Giáo trình Kiến trúc và môi trường (Phần 2) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM
Tóm tắt Giáo trình Kiến trúc và môi trường (Phần 2) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM: ...cao mờ hoặc tấm thạch anh mỏng đánh bóng. Mãi tới giữa thế kỉ XVI, nột nhà chép sử mới chính mắt thấy ở thủ đô Viên (Áo) những cửa sổ có lắp tính. Trước đó, trong những túp nhà lụp xụp của người nghèo cũng như trong ;ung điện của vua chúa đều dùng giấy bóng thay cho kính và nếu có đợt rét ác... sử dụng nước không đủ tiêu chuẩn chất lượng và nước nhiễm bẩn. Để đối phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu về nước, ngoài việc hoạch định những chiến lược dài hạn ở quy mô toàn lãnh thổ, còn chú trọng đến các biện pháp tức thời như; ngăn chặn việc sử dụng lãng phí tài nguyên nước, sửa chữa kịp...cư đô thị (nhất là Hà Nội) đến mức báo động, không đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Biện pháp tốt nhất để giải quyết là tạm di dời dân để làm lại nhà mới. Sau khi xây dựng, dân sẽ được tái định cư. + Do tình trạng cấp nước bị gián đoạn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng ...
h kiến trúc được thiết kế sinh khí hậu hay thiết kế sinh thái đều phải là thông gió tự nhiên và ánh sáng tự nhiên, đồng thời phải có được tầm nhìn ra ngoài tốt. Do ở gian thang máy có thể nhìn ra ngoài phòng, người sử dụng nhà chọc trời như thể khi vừa bước ra khỏi thang máy kín mít thì đã có thể hưởng được ánh sáng và không khí tự nhiên, từ đó mà có được một ''cảm giác tại chỗ" mạnh mẽ. Đo đạc luồng gió trong thiết kê nhà chọc trời giúp cho thiết kế hệ thống kết cấu kiến trúc và thiết kế cấu trúc nhà chọc trời; cung cấp căn cứ để thiết kế mặt ngoài (như tốc độ gió, áp lực bề mặt, hiệu ứng, hấp thụ thay đổi trong thiết kế); xác định khả năng sử dụng động lực gió v.v... Khi gió theo bề mặt nhà chọc trời vận động lên trên là thay đổi theo hệ số khí động khác nhau. Cho nên nếu khi lợi dụng thông gió tự nhiên (như ở gian cầu thang, thang máy..) trong loại kiến trúc này thì ở những khu vực cao độ khác nhau phải lắp đặt các bộ phận điều tiết. Thông gió tự nhiên có giá trị đối với thiết kế phát triển bền vững vì có thể dựa vào sự lưu động của không khí và thông qua việc giảm thiểu yêu cầu thông gió cơ giới và điều hoà mà sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng quan trọng không thể tái sinh được. Như vậy giải quyết hai yêu cầu cơ bản đối với kiến trúc: thải không khí đục bẩn và ẩm ướt trong phòng, tăng cường cảm giác dễ chịu. Ở nơi khí hậu nóng ẩm, thông gió tự nhiên có thể làm giảm ảnh hưởng do độ ẩm tương đối trên 60% gây ra, từ đó làm tăng cảm giác dễ chịu trong phòng. Trường hợp này có thể hỗ trợ bằng phương pháp cơ giới (như sử dụng quạt điện). Trong thành phố, không khí bên ngoài ô nhiễm nghiêm trọng nên việc sử dụng thông gió tự nhiên là có vấn đề. Thông thường không khí phải thông qua hệ thống BÀI 9: KIẾN TRÚC SINH THÁI 169 điều hoà để lọc mới có thể đưa vào trong phòng để bảo đảm chất lượng môi trường nội bộ. Tiếng ồn của giao thông bên ngoài cũng không có lợi cho việc mở rộng cửa sổ để đón gió tự nhiên, trừ phi có thiết bị ngăn tiếng ồn thích hợp. Sân vườn không trung cũng yêu cầu có bình phong điều tiết được để cản gió, trường hợp tốc độ gió lớn còn có tác dụng bảo vệ. Thông giổ tự nhiên chỉ thích hợp ở một số bộ phận của kiến trúc cao tầng. Ở nơi khí hậu ôn hoà và lạnh, điều quan trọng của thiết kế là phải hạn chế lượng không khí vào phòng chỉ vừa đủ thoả mãn yêu cầu tối thiểu không khí mát mẻ, mà không làm cho trong phòng trở nên lạnh để tốn hao nhiều nhiệt. Cho dù ở tình huống mùa Đông ôn hoà và không có gió, chênh lệch nhiệt độ không khí trong và ngoài phòng thường cũng có thể gây ra hiệu ứng ống khói đầy đủ, để hút không khí mới và sạch vào. Hiệu ứng ống khói là do không khí nóng bay lên trên thoát ra ngoài nhờ cửa gió hút khí lạnh vào mà thành. Một giải pháp thường thấy ở nơi khí hậu ôn hoà là sử dụng kết hợp giữa thông gió tự nhiên biến đổi theo mùa (hoặc thông gió phụ trợ của quạt điện) thông gió cơ giới với một lượng ít không khí được điều tiết hoặc làm lạnh đồng thời khống chế nhiệt độ thiết kế trong phòng về mùa Đông và mùa Hè ở 19°c và 25°c. Kiến trúc cao tầng dùng thông gió tự nhiên thì hình thức của nó nên quay tối đa về hướng gió yêu cầu (về mùa Hè) và thiết kế để mặt bằng không quá sâu (từ tường ngoài đến tường ngoài 14m) để không khí xuyên thông kiến trúc dễ dàng, tạo nên gió lùa. Kiến trúc năng lượng Mặt trời nên đặc biệt chú ý tận dụng hai mặt ánh sáng Mặt trời và hướng gió khớp nhau. Để đạt hiệu quả cảm giác dễ chịu, đường đi của gió phải qua khu vực người sử dụng hoạt động nhiều (tức 2m trên sàn nhà). Thông gió tự nhiên có thể thông qua sự chênh lệch áp lực gió hình thành ở bề mặt kiến trúc mà có được. Nguyên tắc cơ bản của nó là, do tác dụng cản gió của tường ngoài kiến trúc, chúng ta phải hình thành sự chênh lệch áp lực gió ở hai mặt đón và khuất gió. Mùa Hè ở những nơi nóng ẩm hoặc khí hậu ôn hoà, tầng trệt kiến trúc cao tầng tốt nhất làm thành không gian thông gió tự nhiên, toàn bộ rộng mở ra ngoài, tạo ra "không gian chuyển đổi" tốt giữa kiến trúc với bên ngoài (từ môi trường đường phố đến gian cầu thang, thang máy... của kiến trúc). 170 BÀI 9: KIẾN TRÚC SINH THÁI 9.4.2 Lấy ánh sáng tự nhiên Một mặt quan trọng khác để tiết kiệm năng lượng là giảm chiều sâu mặt bằng tầng nhà để ít sử dụng ánh sáng nhân tạo, tận dụng ánh sáng tự nhiên. Bộ phận phản xạ ánh sáng có thể dùng để phản xạ các tia sáng vào không gian trong phòng, tuy chúng không thể nâng cao chất lượng của các tia sáng, nhưng lại có thể làm cho tia sáng phân bố tốt hơn ở trong phòng. Đương nhiên giữa tiết kiệm ánh sáng nhân tạo và tăng một ít nhiệt để lấy ánh sáng tự nhiên phải có một sự cân bằng năng lượng để đạt hiệu quả tiết kiệm năng lượng tốt nhất. Có thể áp dụng một số phương pháp để cải thiện chất lượng lấy ánh sáng tự nhiên. Ví dụ: cải thiện bố trí chỗ ngồi và hình dáng mặt ngoài kiến trúc; giảm bớt ánh sáng làm loá mắt và thiết kế kĩ lưỡng hơn các cửa sổ (lấy ánh sáng và mặt đứng kiến trúc. Phương pháp có hiệu quả hơn là: ở tường ngoài dùng hàng rào ô kính treo, ánh sáng tự nhiên có thể chiếu vào cách mặt tường ngoài lOm, thậm chí còn xa hơn. Bố cục mặt bằng và hình dáng kiến trúc đô thị ngoài việc phải thoả mãn yêu cầu thương mại ra còn phải nghiên cứu các mặt đặc trưng hành vi và mô thức văn hoá của người sử dụng, quan hệ của cá nhân và xã hội, mà tất cả các mặt ấy đều có quan hệ với các điều kiện khí hậu nơi đó có. Các mặt này phải được phản ánh trong thiết kế hình dáng mặt bằng kiến trúc, chiều sâu, vị trí cửa ra vào, vận động của con người giữa các không gian, hướng của kiến trúc và cảnh quan bên ngoài của nó. Ví dụ: đối với nhà làm việc, khu vực hoạt động không nên đặt ở vị trí trung tâm của mặt bằng mỗi tầng nhà khiến các phòng làm việc riêng rẽ phải bô trí ở khu vực chung quanh mà nên đảo ngược lại để càng nhiều người hưởng được ánh sáng tự nhiên. Dùng đèn cao áp, đèn tiêu hao năng lượng thấp, chấn lưu điện tử, các phụ kiện chất lượng cao có thể làm giảm phụ kiện dùng ánh sáng nhân tạo. Tiết kiệm nguồn năng lượng còn có thể đạt được thông số qua sử dụng hệ thống khống chế ánh sáng đèn, phối hợp đồng bộ với hệ thống tự động hoá thiết bị kiến trúc và sử dụng khống chế chia khu và máy cảm quan môi trường. 9.4.3 Giảm nhiệt độ cảnh quan Một mặt vô cùng quan trọng của thiết kế khí hậu học sinh vật với thiết kế sinh thái là sự kết hợp hình thức kiến trúc với cảnh quan phương thẳng đứng. Trong bất cứ một hệ thống xây dựng mới nào đều nên nghĩ đến việc tăng thêm giá trị sinh thái BÀI 9: KIẾN TRÚC SINH THÁI 171 quan trọng mà các sinh vật đa dạng trong môi trường có được. Thiết kế cảnh quan phương thẳng đứng của nhà chọc trời đưa vật hữu cơ vào trong một thể vô cơ, nhô cao lên trên một mảnh đất nhỏ. Đưa thực vật vào kiến trúc cao tầng có 3 phương pháp cơ bản là xếp gộp lại, lẫn lộn và chỉnh hợp. Thực vật vốn có tác dụng mĩ học, sinh thái học và bảo tồn năng lượng cơ thể có tác dụng điều tiết khí hậu có hiệu quả đối với mưa gió. Thực vật có tác dụng che nắng không gian trong phòng và tường ngoài kiến trúc đồng thời làm giảm phản xạ nhiệt và ánh sáng loá mắt bên ngoài vào trong phòng. Tác dụng bốc hơi của thực vật khiến nó trở thành thiết bị làm lạnh có hiệu quả ở mặt ngoài nhà và cải thiện vi khí hậu kiến trúc: vào mùa Hè cây xanh mặt ngoài nhà làm cho nhiệt độ mặt ngoài kiến trúc so với nhiệt độ môi trường đường phố giảm 5°c và về mùa Đông giảm tổn thất nhiệt lượng 30%. Diện tích bể mặt mặt đứng nhà cao tầng có thể lớn hơn diện tích dùng đất từ 4 - 5 lần; hoặc nhiều hơn nữa. Giả thiết toàn bộ mặt đứng đều phủ thực vật thì tác dụng giảm nhiệt độ sẽ rất lớn và có ý nghĩa rất quan trọng để giảm hiệu ứng nhà kính. Bên ngoài phòng, thực vật có thể làm giảm nhiệt độ đô thị chung quanh khoảng l°c, còn những cây có bóng râm có thể thấp hơn 2°c so với xung quanh. Thực vật có thể hấp thu C02 sản sinh trong phòng, giải phóng ôxy, đồng thời có thể khử các chất có hại như anđêhit, benzen và vi khuẩn trong không khí làm cho môi trường trong phòng thêm lành mạnh. Cầy xanh trên mái cũng có tác dụng điều tiết khí hậu. Một số loài cây có thể sinh trưởng trong lớp đất cát, sỏi đá chỉ dày 7cm. Cây chịu rét có thể sống được trong môi trường đất nông như thế hoặc trên những vật khối mục. Cảnh quan màu xanh tươi mới của mái nhà và sân vườn không trung có thể cải thiện điều kiện khí hậu đô thị thông qua giảm bớt nhiệt lượng hấp thu. Thậm chí sân vườn trên mái có thể trồng các loại rau cỏ chỉ cần lóp đất dày không đến 20cm có thể sinh trưởng được. Thực vật có tác dụng khống chế và duy trì độ nóng ẩm của môi trường. Một cây to mỗi ngày có thể thuỷ phân 450 lít nước (bằng năng lượng phải dùng để chưng cất là 230.000 kcal). Nếu sử dụng thiết bị cơ giới thì phải cần 5 máy điểu hoà, tiêu hao năng lượng 2500 kcal/giờ chạy liên tục 19 giờ mới đạt được lượng thuỷ phân ấy. Điều hoà chỉ là việc đưa nhiệt lượng từ trong phòng ra ngoài phòng và phải 172 BÀI 9: KIẾN TRÚC SINH THÁI tiêu hao điện năng, nhiệt lượng vẫn tồn tại và làm cho nhiệt độ không khí thành phố tăng cao dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Còn sự thuỷ phân của cây thì không hề có các tác dụng tiêu cực này. Tính liên tục của thực vật là rất quan trọng để đạt được tính đa dạng của giống cây trồng. Để có được tính liên tục của thực vật trong ''cảnh quan thẳng đứng" thì thực vật trong hệ thống phải cở kế tiếp nhau (ví dụ: "khu thực vật liên tục" trên mặt đứng kiến trúc được hình thành thông qua các chậu hoa nằm kế tiếp nhau theo dạng bậc thang). Chúng có thể tác dụng và chuyển chỗ lẫn nhau trong một phạm vi nhất định và kết thành một thể với hệ thống sinh thái mặt đất. Một phương thức khác là trồng thực vật riêng trong các chậu không liên hệ nhau, nhưng phương thức này có thể dẫn đến tính đơn nhất về giống cây trồng và cần phải có sự hỗ trợ thường xuyên của con người để giữ cho hệ sinh thái luôn được ổn định. 9.5 Nhà ở Việt Nam trong tương lai Có lẽ người nhiều tự hỏi, trong tương lai kiến trúc nhà ở đô thị nước ta sẽ ra sao? Qua hơn một thập kỉ mở cửa, bộ mặt đô thị đã thay đổi khác với một số chung cư cao tầng như Định Công, Linh Đàm, Trung Hoà, Làng Quốc tế Thăng Long v.v... ở thủ đô, mà trước đây người dân có nằm mơ cũng không thấy. Các chung cư cao tầng tại khu đô thị mới có ưu điểm mà những khu nhà ở tập thể cũ không thể sánh được: không gian mở rộng thoáng đãng, kiến trúc to đẹp, cảnh quan xinh tươi, căn hộ có diện tích đủ lớn, trang bị đồng bộ. Cứ nhìn vào hình ảnh này thì người dân đô thị khó suy đoán ra được ngôi nhà đô thị trong tương lai ra sao. Trước hết là tương lai gần, tức là đến năm 2010. Theo báo cáo của đề tài nghiên cứu khoa học "Các kiểu nhà ở đô thị sau năm 2000" thì mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2010 là tạo ra chỗ ở thích hợp cho mỗi công dân. Thế nào là chỗ ở thích hợp ? Cũng theo đề tài này thì chỗ ở thích hợp có đặc điểm sau: - Từng hộ có căn hộ hay nhà ở độc lập, diện tích sử dụng khoảng 8 m2/người ở đô thị và 10 m2/người ở nông thôn. - Không gian kiến trúc phù hợp với tập quán sống của các dân tộc và các miền BÀI 9: KIẾN TRÚC SINH THÁI 173 khác nhau. - Nhà vững chắc, bằng vật liệu lâu bền để chịu được gió bão và lũ lụt. Bảo đảm môi trường sống hợp vệ sinh, có đủ nước sạch, ánh sáng, giao thông thuận tiện và mĩ quan. Chỉ tiêu nhà ở dự báo đến năm 2010 cho toàn quốc là 10 - 12 m2/người và 0.8 m2/người cho đô thị. Đối với mẫu nhà ở sau năm 2010 phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Tiện nghi, thoải mái, đáp ứng được yêu cầu chung và yêu cầu riêng của từng thành viên trong gia đình. - Không gian thông thoáng, phù họp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. - Sử dụng vách nhẹ, tủ tường tạo không gian linh hoạt khi cần thiết cho người sử dụng. - Chú ý nghiên cứu bố cục không gian bếp phù hợp chất đốt, có thể kết hợp phòng ăn. - Lưu ý vị trí bàn thờ tổ tiên đạt yêu cầu trang trọng, gần gũi với tất cả các thành viên trong gia đình. Ngoài ra phải tiết kiệm đất xây dựng, người ở trực tiếp tiếp cận các công trình dịch vụ công cộng khác và mất ít thời gian đi lại (hình 9.3). Còn trong tương lai xa, chắc phải là nhà ở chung cư cao tầng hiện đại. Hiện nay trên thế giới chưa có một chuẩn cụ thể về nhà hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta có thể cứ mơ ước - theo nước công nghiệp tiên tiến bậc nhất. Trong tài liệu: "Toàn tập phương pháp thiết kế chung cư hiện dại" của Nhật Bản có đề cập tới nội dung cần có của chung cư tương lai, trong đó có 6 yếu tố cơ bản cần đạt được. Đó là: tính an toàn ở quy mô đô thị, tính cư trú của môi trường trong nhà, tính phục vụ trong duy tu quản lí, tính kinh tế trong sản xuất kinh doanh, tính biến đổi thích hợp với cao tầng hoá, tính hợp lí thành phần không gian trong ngôi nhà. Thiết tưởng không cần đi sâu vào những nội dung chi tiết của từng hình cụ thể. 174 BÀI 9: KIẾN TRÚC SINH THÁI Hình 9.3a: Tuyển một số mẫu nhà cao tầng cho Việt Nam (đến năm 2010) BÀI 9: KIẾN TRÚC SINH THÁI 175 CĂN HỘ CAO TẦNG – PHƯƠNG ÁN 13 BAO GỒM 2 LOẠI CĂN HỘ: A, B Hình 9.3b: Tuyển một số mẫu nhà cao tầng cho Việt Nam (đến năm 2010) 176 BÀI 9: KIẾN TRÚC SINH THÁI CĂN HỘ CAO TẦNG – PHƯƠNG ÁN 16 BAO GỒM 2 LOẠI CĂN HỘ: A, B Hình 9.3c: Tuyển một số mẫu nhà cao tầng cho Việt Nam (đến năm 2010) BÀI 9: KIẾN TRÚC SINH THÁI 177 Qua những chương trên đây - từ dân gian đến hiện đại, từ cơ bản đến phát triển, từ trong nước đến ngoài nước, từ hiện trạng đến tương lai - chúng ta đã làm quen được với nội dung về kiến trúc và môi sinh cũng như những con đường giải quyết quan hệ giữa hai nhân tố này một khi khí hậu trong tương lai biến đổi nhiều. Thêm vào đó là sự tầng trưởng nhân tố này một khi khí hậu trong tương lai biến đổi nhiều. Thêm vào đó là sự tăng trưởng dân số trên hành tinh theo cái đà hiện nay - nghĩa là cứ 12 năm lại tăng thêm một tỉ - thì thách thức của những nhà quy hoạch, kiến trúc và xây dựng lại càng to lớn. Khi đó, ngay cả những kiến trúc sinh thái, kiến trúc màu xanh, cho dù qua thử thách có thể là rất thích hợp với môi sinh, cũng không có đất mà xây dựng. Người ta tính rằng đến năm 4300, trọng lượng cả loài người sẽ vượt quá trọng lượng Trái đất; do vậy, việc cư trú của con người trở thành vấn đề lớn. Nhiều nhà đô thị học đã phải lao tâm khổ tứ để đề ra hàng loạt phương án cư trú của loài người trong tương lai. Chẳng hạn, người ta đã dự kiến nối kết nhiều đô thị với nhau hình thành những quần thể đô thị để khắc phục tình trạng có sự bành trướng quá mức ra khu vực chung quanh của những đô thị cực lớn. Phương án thứ hai là thành phố trên biển, tức là một khối cao khoảng 20 tầng hình chóp bốn mặt nổi lên trên mặt biển hoặc nối thẳng với đất liền bằng những cây cầu. Tất nhiên, thành phố này sẽ có không khí trong lành, ãn ở tiện lợi và hợp vệ sinh. Cũng có thể đó là một loại "hàng không mẫu hạm, tầu sân bay khổng lồ bằng bêtông cốt thép chỉ dùng vào mục đích dân sự, chứa được ít nhất là ba vạn con người. Táo bạo hơn nữa, họ còn định "dìm" thành phố xuống tận đáy biển sâu, với lí do là có thể khai thác tài nguyên đáy biển tốt hơn. Loại thành phố trên đáy biển này gồm hàng loạt nhà có hình trụ, trường học và văn phòng bố trí ở giữa, phía trên là nhà ở và bệnh viện. Nhà ở hạng sang dự kiến đặt ở phần tháp nhô lên khỏi mặt biển. Chính tại đây các tháp trụ được nối với nhau bằng các đường ray, cầu tàu, bến cảng... thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh. Việc sử dụng năng lượng và nước đã được dự kiến khai thác từ biển. Thành phố dạng thứ ba này ít chịu ảnh hưởng nhiều của gió bão và sự thay đổi thời tiết. Phương án chui vào lòng đất, kể ra cũng là chuyện cũ, song điều đáng chú ý ở đây là thành phố dưới lòng đất này sẽ tạo điều kiện đầy đủ cho con người sống ở đây không cảm thấy thiếu ánh sáng Mặt trời và không khí tự nhiên. Việc trang bị các màn hình cỡ lớn tại vị trí của cửa, và tại đó người ta có thể nhìn thấy mây bay, chim hót... như khi ở trên mặt đất. Phương án thứ năm là thành phố không gian. Đó là một mạng kết cấu không gian có khẩu độ giữa các cột ít nhất là 60m, trên mạng sẽ lắp đặt các 178 BÀI 9: KIẾN TRÚC SINH THÁI toà nhà có chức năng khác nhau, ý nghĩa của phương án này là hoàn trả cảnh quan cho Trái đất, vốn đã bị xâm hoại nhiều. Phương án thành phố phỏng sinh đã từng được nghĩ đến là loại thứ sáu. Đây là dạng thành phố mô phỏng kết cấu sinh thái thực vật, trong đó việc bô trí các khu thương mại, khu công nghiệp, đường phố, quảng trường, công viên cây xanh đều tuân thủ sự sắp xếp theo lớp của một kết cấu thực vật khổng lồ. Ngoài ra, người ta còn có nhiều phương án: thành phố dạng phân tán, thành phô' trên núi cao, thành phố vũ trụ, và cả thành phố ngoài hành tinh, nghĩa là đủ cả chục dạng thành phố. Cũng có người còn kì vọng vào sự phát huy vai trò của kiến trúc thông minh, một khi khí hậu biến đổi và nhu cầu sống của con người đa dạng hơn. Xin thưa rằng: kiến trúc thông minh có mục đích tạo ra cho con người môi trường làm việc và cư trú hiện đại hoá, biết lợi dụng mọi công cụ có sử dụng hệ thống thông minh trong mồi trường kiến trúc để nâng cao năng lực dịch vụ của công trình kiến trúc. Đến nay, qua 20 năm hình thành và phát triển, kể từ khi tại thành phố Harford bang Connecticut Mỹ cải tạo và xây dựng lại một toà nhà cũ, có kết hợp giữa công trình kiến trúc truyền thống với kĩ thuật thông tin mới - mặc dù có nhiều tiện ích, song, kiến trúc thông minh không phải là một giải pháp vạn năng có thể giải quyết những thách thức giữa kiến trúc và môi sinh một khi khí hậu cứ thay đổi và ngày càng có xu hướng mạnh hơn. Dù con người có mơ ước sống trên Trái đất hay hành tinh, sống dưới biển hay trong lòng đất, dù ở hình thức phát triển nào của khoa học kĩ thuật thì con người vẫn phải dựa vào đất, nước, không khí, dựa vào môi sinh. Vậy là câu chuyện giữa khí hậu – kiến trúc - con người hay giữa kiến trúc và môi sinh vẫn chưa thể giải quyết được một cách triệt để. Có thể là kiến trúc thông minh sẽ làm cho con người dễ chịu hơn, nhưng không thể tạo ra được một môi sinh mãi mãi thích hợp với cuộc sống của con người. Và có lẽ không bao giờ câu chuyện về mối quan hệ giữa con người và khí hậu - thiên nhiên chấm dứt khi chúng ta vẫn là chủ thể sáng tạo kiến trúc trên hành tinh này. BÀI 9: KIẾN TRÚC SINH THÁI 179 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc. Khí hậu Việt Nam. NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 1975. 2. Lê Bá Thảo. Thiên nhiên Việt Nam. NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 1977. 3. Phạm Ngọc Đãng. Môi trường không khí. NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội, 1997. 4. Hoàng Huy Thắng. Thiết kế kiến trúc ở môi trường khí hậu nóng ẩm. NXB Đại học và GDCN, Hà Nội, 1991. 5. Vương Mĩ. Khí hậu và nhà ở. UBXDCBNN, Hà Nội, 1965. 6. Nguyễn Cao Luyện. Từ những mái nhà tranh cổ truyền. NXB Văn hoá, Hà Nội, 1977. 7. Tổng cục Khí tượng thuỷ văn. Thiên nhiên và môi trường. NXB Sự thật, Hà Nội, 1991. 8. Đào Ngọc Phong. Vệ sinh xây dựng. NXB Y học, Hà Nội, 1878. 9. Trần Việt Liễn. Phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam, tuyển tập Hội MTXD, Hà Nội, 1984. 10. Trường đại học Kiến trúc Hà Nội. Cơ sở âm học kiến trúc. NXB Xây dựng, Hà Nội, 1984. 11. Hội Môi trường xây dựng Việt Nam. Hội thảo khoa học Môi trường đô thị, công nghiệp và nông thôn. Hà Nội, 2000. 12. Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động. Khí hậu ánh sáng Việt Nam. NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 1991. 13. Lương Anh Dũng. Nhà ở đô thị sau năm 2000. NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 2000. 14. Nguyễn Huy Côn. Khí hậu - kiến trúc - con người. NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 1991. 15. Nguyễn Huy Côn. Ánh sáng và kiến trúc. NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 1986. 16. Nguyễn Huy Côn. Môi trường xây dựng. NXB Khoa học và Kĩ thuật, Ha Nội, 1993. 18. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam - Bộ Xây dựng - các số năm 2000 - 2002. 19. Tạp chí Hoạt động khoa học - Bộ Khoa học Công nghệ - các số năm 2001 – 2002.
File đính kèm:
- giao_trinh_kien_truc_va_moi_truong_phan_2_truong_dai_hoc_ky.pdf