những cuộc phiêu lưu của Gulliver”được đánh giá là “một truyện 
thần tiên tả thực” đối với độc giả trẻ tuổi và là “một thiên châm biếm cay 
nghiệt” đối với độc giả lớn tuổi. Bằng cách xây dựng truyện độc đáo: đưa 
nhân vật chính của mình vào những cuộc phiêu lưu đến những xứ sở kỳ lạ, 
tiếp xúc với con người cùng những tính cách, phong tục tập quán kỳ dị, Swift 
nhằm phản ánh thực trạng xã hội Anh thế kỷ XVIII với triều đình đầy rẫy 
những kẻ xu nịnh, ích kỷ, những kẻ nắm quyền hành cao nhất thì dốt nát 
nhưng hiếu chiến và đầy tham vọng. Bằng giọng văn trào phúng xuyên suốt 
tác phẩm, Swift đã khéo léo chĩa mũi nhọn đả kích vào thể chế chính trị 
thối nát đương thời – nơi mà mọi trật tự, công bằng xã hội đều được thay thế 
bằng những cái hết sức lố bịch, quái gở theo kiểu: “Cái tục lệ đáng ghét 
nhảy múa trên dây để chiếm những địa vị quan trọng trong triều, hoặc nhảy 
qua cái gậy và bò toài dưới đất để được hưởng quyền ưu đãi và phẩm 
tước”(Lời của Gulliver tại đảo Lilliput). Ở “Những cuộc phiêu lưu của 
Gulliver”, Swift không chú trọng mô tả những sinh hoạt trong đời sống 
thường ngày mà tập trung chủ yếu vào những vấn đề mang tính xã hội rộng 
lớn. Tác phẩm gồm 4 phần: 
Phần I: Những con người nhỏ bé, kỳ quặc, hiếu chiến và đầy tham vọng xứ 
Lilliput chính là phiên bản của triều đình Anh đương thời. 
Phần II: Gulliver lạc vào đất nước của người khổng lồ-xứ Brobdingnag-
nhưng họ không độc ác, trái lại họ rất tốt bụng, nhất là những người lãnh 
đạo triều chính. Phải chăng đây chính là mơ ước của tác giả về mô hình một 
xã hội tương lai? 
Phần III: Thông qua cuộc du hành của Gulliver đến Laputa, tác giả chế giễu 
những triết gia, những nhà khoa học, nhất là những nhà bác học Anh – thành 
Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn 
Khái lược Lịch sử Văn học Phương Tây thế kỷ XVII - XIX - 30 - 
viên của Viện Hàn lâm khoa học (Royal Society). Họ chỉ tin vào khoa học 
thực nghiệm dù những thí nghiệm của họ hết sức vô lý, thậm chí ngớ ngẩn: 
một nhà bác học bỏ ra gần chục năm trời cho việc nghiên cứu tìm ra tia sáng 
mặt trời từ quả bí hay dùng nước đá để điều chế thuốc súng, rồi phương 
pháp dạy toán học mới bằng cách viết những mệnh đề, định lý lên bánh 
thánh và cho học sinh ăn những cái bánh đó 
Phần IV: thể hiện rõ thái độ bi quan của tác giả. Phần này từng bị coi là “lời 
buộc tội nhân loại tàn bạo nhất trong văn chương Đông Tây kim cổ”( )2 
nhưng xét đến cùng, khi đưa vào chi tiết những con ngựa Houyhnhnms trở 
thành thế lực cai trị còn con người lại làm đầy tớ và giống người Yahoos 
bẩn thỉu, nhếch nhác, Swift không chỉ đơn thuần dùng ngòi bút của mình để 
chế giễu mà ẩn chứa phía sau những gì hài hước đến chua chát ấy chính là 
thái độ bi quan, bất lực của tác giả trước thời cuộc. 
Bao trùm “Những cuộc phiêu lưu của Gulliver”là một không khí 
hoang đường, kỳ dị và dẫu rằng tác phẩm chứa đựng rất ít những chi tiết 
phản ánh đời sống hàng ngày nhưng mục đích sáng tác của Swift không chỉ 
đơn thuần là mua vui hay giải trí mà xuyên suốt những cuộc phiêu lưu của 
Gulliver là hình ảnh của xã hội nước Anh thế kỷ XVIII với tất cả những mặt 
trái của nó. “Những cuộc phiêu lưu của Gulliver”mang tính châm biếm 
mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng chứa đựng tính nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm 
thể hiện những mơ ước của tác giả về một xã hội mới – một xã hội mà ở đó 
con người được làm chủ, mọi trật tự, công bằng được đưa lên hàng đầu, 
những người có tài được trọng dụng, triết học, khoa học được trở về với ý 
nghĩa đích thực của nó. 
(1)Đỗ Khánh Hoan, Lịch sử văn học Anh quốc, tập 1, Nxb Sáng Tạo, 1969, tr. 375. 
Trần Thị Bảo Giang – Nguyễn Hữu Hiếu Khoa Ngữ văn 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_khai_luoc_lich_su_van_hoc_phuong_tay_the_ky_xvii.pdf
Ebook liên quan