Giáo trình Khí cụ điện

Tóm tắt Giáo trình Khí cụ điện: ...á trị điện áp hiệu dụng xoay chiều xuất hiện ở hai đầu cầu chì (khi cầu chì ngắt mạch), tần số của nguồn điện trong phạm vi 48Hz đến 62Hz.. - Dòng điện định mức là giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều mà cầu chì có thể tải liên tục thường xuyên mà không làm thay đổi đặc tính của nó. ... có sự biến thiên đột ngột nhằm giảm sự phóng điện xảy ra trong quá trình biến thiên này. 2. Cấu tạo Biến trở được cấu tạo bằng các dây Kim loại Al, Zn, hợp kim đồng, thường được quấn trên các lõi từ (hình trụ tròn hình xuyến). Biến trở cũng có thể là thanh kim loại được đưa ra các đầu dây... nóng độc lập, nhiệt lượng toả ra gián tiếp làm tấm kim loại cong lên. Loại này có ưu điểm là muốn thay đổi dòng điện định mức ta chỉ cần thay đổi phần tử đốt nóng. Nhược diểm của loại này là khi có quá tải lớn, phần tử đốt nóng có thể đạt đến nhiệt độ khá cao nhưng vì không khí truyển nhiệt...

pdf59 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Khí cụ điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Dùng để bảo vệ sụt áp mạch điện. 
- Cuộn dây hút quấn bằng dây nhỏ nhiều vòng mắc song song với mạch 
điện cần bảo vệ. Khi điện áp bình thường, Rơle tác động sẽ làm nóng tiếp điểm của 
nó. Khi điện áp sụt thấp dưới mức quy định, lực lò xo thắng lực hút của nam châm 
và mở tiếp điểm. 
6. Rơle vận tốc 
 46 
- Làm việc theo nguyên tắc phản ứng điện từ được dùng trong các mạch 
hãm của động cơ. 
- Rơle được mắc đồng trục với động cơ và mạch điều khiển. Khi được 
quay, nam châm vĩnh cửu quay theo. Từ trường của nó quét lên các thanh dẫn sẽ 
sinh ra suất điện động và dòng điện cảm ứng. Dòng điện này nằm trong từ trường 
sẽ sinh ra suất điện động và dòng điện cảm ứng. Dòng điện này nằm trong từ 
trường sẽ sinh ra lực điện từ làm cho phần ứng quay, di chuyển cần tiếp điểm đến 
đóng tiếp điểm của nó. Khi tốc độ động cơ giảm nhỏ gần bằng không, lực điện từ 
yếu đi, trọng lượng cần tiếp điểm đưa nó về vị trí cũ và mở tiếp điểm của nó. 
- Rơle vận tốc thường dùng trong các mạch điều khiển hãm ngược động 
cơ. 
CÂU HỎI CHƯƠNG 5 PHẦN B 
1. Nêu khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơle trung gian. 
2. Nêu khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơle thời gian 
(ON DELAY và OFF DELAY). 
3. Nêu khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơle nhiệt. 
C – KHỞI ĐỘNG TỪ 
I. KHÁI QUÁT VÀ CÔNG DỤNG 
Khởi động từ là một loại khí cụ điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng - 
ngắt, đảo chiều và bảo vệ quá tải (nếu có lắp thểm rơle nhiệt) các động cơ không 
đồng bộ ba pha rôto lồng sóc. 
Khởi động từ có một Contactor gọi là khởi động từ đơn thường để đóng - 
ngắt động cơ điện. Khởi động từ có hai Contactor là khởi động từ kép dùng để thay 
đổi chiều quay của động cơ gọi là khởi động từ đảo chiều. Muốn bảo vệ ngắn mạch 
phải lắp thêm cầu chì. 
II. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT 
Động cơ điện không đồng bộ ba pha có thể làm việc liên tục được hay khôn 
gtuỳ thuộc vào mức độ tin cậy của khởi động từ. Do đó khởỉ động từ cần phải thoả 
mãn các yêu cầu kỹ thuật sau: 
 47 
- Tiếp điểm có độ bền chịu mài mòn cao. 
- Khả năng đóng - cắt cao. 
- Thao tác đóng - cắt dứt khoát. 
- Tiêu thụ công suất ít nhât. 
- Bảo vệ động cơ không bị quá tải lâu dài (có Rơle nhiệt). 
- Thoả mãn điều khởi động (dòng điện khởi động từ 5 đến 7 lần dòng điện 
định mức). 
III. KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC 
1. Khởi động từ thường được phân chia theo: 
- Điện áp định mức của cuộn hây hút: 36V, 127V, 220V, 380V, 500V. 
- Kết cấu bảo vệ chống các tác động bởi môi trường xung quanh: hở, bảo 
vệ, chống bụi, nước nổ 
- Khả năng làm biến đổi chiều quay động cơ điện: Không đảo chiều quay 
và đảo chiều quay. 
- Số lượng và loại tiếp điểm: Thường hở, thường đóng. 
2. Nguyên lý làm việc của khởi động từ 
a) Khởi động từ và hai nút nhấn: 
Khi cung cấp điện áp cho cuộn dây bằng nhấn nút khởi động M, cuộn hây 
Contactor có điện hút lõi thép di động và mạch từ khép kín lại: Làm đóng các tiếp 
điể chính để khởi động động cơ và đóng tiếp điểm phụ thường hở để duy trì mạch 
điều khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động. Khi nhấn nút dừng D, khởi 
động từ bị ngắt điện, dưới tác dụng của lò xo nén làm phần lõi di động trở về vị trí 
ban đầu; các tiếp điểm trở về trạng thái thường hở. Động cơ dừng hoạt động. Khi 
có sự cố quá tải động cơ, Rơle nhiệt sẽ thao tác làm ngắt mạch điện cuộn dây, do 
đó cũng ngắt khởi động từ và dừng động cơ điện. 
Sơ đồ: 
 48 
b) Khởi động từ đảo chiều và ba nút nhấn 
Khi nhấn nút nhấn MT cuộn dây Contactor T có điện hút lõi thép di động và 
mạch từ khép kién lại; làm đóng các tiếp điểm chính T để khởi động động cơ quay 
theo chiều thuận và đóng tiếp điểm phụ thường hở T để duy trì mạch điều khiển 
khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động MT. 
Để đảo chiều quay động cơ, ta nhấn nút nhấn MN cuộn dây Contactor T mất 
điện, cuộn dây Contactor N có điện hút lõi thép di động và mạch từ khép kín lại; 
làm đóng các tiếp điểm chính N, lúc này trên mạch động lực đảo hai dây trong ba 
pha điện làm cho động cơ đảo chiều quay ngược lại và tiếp điểm phụ thường hở N 
để duy trì mạch điều khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động MN. 
Quá trình đảo chiều quay được lặp lại như trên. 
Khi nhấn nút dừng D, khởi động từ N (hoặc T) bị ngắt điện, động cơ dừng 
hoạt động. 
Khi có sự cố quá tải động cơ, Rơle nhiệt sẽ thao tác làm ngắt mạch điện cuộn 
dây, do đó cũng ngắt khởi độngt ừ và dừng động cơ điện. 
Sơ đồ: 
 49 
IV. LỰA CHỌN VÀ LẮP DÁP KHỞI ĐỘNG TỪ 
 Hiện nay ở nước ta, động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc có công 
suất từ 0,6 đến 100KW được sử dụng rộng rãi. Để điều khiển vận hành chúng, ta 
thường dùng khởi động từ. Vì vậy để thuận lợi cho việc lựa chọn khởi động từ, nhà 
sản xuất thường không những chỉ cho cường độ dòng điện suất định mức mà còn 
cho cả công suất của động cơ điện mà khởi động từ phục vụ ứng với các điện áp 
khác nhau. 
 Để khởi động từ làm việc tin cậy, khi lắp đặt cần phải bắt chặt cứng khởi 
động từ trên một mặt phẳng đứng (độ nghiêng cho phép so với trục thẳng đứng 50), 
không cho phép bôi mỡ vào các tiếp điểm và các bộ phận động. Sauk hi lắp đặt 
khởi động từ và trước khi vận hành, phải kiểm tra: 
- Cho các bộ phận chuyển động bằng tay không bị kẹt, vướng. 
- Điện áp điều khiển phải phù hợp điện áp định mức của cuộn dây. 
- Các tiếp điểm phải tiếp xúc đều và tốt. 
- Các dây đấu điện phải theo đúng sơ đồ điều khiển. 
- Rơle nhiệt phải đặt khởi động từ cần đặt kẻm theo cầu chì bảo vệ. 
 50 
CÂU HỎI CHƯƠNG 5 PHẦN C 
1. Nêu khái quát, công dụng và các yêu cầu kỹ thuật của khởi động từ. 
2. Nêu cách phân loại, nguyên lý làm việc của khởi động từ . 
Phần 3: GIỚI THIỆU ĐẶC TÍNH, KẾT CẤU KHÍ CỤ 
ĐIỆN CAO ÁP 
Chương 6: KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP 
I. KHÁI QUÁT 
 Trong điều kiện vận hành, các khí cụ điện có thể làm ở việc các chế độ sau: 
- Chế độ làm việc lâu dài: Trong chế độ này các khí cụ điện sẽ làm việc tin 
cậy nếu chúng được chọn đúng điện áp và dòng điện định mức. 
- Chế độ làm việc quá tải: Trong chế độ này dòng điện qua khí cụ điện sẽ 
lớn hơn dòng điện định mức, chúng chỉ làm việc tin cậy khi thời gian dòng điện 
tăng cao chayu qua chúng không quá thời gian cho phép của từng thiết bị. 
- Chế độ làm việc ngắn mạch: Khí cụ sẽ đảm bảo sự làm việc tin cậy nếu 
trong quá trình lựa chọn chú ý các điều kiện ổn định nhiệt và ổn định động. 
II. MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP (1000V) 
1. Máy cắt 
a) Khái niệm 
 Máy cắt điện áp cao là thiết bị điện chuyên dùng để đóng ngắt mạch điện 
xoay chiều ở tất cả các chế độ vận hành có thể có: Đóng ngắt dòng điện định mức, 
dòng điện ngắn mạch, dòng điện không tải Máy cắt là loại thiết bị đóng cắt làm 
việctin cậy song gía thành cao nên máy cắt chỉ đượcdùng ở những nơi quan trọng. 
b) Phân loại máy cắt 
 Thông thường máy cắt được phân loại theo phương pháp dập tắt hồ quang, 
theo dạng cách điện của phần dẫn điện, theo kết cấu của buồng dập hồ quang. 
 Dựa vào dạng cách điện của các phần dẫn điện, máy cắt được phân thành: 
- Máy cắt nhiều dầu: Giữa các thành phần dẫn điện được cách điện bằng 
dầu máy biến áp và hồ quang sinh ra khi cắt máy cắt cũng được dập tắt bằng dầu 
biến áp. 
- Máy cắt ít dầu: Giữa các thành phần dẫn điện được cách điện bằng cách 
điện rắn và hồ quang sinh ra khi cắt máy cắt cũng được dập tắt bằng dầu biến áp. 
 51 
- Máy cắt không khí. 
- Máy cắt điện tử. 
- Máy cắt chân không. 
c) Các thông số cơ bản của máy cắt 
- Dòng điện cắt định mức: Là dòng điện lớn nhất mà máy cắt có thể cắt 
một cách tin cậy ở điện áp phục hồi giữa hai tiếp điểm của máy cắt bằng điện áp 
định mức của mạch điện. 
- Công suất cắt định mức của máy cắt ba pha: Sđm = 3 UđmIcđm (VA) 
 Trong đó: Uđm là điện áp định mức của hệ thống (V) 
 Icđm là dòng điện cắt định mức (A) 
 Khái niệm công suất này là tương đối khi dòng điện qua máy cắt Icđm thì điện 
áp trên hai dầu của nó trên thực tế bằng điện áp hồ quang và chỉ bằng vài % so với 
điện áp của mạch điện. Sau khi hồ quang bị dập tắt, trên các tiếp điểm của máy cắt 
bắt đầu phục hồi điện áp nhưng trong thời gian này dòng điện bằng 0. 
- Thời gian cắt của máy cắt: Thời gian này được tính từ thời điểm đưa tín 
hiệu cắt máy cắt đến thời điểm hồ quang được dập tắt ở tất cả các cực. Nó bao gồm 
thời gian cắt riêng của máy cắt và thời gian cháy hồ quang. 
- Dòng điện đóng định mức: Đây là giá trị xung kích lớn nhất của dòng 
điện ngắn mạch mà máy cắt có thể đóng một cách thành công mà tiếp điểm của nó 
không bị hành dính và không bị các hư hỏng khác trong trường hợp đóng lặp lại. 
Dòng điện này được xác định bằng giá trị hiệu dụng của dòng điện xung kích khi 
xảy ra ngắn mạch. 
- Thời gian đóng máy cắt: Là thời gian khi đưa tín hiệu đóng máy cắt cho 
tới khi hoàn tât động tác đóng máy cắt. 
d) Lựa chọn và kiểm tra máy cắt điện cao áp (1000V) 
 Máy cắt điện được chọn theo điện áp định mức, loại máy cắt kiểm tra ổn 
định động, ổn định nhiệt và khả năng cắt trong tình trạng ngắn mạch. 
2. Dao cách ly 
a) Khái niệm 
 Dao cách ly là một loại khí cụ điện dùng để chế tạo một khoảng hở cách 
điện được trông thấy giữa bộ phận đang mang dòng điện và bộ phận cắt điện nhằm 
mục đích đảm bảo an toàn, khiến cho nhân viên sửa chữa thiết bị điện an tâm khi 
làm việc. 
 52 
 Dao cách ly không có bộ phận dập tắt hồ quang nên không thể cắt được 
dòng điện lớn. 
b) Phân loại 
 Theo yêu cầu sử dụng, dao cách ly có hai loại: 
- Dao cách ly một pha. 
- Dao cách ly ba pha. 
 Theo vị trí sử dụng. dao cách ly có hai loại: 
- Dao cách ly đặt trong nhà. 
- Dao cách ly đặt ngoài trời. 
c) Lựa chọn và kiểm tra dao cách ly 
 Dao cách ly được chọn theo điều kiện định mức, chúng được kiểm tra theo 
điều kiện ổn định lực điện động và ổn định nhiệt. 
3. Cầu chì cao áp 
a) Khái niệm 
Cầu chì là một khí cụ điện dùng để bảo vệ mạch điện khi quá tải hay ngắn 
mạch. Thời gian cắt mạch của cầu hcì phụ thuộc nhiều vào vật liệu làm dây chảy. 
Dây chảy của cầu chì làm bằng chì, hợp kim với thiếc có nhiệt độ nóng chảy tương 
đối thấp, điện trở suất tương đối lớn. Do vậy loại dây chảy này thường chế tạo có 
tiết diện lớn và thích hợp với điện áp nhỏ hơn 300V đối với điện áp cao hơn 
(1000V) không thể dùng dây chảy có tiết diện lớn được vì lúc nóng chảy, lương 
kim loại toả ra lớn. Khó khăn cho việc dập tắt hồ quang, do đó ở điện áp này 
thường dùng dây chảy bằng đồng, bạc, có điện trở suất bé, nhiệt độ nóng chảy cao. 
b) Dây chảy 
 Thành phần chính của cầu chì là dây chảy. Dây chảy có kích thước và vật 
liệu khác nhau, được xác định bằng đặc tuyến dòng điện - thời gian. Song song với 
dây chảy là một sợi dây căng ra để triệt tiêu sự kéo căng của dây chảy. Để tăng 
cường khả năng dập hồ quang sinh ra khi dây chảy bị đứt và bảo đảm an toàn cho 
người vận hành cũng như các thiết bị khác ở xung quanh trong cầu chì thường 
chèn đầy các thạch anh. Các thạch anh có tác dụng phân chia nhỏ hồ quang. Vỏ 
cầu chi có thể là bằng chất Xenluylô. Nhiệt độ cao của hồ quang sẽ làm cho 
Xenluylô bôc hơi gây áp suất lớn để nhanh chóng dập tắt hồ quang. 
c) Phân loại cầu chì 
 Tuỳ theo chức năng của mỗi loại cầu chì mà ta có thể phân như sau: 
 53 
- Cầu chì tự rơi (Fuse Cut Out: FCO): Hoạt động theo nguyên tắc “rơi” do 
một dây chì được nối liên kết ở hai đầu. Việc dập tắt hồ quang chủ yếu dựa vào 
ống phụ bên ngoài dây chì. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ quá tải và ngắn mạch cầu chì tự 
rơi còn có nhiệm vụ cách ly đường dây bị sự cố. 
- Cầu chì chân không: Là loại cầu chì mà dây chảy được đặt trong môi 
trường chân không. Cầu chì chân không có thể được lắp ở bên trên hoặc dưới dầu. 
- Cầu chì hạn dòng: Chức năng chính là hạn chế tác động của dòng điện 
sự cố có thể có đối với những thiết bị được nó bảo vệ. 
d) Lựa chọn và kiểm tra cầu chì 
 Cầu chì được chọn theo điện áp định mức, dòng điện định ức và dòng điện 
cắt định mức (hay công suất cắt định mức). Ngoài ra, cần chú ý vị trí đặt cầu chì 
(trong nhà hay ngoài trời). 
CÂU HỎI CHƯƠNG 6 
1. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn máy cắt? 
2. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn dao cách ly? 
3. Hãy cho biết khái niệm, phân loại và cách lựa chọn cầu chì? 
Phần 4: MỘT SỐ SƠ ĐỒ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN LÝ ĐIỀU 
KHIỂN, VẬN HÀNH 
Chương 7: MỘT SỐ SƠ ĐỒ CĂN BẢN VỀ NGUYÊN LÝ 
ĐIỀU KHIỂN, VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ. 
I. MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG - DỪNG MỘT ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA 
a) Nguyên lý: 
 Dùng mạch để khởi động một động cơ KĐB 3 pha, có tiếp điểm duy trì để 
động cơ làm việc, sau đó dừng động cơ. 
b) Sơ đồ mạch (hình 1) 
c) Thứ tự thực hiện: 
- Nhấn nút S2, Contactor K1 có điện, các tiếp điểm chính đóng lại, động cơ 
hoạt động, các tiếp điểm phụ thay đổi trạng thái, tiếp điểm phụ thường đóng hở ra 
làm cho đèn H1 tắt, tiếp điể phụ thường hở đóng lại duy trì nguồn cho Contactor K1 
và đèn H2. 
 54 
Hình 1: Sơ đồ mạch điện khởi động - dừng một động cơ KĐB 3 pha 
II. MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG THỨ TỰ HAI ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA 
a) Nguyên lý 
 Dùng mạch để khởi động thứ tự hai động cơ KĐB 3 pha. Động cơ 1 (điều 
khiển bởi Contactor K1) chạy trước, sau đó động cơ 2 (điều khiển bởi Contactor 
K2) chạy theo. Nếu có sự tác động nhầm lẫm, mạch điện không hoạt động. Cuối 
cùng dừng cả hai động cơ. 
b) Sơ đồ mạch: (hình 2) 
c) Thứ tự thực hiện: 
- Nhấn S3, động cơ M1 hoạt động, đèn H1 sáng. 
- Nhấn S4, động cơ M2 hoạt động, đèn H2 sáng. 
- Nhấn S2, để dừng động cơ M2, đèn H2 tắt. 
- Nhấn S1, để dừng động cơ M1, dừng toàn bộ mạch điều khiển, đèn H1 tắt. 
 55 
 Hình 2: Sơ đồ mạch khởi động thứ tự hai động cơ KĐB ba pha 
III. MẠCH ĐIỆN ĐẢO CHIỀU ĐỘNG CƠ KĐB BA PHA 
a) Nguyên lý: 
 56 
 Đảo chiều quay động cơ KĐB ba pha bằng cách đảo hai trong ba dây nguồn 
trước khi đưa nguồn vào động cơ. Mạch điện này dùng điều khiển động cơ KĐB 
ba pha làm việc hai chiều quay, sau đó dừng động cơ. 
b) Sơ đồ mạch: (hình 3) 
c) Thứ tự thực hiện: 
- Nhấn S2, động cơ hoạt động theo chiều thuận, đèn H1 sáng. 
- Nhấn S3, động cơ hoạt động theo chiều nghịch, đèn H1 tắt, đèn H2 sáng. 
- Nhấn S1, để dừng toàn bộ mạch điều khiển, động cơ ngừng hoạt động. 
Hình 3: Sơ đồ mạch đảo chiều động cơ KĐB ba pha 
IV. MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG MỘT ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA - TỰ ĐỘNG 
DỪNG 
a) Nguyên lý: 
 Dùng mạch để khởi động một động cơ KĐB 3 pha, có tiếp điểm duy trì để 
động cơ làm việc, sau thời gian làm việc đã định trên Timer, tiếp điểm thường 
đóng mở chậm của Timer hở ra, động cơ dừng. 
b) Sơ đồ mạch: ( hình 4) 
c) Thứ tự thực hiện: 
- Nhấn S2, động cơ hoạt động, đèn H1 tắt, đèn H2 sáng. 
 57 
- Rơle thời gian KTON có điện và bắt đầu tính thời gian động cơ làm việc. 
Khi hết khoảng thời gain đã định, tiếp điểm thường đóng KTON hở ra làm ngưng 
cấp điện cho Contactor K1, động cơ ngưng hoạt động đèn H1 sáng, đèn H2 tắt. 
- Nhấn S1 để dừng động cơ khẩn cấp. 
Hinh 4: Sơ đồ mạch điện khởi động - dừng một động cơ KĐB 3 pha 
 58 
V. MẠCH ĐIỆN TỰ ĐỘNG KHỞI ĐỘNG THEO THỨ TỰ CỦA HAI 
ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA 
a) Nguyên lý 
 Mạch điện sử dụng TON. 
 Dùng mạch để khởi động thứ tự hai động cơ KĐB 3 pha. Động cơ 1 (điều 
khiển bởi Contactor K1) khởi động trước, sau thởi gian khởi động của động cơ thì 
tiếp điểm thường hở đóng chậm lại của Rơle thời gian TON đóng lại động cơ (điều 
khiển bởi Contactor 2) khởi động. Cuối cùng dừng cả hai động cơ, ta nhấn S1. 
b) Sơ đồ mạch: (hình 5) 
c) Thứ tự thực hiện: 
- Nhấn S1 động cơ M1 hoạt động đèn H1 sáng. 
- Rơle thời gian KTON chuyển trạng thái, động cơ M2 hoạt động, đèn H2 
sáng. 
- Nhấn S1 để dừng cả hai động cơ. 
 59 
Hình 5: Sơ đồ mạch khởi động thứ tự hai động cơ KĐB ba pha 
CÂU HỎI CHƯƠNG 7 
1. Vẽ mạch luân phiên hai động cơ (chỉ có một trong hai động cơ làm việc). 
2. Vẽ mạch luân phiên ba động cơ (chỉ có một trong ba động cơ làm việc). 
3. Vẽ mạch khởi động động cơ KĐB ba pha bằng phương pháp đổi nối sao – 
tam giác (động cơ mở máy ở chế độ sao, là việc ở chế độ tam giác). 
4. Vẽ mạch điều khiển đảo chiều động cơ KĐB ba pha kết hợp đổi nối sao – 
tam giác. 
5. Vẽ mạch điều khiển đảo chiều động cơ KĐB ba pha, mỗi chiều quay làm 
việc ở hai cấp tốc độ. 
 60 
MỤC LỤC 
Trang 
Lời nói đầu 3 
PHẦN I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN CỦA KHÍ CỤ ĐIỆN 
CHƯƠNG I: PHÁT NÓNG KHÍ CỤ ĐIỆN 
I. KHÁI NIỆM VỀ KHÍ CỤ ĐIỆN 6 
1. Khái niệm 6 
2. Phân loại, các yêu cầu cơ bản của khí cụ điện 6 
II. TÍNH TOÁN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG KHÍ CỤ ĐIỆN 6 
III. CÁC CHẾ ĐỘ PHÁT NÓNG CỦA KHÍ CỤ ĐIỆN 7 
1. Chế độ làm việc lâu dài của khí cụ điện 8 
2. Chế độ làm việc ngắn hạn của khí cụ điện 8 
3. Chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại của khí cụ điện 8 
CÂU HỎI CHƯƠNG 1 9 
CHƯƠNG 2: TIẾP XÚC ĐIỆN - HỒ QUANG 
I. TIẾP XÚC ĐIỆN 9 
1. Khái niệm 9 
2. Phân loại tiếp xúc điện 10 
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc 10 
II. HỒ QUANG ĐIỆN 10 
1. Khái niệm 10 
2. Tính chất cơ bản của phóng điện hồ quang 11 
3. Quá trình phát sinh và dập hồ quang 11 
CÂU HỎI CHƯƠNG 2 12 
PHẦN II: TÌM HIỂU ĐẶC TÍNH, KẾT CẤU, TÍNH TOÁN LỰA CHỌN SỬ 
DỤNG KHÍ CỤ ĐIỆN HẠ ÁP 
CHƯƠNG 3: KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG NGẮT - BẢO VỆ MẠCH ĐIỆN 
A – CB (CIRCUIT BREAKER) 
I. KHÁI NIỆM VÀ YÊU CẦU. 12 
 61 
II. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 13 
1. Cấu tạo 13 
2. Nguyên lý hoạt động 14 
3. Phân loại và cách lựa chọn CB 16 
CÂU HỎI CHƯƠNG 3 PHẦN A 16 
B - CẦU CHÌ 
I. KHÁI NIỆM VÀ YÊU CẦU 16 
II. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 17 
1. Cấu tạo 17 
2. Nguyên lý hoạt động 17 
3. Phân loại, ký hiệu, công dụng 19 
4. Các đặc tính điện áp của cầu chì 20 
CÂU HỎI CHƯƠNG 3 PHẦN B 20 
C - THIẾT BỊ CHỐNG DÒNG ĐIỆN RÒ 
I. KHÁI NIỆM 21 
II. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 21 
1. Cấu tạo 21 
III. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ CHỐNG DÒNG ĐIỆN RÒ 23 
1. Sự tác động tin cậy của RCD 23 
2. Sự tác động có tính chọn lọc của RCD bảo vệ hệ thống điện – sơ đồ điện. 23 
CÂU HỎI CHƯƠNG 3 PHẦN C 24 
CHƯƠNG 4: KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN BẰNG TAY 
I. CẦU DAO 25 
1. Khái quát và công dụng 25 
2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại 25 
II. CÔNG TẮC 27 
1. Khái quát và công dụng 27 
2. Phân loại và cấu tạo 27 
3. Các thông số định mức của công tắc 28 
4. Các yêu cầu thử của công tắc 28 
III. NÚT NHẤN 28 
 62 
1. Khái quát và công dụng 28 
2. Phân loại và cấu tạo 29 
3. Các thông số kỹ thuật của nút nhấn 30 
IV. PHÍCH CẮM VÀ Ổ CẮM ĐIỆN 30 
V. ĐIỆN TRỞ - BIẾN TRỞ 31 
1. Khái quát – công dụng 31 
2. Cấu tạo 31 
CÂU HỎI CHƯƠNG 4 31 
CHƯƠNG 5: KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN MẠCH ĐIỆN 
A – CONTACTOR 
I. KHÁI NIỆM 32 
II. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG. 32 
1. Cấu tạo 32 
2. Nguyên lý hoạt động của Contactor 34 
III. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA CONTACTOR 35 
1. Điện áp định mức 35 
2. Dòng điện định mức 35 
3. Khả năng cắt và khả năng đóng 36 
4. Tuổi thọ của Contactor 36 
5. Tần số thao tác 36 
6. Tính ổn định lực điện động 36 
7. Tính ổn định nhiệt 36 
CÂU HỎI CHƯƠNG 5 PHẦN A 36 
B – RƠLE ĐIỀU KHIỂN VÀ BẢO VỆ 
I. KHÁI QUÁT VÀ PHÂN LOẠI 37 
II. MỘT SỐ LOẠI RƠLE THÔNG DỤNG 38 
1. Rơle trung gian 38 
2. Rơle thời gian 39 
3. Rơle nhiệt (Over Load OL) 41 
4. Rơle dòng điện: 45 
5. Rơle điện áp 45 
 63 
6. Rơle vận tốc 45 
CÂU HỎI CHƯƠNG 5 PHẦN B 46 
C – KHỞI ĐỘNG TỪ 
I. KHÁI QUÁT VÀ CÔNG DỤNG 46 
II. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT 46 
III. KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC 47 
1. Khởi động từ thường được phân chia theo: 47 
2. Nguyên lý làm việc của khởi động từ 47 
IV. LỰA CHỌN VÀ LẮP DÁP KHỞI ĐỘNG TỪ 49 
CÂU HỎI CHƯƠNG 5 PHẦN C 50 
PHẦN 3: GIỚI THIỆU ĐẶC TÍNH, KẾT CẤU KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP 
CHƯƠNG 6: KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP 
I. KHÁI QUÁT 50 
II. MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP (1000V) 50 
1. Máy cắt 50 
2. Dao cách ly 51 
3. Cầu chì cao áp 52 
CÂU HỎI CHƯƠNG 6 53 
PHẦN 4: MỘT SỐ SƠ ĐỒ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN, VẬN HÀNH 
CHƯƠNG 7: MỘT SỐ SƠ ĐỒ CĂN BẢN VỀ NGUYÊN LÝ ĐIỀU KHIỂN, VẬN 
HÀNH ĐỘNG CƠ. 
I. MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG - DỪNG MỘT ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA 53 
II. MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG THỨ TỰ HAI ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA 54 
III. MẠCH ĐIỆN ĐẢO CHIỀU ĐỘNG CƠ KĐB BA PHA 55 
IV. MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG MỘT ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA - TỰ ĐỘNG DỪNG 56 
V. MẠCH ĐIỆN TỰ ĐỘNG KHỞI ĐỘNG THEO THỨ TỰ CỦA HAI ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA
 58 
CÂU HỎI CHƯƠNG 7 59 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_khi_cu_dien.pdf