Giáo trình Kinh doanh xuất bản phẩm - Trần Thị Thu (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Kinh doanh xuất bản phẩm - Trần Thị Thu (Phần 1): ... thuận lợi nhất cho cung cầu hàng hóa XBP gặp gỡ, nhằm thực hiện tốt mục tiêu của mình là tiêu thụ được càng nhanh càng nhiều và đúng nhu cầu XBP của khách hàng. Ở Việt Nam, trong cơ chế thị trường, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, lực lượng cung XBP cũng khá ph...êm sông Hương và Tôi kéo xe của Tam Lang, Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng, Những cảnh khốn nạn và Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan những tác phẩm này đã phản ánh trung thực phần nào đời sống của tầng lớp dân nghèo thành thị. Có tiếng vang và chiếm số lượng phát hành khá nhiều, nổi bật tron...qua 21 năm của sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc và chống Mỹ cứu nước giải phóng dân tộc ở miền Nam, ngành xuất bản – phát hành sách Việt Nam vẫn luôn đạt được những nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 62 Phát huy truyền thống sẵn có,...

pdf90 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kinh doanh xuất bản phẩm - Trần Thị Thu (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp hơn mức giá chung 
+ Do chi phí đầu tư thấp hơn nhờ tiết kiệm trong in ấn, quản lý, lưu 
thông... 
+ Xuất bản phẩm thuộc dạng tuyên truyền giáo dục được sử dụng vào 
mục đích xã hội nhằm phổ biến đường lối, chủ trương chính sách pháp luật 
của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho 
đồng bào các dân tộc có điều kiện tiếp cận một cách rộng rãi đến các loại xuất 
bản phẩm quan trọng này nên Nhà nước trợ giá, trợ cước như sách giáo khoa, 
sách chính trị (nghị quyết, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước) 
- Giá cao hơn mức giá chung. 
+ Do chi phí bỏ ra cao hơn vì phải mua bản quyền hoặc in ấn trình bày 
công phu, hoặc một số đầu sách có chất lượng cao đang được thị trường yêu 
thích. 
+ Xuất bản phẩm nhập khẩu 
Giá sách hiện nay được đánh giá là khá cao so với thu nhập trung bình 
của người dân. Mặt khác so với giá sách chung trên thế giới thì giá sách Việt 
Nam cũng thuộc loại cao. Bởi lẽ ở hầu hết các quốc gia, hoạt động xuất bản, 
kinh doanh sách được coi là như một hoạt động mang tính công nghiệp sử 
dụng triệt để tiến bộ khoa học công nghệ và các yếu tố thương mại – Ngành 
công nghiệp sách. Nhờ đó các chi phí được tối thiểu hoá. 
Có nhiều ý kiến đề cập đến biện pháp giảm giá sách. Song chưa đưa ra 
được biện pháp nào thực sự hữu hiệu. Cho nên, một cách tổng thể muốn giảm 
giá sách thì phải tiết kiệm (giảm) chi phí ở tất cả các khâu: Tác quyền, phí 
xuất bản, in ấn, gia công, phí lưu thông và phí phát hành - tức là giảm giá 
thành sản phẩm. 
* Sự tác động của giá cả hàng hoá xuất bản phẩm đến cầu hàng hoá 
xuất bản phẩm 
- Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi: 
Khi giá cả hàng hoá tăng, cầu có xu hướng giảm. 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 82
Khi giá cả hàng hoá giảm, cầu có xu hướng tăng. 
Tuy nhiên, với hàng hoá xuất bản phẩm, trường hợp tăng giá không 
nhiều do giá cả đã được ấn định trên bìa. Nếu muốn tăng giá thì phải chờ đến 
những lần tái bản tiếp theo. Song điều này cũng là hiếm hoi bởi khi tái bản đã 
tiết kiệm được một phần chi phí và bản thân nó đã mang lại lợi nhuận cho đơn 
vị tái bản. Mặt khác, Nhà nước luôn có sự quan tâm đặc biệt với giá cả hàng 
hoá xuất bản phẩm. 
Trường hợp giảm giá rất phổ biến. Nhiều nhà cung cấp sẵn sàng nhường 
một phần lợi ích của mình cho khách hàng bằng cách giảm giá hàng hoá so 
với giá bìa một cách thường xuyên (hàng ngày), hoặc không thường xuyên 
(nhân các dịp lễ tết, hội chợ triển lãm, tuần lễ sách). Đây là biện pháp kích 
cầu khá hữu hiệu bởi lẽ một trong những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến 
sức mua xuất bản phẩm chính là giá cả hàng hoá. 
Xuất phát từ mục đích của nhà kinh doanh, sự điều chỉnh giá cả có sự 
khác nhau. Muốn tăng số lượng tiêu thụ có thể giảm giá. Muốn tăng doanh 
thu không phải khi nào cũng giảm giá. Điều này liên quan đến độ co giãn của 
cầu theo giá. Nếu cầu co giãn nhiều thì giảm giá. Cầu co giãn ít thì tăng giá 
hoặc không thay đổi giá mà sử dụng biện pháp PR kích cầu. 
2.5. Cạnh tranh trên thị trường xuất bản phẩm 
Cạnh tranh trên thị trường xuất bản phẩm được hiểu là sự đấu tranh giữa 
các nhà kinh doanh, giữa những người sử dụng xuất bản phẩm để giành lấy 
điều kiện sản xuất, lưu thông và sử dụng có lợi nhất. 
Cạnh tranh trên thị trường xuất bản phẩm hiện nay diễn ra rất mạnh mẽ 
xuất phát từ những nguyên nhân sau: 
 - Có nhiều nhà xuất bản mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng trăm 
triệu bản xuất bản phẩm. 
- Có nhiều nhà kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham 
gia quá trình lưu thông xuất bản phẩm. 
- Có nhiều khách hàng trong một số thời điểm nào đó cần mua cùng một 
loại xuất bản phẩm phục vụ cho nhu cầu (kinh doanh hoặc sử dụng) của mình. 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 83
Từ đó dẫn đến sự đa dạng trong cạnh tranh trên thị trường xuất bản 
phẩm: 
+ Cạnh tranh giữa người bán – người bán 
+ Cạnh tranh giữa người mua – người mua 
+ Cạnh tranh giữa người bán – người mua 
Trong đó cạnh tranh mạnh mẽ nhất là cạnh tranh giữa người bán – người 
bán. Để dành thắng lợi và tồn tại trên thương trường, các nhà kinh doanh có 
thể thực hiện biện pháp đối đầu trực tiếp với nhau. Đây là hình thức cạnh 
tranh mà hai hay nhiều nhà cung cấp xuất bản phẩm tìm cách giành giật ưu 
thế trong kinh doanh về phía mình nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và 
không chấp nhận bất kỳ sự chia sẻ lợi ích nào. Hình thức cạnh tranh này khá 
mạo hiểm vì doanh nghiệp phải đầu tư nhiều, phải chịu nhiều áp lực, phải 
thực sự năng động, sáng tạo thì mới có thể vượt lên trên đối thủ. Tuy nhiên 
nếu dành thắng lợi doanh nghiệp sẽ dành thắng lợi lớn. 
Biện pháp chủ yếu của các đơn vị kinh doanh là nỗ lực lôi kéo khách 
hàng đến với mình bằng cách: 
- Nhường lợi ích cho khách hàng: giảm giá hàng bán. 
- Đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng xuất bản phẩm và hoàn 
thiện dịch vụ. 
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo. 
- Luôn cố gắng nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh. 
Bên cạnh đó các nhà kinh doanh cũng có thể vừa cạnh tranh vừa hợp tác 
để cùng tồn tại và phát triển. Đây là hình thức hai hay nhiều nhà cung cấp 
xuất bản phẩm liên doanh liên kết với nhau để chiếm lĩnh thị trường và phân 
chia thị phần. 
Hình thức này ít phải đầu tư, ít mạo hiểm nhưng đòi hỏi các doanh 
nghiệp phải có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lâu dài, phải trung thực và tin 
cậy lẫn nhau. Mặt khác, lợi nhuận đạt được có sự chia sẻ. 
Biện pháp chủ yếu là phối hợp với nhau trong xuất bản (liên kết xuất 
bản), trong tiêu thụ (trao đổi, ký gửi hàng hoá ). 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 84
Nhưng có thể khẳng định, với bất kỳ hình thức cạnh tranh nào, các doanh 
nghiệp cũng nỗ lực phát huy khả năng của mình nhằm nâng cao chất lượng 
sản phẩm và dịch vụ đem lại lợi ích ngày càng lớn hơn cho khách hàng. 
3. Đặc trưng thị trường xuất bản phẩm 
3.1. Thị trường xuất bản phẩm là thị trường hàng hóa đặc thù 
Xuất bản phẩm là hàng hóa đặc thù thoả mãn nhu cầu tinh thần trí tuệ 
của con người, được xác định là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước 
trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng, đồng thời là công cụ quan trọng trong quá 
trình nâng cao trình độ tư duy, nhận thức và hoàn thiện nhân cách con người. 
Thị trường xuất bản phẩm diễn ra quá trình trao đổi hàng hoá xuất bản phẩm 
nên nó cũng là thị trường đặc thù. Thị trường này chịu sự tác động của các 
quy luật kinh tế thị trường song không phải là tuyệt đối. Trên thị trường, hàng 
hoá được trao đổi trên cơ sở giá trị. Với các loại hàng hoá khác, giá trị lao 
động xã hội kết tinh trong hàng hoá có thể lượng hoá một cách khá chính xác, 
do đó giá cả hàng hoá xoay quanh giá trị. Với hàng hoá xuất bản phẩm giá trị 
kết tinh trong hàng hoá khó có thể lượng hoá chính xác vì đó là lao động tinh 
thần trí tuệ, cho nên giữa giá cả và giá trị ít có sự tương đương. Không phải 
khi nào thị trường có cầu là có cung. Bởi vì điều đó còn tuỳ thuộc vào việc 
nhu cầu có phù hợp với các quy định của pháp luật về nội dung của xuất bản 
phẩm hay không? Hoạt động kinh doanh trên thị trường không chỉ nhằm mục 
tiêu lợi nhuận mà còn đảm bảo hiệu quả xã hội. 
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ tổ chức và cá nhân nào cũng luôn 
hướng tới mục tiêu kinh tế. Đây là mục tiêu quan trọng đôi khi mang tính 
quyết định đối với doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh bởi hiệu quả kinh tế là 
thước đo trình độ kinh doanh của doanh nghiệp thậm chí nó còn định đoạt sự 
sống còn của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đó. 
Các đơn vị kinh doanh xuất bản phẩm luôn nỗ lực để đạt được hiệu quả 
kinh tế cao nhất vì lợi nhuận chính là cơ sở duy trì hoạt động kinh doanh. Nếu 
một đơn vị kinh doanh liên tục làm ăn thua lỗ hoặc không có lãi thì đơn vị đó 
sớm muộn cũng bị thị trường đào thải hoặc phải chuyển sang kinh doanh 
ngành hàng khác có thể mang lại cho họ lợi nhuận. Cho nên, nhiều lúc, nhiều 
nơi, nhiều nhà kinh doanh đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế lên hàng đầu nhất là 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 85
khi các đơn vị phải tự chủ về mọi mặt và nhiều doanh nghiệp không còn nhận 
được sự bao bọc của Nhà nước như trước đây nữa. 
Có thể khẳng định một điều các đơn vị kinh doanh xuất bản phẩm hiện 
nay hầu hết đều đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế dù lợi nhuận thu được là ít hay 
là nhiều. Hiệu quả đó thể hiện ở hai mặt sau: 
- Thứ nhất: Giúp cho doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh tăng trưởng, duy 
trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình 
- Thứ hai: Góp phần vào sự tăng trưởng của ngành xuất bản, tăng trưởng 
kinh tế đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp 
vào Ngân sách Nhà nước (nộp thuế) 
Quan hệ mua bán hàng hoá trên thị trường xuất bản phẩm không thuần 
nhất chứa đựng yếu tố kinh tế mà mang yếu tố tinh thần, trí tuệ. Bởi vì ngay 
trong nhu cầu của con người về xuất bản phẩm đã bộc lộ tính văn hoá trí tuệ. 
Khi thị trường thực hiện chức năng trao đổi cho hàng hoá xuất bản phẩm thì 
thị trường cũng thực hiện luôn chức năng phổ biến tri thức. Hàng hoá xuất 
bản phẩm được đưa đến tay người sử dụng khắp mọi miền đất nước nhờ đó 
nâng cao nhận thức, hiểu biết về mọi mặt: khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn 
hoá, nghệ thuậtNhận thức của con người được nâng cao đồng nghĩa với con 
đường đi đến một xã hội văn minh, thịnh vượng càng gần. 
Do đó, Nhà nước luôn có sự quan tâm đặc biệt đối với thị trường này. 
Trên cơ sở tình hình, mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, xã hội, Nhà nước sẽ định 
hướng các nhà xuất bản chú trọng xuất bản các loại xuất bản phẩm gì? Nội 
dung như thế nào? Thời gian khi nào? Phân phối đến đâu? 
Nhà nước cho phép hoặc cấm loại xuất bản phẩm nào lưu hành trên thị 
trường. Khi Nhà nước định hướng cung hàng hoá thì cũng có sự ảnh hưởng 
đến cầu hàng hoá, định hướng cầu vào những hàng hoá được lưu hành và phổ 
biến trên thị trường. 
Đối với một số loại xuất bản phẩm nằm trong các chương trình được Nhà 
nước như quan tâm như: Giáo dục, chính trị, nông lâm nghiệp, xuất khẩu 
để phổ biến một cách rộng rãi đến các đối tượng khác nhau trong nước và 
nước ngoài, Nhà nước sẽ thực hiện trợ giá cho sách chính trị, sách giáo dục, 
trợ cước vận chuyển cho xuất bản phẩm lên miền núi, vùng sâu, vùng xa. 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 86
Ngoài ra cũng có sự ưu đãi về thuế: thuế giá trị gia tăng trong khoảng 5%-
10%, riêng xuất khẩu, thuế suất 0%. 
3.2. Thị trường xuất bản phẩm chịu tác động mạnh mẽ của các nhân tố 
khách quan 
Thị trường xuất bản phẩm là thị trường hàng hoá đặc thù, chịu sự tác 
động mạnh mẽ của môi trường. Môi trường khác nhau sẽ hình thành, phát 
triển các thị trường khác nhau với hiệu quả kinh doanh khác nhau. Môi trường 
đó là: 
- Điều kiện chính trị – luật pháp 
Các thị trường hàng hóa khác ít chịu sự tác động của điều kiện chính trị. 
Đối với hàng hoá xuất bản phẩm, điều kiện chính trị là một trong những yếu 
tố quyết định việc hình thành phát triển một thị trường xuất bản phẩm nào đó. 
Điều kiện chính trị – luật pháp sẽ cho phép hoặc cấm loại xuất bản phẩm nào 
lưu hành trên thị trường. Cho phép tổ chức, cá nhân nào được phép tham gia 
thị trường, đặc biệt đối với các nhà xuất bản còn phải tuân thủ chặt chẽ tôn 
chỉ, mục đích do Nhà nước quy định. Khi tổ chức, cá nhân được điều kiện 
chính trị và luật pháp cho phép sẽ được cấp giấy phép kinh doanh, được công 
nhận là một tổ chức hợp pháp, được tổ chức kinh doanh theo luật. 
Các đơn vị được phép kinh doanh các XBP không vi phạm các quy định 
của Luật xuất bản (quy định tại điều 10). 
Các đơn vị không được phép xuất bản, kinh doanh sách giáo khoa một 
cách tuỳ ý mà do nhà xuất bản giáo dục độc quyền phân phối, chiết khấu theo 
vùng miền (thành phố, nông thôn, miền núi). 
Như vậy, điều kiện chính trị – luật pháp của một quốc gia, vùng, khu 
vực, hoặc thế giới có thể cho phép hàng hóa xuất bản phẩm này phát triển, mở 
rộng ra nhiều thị trường ngược lại cũng có thể làm suy thoái, làm mất hẳn 
hàng hoá đó trên thị trường (cấm không được bán). Do đó buộc các đơn vị 
kinh doanh phải đi vào hành lang pháp lý theo khuôn khổ pháp luật. 
- Điều kiện kinh tế 
Đây là điều kiện quan trọng tạo ra môi trường căn bản cho thị trường 
xuất bản phẩm. 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 87
Nếu kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh 
doanh xuất bản phẩm: đầu tư cho khâu bản thảo, biên tập, in ấn để có được 
những xuất bản phẩm nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn; quá trình lưu 
thông diễn ra liên tục thông suốt, giao dịch thương mại theo hướng hiện đại; 
mở rộng thị trường ra khu vực và quốc tế; dịch vụ ngày càng hoàn thiện. 
Mặt khác, điều kiện kinh tế có liên quan mật thiết đến thu nhập dân cư. 
Thu nhập là một trong các tác nhân chủ yếu hình thành cầu hàng hoá xuất bản 
phẩm. 
- Điều kiện văn hoá – xã hội. 
Thị trường xuất bản phẩm là thị trường hàng hoá đặc thù chứa đựng yếu 
tố văn hoá - tinh thần, trí tuệ. Do đó nhân tố văn hoá có liên quan mật thiết 
đến việc hình thành, phát triển thị trường xuất bản phẩm. 
Có một nhà nghiên cứu đã từng nói “Một xã hội có trình độ dân trí cao 
là xã hội có nhu cầu về sách cao. Một xã hội có nhu cầu về sách cao là xã hội 
có trình độ dân trí cao” 
Bởi lẽ khi con người đạt tới một trình độ nào đó mới có nhu cầu và khả 
năng sử dụng hàng hoá xuất bản phẩm. Khi trình độ văn hoá, dân trí càng cao 
nhận thức của con người càng cao thì nhu cầu tinh thần trí tuệ của con người 
càng cao trong đó có nhu cầu về hàng hoá xuất bản phẩm. 
Mặt khác, điều kiện văn hoá còn có tác động trực tiếp đến quá trình tái 
sản xuất ra các xuất bản phẩm làm cho quá trình này diễn ra thuận lợi hơn nhờ 
việc huy động được trí tuệ của toàn bộ xã hội tham gia vào hoạt động xuất 
bản (xã hội hoá hoạt động xuất bản). 
4. Phân loại thị trường xuất bản phẩm 
4.1. Thị trường trong nước 
4.1.1. Thị trường trung tâm và các thành phố lớn 
Đây là thị trường đã hình thành và có sự phát triển khá mạnh mẽ. Hàng 
hoá tập trung nhiều chủng loại khác nhau. Lực lượng cung hàng hoá đông đảo 
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Cầu hàng hoá vô cùng đa dạng, 
không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cạnh tranh giữa các nhà 
kinh doanh tương đối quyết liệt. Các mối quan hệ mua bán diễn ra dưới nhiều 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 88
hình thức khác nhau. Dịch vụ phát triển mạnh mẽ, khách hàng thường xuyên 
nhận được các ưu đãi về giá cả và sự chăm sóc khá chu đáo từ phía nhà cung 
cấp. Hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả xã hội lớn. 
Việc quản lý nhà nước về thị trường phức tạp. Tình trạng vi phạm pháp luật 
phổ biến. 
4.1.2. Thị trường nông thôn 
Thị trường xuất bản phẩm đã hình thành nhưng phát triển chậm. Hàng 
hoá chưa thực sự đa dạng, tập trung chủ yếu là sách giáo dục, sách nông lâm 
ngư nghiệp, lịch block tiểu, trung, băng đĩa. Cung hàng hoá còn nhỏ lẻ, chủ 
yếu là lực lượng buôn bán trung gian của Nhà nước và hộ kinh doanh cá thể. 
Cầu hàng hoá ít biến đổi, bởi vì khách hàng thường mua những loại xuất bản 
phẩm thực sự cần thiết cho công việc của họ: xuất bản phẩm phục vụ nhu cầu 
học tập và nghề nghiệp. Mức độ cạnh tranh không cao, lực lượng quốc doanh 
giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp hàng hoá xuất bản phẩm. Dịch vụ 
chưa phát triển, khách hàng ít được chăm sóc và nhận các dịch vụ ưu đãi. 
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội từng bước được nâng cao. Quản lý Nhà 
nước về thị trường khá đơn giản, 
Tuy nhiên đây là thị trường chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về khả 
năng tiêu thụ hàng hoá Xuất bản phẩm vì dân số đông, trình độ dân trí và thu 
nhập đang thay đổi khá nhanh. 
4.1.3. Thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa 
Thị trường này chủ yếu là dạng hình thức. Do đặc điểm địa lý, dân cư thu 
nhập và nhu cầu của khách hàng ở khu vực này nên không tạo ra sự hấp dẫn 
đối với các nhà kinh doanh. Cung hàng hoá còn nghèo nàn. Hàng hóa ít chủng 
loại. Cầu hàng hoá ở mức độ rất thấp, chỉ xuất hiện ở mặt hàng sách giáo 
khoa, băng đĩa, lich block. Cạnh tranh hầu như không xuất hiện bởi thị trường 
này phần lớn là do Nhà nước điều tiết, phân phối theo hình thức tài trợ, trợ 
giá, trợ cước.. nhằm các mục đích chính trị, xã hội. Chưa có các dịch vụ kèm 
theo. Hiệu quả kinh tế và xã hội còn thấp. Quản lý Nhà nước về thị trường 
đơn giản. 
Thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa là thị trường về mặt hình thức 
bởi quan hệ cung cầu đơn giản, luôn có bàn tay định hướng của Nhà nước 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 89
nhằm mục đích từng bước phát triển thị trường theo kịp các khu vực khác của 
đất nước. 
4.2. Thị trường nước ngoài 
Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hoá cũng ngày 
càng mở rộng đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập một số tổ chức kinh tế - 
thương mại – văn hóa của thế giới như ASEAN, AFTA, APEC, ASEM, G7, 
WTO.. Tham gia vào việc đẩy mạnh giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa Việt 
Nam và các quốc gia trên thế giới chính là thị trường xuất bản phẩm. 
Thị trường xuất bản phẩm ngày nay không chỉ giới hạn ở phạm vi trong 
nước mà còn mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế. Việt Nam cũng tham 
gia một số tổ chức xuất bản trên thế giới như tạo điều kiện cho chúng ta tiếp 
cận và mở rộng hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm trên thị trường quốc tế. 
Hoạt động xuất nhập khẩu xuất bản phẩm của nước ta mới chỉ ở những 
bước đi đầu, chưa thực sự phát triển. Hàng năm kim ngạch nhập khẩu lớn hơn 
nhiều so với kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006, Nhập khẩu sách báo đạt 7,9 
triệu USD và xuất khẩu đạt 2,3 triệu USD. Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu 
sách báo đạt 8,7 triệu USD và xuất khẩu đạt 2,5 triệu USD. Có 3 thị trường 
xuất khẩu lớn: 
- Thị trường Hoa Kỳ 
- Thị trường Nhật Bản 
- Thị trường Hồng Kông 
Cho đến nay chúng ta chưa có đại diện chính thức về sách báo ở một 
quốc gia nào mặc dù nhiều năm nay Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích 
và hỗ trợ cho hoạt động này. 
Chúng ta được phép tự do xuất khẩu sách báo không phải qua khâu xin 
phép. Ngoài ra xuất khẩu sách báo không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào. 
Hàng năm Nhà nước còn trợ cước cho 2 đơn vị xuất khẩu là nhà xuất bản Thế 
giới và Xunhasaba. 
Nhìn chung thị trường xuất bản phẩm quốc tế của chúng ta vẫn còn hạn 
chế. Nguyên nhân từ rất nhiều phía: 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 90
- Từ phía cơ quan định hướng: Chưa cung cấp nhiều thông tin, chưa có 
sự dẫn dắt cụ thể đối với doanh nghiệp dẫn đến sự phối hợp các khâu thị 
trường, hàng hoá, giá cả, thời gian chưa chặt chẽ. 
- Từ phía các nhà xuất bản: Ít tìm tòi thông tin, ít nhanh nhạy nên chưa 
có đủ sự hiểu biết cần thiết về nhu cầu của thị trường quốc tế. Nội dung chất 
lượng hàng hoá xuất bản phẩm chưa thực sư phù hợp với khách hàng. Khâu 
biên tập, dịch thuật còn yếu. 
- Các doanh nghiệp thiếu thông tin, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong 
kinh doanh quốc tế, chưa mạnh dạn đột phá. 
Thị trường xuất khẩu của chúng ta có khá nhiều tiềm năng song chúng ta 
chưa có những biện pháp hữu hiệu để phát huy tiềm năng đó. Quan hệ kinh tế 
- văn hoá rộng mở như hiện nay đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho chúng ta tiếp 
cận thị trường xuất bản phẩm quốc tế. Thị trường này sẽ được phát triển nếu 
như chúng ta có được sự định hướng nhiều hơn nữa của các cơ quan chức 
năng, sự nỗ lực hơn nữa của các nhà xuất bản trong việc nâng cao chất lượng 
xuất bản phẩm, sự năng động sáng tạo hơn nữa của các doanh nghiệp và sự 
phối hợp chặt chẽ hơn nữa của cả ba đơn vị chức năng trên. 
* Câu hỏi ôn tập và thảo luận: 
1. Phân tích khái niệm thị trường Xuất bản phẩm. 
2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi tham gia kinh doanh Xuất 
bản phẩm tại khu vực thị trường mà bạn lựa chọn. 
3. Trình bày các nhân tố cấu thành thị trường xuất bản phẩm. 
4. Trình bày các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường Xuất 
bản phẩm. 
5. Nêu các đặc trưng của thị trường Xuất bản phẩm? Tại sao thị trường 
Xuất bản phẩm lại có các đặc trưng đó. 
6 . Trình bày một số hạn chế của thị trường xuất bản phẩm. Đề xuất biện 
pháp để giải quyết các vấn đề đã nêu? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_doanh_xuat_ban_pham_tran_thi_thu.pdf