Giáo trình Khái quát về hàng không dân dụng - Dương Cao Thái Nguyên
Tóm tắt Giáo trình Khái quát về hàng không dân dụng - Dương Cao Thái Nguyên: ...iểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng, Chương trình đào tạo huấn luyện an ninh hàng không dân dụng, quy định về giấy tờ của hành khách khi đi tàu bay; hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; b) Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Chương trình an ninh hàng không...g một số trang thiết bị hàng không khác và đang được Nhà nước khuyến khích đầu tư sản xuất các cấu kiện, phụ tùng máy bay và các thiết bị hàng không đồng bộ khác. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 1. Tàu bay bao gồm những loại nào? Tàu bay khi hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản gì? 2. Thế nào là...đảm hoạt động bay; thiết kế thi công xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa trang, thiết bị bảo đảm hoạt động bay; sản xuất các linh kiện phụ tùng vật tư; nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ bảo đảm công nghệ bảo đảm bay. Trực thuộc Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt nam hiện nay gồm c...
phẩm vận tải hàng không? 4. Nêu mô hình hãng hàng không theo các tiêu chí về loại hình kinh doanh, phạm vi hoạt động, tính chất kinh doanh và mức độ khai thác tàu bay. Lấy ví dụ thực tiễn minh họa? 5. Thế nào là quyền vận chuyển hàng không? Quyền vận chuyển hàng không được phân thành những loại nào? Nêu các loại thương quyền cơ bản trong vận chuyển hàng không quốc tế. 6. Thế nào là hoạt động hàng không chung? Hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải đáp ứng những điều kiện gì? 7. Trình bày khái quát các hãng hàng không ở Việt nam hiện nay? Chương 7: Dịch vụ hàng không 1. Khái quát về dịch vụ hàng không 1.1. Vai trò của dịch vụ hàng không Dịch vụ hàng không là một trong 4 lĩnh vực cơ bản của ngành HKDD. Nó cung cấp các dịch vụ đảm bảo hoạt động cho vận chuyển hàng không được an toàn, hiệu quả và chất lượng. Dịch vụ hàng không còn là những yếu tố cấu thành nên sản phẩm vận chuyển hàng không, đồng thời tăng tính đồng bộ của sản phẩm vận chuyển hàng không, góp phần tạo nên chất lượng dịch vụ của nhà vận chuyển hàng không đối với hành khách, khách hàng. 1.2. Phân loại dịch vụ hàng không 1.2.1. Tiếp cận theo phạm vi và tính chất hoạt động Theo phạm vi và tính chất hoạt động, người ta có thể chia dịch vụ hàng không thành dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay và dịch vụ hàng không ngoài cảng hàng không, sân bay. Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động bay. Nó bao gồm các dịch vụ mà chúng ta đã nghiên cứu ở chương 4 như: Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách; dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hoá; dịch vụ khai thác khu bay; dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay; dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay; dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng không; dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không và các dịch vụ hàng không khác tại cảng hàng không, sân bay. Liên hệ với các cấp độ của sản phẩm vận chuyển hàng không, các dịch vụ này đều là những yếu tố cấu thành hoặc là những yếu tố đảm bảo cho các yếu tố nằm trong cấp độ 2 “sản phẩm hiện thực”. Các dịch vụ như: phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ kiểm tra an ninh, khai thác nhà ga hành khách, khai thác nhà ga, kho hàng hoá, cung cấp suất ăn hàng không... là những dịch trực tiếp tạo nên các yếu tố dịch vụ của sản phẩm vận chuyển hàng không. Trong khi đó các yếu tố còn lại như dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng không, kỹ thuật hàng không, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, dịch vụ khai thác khu bay, dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không... là những dịch vụ đảm bảo các yếu tố cần thiết và đảm bảo cho chuyến bay được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Dịch vụ hàng không ngoài cảng hàng không, sân bay là các dịch vụ nằm ngoài dây chuyền công nghệ vận chuyển hàng không nhưng có liên quan đến vận chuyển hàng không và hỗ trợ cho sản phẩm vận chuyển hãng không cũng như hỗ trợ các lĩnh vực khác trong ngành. Liên hệ với các cấp độ của sản phẩm vận chuyển hàng không, một số dịch vụ thương mại hàng không nằm trong nhóm các yếu tố của cấp độ 3 “sản phẩm bổ sung”. Các dịch vụ này được mở rộng tùy theo mức độ phát triển ngành HKDD. Nó có thể gồm như: bảo hiểm hàng không, khách sạn và du lịch hàng không, tin học hàng không, in hàng không, nhựa hàng không, xuất khẩu lao động hàng không, tư vấn và công trình hàng không 1.2.2. Tiếp cận theo dây truyền kinh doanh vận tải hàng không Dựa trên dây truyền kinh doanh vận tải hàng không, có thể chia dịch vụ hàng không thành dịch vụ trực tiếp trong dây truyền kinh doanh của hãng hàng không, dịch vụ đảm bảo cho chuyến bay và dịch vụ ngoài dây truyền vận tải hàng không. Dịch vụ trực tiếp trong dây truyền kinh doanh của hãng hàng không là các dịch vụ đồng bộ trong dây truyền công nghệ vận tải của hãng hàng không, thường do các hãng hàng không hoặc công ty con của hãng hàng không đảm nhiệm như: Kỹ thuật - bảo dưỡng máy bay, dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, cung ứng xuất ăn trên máy bay, dịch vụ hàng hóa, cung cấp suất ăn Các dịch vụ đảm bảo cho hoạt động cho chuyến bay là các dịch vụ như: Dịch vụ nhà ga hành khách, hàng hóa; an ninh, soi chiếu hàng không; dịch vụ điều hành cất, hạ cánh dịch vụ kéo, đẩy và hướng dẫn tàu bay, dịch vụ điều hành bay, dịch vụ cung ứng xăng dầu Các dịch vụ ngoài dây truyền vận tải hàng không là những dịch vụ có liên quan đến vận chuyển hàng không và hỗ trợ cho sản phẩm vận chuyển hãng không cũng như hỗ trợ các lĩnh vực khác trong ngành như đã phân tích ở trên 2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, có mục đích hoạt động là cung cấp các dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay và phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không trên cơ sở quy hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay. Ở nước ta Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không khi đáp ứng các điều kiện sau đây: 1) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 2) Có tổ chức bộ máy bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác tại cảng hàng không, sân bay; 3) Có trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm phục vụ an toàn hàng không, an ninh hàng không; 4) Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ. Vốn pháp định đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, sân bay là 30 tỷ đồng nếu kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế; hoặc 10 tỷ đồng nếu kinh doanh tại cảng hàng không nội địa. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cảng hàng không và thực hiện các quy định về khai thác cảng hàng không, sân bay; tổ chức phục vụ khách hàng của cảng hàng không, sân bay bảo đảm chất lượng, văn minh, lịch sự, chu đáo. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không (hãng hàng không) có quyền tự do lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp vì lý do an toàn hàng không, an ninh hàng không hoặc không có sự lựa chọn. 3. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không ở Việt nam 3.1. Các doanh nghiệp tại cảng hàng không, sân bay 1) Lĩnh vực sửa chữa máy bay: Có Công ty TNHH 1 thành viên kỹ thuật máy bay Vietnam Airlines, Tổng công ty HKVN sở hữu 100% vốn điều lệ. 2) Lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất: Có 4 đơn vị là 3 Xí nghiệp thuộc Tổng công ty HKVN là Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất là Nội bài, Đà nẵng, Tân Sơn Nhất và Công ty phục vụ mặt đất Sài gòn thuộc Tổng công ty khai thác cảng miền Nam. 3) Lĩnh vực phục vụ hàng hóa: Có 2 đơn vị là Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội bài (NCS), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ và TNHH Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS), Tổng công ty HKVN sở hữu 70% vốn điều lệ. Hiện nay Tổng công ty HKVN và Tổng công ty khai thác Cảng miền Nam cũng đang hợp tác với các đơn vị khác để thành lập thêm các công ty phục vụ hàng hóa tại Sân bay Tân Sơn Nhất. 4) Lĩnh vực cung ứng xuất ăn trên máy bay: Có 2 đơn vị là Công ty phần Sản xuất bữa ăn trên máy bay Nội bài (NAC), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ và Công ty liên doanh Sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất (TAC), Tổng công ty HKVN sở hữu 60% vốn điều lệ. 5) Lĩnh vực khai thác nhà ga hành khách: Có 3 đơn vị khai thác các dịch kinh doanh nhà hàng, bán hàng miễn thuế, lưu niệm là Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (NASCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (MASCO, Tổng công ty HKVN chiếm 49 % vốn điều lệ; và Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), trực thuộc Tổng công ty khai thác cảng hang không miền Nam. 6) Lĩnh vực dịch vụ bảo đảm hoạt động bay: Có Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt nam. 7) Lĩnh vực cung cấp xăng dầu hàng không: Có Công ty TNHH 1 thành viên xăng dầu hàng không (VINAPCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 100% vốn điều lệ. 3.2. Các doanh nghiệp ngoài cảng hàng không, sân bay Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không ngoài cảng hàng không, sân bay và doanh nghiệp liên quan đến ngành HKVN ở Việt nam hiện nay gồm có: 1) Các công ty giao nhận hàng hóa: Công ty TNHH Dịch vụ giao nhận hàng hóa Tân Sơn Nhất, Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ; Công ty TNHH Giao nhận hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh (VINAKO), Tổng công ty HKVN sở hữu 65% vốn điều lệ. 2) Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không, Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ. 3) Công ty cổ phần tin học hàng không, Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ. 4) Công ty liên doanh Phân phối toàn cầu (Abacus – Vietnam), Tổng công ty HKVN sở hữu 90% vốn điều lệ. 5) Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không (AIRIMEX), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ. 6) Công ty cổ phần In hàng không (APCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ. 7) Công ty cổ phần Cung ứng và xuất khẩu lao động hàng không (ALSIMEXCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ. 8) Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không (AEC),Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ. 9) Công ty cổ phần Công trình hàng không (ACC), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ. 10) Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không (AIRSERCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ. 11) Công ty cổ phần Nhựa cao cấp hàng không (APLACO), Tổng công ty HKVN chiếm 36,5% vốn điều lệ. 12) Công ty cổ phần Vận tải ô tô hàng không, Tổng công ty HKVN chiếm 49% vốn điều lệ. Cùng với đường lối và chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, Ngành HKVN sẽ có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không ra đời trong thời gian tới để đáp ứng được sự phát triển của ngành. TÓM TẮT CHƯƠNG 7 Dịch vụ hàng không là một trong 4 lĩnh vực cơ bản của ngành HKDD. Nó cung cấp các dịch vụ đảm bảo hoạt động cho vận chuyển hàng không được an toàn, hiệu quả và chất lượng. Dịch vụ hàng không có thể phân theo phạm vi và tính chất hoạt động hoặc theo theo dây truyền kinh doanh vận tải hàng không. Theo phạm vi và tính chất hoạt động, người ta có thể chia dịch vụ hàng không thành dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay và dịch vụ hàng không ngoài cảng hàng không, sân bay. Dựa trên dây truyền kinh doanh vận tải hàng không, có thể chia dịch vụ hàng không thành dịch vụ trực tiếp trong dây truyền kinh doanh của hãng hàng không, dịch vụ đảm bảo cho chuyến bay và dịch vụ ngoài dây truyền vận tải hàng không. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, có mục đích hoạt động là cung cấp các dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay và phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không trên cơ sở quy hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cảng hàng không và thực hiện các quy định về khai thác cảng hàng không, sân bay; tổ chức phục vụ khách hàng của cảng hàng không, sân bay bảo đảm chất lượng, văn minh, lịch sự, chu đáo. Ở nước ta hiện nay phần lớn các cung cấp dịch vụ hàng không nằm trong Tổng công ty HKVN (là bộ phận của công ty mẹ hoặc là các công ty con) nhưng cùng với đường lối và chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và sự phát triển của ngành HKVN, chắc chắn trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không ra đời. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7 Trình bày vai trò của dịch vụ hàng không? Phân loại dịch vụ hàng không tiếp cận theo dây truyền kinh doanh vận tải hàng không? Hãng hàng không thường chú trọng đầu tư dịch vụ hàng không nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm và nghĩa vụ gì? DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Cục hàng không Việt Nam (1998), “Quy chế khai thác máy bay bay thương mại”, Hà nội. Cục hàng không Việt Nam (2005), “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam”, Hà Nội. Cục hàng không Việt Nam (2006, 2007, 2008), “Báo cáo thống kê hoạt động ngành hàng không Việt Nam”, Hà Nội. Đào Mạnh Nhương và Ban soạn thảo (1997), “Thị trường vận tải hàng không và chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam đến năm 2010”, Đề tài khoa học, Hà Nội. Đào Mạnh Nhương và Ban soạn thảo (2001), “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Đề tài khoa học, Hà Nội. Nghị định 76/2007/NĐ-CP ngày 09/05/2007 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hàng không chung. Nghị định 83/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay. Nghị định 94/2007/NĐ-CP ngày 04/06/2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay. Quốc hội số 66/2006/QH11, ngày 29/6/2006, “Luật HKDD Việt Nam”. Quyết định số 21/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/01/2009 phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải hang không giai đoạn đến 2020 và định hướng đến 2030. Quyết định số 27/2007/QĐ-BGTVT của Bộ giao thông vận tải ngày 22/06/2007 về tổ chức và nhiệm vụ của Cảng vụ hàng không. Quyết định số 94/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam. Tiếng Anh The University of Newcastle – Australia, “Business Management for Airlines Industry” – Newcastle, October 2002 PHỤ LỤC 1 THƯƠNG QUYỀN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 1. Thương quyền (Air Transport Market Access Rights) Thương quyền là quyền có điều kiện hoặc có giới hạn (thường được quy định trong một hiệp định quốc tế) do một quốc gia cấp cho một quốc gia khác chỉ định một hay một số nhà vận chuyển của quốc gia này được khai thác thương mại thị trường vận tải hàng không có liên quan đến quốc gia cấp phép. Thương quyền là yếu tố rất quan trọng của một quốc gia, thể hiện chủ quyền của quốc gia đó đối với việc khai thác thương mại lãnh thổ của mình bằng đường hàng không (thường là đối với vận tải hàng không thương mại thường lệ). Nội dung quan trọng nhất của thương quyền là quyền sử dụng đường bay (Route Rights). Trong hiệp định hàng không quy định cụ thể về quyền này, bao gồm: Điểm xuất phát (từ quốc gia A nhận thương quyền), điểm đến (tại quốc gia C cấp thương quyền) và các điểm trung gian, điểm tiếp theo (nếu có - tại các quốc gia thứ ba B và thứ tư D). Kèm theo quyền sử dụng đường bay là quyền khai thác (Operational Rights), theo đó bao nhiêu hãng hàng không được chỉ định, máy bay được khai thác ra sao... Tuỳ theo số lượng hãng hàng không được chỉ định, việc chỉ định hãng hàng không được phân thành: Chỉ định đơn (Single Designation) - chỉ có một hãng hàng không được chỉ định khai thác đường bay; chỉ định kép (Dual Designation) - có hai hãng hàng không được chỉ định; chỉ định đa số (Multiple Unlimited Designation) - một số hãng hàng không được chỉ định; chỉ định đa số có kiểm soát (Multiple Controlled Designation) - một số nhất định hãng hàng không được chỉ định (đối với đường bay, cửa ngõ, một đoạn đường bay ...). Cần lưu ý rằng thương quyền bản thân nó không phải một nguồn lực nếu không gắn với quyền hạn của quốc gia (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) trong việc cấp hay từ chối cấp thương quyền này cho một quốc gia khác - đó là một nội dung rất quan trọng của Công ước Chicago năm 1944. Cho đến nay, quyền khai thác thị trường vận tải hàng không nội địa thường chỉ được giới hạn trong khuôn khổ các hãng hàng không của quốc gia đó và không cấp cho hãng hàng không nước ngoài vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, đối với vận tải hàng không quốc tế thì vấn đề trở nên phức tạp hơn do tính chất có đi có lại trong việc trao đổi thương quyền. Về nguyên tắc, nếu một quốc gia A không cho phép hãng hàng không của quốc gia B bay thương mại đến quốc gia mình thì rất có thể quốc gia B cũng sẽ không cho phép hãng hàng không của quốc gia A bay thương mại đến quốc gia của họ. 2. Các loại thương quyền Trong vận tải hàng không hiện nay được chia làm 6 loại thương quyền cơ bản là thương quyền 1, thương quyền 2, thương quyền 3, thương quyền 4, thương quyền 5 và thương quyền 6. * Thương quyền 1 (1st Freedom Right) – quyền bay qua. Đó là quyền hoặc đặc ân cấp cho một quốc gia được bay qua mà không có hạ cánh trên địa phận của quốc gia cấp quyền đối với dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ và không thương lệ (xem Hình P1.1). Thương quyền này liên quan đến quyền khai thác. B Bay qua C A Chú thích: Quốc gia A có quyền vận chuyển sang quốc gia B bay qua không phận của quốc gia C. Hình P1.1: Thương quyền 1 - Quyền bay qua * Thương quyền 2 (2nd Freedom Right) - Quyền hạ cánh kỹ thuật. Đó là quyền đặc ân cấp cho một quốc gia được hạ cánh không vì mục đích vận chuyển trên địa phận của quốc gia cấp quyền đối với dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ và không thường lệ (xem Hình P3.2). Thương quyền này cũng liên quan đến quyền khai thác. B Hạ cánh kỹ thuật = C A Chú thích: Quốc gia A có quyền vận chuyển sang quốc gia B và hạ cánh kỹ thuật tại quốc gia C. Hình P1.2: Thương quyền 2 - Quyền hạ cánh kỹ thuật * Thương quyền 3 (3rd Freedom Right). Đó là quyền hoặc đặc ân liên quan đến dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ do một quốc gia cấp cho một quốc gia khác được vận chuyển từ quốc gia nhà của nhà vận chuyển xuống địa phận quốc gia cấp quyền (xem Hình P3.3). Thương quyền này liên quan đến thương quyền vận chuyển. * Thương quyền 4 (4th Freedom Right). Đó là quyền hoặc đặc ân liên quan đến dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ do một quốc gia cấp cho một quốc gia khác được vận chuyển từ quốc gia cấp quyền đến quốc gia nhà của nhà vận chuyển (xem Hình P1.3). Thương quyền này cũng liên quan đến quyền vận chuyển. Các thương quyền 3 và 4 là hai dạng thương quyền phổ biến nhất hiện nay, là kết quả của cơ chế điều tiết song phương đối với vận tải hàng không quốc tế. Hầu hết các chuyến bay của Vietnam Airlines và Pacific Airlines hiện nay đều trên cơ sở khai thác các thương quyền này. B A Chú thích: Quốc gia A có quyền vận chuyển sang quốc gia B và ngược lại. Hình P1.3: Thương quyền 3 và 4 * Thương quyền 5 (5th Freedom Right). Đó là quyền hoặc đặc ân liên quan đến dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ do một quốc gia cấp cho một quốc gia khác được vận chuyển đi/đến lãnh thổ của quốc gia cấp quyền từ/đến quốc gia thứ ba (xem Hình P1.4). quyền lấy, trả khách = B A = C Chú thích: Nước A vận chuyển hành khách từ nước mình sang quốc gia C, có quyền hạ cánh để lấy/trả khách tại quốc gia B. Hình P1.4: Thương quyền 5 Thương quyền 5 cũng liên quan đến quyền vận chuyển. Đây là dạng thương quyền gây nhiều tranh luận nhất trên bàn đàm phán cho các hiệp định song phương, vì nó đe dọa hoặc làm tăng thêm đặc quyền của một quốc gia trong việc khai thác thương mại thị trường vận tải hàng không của quốc gia thứ ba. Chính sách vận tải hàng không quốc tế của Việt Nam hiện nay không khuyến khích loại thương quyền này vì nó đe dọa khả năng duy trì thị trường vận tải hàng không quốc tế của các hãng HKVN. * Thương quyền 6 (6th Freedom Right). Đó là quyền hoặc đặc ân liên quan đến dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ về việc vận chuyển giữa 2 quốc gia khác qua quốc gia nhà của nhà vận chuyển (xem Hình P3.5). Thương quyền này cũng liên quan đến quyền vận chuyển. Đây là “thương quyền'' đang được các hãng hàng không khai thác rộng rãi nhằm mở rộng thị trường vận tải hàng không quốc tế. C A B Chú thích: Nước A có thể vận chuyển hành khách từ nước B sang C và ngược lại mà không cần hạ cánh tại quốc gia mình. Hình P1.5: Thương quyền 6
File đính kèm:
- giao_trinh_khai_quat_ve_hang_khong_dan_dung_duong_cao_thai_n.doc