Giáo trình Khí cụ điện hạ thế

Tóm tắt Giáo trình Khí cụ điện hạ thế: ...tượng cảm ứng, làm điện áp cục bộ trên các thiết bị tăng cao, dẫn tới quá điện áp 2.2 Một số phương pháp dập tắt hồ quang điện Yêu cầu hồ quang cần phải được dập tắt trong khu vực hạn chế với thời gian ngắn nhất, tốc độ mở tiếp điểm phải lớn mà không làm hư hỏng các bộ phận của khí cụ. Đồng ... việc khi nào có tay của ta tác động vào và giữ luôn trên nút nhấn. Khi ta bỏ tay ra khỏi nút nhấn thì thiết bị sẽ dừng. Nút nhấn được gắn liền trên các bảng điều khiển, với máy hoặc để cách biệt khi cần điều khiển từ xa. Nút nhấn được chế tạo làm việc nơi không ẩm ướt, không có khí ăn mòn hóa... chỉ bảo vệ được dòng điện ngắn mạch. Vì vậy người ta thường sử dụng tổng hợp cả móc bảo vệ kiểu điện từ và móc kiểu rơ le nhiệt trong một áp tô mát. Loại này thường được dùng ở áp tô mát có dòng điện định mức đến 600A.  Móc bảo vệ sụt (còn gọi là bảo vệ điện áp thấp) cũng thường dùng kiểu đi...

pdf66 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Khí cụ điện hạ thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cấp cho nó nằm trong phạm vi (85-
100)% Uđm . 
- Hệ thống tiếp điểm: 
¾ Theo khả năng dòng tải: 
* Tiếp điểm chính: chỉ có ở công tắc tơ chính, 100% là tiếp điểm thường mở, làm việc ở mạch động 
lực, vì thế dòng điện đi qua rất lớn (10 ÷ 2250)A. 
* Tiếp điểm phụ: có cả thường đóng và thường mở, dòng điện đi qua các tiếp điểm này nhỏ chỉ từ 
1A đến khoảng 10A, làm việc ở mạch điều khiển. 
¾ Theo nhiệm vụ làm việc: 
* Tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường mở: (xem phần rơ le). 
- Cơ cấu truyền động: phải có kết cấu sao cho giảm được thời gian thao tác đóng ngắt tiếp điểm, 
nâng cao lực ép tiếp điểm và giảm được tiếng va đập. 
b. Nguyên lý làm việc: 
Sự làm việc của công tắc tơ điện từ dựa trên nguyên tắc lực điện từ, khi ta cung cấp một điện áp U = 
(85 ÷ 100)% Uđm vào cuộn dây, nó sẽ sinh ra từ trường, từ trường này sẽ tạo ra lực từ có lực lớn hơn lực 
kéo lò xo của hệ thống truyền động. Nó sẽ hút lõi sắt phần động để khép kín mạch từ. Hệ thống tiếp điểm 
sẽ thay đổi trạng thái. Nếu như ở điều kiện bình thường (khi cuộn dây chưa có điện), tiếp điểm là đóng thì 
khi cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm sẽ mở ra. Ngược lại, nếu như ở điều kiện bình thường (khi cuộn dây 
chưa có điện), tiếp điểm là mở thì khi cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm sẽ đóng lại. 
 49
Hình 12.4: Quá trình chuyển động hệ thống tiếp điểm của công tắc tơ trước và sau khi có điện 
12.4 Tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật 
Dựa vào dòng điện định mức của tải và căn cứ vào tính chất của phụ tải làm việc gián đoạn hay liên tục và căn 
cứ vào dãy dòng điện, điện áp định mức của công tắc tơ từ đó ta lựa chọn công tắc tơ cho thích hợp 
 UCTT = Ulưới ; ICTT > Iđm 
12.5 Lắp đặt mạch điện đơn giản có sử dụng công tắc tơ 
Bài 13: Khởi động từ 
13.1 Công dụng 
Khởi động từ là khí cụ điện điều khiển gián tiếp từ xa, được ứng dụng trong những mạch điện: khởi 
động động cơ; đảo chiều quay động cơ... có sự bảo vệ quá tải cho động cơ bằng nguyên lý của rơ le nhiệt. 
Có thể hiểu một cách đơn giản: Khởi động từ là một thiết bị được hợp thành bởi công tắc tơ và một 
thiết bị bảo vệ chuyên dùng (thường là rơ le nhiệt) để đóng cắt cho động cơ hoặc cho mạch điện khi có sự 
cố. 
Khởi động từ có một công tắc tơ gọi là khởi động từ đơn 
Khởi động từ có hai công tắc tơ gọi là khởi động từ kép 
Để bảo vệ ngắn mạch cho động cơ hoặc mạch điện có khởi động từ. Ta phải kết hợp sử dụng thêm 
cầu chì. 
H×NH 12.5 S¬ §å M¹CH KHëI §éNG TRùC TIÕP 
§KB 3 PHA QUAY 1 CHIÒU 
3∼ 
CD 
Cc 
k 
Rn 
®kb 
U§K 
4 2 K 
Md
rnk
1 3
 50
13.2 Phân loại, ký hiệu 
a. Phân loại 
Khởi động từ được phân chia: 
+ Theo điện áp định mức của cuộn dây hút: 36V, 127V, 220V, 380V và 500V 
+ Theo kết cấu bảo vệ chống tác động của môi trường xung quanh: kiểu hở, bảo vệ chống bụi, nước, chống 
nổ 
+ Theo khả năng làm biến đổi chiều động cơ điện: đảo chiều và không đảo chiều 
+ Theo số lượng và loại tiếp điểm: thường mở, thường đóng. 
13.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc 
a. Cấu tạo 
Căn cứ vào điều kiện làm việc của khởi động từ. Trong chế tạo người ta thường dùng kết cấu tiếp 
điểm bắc cầu (có 2 chỗ ngắt mạch) ở mỗi pha do đó đối với cỡ nhỏ dưới 25A. Không cần dùng thiết bị 
dập hồ quang. Kết cấu khởi động từ bao gồm các bộ phận: Tiếp điểm động chế tạo kiểu bắc cầu có lò xo 
nén tiếp điểm để tăng lực tiếp xúc và tự phục hồi trạng thái ban dầu. Giá đỡ tiếp điểm làm bằng đồng thau, 
tiếp điểm thường làm bằng bột gốm kim loại. 
Nam châm điện chuyển động thường có mạch từ hình E – I, gồm lõi thép tĩnh và lõi thép phần ứng 
(động) nhờ có lò xo khởi động từ tự về được vị trí ban đầu. Vòng chập mạch được đặt ở 2 đầu mút 2 mạch 
rẽ của lõi thép tĩnh, lõi thép phần ứng của nam châm điện được lắp liền với giá đỡ động cách điện trên đó 
có mang các tiếp điểm động và lo xo tiếp điểm. Giá đỡ cách điện thường làm bằng ba kê lít chuyển động 
tromg rãnh dẫn hướng ở trên thân nhựa đúc của khởi động từ. 
Hình 13.2: Khởi động từ kép 
 51
13.4 Tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật 
Hiện nay động cơ điện KĐB 3 pha rô to lồng sóc có công suất từ (0,6 ÷ 100) kW được sử dụng rộng 
rãi ở nước ta. Để vận hành chúng người ta dùng khởi động từ. Do đó để việc lựa chọn khởi động từ thuận 
tiện nhà sản xuất cho biết dòng điện định mức của Khởi động từ và cho công suất động cơ điện mà khởi 
động từ điều khiển ứng với các cấp điện áp khác nhau. Đôi khi còn hướng dẫn cả công suất lớn nhất và 
công suất nhỏ nhất của động cơ điện mà khởi động từ có thể làm việc được ở các điện áp định mức khác 
nhau. Cũng có thể căn cứ theo trị số dòng điện định mức của động cơ điện trong các chế độ làm việc mà 
chọn khởi động từ. Khởi động từ được lựa chọn theo điều kiện định mức các tiếp điểm chính của công tăc 
tơ, điện áp định mức của cuộn dây hút và chế độ bảo vệ của rơ le nhiệt lắp trên khởi động từ. 
Iđm KĐT ≥ Iđm 
UKĐT = Ulưới 
13.5 Lắp đặt mạch điện đơn giản có sử dụng khởi động từ 
Do yêu cầu giảm chấn động và đảm bảo độ tin cậy trong làm việc của khởi động từ và cần chú ý các 
điều kiện lắp đặt: 
1. Lắp đúng chiều qui định về tư thế làm việc của khởi động từ . 
2. Gá lắp cứng vững, không gây rung động khi đóng cắt. 
3. Đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của các cơ cấu cơ khí, nhất là đối với các khởi động từ kép có 
khóa chéo bằng đòn gánh cơ khí. 
4. Đảm bảo độ sạch trên các tiếp điểm, các rãnh trượt của nắp tự động để chống mất tiếp xúc hoặc hở 
mạch từ (cuộn hút quá tải bị nóng hoặc cháy). 
5. Trước khi sử dụng công tắc tơ cũng như khởi động từ, rất cần thiết phải kiềm tra các thông số cũng 
như điều kiện phụ tải phải phù hợp với các yêu cầu đã nêu. 
Bài 14: Rơ le trung gian 
14.1 Công dụng 
Rơ le trung gian là một khí cụ điện dùng để khuếch đại gián tiếp các tín hiệu tác động trong các 
mạch điều khiển hay bảo vệ... 
Trong mạch điện, rơ le trung gian thường nằm giữa hai rơ le khác nhau (vì điều này nên có tên là 
trung gian). 
Cuộn dây hút của rơ le trung gian thường là cuộn dây điện áp và không có khả năng điều chỉnh giá 
trị điện áp. Do vậy, yêu cầu quan trọng của rơ le trung gian là độ tin cậy trong tác động. Phạm vi giá trị 
điện áp làm việc của rơ le trung gian thường là Uđm +15%. 
 Nguyên lý hoạt động của rơ le trung gian là nguyên lý điện từ. 
Bộ tiếp xúc (hệ thống tiếp điểm) của các rơ le trung gian thường có số luợng tương đối lớn, thường 
lớn hơn rất nhiều so với các rơ le dòng điện, rơ le điện áp cũng như các loại rơ le khác. 
Rơ le trung gian chỉ làm việc ở mạch điều khiển nên nó chỉ có tiếp điểm phụ mà không có tiếp điểm 
chính. Cường độ dòng điện đi qua các tiếp điểm là như nhau. 
 52
12.2 Phân loại, ký hiệu 
Trong quá trình lắp ráp các mạch điều khiển dùng rơ le hay trong các mạch điện tử công nghiệp, ta 
thường gặp một số ký hiệu sau đây được dùng cho rơ le. 
Rơ le SPDT Rơ le SPST Rơ le DPST 
+ Ký hiệu SPDT: 
Ký hiệu này được viết tắt từ thuật ngữ: SINGLE POLE DOUBLE THROW, rơ le mang ký hiệu này 
thường có một cặp tiếp điểm thường đóng và một cặp tiếp điểm thường mở, hai cặp tiếp điểm này có một 
đầu chung với nhau. 
+ Ký hiệu DPDT: 
Ký hiệu này được viết tắt từ thuật ngữ: DOUBLE POLE DOUBLE THROW, rơ le mang ký hiệu 
này gồm có hai cặp tiếp điểm thường đóng và hai cặp tiếp điểm thường. Các tiếp điểm này liên kết thành 
hai hệ thống, mỗi hệ thống bao gồm một cặp tiếp điểm thường đóng và thường mở có một đầu chung 
nhau. 
+ Ký hiệu SPST: 
Ký hiệu này được viết tắt từ thuật ngữ: SINGLE POLE SINGLE THROW, rơ le mang ký hiệu này 
chỉ có một cặp tiếp điểm thường mở. 
+ Ký hiệu DPST: 
Ký hiệu này được viết tắt từ thuật ngữ: DOUBLE POLE SINGLE THROW, rơ le mang ký hiệu này 
gồm có hai cặp tiếp điểm thường mở. 
Relav DPDT Relav 4PST Relav 4PDT 
Ngoài ra, rơ le lắp trong tủ điều khiển thường được đặt trên các đế chân ra. Tùy theo số lượng chân 
ra, ta có các kiểu đế chân khác nhau: đế 8 chân, đế 11 chân... 
 53
14.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc 
Rơ le trung gian gồm: Mạch từ nam châm điện, hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ (5A), vỏ bảo vệ và 
các chân ra tiếp điểm 
 54
Nguyên lý hoạt động của Rơ le trung gian tương tự như nguyên lý hoạt động của Contactor. Khi cấp điện 
áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn dây của rơ le trung gian (ghi trên nhãn), lực điện từ hút 
mạch từ kín lại, hệ thống tiếp điểm chuyển đổi trạng thái và duy trì trạng thái này (tiếp điểm thường đóng 
mở ta, tiếp điểm thường mở đóng lại). Khi ngưng cấp nguồn, mạch từ hở, hệ thống tiếp điểm trở về trạng 
thái ban đầu. 
Điểm khác biệt giữa Contactor và rơ le trung gian có thể tóm tắt như sau: 
- Trong rơ le trung gian chỉ có duy nhất một loại tiếp điểm có khả năng tải dòng điện nhỏ, sử dụng cho 
mạch điều khiển (tiếp điểm phụ). 
- Trong rơ le cũng có các loại tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường mở, tuy nhiên các tiếp điểm 
không có buồng dập hồ quang (khác với hệ thống tiếp điểm chính trong Contactor hay CB) 
14.4 Tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật 
Iđm TG ≥ Iđm 
UTG = Ulưới 
14.5 Lắp đặt mạch điện đơn giản có sử dụng rơ le trung gian 
 55
Bài 15: Rơ le thời gian 
15.1 Công dụng 
Rơ le thời gian là một khí cụ tạo ra sự trì hoãn trong các hệ thống tự động. Việc duy trì một thời gian cần 
thiết khi truyền tín hiệu từ rơ le này đến một rơ le khác là một yêu cầu cần thiết trong các hệ thống tự động điều 
khiển. 
Rơ le thời gian trong các hệ thống bảo vệ tự động thường được dùng để duy trì thời gian quá tải, 
thiếu áp... trong giới hạn thời gian cho phép. 
15.2 Phân loại, ký hiệu 
Ta có thể giải thích nguyên lý làm việc của Timer dựa vào biểu đồ xung, tuy nhiên biểu đồ xung 
dưới đây được ký hiệu theo Timer SIMENS: 
15.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc 
Về cấu tạo, rơ le thời gian điện từ một chiều khác với rơ le thời gian điện từ xoay chiều. Do vậy, về 
nguyên tắc tác động, chúng cũng khác nhau. 
Đối với rơ le thời gian xoay chiều thường là sự hợp bộ của rơ le dòng điện, rơ le điện áp hoặc rơ le 
trung gian (nhiều nhất là rơ le trung gian) với một cơ cấu thời gian. Các cơ cấu thời gian này có thể là cơ 
cấu cơ khí, cơ cấu khí nén, cơ cấu lò xo kiểu đồng hồ. Ngày nay, cơ cấu thời gian là một Board mạch điện 
tử khá phức tạp. 
 56
Đối với rơ le thời gian một chiều, thường dùng theo nguyên lý cảm ứng điện từ để tạo cơ cấu duy trì 
thời gian. Thường nhất là cơ cấu ống đồng để chống lại sự suy giảm của từ thông trong mạch từ theo định 
luật cảm ứng điện từ. 
Việc điều chỉnh thời gian duy trì của các rơ le thời gian thường được thực hiện ngay trên cơ cấu thời 
gian, mà không chỉnh định trên các đại lượng tác động. 
Ngày nay, rơ le thời gian được cấu tạo với những cấu trúc điện tử khá phức tạp kết hợp với rơ le 
trung gian. Có hai loại được ứng dụng rất rộng rãi trong thực tế: 
a. Cấu tạo và nguyên lý rơ le thời gian kiểu điện từ: 
Lõi thép hình chữ U, bên phải quấn cuộn dây (1), bên trái là ống đồng ngắn mạch. Khi đưa điện áp 
vào 2 đầu cuộn dây tạo nên từ thông φ trong mạch sinh ra lực từ và nắp (3) được hút chặt vào phần cảm 
làm hệ thống tiếp điểm(6) được đống lại. 
Khi cuộn dây mất điện, từ thông φ giảm dần về 0. Trong ống đồng xuất hiện dòng điện cảm ứng tạo 
nên từ thông chống lại sự giảm của từ thông φ ban đầu. Kết quả là từ thông tổng trong mạch không bị triệt 
tiêu ngay sau khi mất điện. 
Do từ thông trong mạch vẫn còn nên tiếp điểm vẫn duy trì trạng thái đóng thêm một khoảng thời gian 
nữa mới mở ra. 
 Vít (5) dùng điều chỉnh độ căng của lò xo, lá đồng mỏng (7) dùng điều chỉnh khe hở giữa nắp và 
phần cảm. Hai bộ phận này đều có tác dụng điều chỉnh thời gian tác động của rơ le. 
Hình 15.1: Cấu tạo rơ le thời gian kiểu điện từ 
 1. Cuộn dây 
 2. Ống đồng ngắn mạch 
 3. Nắp phần ứng 
 4. Lò xo 
 5. Vít điều chỉnh. 
 6. Tiếp điểm. 
 7. Lá đồng điều chỉnh khe hở 
 1
 7 
 3 6 4 
5 
 2 
 57
b. On-delay: Trì hoản thời gian đóng mạch (hình 15.2). 
Hình 15.2. Một số dạng On-delay Hình 15.3. Sơ đồ đấu dây Timer 
 của hãng ANLY - Đài Loan On-delay hãng ANLY - Đài Loan 
Tóm tắt nguyên lý làm việc của Timer On-delay: 
- Khi đặt vào cuộn dây của Timer On-delay (Board mạch điện tử. Chân 2 và 7, hình 15.3) một điện 
áp định mức: 
+ Các tiếp điểm thường (1-3 và 1-4, hình 15.3) của Timer thay đổi trạng thái tức thời (giống tiếp 
điểm của rơ le điện từ), 1-3 đóng lại và 1-4 mở ra. 
+ Các tiếp điểm Timer (8-5 và 8-6, hình 15.3) mới thay đổi trạng thái, 8-5 mở ra và 8-6 đóng lại. 
- Sau khi các tiếp điểm Timer đã chuyển trạng thái, hệ thống hoạt động bình thường. 
- Khi ta ngưng cấp điện cho cuộn dây Timer. Các tiếp điểm lập tức trở về trạng thái ban đầu (như 
hình 4.10). 
Cách kiểm tra Timer: 
- Chỉnh Timer 10s. 
- Cho điện áp định mức vào 2 đầu cuộn dây, trên Timer có 1 đèn LED sáng: 
+ Dùng VOM đo thông mạch: 
 Đo 2 chân 8-5 (kêu) và 2 chân 8-6 (không kêu): Chưa kết luận. 
 Nếu ngược lại 8-5 (không kêu), 8-6 (kêu) hoặc 8-5 (kêu), 8-6 (kêu) hoặc 
 8-5 (không kêu), 8-6 (không kêu): Hư. 
+ Sau 10s (trên Timer sẽ có 2 LED sáng), dùng thông mạch đo lại, nếu: 
 8-5 (kêu), 8-6 (không kêu): Hư. 
 8-5 (không kêu), 8-6 (kêu): Tốt. 
 58
c. Off-delay: Trì hoãn thời gian mở mạch (hình 15.4). 
Hình 15.4: Một số dạng Off – delay của hãng 
ANLY – Đài Loan 
Hình 15.5: Sơ đồ đấu dây Off – delay của 
hãng ANLY – Đài Loan 
Tóm tắt nguyên lý làm việc của Timer Off-delay: 
- Khi đặt vào cuộn dây của Timer On-delay (Board mạch điện tử. Chân 2 và 7, hình 15.5) một điện 
áp định mức: 
+ Các tiếp điểm thường (1-3 và 1-4, hình 15.5) của Timer thay đổi trạng thái tức thời (giống tiếp 
điểm của rơ le điện từ), 1-3 đóng lại và 1-4 mở ra. 
+ Các tiếp điểm Timer (8-5 và 8-6, hình 15.5) thay đổi trạng thái tức thời, 8-5 mở ra và 8-6 đóng lại. 
Timer hoạt động bình thường. 
- Khi ta ngưng cấp điện cho cuộn dây Timer. Các tiếp điểm thường (1-3 và 1-4) lập tức trở về trạng 
thái ban đầu nhưng các tiếp điểm Timer vẫn ở trạng thái làm việc một khoảng thời gian bằng chính thời 
gian chỉnh định mới trở về trạng thái ban đầu (như hình 15.5). 
15.4 Tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật 
Iđm T ≥ Iđm 
UT = Ulưới 
 59
15.5 Lắp đặt mạch điện đơn giản có sử dụng rơ le thời gian 
Bài 16: Rơ le dòng điện 
16.1 Công dụng 
Rơ le dòng điện là loại khí cụ điện tự động đóng cắt mạch điện điều khiển, bảo vệ và điều khiển sự làm 
việc của mạch điện. Khi bị quá tải hoặc ngắn mạch và để điều khiển sự làm việc của động cơ điện. 
16.2 Phân loại, ký hiệu 
a, Phân loại 
1, Phân loại theo nguyên tắc hoạt động 
• Rơ le dòng điện kiểu điện từ 
• Rơ le dòng điện kiểu cảm ứng 
• Rơ le dòng điện kiểu không tiếp điểm 
2, Phân loại theo chức năng bảo vệ 
• Rơ le dòng điện cực đại thường được dùng trong mạch bảo vệ quá dòng, quá tải cho hệ thống. Có 
thể dùng trong mọi hệ thống cung cấp điện, trang bị điện hay các hệ thống tự động. 
• Rơ le dòng điện cực tiểu thường được sử dụng trong các hệ thống bảo vệ chống làm việc non tải, 
trong hệ thống cung cấp điện, trong hệ thống tự động điều chỉnh tốc độ trong truyền động điện... 
b, Ký hiệu 
H×NH 2.16 M¹CH Më M¸Y Vμ H·M §éNG 
N¨NG §KB 3PHA ROTOR LåNG SãC 
3∼ 
Cd 
A 
B 
+ 
_ 
CC 
®g 
rn 
c 
d 
h 
®kb 
§g
5
h
®g 
h 
RTh
RTh §g
h
rn 
3
1
7
9 11 13 
4 2
 60
16.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc 
a, Cấu tạo 
b, Nguyên lý làm việc: 
Nguyên lý làm việc của rơ le dòng điện là phụ thuộc vào cường độ dòng điện đi qua cuôn dây: 
- Đối với rơ le dòng điện cực đại: nếu dòng điện I đi qua cuộn dây của rơ le nhỏ hơn hoặc bằng dòng 
điện định mức của cuộn dây rơ le. Hệ thống tiếp điểm của rơ le không thay đổi trạng thái. Vì một lý do 
nào đó mà dòng điện I đi qua cuộn dây rơ le lớn hơn dòng định mức của nó thì hệ thống tiếp điểm sẽ thay 
đổi trạng thái. 
 61
- Đối với rơ le dòng điện cực tiểu: ngược lại, nếu dòng điện I đi qua cuộn dây của rơ le lớn hơn hoặc 
bằng dòng điện định mức của cuộn dây rơ le. Hệ thống tiếp điểm của rơ le không thay đổi trạng thái. Vì 
một lý do nào đó mà dòng điện I đi qua cuộn dây rơ le nhỏ hơn dòng định mức của nó thì hệ thống tiếp 
điểm sẽ thay đổi trạng thái. 
Trị số tác động của rơ le thường được chỉnh định theo yêu cầu sử dụng trong một giới hạn cho trước 
đối với mỗi cấp, mỗi loại rơ le cụ thể. 
Cuộn dây hút của rơ le dòng điện thường có tiết diện dây lớn (chịu được dòng điện lớn), số vòng ít. 
Với mạch công suất nhỏ thường được nối nối tiếp trong mạch cần bảo vệ. Đối với mạch có dòng làm việc 
lớn thường phải nối trong mạch thứ cấp của máy biến dòng. 
16.4 Tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật 
Iđm RI ≥ Iđm 
URI= Ulưới 
16.5 Lắp đặt và hiệu chỉnh rơ le dòng điện 
 62
Bài 17: Rơ le điện áp 
17.1 Công dụng 
 Rơ le điện áp thường dùng để bảo vệ các thiết bị điện khi điện áp của nó tăng hoạc hạ áp quá mức 
quy định 
17.2 Phân loại, ký hiệu 
a. Phân loại 
- Rơ le bảo vệ quá áp (rơ le điện áp cực đại). 
Phần ứng của loại rơ le này lúc điện áp bình thường đứng yên, khi điện áp tăng quá mức quy định, 
lực điện từ sẽ thắng lực cản, rơ le tác động 
- Rơ le bảo vệ thiếu áp (rơ le điện áp cực tiểu). 
Phần ứng rơ le khi điện áp bình thường chịu lực điện từ tác dụng, nhưng khi điện áp hạ xuống dưới 
mức quy định, lực cản thắng, phần ứng sẽ đóng hoặc mở các tiếp điểm 
b. Ký hiệu 
17.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc 
Tương tự với rơ le dòng điện. Cuộn dây hút quấn bằng dây nhỏ nhiều vòng mắc song song với mạch 
điện cần bảo vệ. Khi điện áp bình thường, rơ le tác động sẽ làm nóng tiếp điểm của nó. Khi điện áp sụt 
thấp dưới mức quy định, lực lò xo thắng lực hút của nam châm và mở tiếp điểm. 
Điểm khác nhau cơ bản giữa rơ le điện áp và rơ le dòng điện là đại lượng tác động phụ thuộc vào sự 
biến đổi của điện áp đặt vào cuộn dây 
 63
17.4 Tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật 
Iđm RI ≥ Iđm 
URI= Ulưới 
 17.5 Lắp đặt và hiệu chỉnh mạch điện đơn giản có sử dụng rơ le điện áp 
Bài 18: Rơ le tốc độ 
18.1 Công dụng 
Dùng trong các mạch hãm động cơ 
H×NH 18.3 M¹CH §IÖN M¸Y TIÖN T616 3∼ - 380 
1cd 
1cc 2cc 
1k 2k 
1® 
M©m cËp 
2® 3®
DÇu N−íc
3k 
2cd
kc
1 
1k 
2k 
3k 
kc
2 10
2 10
ru
2k
1k
3k 
ru
ba
k ®
3
1
5
9
7 
11 
13
4 2
 64
18.2 Phân loại, ký hiệu 
a, Phân loại 
- Rơ le tốc độ kiểu ly tâm 
- Rơ le tốc độ kiểu cảm ứng 
b, Ký hiệu 
18.3 Cấu tạo và nguyên lý làm việc 
a. Cấu tạo 
Rơ le tốc độ được dùng nhiều nhất trong mạch điện hãm ngược của các động cơ không đồng bộ, nguyên lý 
cấu tạo như hình vẽ. 
Trục 1 của rơ le tốc độ được nối đồng trục với rô to của động cơ hoặc với máy cần khống chế. Trên 
trục 1 có lắp nam châm vĩnh cửu 2 làm bằng hợp kim Fe - Ni có dạng hình trụ tròn. Bên ngoài nam châm 
có trụ quay tự do 3 làm bằng những lá thép mỏng ghép lại, mặt trong trụ có xẻ rãnh và đặt các thanh dẫn 4 
ghép mạch với nhau giống như rô to lồng sóc. Trụ này được quay tự do, trên trụ có lắp tiếp điểm động 10. 
6 
8 9
7
5
4
N 3
2
1
S 
Hình 18.1: Nguyên lý cấu tạo rơ le tốc độ PKC 
10 
1. Trục Rơ le 
2. Nam châm vĩnh cửu 
3. Ống trụ quay tự do. 
4. Thanh dẫn 4. 
5. Cần đẩy. 
6. 
7. 
8. 
9. 
10. Tiếp điểm 
} Hệ thống tiếp điểm 
} Thanh thép đàn hồi 
 65
b. Nguyên lý làm việc: 
Khi động cơ điện hoặc máy quay, trục 1 quay theo làm quay nam châm 2, từ trường nam châm cắt 
thanh dẫn 4 cảm ứng ra sức điện động và dòng điện cảm ứng ở lồng sóc, sinh ra mô men làm trụ 3 quay 
theo chiều quay của động cơ... Khi trụ 3 quay, cần đẩy 5 tùy theo hướng quay của rôto động cơ điện mà 
đóng (hoặc mở ) hệ thống tiếp điểm 6 và 7 thông qua thanh thép đàn hồi 8 và 9. 
Khi tốc độ động cơ giảm xuống gần bằng không, sức điện động cảm ứng giảm tới mức làm mô men 
không đủ để cần 5 đẩy được các thanh thép 8 và 9 nữa. Hệ thống tiếp điểm trở về vị trí bình thường. 
18.4 Tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật 
Iđm RU ≥ Iđm 
URU= Ulưới 
2. 
 66
18.5 Lắp đặt mạch điện đơn giản có sử dụng rơ le tốc độ 
 H×NH 2.18 M¹CH H·M NG−îC §KB 3 PHA 
3∼ 
®kb 
CC 
Cd 
t n 
Rt® 
rn 
d
n 
t 
mt Mn
rtr
rtr
rtr
rtr t
n
n
n
t
t
rn
1 
1 
1 
3 5 7 9 
17 
11
133 15
19
19
21
4 2
4 
Rt® 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_khi_cu_dien_ha_the.pdf