Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường - Nguyễn Thế Chinh

Tóm tắt Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường - Nguyễn Thế Chinh: ...C 0 S=chuẩn mức thải Mức thải W* MDC Wm E Trong hình 2.16 mức thải có hiệu quả S = W*, được chọn làm chuẩn mức thải là mức tối ưu đã nói ở trên. Chuẩn mức thải bảo đảm việc các doanh nghiệp sẽ thải ở mức cho phép nếu không muốn vi phạm pháp luật. W Khi chỉ đơn thuần quy định chuẩn mứ...soát của Nhà nước. Một là giải pháp thị trường, quan điểm này được tiếp cận trên cơ sở nhìn nhận về mặt lý thuyết của tác giả có tên là Ronald N Coase. Thứ hai là giải pháp của chính phủ cho vấn đề ô nhiễm như thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou); phí thải; chuẩn thải; giấy phép thải có thể chuy...nên nhu cầu lao động hàng năm tăng không đáng kể, thậm chí ổn định. Với những nước này, chỉ cần tăng dân số 0,3 - 0,5% là đủ thoả mãn nguồn lao động. Nhưng ở các nước đang phát triển, sử dụng lao động của con người (bao gồm cả lao động chân tay) chiếm tỷ lệ lớn, năng suất lao động thấp nên n...

pdf307 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường - Nguyễn Thế Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhân dân 
Và các pháp lệnh: 
Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp lệnh bảo vệ đê điều, 
Pháp lệnh bảo vệ và kiểm định. 
Hệ thống pháp luật về Môi trường là cơ sở pháp lý quan trọng cho toàn bộ công tác 
bảo vệ môi trường ở nước ta. Nó còn tạo cơ sở pháp lý cho toàn bộ hoạt động phát 
triển kinh tế - xã hội trên đất nước, đồng thời nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự 
hợp tác quốc tế đầu tư, nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi 
trường. 
3.2. Kế hoạch quốc gia về môi trường 
Năm 1986, Việt Nam đã công bố "chiến lược quốc gia bảo vệ thiên nhiên. Xuất bản 
dự thảo Chiến lược quốc gia về bảo tồn (sửa đổi theo quyết định số 246/HĐBT 
ngày 20/9/1985) 
Năm 1991, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thông qua Kế hoạch Quốc gia về môi 
trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000 (chỉ thị 187/CT ngày 
299
12/6/1991). 
Năm 2000, Trình Chính phủ Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường giai đoạn 
2001 – 2010 (9/2000). 
Các kế hoạch quốc gia về môi trường đề ra các mục tiêu về môi trường trong giai 
đoạn và xây dựng chương trình hành động để đạt được mục tiêu đó. 
3.3. Nghị định của chính phủ 
- Ngày 18 - 10 - 1994, Chính phủ ban hành NĐ 175 CP "Về việc hướng dẫn thi 
hành luật bảo vệ môi trường" 
- 26 - 4 - 1996, Chính phủ ban hành NĐ 26/ CP "Xử phạt hành chính về vi phạm 
môi trường" 
- Năm 1995, Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được ban hành 
Ngoài ra, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đã có nhiều thông tư về hướng 
dẫn công tác Đánh giá tác động môi trường, về công tác thanh tra môi trường, các 
quyết định liên quan khác đến lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường. 
3.4. Các chỉ thị, quyết định. 
- 25-6-1998 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam ra Chỉ thị 36-
CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Thủ tướng chính phủ cũng đã có nh ững chỉ thị quan trọng như: 
- Chỉ thị số 200/TTg ngày 29/4/1994 về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi 
trường nông thôn. 
- Chỉ thị số 406/TTg ngày 8/8/1994 về việc cấm sản xuất và buôn bán pháo nổ. 
- Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997 về những biện pháp cấp bách trong công tác 
quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghịêp. 
- Chỉ thị số 29/1998 về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ 
thực vật và các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân huỷ. 
Các quyết định đáng lưu ý liên quan đến quản lý nhà nước về môi trường trong thời 
gian vừa qua như: 
- Quyết định số 07/TTg ngày 3/1/1997 về thành lập ban điều hành quốc gia Quỹ 
môi trường toàn cầu việt nam. 
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 về việc phê duyệt Chiến lược 
quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt nam đến 2020. 
- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của thủ tướng Chính phủ về 
300
việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại. 
- Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về 
việc thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. 
4. Sự tham gia của Việt Nam vào các công ước quốc tế về môi trường 
Như tuyên bố của chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh RIO - 1992, Việt 
Nam cam kết bảo vệ môi trường của nước mình và hợp tác cùng các nước trong 
khu vực và trên thế giới để góp phần bảo vệ môi trường của khu vực và môi trường 
chung của toàn cầu. 
Vì vậy, chúng ta coi trọng việc hợp tác về môi trường để nâng cao năng lực bản 
thân, nhằm giải quyết những vấn đề môi trường của mình và góp phần trong nỗ lực 
chung của thế giới. 
* Việt nam hợp tác với các tổ chức quốc tế và các chính phủ. 
Nhiều tổ chức quốc tế đã hợp tác và giúp đỡ nước ta dưới các hình thức viện trợ, 
các dự án trợ giúp kỹ thuật, chủ yếu nhằm nâng cao năng lực của ta trong hoạch 
định chính sách, tìm hiểu và lựa chọn các biện pháp trong quản lý, điều hành, cũng 
như giải pháp có tính công nghệ trong một số lĩnh vực về môi trường. 
Đó là các tổ chức như: UNDP, UNEP, FAO, WHO, UNICEP, WWF, IUCN 
Việc hợp tác và trợ giúp quốc tế còn được thể hiện thông qua quan hệ song phương 
giữa chính phủ ta với các chính phủ như: Thuỵ Điển, Phần Lan, Liên Xô (trước 
đây), Pháp, Canađa, Hà Lan, CHLB Đức, Oxtraylia, Nhật Bản, Đan Mạch, 
Singapo, Thái Lan 
* Việt Nam tham gia các công ước quốc tế: 
Nước ta đã tham gia các công ước quốc tế sau đây: 
- Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên thế giới 1972. Ký 
ngày 19/10/1982. 
- Công ước IAEA về thông báo sớm sự cố hạt nhân, 1985. Ký ngày 29/9/1987. 
- Công ước về trợ giúp trong các trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu về 
phóng xạ, 1986. Ký ngày 29/12/1987. 
- Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là 
nơi cư trú của các loài chim nước RAMSAR, 1971. Ký ngày 20/9/1989. 
- Thoả thuận về mạng lưới các trung tâm thuỷ sản ở châu á-Thái bình Dương, 
1998. Ký ngày 02/2/1989. 
- Công ước của LHQ về sự biến đổi môi trường. Ký ngày 26/8/1990. 
301
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu thuyền MARPOL. Ký ngày 
29/8/1991. 
- Công ước về buôn bán quốc tế những loài động, thực vật hoang giã có nguy cơ 
bị đe doạ 1973 (Công ước CITES). Ký ngày 20/1/1994. 
- Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô Zôn, 1987. Ký ngày 
26/1/1994. 
+ Bản bổ sung Luân Đôn cho Công ước Luân Đôn, 1990 
+ Bản bổ sung Copenhagen, 1992 
- Công ước Viên về bảo vệ tầng Ô zôn, 1985. Ký ngày 26/4/1994. 
- Công ước của LHQ về Luật Biển, 1982. Ký ngày 25/7/1994. 
- Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, 1992. Ký ngày 16/11/1994. 
- Công ước về Đa dạng sinh học (CBD), 1992. Ký ngày 16/11/1994. 
- Công ước Bazen về kiểm soát và vận chuyển qua biên giới chất thải nguy hại và 
việc loại bỏ chúng, 1989. Ký ngày 13/3/1995. 
- Công ước chống sa mạc hoá. Ký kết 11/1998. 
- Tuyên ngôn quốc tế của Liên hợp quốc về sản xuất sạch hơn. Ký ngày 
22/9/1999. 
- Công ước Stockholm về các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP). Ký 
ngày 23/11/2001. 
Để thực hiện các công ước quốc tế, nước ta đã từng bước đưa những nội dung có 
liên quan vào kế hoạch hành động. Đối với một số công ước quan trọng, Chính phủ 
đã phê duyệt và cho thực hiện những kế hoạch hoặc chương trình hành động có 
tính quốc tế như: 
* Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam. 
* Chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu. 
* Chương trình quốc gia nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng Ô zôn. 
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của tất cả mọi người. Quản lý môi trường chính là 
phải giác ngộ, huy động và tổ chức tất cả mọi người thực hiện trách nhiệm đó, vì 
lợi ích của bản thân mình, lợi ích của mọi người và lợi ích của các thế hệ tương lai. 
Cũng chính vì vậy mà quản lý chất Nhà nước về bảo vệ môi trường không thể đơn 
độc, chỉ dựa vào pháp luật và cưỡng chế mà cần có các hình thức quản lý xã hội phi 
Nhà nước khác phải được phát huy và vận dụng. 
302
303
Tóm tắt chương V 
Chương V đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan tới bảo vệ môi trường. Để 
người học hiểu bản chất của quản lý môi trường, phần đầu của chương làm rõ các 
khái niệm cơ bản của quản lý môi trường, quản lý nhà nước về môi trường, phần 
này cũng lý giải cơ sở khoa học nào cần phải có sự quản lý về môi trường. Tính tất 
yếu khách quan phải có sự quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt là những vấn 
đề thực tiễn và thách thức về môi trường ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra những 
yêu cầu phải có sự quản lý nhà nước về môi trường. 
Trên cơ sở hiểu được các khái niệm và bản chất của quản lý môi trường, phần II đề 
cập đến những nội dung và nguyên tắc của Quản lý môi trường. Đặc biệt trong 
phần này đề cập đến hai vấn đề liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp, thứ nhất là sản 
xuất sạch hơn và thứ hai là phân tích khá chi tiết về hệ thống quản lý môi trường 
cho doanh nghiệp (EMS), trong đó đề cập tới sử dụng ISO 14000 như là một công 
cụ quản lý có tính tự nguyện mà các doanh nghiệp cần hướng tới không chỉ đạt 
hiệu quả môi trường mà chính là hiệu quả kinh tế hữu hình trong tương lai của các 
doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế. 
Phần III đề cập tới các công cụ cho quản lý môi trường, có 4 loại công cụ được 
phân tích trong phần này là công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật và 
công cụ tuyên truyền, giáo dục nhận thức môi trường. Trong bốn loại công cụ đó 
mỗi loại có một vai trò đặc thù riêng trong cấu thành tổng hợp của quản lý môi 
trường. Tuy nhiên công cụ được phân tích chi tiết và tỷ mỷ nhất chính là công cụ 
kinh tế, công cụ này rất phù hợp với cơ chế của nền kinh tế thị trường có sự điều 
hành và quản lý nhà nước. 
Phần IV phân tích tới hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở Việt nam. Trong phần 
này đã xem xét tới lịch sử quản lý môi trường của việt nam, có thể khẳng định mốc 
đánh dấu quan trọng nhất là từ năm 1962 khi chúng ta quyết định thành lập vườn 
quốc gia Cúc Phương và cho đến thời điểm mới đây nhất năm 2002 thành lập bộ 
tài nguyên và môi trường. Cùng với quá trình hình thành và phát triển, hệ thống cơ 
cấu tổ chức của cơ quan quản lý môi trường cũng dã có những sự thay đổi nhất 
định phù hợp với yêu cầu mới. Phần này cũng đã đưa ra và phân tích khá chi tiết về 
các văn bản hiện hành liên quan tới quản lý môi trường ở Việt Nam. Đặc biệt liên 
quan đến những vấn đề môi trường quốc tế, những công ước quốc tế liên quan đến 
sự tham gia của Việt nam cũng được chỉ ra để người học có thể hình dung được 
những loại công ước nào Việt nam đã tham gia và thời gian ký cam kết tham gia. 
Người đọc chương này sẽ có cảm nhận được nắm bắt khá đầy đủ từ cơ sở lý luận 
đến thực tiễn về quản lý môi trường. 
304
Câu hỏi ôn tập 
1. Hãy phân biệt 2 khái niệm: Quản lý Môi trường và Quản lý Nhà nước về môi 
trường. 
2. Hãy phân tích tính tất yếu khách quan của Quản lý Nhà nước về môi trường. 
3. Hãy trình bày những thực trạng và thách thức về những vấn đề môi trường toàn 
cầu và Việt Nam, từ đó cho nhận xét về mối quan hệ giữa quá trình phát triển kinh 
tế và bảo vệ môi trường hiện nay. 
4. Hãy nêu và phân tích các nội dung quản lý Nhà nước về môi trường. 
5. Hãy nêu và phân tích các nguyên tắc quản lý Nhà nước về môi trường? 
6. Vì sao doanh nghiệp phải quan tâm đến quản lý môi trường? Họ nhận được 
những lợi ích gì khi phải quản lý môi trường? 
7. Phân tích những khái niệm cơ bản về sản xuất sạch hơn? Trình bày những 
nguyên tắc và các phương pháp sản xuất sạch hơn. 
8. So sánh sản xuất sạch hơn và phương pháp xử lý cuối đường ống? Những lợi 
ích của sản xuất sạch hơn? 
9. Trình bày những nội dung cần thực hiện để đánh giá tính khả thi đối với dự án 
sản xuất sạch hơn. 
10. Đầu tư cho sản xuất sạch hơn nhìn từ góc độ kinh tế để ra những quyết định tài 
chính có những phương pháp nào? Lợi ích kinh tế của việc đầu tư cho sản xuất 
sạch hơn? 
11. Hãy nêu những nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 14000. 
12. Cơ cấu của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001. Mục đích ý nghĩa của 
việc áp dụng hệ thống này. 
13. Công cụ luật pháp chính sách trong quản lý môi trường bao gồm những loại 
nào? Vai trò của từng loại? Ưu điểm và hạn chế của từng loại? 
14. Phân tích vai trò, chức năng của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường? 
Khả năng áp dụng trong thực tế, ưu điểm và hạn chế của từng loại công cụ kinh tế? 
15. Mục tiêu và các hình thức của giáo dục và truyền thông môi trường? 
16. Trình bày những nét cơ bản về lịch sử quản lý môi trường ở Việt nam. 
17. Trình bày hệ thống tổ chức quản lý môi trường hiện hành của Việt nam. 
18. Trình bày những nét cơ bản các loại văn bản liên quan đến quản lý môi trường 
ở Việt nam. Lấy ví dụ minh hoạ. 
19. Tại sao Việt Nam lại tham gia vào công ước quốc tế về môi trường? Nêu một 
số công ước quan trọng mà Việt Nam đã tham gia. 
305
Tài liệu tham khảo 
I. Tiếng Việt 
1. Lê Huy Bá - Môi trường - Sách xuất bản – 1997. 
2. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới – xanh hoá công 
nghiệp – vai trò mới của cộng đồng, thị trường và chính phủ. Ngân hàng 
thế giới 2000. 
3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường , Trung tâm Kinh tế Môi trường 
và Phát triển vùng, ĐH KTQD, Báo cáo tổng hợp đề tài "Cơ sở khoa học 
và thực tiễn xây dựng các quy định về đặt cọc - hoàn trả, ký quĩ và bảo 
hiểm môi trường, Hà Nội 1999. 
4. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường , Cục Môi trường, Các quy định 
pháp luật về môi trường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Tập 1,2,3,4 
5. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường, 200 câu hỏi 
đáp về Môi trường, Hà Nội 2000 
6. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường, Giới thiệu về 
công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt 
Nam, Hà Nội 2001. 
7. Lê Thạc Cán - Đánh giá tác động môi trường, Phương pháp luận và kinh 
nghiệm thực tiễn - NXB KHKT - 1995 
8. Lê Thạc Cán, Nguyễn Duy Hồng, Hoàng Xuân Cơ - Kinh tế Môi trường, 
Giáo trình Đại học Mở - HN 1995 
9. Lê Thạc Cán - Cơ sở khoa học môi trường - Giáo trình Đại học Mở - 
1995. 
10. Nguyễn Thế Chinh, áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực 
quản lý môi trường ở Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
1999. 
11. TS. Nguyễn Thế Chinh - Đầu tư cho sản xuất sạch hơn nhìn từ góc độ 
kinh tế. Thông tin dự án “những chiến lược và cơ chế nhằm khuyến 
khích đầu tư cho sản xuất sạch hơn tại các nước đang phát triển”. Chương 
trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI). 
2002. 
12. Chương trình đào tạo kinh tế FulBright, tập bài giảng "Kinh tế học Môi 
trường và chính sách", Tp. Hồ Chí Minh 1998. 
306
13. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP); Bộ Kế hoạch và Đầu 
tư (MPI); Trung tâm Kinh tế môi trường và Phát triển vùng (CEERD). 
Khoá tập huấn CP3 – Sinh lời từ sản xuất sạch hơn – Hà Nội, Thái 
Nguyên, Hải Phòng , Việt Trì, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế. 2001. 
14. Cục môi trường; CEETIA, NORAD, UNEP – Báo cáo hiện trạng môi 
trường Việt Nam 2001. 
15. Cục môi trường – Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-2002. 
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội – 2002. 
16. Cục Môi trường 1993-2000: Xây dựng, phát triển. Hà Nội – 2000. 
17. Cục môi trường – Phát triển bền vững ở Việt Nam mười năm nhìn lại và 
con đường phía trước – Báo cáo quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh thế 
giới về phát triển bền vững. Hà Nội – 2002. 
18. Dự án Kinh tế chất thải (WASTE – ECON). Kinh tế chất thải trong phát 
triển bền vững. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội –2001. 
19. Dự án VIE/97/007. Sổ tay hướng dẫn sử dụng các công cụ cho các mục 
tiêu môi trường trong kế hoạch hoá phát triển. Hà Nội – tháng 5/2001. 
20. David Lucas & Paul Meyer, Nhập môn nghiên cứu dân số, Đại học Tổng 
hợp Quốc gia Australia 1990, (bản dịch của Phan Đình Thế, dự án 
VIE/92/P04). 
21. David W.Pearce (Tổng biên tập), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nhà xuất 
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999. 
22. Ngô Đình Giao (Chủ biên), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục 
1997. 
23. Lê Thu Hoa, Bàn thêm về sử dụng các công cụ kinh tế và cơ chế đặt cọc 
- hoàn trả trong quản lý môi trường ở Việt Nam , kỷ yếu hội thảo khoa 
học: Kinh tế môi trường: Lý luận và áp dụng vào thực tiễn Việt Nam, Hà 
Nội 1999. 
24. Trần Văn Học, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ tiêu 
chuẩn ISO14000 và vấn đề áp dụng tại Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo ngày 
6/3/1999 – Diễn đàn các nhà quản lý về trách nhiệm ngăn ngừa ô nhiễm 
công nghiệp. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường. Cục môi trường. Hà 
Nội – 1999. 
25. Lê Thị Hường, Kinh tế môi trường, Nhà xuất bản Thống Kê, Tp. Hồ Chí 
Minh 1999 
26. Lê Văn Khoa - Môi trường và ô nhiễm - NXB Giáo dục 1997 
27. Luật bảo vệ môi trường - CHXHCN VN- 1993. 
307
28. Nhà xuất bản KH-KT - Tín hiệu sống còn - HN 1995 
29. NĐ 175 CP - Chính phủ CHXHCN VN – 1994. 
30. MPI, UNDP, SDC. Báo cáo kỹ thuật số 5, tài liẹu tham khảo. Phân tích 
chi phí – lợi ích về các vấn đề môi trường trong kế hoạch phát triển, 
nghiên cứu tình huống xói mòn đất ở Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tháng 
7/2001. Những vấn đề môi trường trong lập kế hoạch đầu tư. 
31. GS.TS. Đặng Như Toàn – PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh. Một số vấn đề 
cơ bản về Kinh tế và Quản lý môi trường. Nhà xuất bản Xây dựng – Hà 
Nội 1997. 
32. GS.TS. Đặng Như Toàn. Kinh tế môi trường. Hà Nội 1996. 
33. Ngô Đình Tuấn, Nguyễn Duy Hồng và NGK - Đánh giá tác động môi 
trường các công trình phát triển tài nguyên nước - Bộ Nông nghiệp và 
Phát triển Nông thôn - HN 1996. 
34. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia – Bào cáo phát triển 
con người Việt Nam 2001 - Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người 
(sách tham khảo). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001. 
35. Robert S.Pindyck & Daniel L.Rubinfeld. Kinh tế học vi mô, Nhà xuất 
bản Thống kê, Hà Nội 1999. 
36. R. Kerry Turner, David Pearce & Ian Bajeman – Kinh tế môi trường. Tài 
liệu dùng cho lớp huấn luyện ngắn hạn Kinh tế tài nguyên và Môi trường 
tổ chức tại trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh từ 
24/7/1995 đến 1/9/1995. 
37. Joseph E. Stiglitz, Kinh tế học công cộng, Nhà xuất bản khoa học và kỹ 
thuật, Hà Nội 1995. 
38. Viện Phát triển Kinh tế - Ngân hàng Thế giới và Cục Môi trường, Bộ 
KHCN &MT, Kỷ yếu hội thảo ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, Đà Lạt, 
9/1997. 
39. Trần Võ Hùng Sơn, Nhập môn phân tích lợi ích chi phí. Nhà xuất bản đại 
học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 2001 
308
II. Tiếng nước ngoài 
1. Ahmed M. Hussen, Principles of Environmental Economics: Economics, 
ecology and public policy, T.J. Internatinal Ltd., Padstow, Great Britain, 
2000. 
2. Barry C Field, The Economics of Environmental Quality, Environmental 
Economis Mc Graw Hill Publishers, New York 1994. 
3. David O'Connor, Managing the Environment with Rapid Industrialization 
Lessons from the East Asian Experience, OECD, Development Centre, 
Paris, 1994. 
4. David Pearce and R. Kerry Turner, Economics of Natural Resource and 
the Environment, Harvester Wheatsheaf, T. J. Press (Padstow) Ltd., 
Great Britain, 1990. 
5. Environmentall issues in investment planning for sustainable 
development. Proceedings of a Seminar for Planning Experts from 
Vietnam; Germany, Tune 2000. 
6. Hans. B. Opschoor, Kenneth Button and Pieter Nijkamp, Environmental 
Economics and Development, Edward Elgar Publishing Limited, 
Cheltenham, UK, 1999. 
7. Henk Folmer, H. Landis Gabel and Hans Opschoor, Principles of 
Environmental and Resource Economics. A guide for students and 
Decision Makers, Edward Elgar Publishing Ltd., Cheltenham, UK 1997. 
8. E. Kula, Economics of Natural Resources, the Environment and Policies, 
Second Edition, Chapman and Hall, St. Edmundsbury Press, Great 
Britain, 1997. 
9. Michael Common, Environmental and Resource Ecomomics: An 
Introduction, Second Edition, Addision Wesley Longman Ltd., New York 
1996. 
10. OECD - Organization for Economic Co-operation and Development, 
Managing the Environment: The role of Economic Instruments, Paris, 
1994. 
11. Tom Tietenberg, Environmental and Natural Resource Economics, Third 
Edition, Harper Collins Publishers Inc. New York, 1992. 
12. The VAT Project, Economics and Environmental Protection (Lecture 
Material), Ha Noi, 2001. 
13. R. Kerry Turner, David Pearce & Ian Bateman, Environmental 
Economics - An Elementary Introduction, Harvester Wheatsheaf, T. J. 
309
Press (Padstow) Ltd, Great Britain, 1994. 
14. Zvi Adar and James M. Griffin, Uncertainty and the Choice of Pollution 
Control Instruments, Journal of Environmental Economics and 
Management, 3/1976. 
15. Jan Bojo, Karl Goran Maler and Lena Unemo, Environment and 
Development: An Ecomomics Approach, Kluer Academic Publishers, 
Dordrecht, The Netherlands 1990 
310
Chương mở đầu 
Chương I: Môi trường và phát triển 
Chương II: Kinh tế học chất lượng môi trường 
Chương III: Đánh giá tác động môi trường và phân tích kinh tế của những tác động môi 
trường 
Chương IV: Khan hiếm tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường 
Chương V: Quản lý Môi trường 
Tài liệu tham khảo 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_va_quan_ly_moi_truong_nguyen_the_chinh.pdf
Ebook liên quan