Giáo trình Kinh tế vĩ mô - Trần Thị Thu Hằng (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Kinh tế vĩ mô - Trần Thị Thu Hằng (Phần 2): ...b L Hình 5.1. Đồ thị cầu lao động * Các yếu tố làm di chuyển và dịch chuyển đường cầu lao động: Khi tiền công thực tế thay đổi làm di chuyển dọc theo đường cầu lao động. Khi tổng cầu, sản phẩm biên của lao động thay đổi (NSLĐ thay đổi) làm dịch chuyển đường cầu lao động sang phải hoặc sang...ng tăng, giá cả tiếp tục tăng. Đường AS dịch chuyển đến AS’ phản ánh mức việc làm cao hơn. Trạng thái cân bằng trung hạn được thiết lập ở mức E’’. So ánh E’ với E’’: sản lượng đã giảm đi, giá cả đã tăng lên. 3.3. Điều chỉnh dài hạn Trong chừng mực mà sản lượng còn vượt quá sản lượng tiềm năn...ệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ liên quan đến sự phân phối thu...

pdf45 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô - Trần Thị Thu Hằng (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hề. 
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này còn được gọi 
là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định 
không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của 
thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ liên quan đến sự phân phối thu 
nhập gắn với kết quả lao động mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu; nên 
nhiều quốc gia có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu; sự không linh 
hoạt của tiền lương dẫn đến một bộ phận lao động mất việc làm hoặc khó tìm 
việc làm. 
2.4. Phân loại theo lý thuyết cung và cầu về lao động 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
 Thất nghiệp được chia thành hai loại: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp 
không tự nguyện 
- Thất nghiệp tự nguyện: là những người tự nguyện không muốn làm việc, 
do việc làm và mức lương tương ứng chưa hòa hợp với mong muốn của mình.. 
Giả thiết này là cơ sở để xây dựng hai đường cung: một đường cung lao động 
nói chung chỉ ra quy mô của lực lượng lao động xã hội tương ứng với các mức 
lương của thị trường lao động; một đường cung chỉ ra bộ phận lao động chấp 
nhận việc làm với các mức lương tương ứng của thị trường lao động. Khoảng 
cách giữa hai đường cung biểu thị con số thất nghiệp tự nguyện. 
Hình 6.1 
Đường LD là đường cầu lao động, do nhu cầu lao động của các doanh 
gnhiệp quyết định. Đường LS là đường cung lực lượng lao động xã hội. Đường 
LS’ là đường cung bộ phận lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm tương ứng với 
các mức lương của thị trường lao động, EF hoặc BC là con số thất nghiệp tự 
nguyện. 
Có thể nói thất nghiệp tự nguyện là bao gồm số người thất nghiệp tạm thời 
và số người thất nghiệp cơ cấu, vì đó là những người chưa sẵn sàng làm việc với 
mức lương tương ứng, còn đang tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. 
Nếu xã hội có chế độ quy định mức lương tối thiểu, giả sử ở W1 cao hơn 
mức lương cân bằng của thị trường lao động ( W* ) 
Ở mức lương W1, cung lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm (LS) sẽ lớn 
hơn cầu lao động . Đoạn AB trên hình 6.1 biểu thị sự chênh lệch này. Đó chính 
là số người thất nghiệp mà theo “lý thuyết cổ điển” là bộ phận thất nghiệp tự 
nguyện, bởi xã hội chỉ chấp nhận làm việc tại mức lương cao hơn (W1). Tổng số 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
thất nghiệp tự nguyện trong trường hợp này sẽ là đoạn AC, bao gồm thất nghiệp 
tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. 
Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi tổng cầu suy giảm, sản xuất đình trệ, 
công nhân mất việc nên loại thất nghiệp này được gọi là thất nghiệp không tự 
nguyện. 
2.5. Thất nghiệp tự nhiên 
a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 
Là thất nghiệp khi thị trường lao động đạt cân bằng (tại điểm E). Tại mức 
đó, tiền lương và giá cả là hợp lý bởi các thị trường đều đạt cân bằng dài hạn. Số 
người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng số thất nghiệp tự nguyện, những người 
chưa có những điều kiện mong muốn để tham gia vào thị trường lao động. 
Tại mức lương W*, số việc làm đạt mức cap nhất có thể có mà không phá 
vỡ sự cân bằng nên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp 
khi đạt được sự toàn dụng nhân công (đầy đủ việc làm). Tổng số người làm việc 
được xác định tại điểm N* (hoặc N2) khi có quy định mức lương tối thiểu cao 
hơn mức lương cân bằng. Ở mức N*, tiền lương được ổn định bởi sự cân bằng 
của thị trường lao động, không có những cú sốc đối với tổng cầu và tổng cung 
ngắn hạn, thị trường hàng hóa đạt cân bằng và giá cả ở trạng thái ổn định. Với ý 
nghĩa đó, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp mà ở mức 
đó không có sự gia tăng lạm phát. 
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên 
Có hai nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là khoảng 
thời gian thất nghiệp và tần số thất nghiệp. 
+ Khoảng thời gian thất nghiệp 
Giả sử rằng có một lượng người nhất định bổ sung vào đội ngũ tìm kiếm 
việc làm và nếu mỗi người phải chờ đợi quá nhiều thời gian mới tìm được việc 
thì trong một thời kỳ nào đó, số lượng người thất nghiệp trung bình tăng lên, tỷ 
lệ thất nghiệp sẽ bị nâng cao. Thời gian chờ đợi nói trên được gọi là “khoảng 
thời gian thất nghiệp” và nó phụ thuộc vào: 
- Cách thức tổ chức thị trường lao động 
- Cấu tạo nhân khẩu của người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, nhành 
nghề) 
- Cơ cấu các loại việc làm và khả năng có sẵn việc. 
Mọi chính sách cải thiện các yếu tố trên sẽ dẫn đến rút ngắn khoảng thời 
gian thất nghiệp. 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
+ Tần số thất nghiệp 
Là số lần trung bình một người lao động bị thất nghiệp trong một thời kỳ 
nhất định (ví dụ trong một năm bị thất nghiệp hai lần) 
Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào: 
- Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp 
- Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động. 
Trong ngắn hạn, khi tổng cầu không đổi nhưng có sự biến động về cơ cấu 
của nó và khi có tỷ lệ tăng dân số cao thì tần số thất nghiệp bị đẩy lên nhanh. 
Tần số thất nghiệp lớn có nghĩa là thường xuyên có số thất nghiệp nhiều, tỷ lệ 
thất nghiệp sẽ cao. 
Hạ thấp tỷ lệ dân số và ổn định kinh tế là hướng đi quan trọng giữ cho tần 
số thất nghiệp ở mức thấp. 
3. Phân tích thị trường lao động 
Các doanh nghiệp có một lượng tài sản cố định xác định. Tài sản này kết 
hợp với lao động sẽ tạo nên sản phẩm bán trên thị trường hàng hóa. Với một 
lượng tài sản cố định đã cho thì theo quy luật thu nhập (năng suất) giảm dần, khi 
các doanh nghiệp thuê thêm lao động, sản phẩm cận biên của lao động sẽ giảm 
đi. Vì vậy cầu về lao động của các doanh nghiệp chỉ tăng thêm chứng nào tiền 
lương hay tiền công thực tế giảm xuống, để bù vào việc sản phẩm cận biên giảm 
đi do thuê thêm đơn vị lao động cuối cùng. 
Trong thực tế, tại một mức lương thực tế bất kỳ, các doanh gnhiệp có thể 
thuê thêm lao động cho đến khi sản phẩm cận biên của lao động giảm bằng mức 
tiền công thực tế. Khi lượng cầu lao động thay đổi do sự thay đổi tiền công thực 
tế, ta có sự di chuyển trên đường cầu. Khi số lượng tài sản cố định của các 
doanh nghiệp thay đổi, đường cầu lao động sẽ dịch chuyển sang trái hoặc sang 
phải. 
Khi tiền công thực tế tăng lên, có nhiều người sẵn sàng cung ứng sức lao 
động của mình tương ứng với mức tiền công đó. 
Thị trường lao động sẽ cân bằng tại mức tiền công thực tế. Tại mức tiền 
công cân bằng đó, số lao động mà các doanh nghiệp muốn thuê bằng số lao 
động mà các hộ gia đình muốn cung cấp. Như vậy, thị trường lao động cân 
bằng, mọi người làm việc tại mức tiền công cân bằng đều có việc làm. Vị trí cân 
bằng này tương ứng với trạng thái toàn dụng nhân công. Tuy nhiên ngay khi thị 
trường lao động cân bằng vẫn có một số lao động bị thất nghiệp, đó là số lao 
động thất nghiệp tự nguyện. 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
* Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp 
+ Đối với thất nghiệp tự nhiên 
Muốn giảm bớt thất nghiệp xã hội cần phảI có thêm nhiều việc làm, đa 
dạng hơn và có mức tiền công tốt hơn, đồng thời phảI đổi mới, hoàn thiện thị 
trường lao động để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng cả yêu cầu của doanh nghiệp 
và người lao động. 
Do yêu cầu cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, việc mửo rộng sản 
xuất tạo nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn liền với năng suất 
ngày càng cao. Ở mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động hơn. Trong những 
điều kiện đó, cầu về lao động sẽ tăng lên và khoảng thời gian thất nghiệp cũng 
sẽ giảm xuống. 
+ Đối với thất nghiệp chu kỳ 
Thất nghiệp chu kỳ thường là một thảm họa vì nó xảy ra trên quy mô lớn. 
Tổng cầu và sản lượng suy giảm, đời sống người lao động bị thất nghiệp gặp 
khó khăn. gánh nặng thường lại dồn vào những người nghèo nhất (lao động giản 
đơn), bất công xã hội do vậy lại tăng lên. 
Các chính sách mở rộng tài chính và tiền tệ nhằm tăng tổng mức cầu sẽ dẫn 
đến việc phục hồi về kinh tế, giảm thất nghiệp loại này. 
II. LẠM PHÁT 
1. Khái niệm lạm phát 
Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian. 
Mức giá trung bình được hiểu là mức giá chung của tất cả các hàng hóa và 
dịch vụ. Nó được biểu thị bằng chỉ số giá. 
Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh biến động của mức giá chung kỳ nghiên cứu 
so với kỳ gốc. 
Chỉ số giá được xác định theo công thức: 
Ip =  pi x d 
Trong đó: Ip – là chỉ số giá cả chung 
 ip – chỉ số giá cả của từng loại hàng, nhóm hàng 
 d – tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, từng nhóm hàng 
(với  d =1). Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội. 
Có ba chỉ tiêu biểu thị chỉ số giá đó là: 
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu phản ánh chi phí nói chung của một 
người tiêu dùng điển hình khi mua hàng hóa và dịch vụ. 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) là chỉ số giá bán buôn, tức chi phí để mua một 
giỏ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. 
- Chỉ số giảm phát là chỉ tiêu phản ánh biến động của giá cả tất cả các loại 
hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Chỉ số này tính theo giá thị trường hay 
giá hiện hành được sử dụng trong tính GDP. 
Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức 
giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. 
 Nó được xác định theo công thức: 
gp(%) = (
1p
p
I
I
 - 1) . 100 
Trong đó: gp : Tỷ lệ lạm phát 
 Ip : Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu 
 Ip-1 : Chỉ số giá cả thời kỳ trước đó 
Ví dụ: Chỉ số giá cả của năm 2008 so với năm 1998 là 300% (Ip) 
 Chỉ số giá cả của năm 2007 so với năm 1998 là 250% (Ip-1) 
Vậy tỷ lệ lạm phát của năm 2008 là: 
gp = ( %20100).1
250
300
 
2. Phân loại lạm phát 
2.1. Theo quy mô của lạm phát 
Theo tiêu thức này lạm phát được phân thành: 
- Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 
10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể 
đối với nền kinh tế. 
- Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 
con số trong một năm. Loại lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra 
những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. 
- Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa 
lạm phát phi mã. Siêu lạm phát thường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và 
sâu sắc tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra. 
2.2. Căn cứ vào quy mô lạm phát và độ dài thời gian 
Theo tiêu thức này lạm phát được phân chia thành: 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
- Lạm phát kinh niên: Thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát nhỏ 
hơn 50% một năm 
- Lạm phát nghiêm trọng: Thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát 
trên 50% một năm. 
- Siêu lạm phát: là lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 
200% một năm. 
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 
1. Đường Phillips 
1.1. Đường Phillips ban đầu 
Ban đầu, dựa vào kết quả thực nghiệm trên cơ sở số liệu nhiều năm về tiền 
lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh đã ra đời đường Phillips có dạng như hình 6.2 
và gọi là đường Phillips ban đầu. 
Hình 6.2. 
Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và nó 
cũng phù hợp đúng với thực tế kinh tế của nhiều nước Tây Âu thời kỳ đó. Lý 
thuyết này gợi ra rằng có thể đánh đổi lạm phát để lấy thất nghiệp thấp. Khi ra 
đời lý thuyết về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đường Phillips được xây dựng hoàn 
chỉnh và có dạng như sau: 
gp = - (u-u*) 
Trong đó: gp – Tỷ lệ lạm phát 
 u – Tỷ lệ thất nghiệp thực tế 
 u* - Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 
  - độ dốc đường Phillips 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
Hình 6.3. Đường Phillips ban đầu 
Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây: 
- Lạm phát bằng không khi thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên 
- Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát xảy ra. 
- Độ dốc  càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự 
tăng, giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của  phản ánh sự phản ứng của tiền 
lương. Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì  lớn, nếu có tính ì ạch thì  
nhỏ. Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với 
thất nghiệp. 
1.2. Đường Phillips mở rộng 
Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát 
dự kiến vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ 
lạm phát dự kiến và có dạng sau: 
gp = gpe -  (u-u*) 
Trong đó: gpe – là tỷ lệ lạm phát dự kiến 
Hình 6.4. Đường Phillips mở rộng 
Đường này cho thấy, khi thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát bằng 
tỷ lệ dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát thấp 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
hơn tỷ lệ dự kiến. Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà 
tỷ lệ lạm phát dự kiến chưa thay đổi. 
Trong thời kỳ này nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, 
nền kinh tế sẽ đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng, thất nghiệp 
giảm. 
Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên mức cung 
tiền thực tế giảm xuống, lãi suất tăng lên và tổng cầu dần dần được điều chỉnh 
trở lại mức cũ, nền kinh tế với lạm phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái 
ban đầu. Nhưng khi lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác 
cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và 
thất nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips ngắn hạn nói trên dịch chuyển 
lên trên. 
1.3. Đường Phillips dài hạn 
Trong dài hạn tỷ lệ thất nghiệp thực tế bằng với tỷ lẹ thất nghiệp dự kiến 
bởi sự tác động của các chính sách tài khóa và tiền tệ. Đó là cơ sở để xây dựng 
đường Phillips dài hạn. 
Trong dài hạn, tỷ lệ lạm phát thực tế bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến nghĩa là 
gp = gpe. Ta có 
 0 = - (u-u*) 
Hay là u = u* 
Như vậy tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ tự nhiên cho dù tỷ lệ lạm 
phát thay đổi như thế nào. 
Nếu biểu diễn trên đồ thị thì đường Phillips dài hạn là đường đứng cắt trục 
hoành tại điểm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 
 gp 
 U* U 
Hình 6.5. Đường Phillips dài hạn 
2. Trường hợp lạm phát do cầu kéo 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản 
lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. 
Hình 6.6. Chi tiêu quá khả năng cung ứng 
Trong thực tế, khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng 
tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng 
có giới hạn của mức cung hàng hóa. 
Như vậy, bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua 
một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị 
trường lao động đạt cân bằng. 
Hình 6.6 cho thấy khi sản lượng vượt tiềm năng, đường AS có độ dốc lớn 
nên khi cầu tăng mạnh, đường AD dịch chuyển lên trên (AD1), giá cả tăng 
nhanh từ P0 đến P1. 
3. Trường hợp lạm phát do chi phí đẩy 
Ngay cả khi sản lượng chưa đạt tiềm năng nhưng vẫn có khả năng và trên 
thực tế đã xảy ra lạm phát ở nhiều nước, kể cả ở các nước phát triển cao. Đó là 
một đặc điểm của lạm phát hiện đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí 
đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp. 
Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào - đặc biệt là các vật tư cơ bản là 
nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, đường AS dịch chuyển lên trên. Tuy 
tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống. 
4. Trường hợp lạm phát dự kiến 
 Trong nền kinh tế tiền tệ, trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát 
vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp 
này tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
tỷ lệ lạm phát ỳ và vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên còn 
được gọi là lạm phát dự kiến. 
Mọi hoạt động kinh tế sẽ trông đợi và ngắm vào nó để tính toán điều chỉnh. 
Hình 6.7. Lạm phát dự kiến 
Đường AD và AS dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ. Vì lạm phát đã 
được dự kiến nên chi phí sản xuất và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh 
cho phù hợp với tốc độ lạm phát. Như vậy, sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá 
cả đã tăng lên theo dự kiến. 
Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy 
trì trong một thời gian. Những cú sốc mới trong nền kinh tế sẽ đẩy lạm phát khỏi 
trạng thái ỳ. 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI 
1. Thất nghiệp là gì? Cách phân loại thất nghiệp. 
2. Phân tích thị trường lao động? Biện pháp tác động đến thị trường thất 
nghiệp? 
3. Lạm phát là gì? Phân loại lạm phát? 
4. Phân tích mối quan hệ lạm phát và thất nghiệp trong nền kinh tế thị 
trường? 
Câu hỏi lựa chọn: Chọn một câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi dưới đây 
5. Tỷ lệ thất nghiệp bằng: 
a. Số người thất nghiệp chia cho dân số 
b. Số người thất nghiệp chia cho số người trưởng thành 
c. Số người thất nghiệp chia cho số người trong lực lượng lao động 
d. Số người thất nghiệp chia cho số người có việc. 
6. Một học sinh tốt nghiệp cấp 3 không thể tìm được một công việc phù 
hợp trong một thời gian dài và quyết định thôI không tìm việc nữa. Người này 
được xếp vào nhóm: 
 a. Có việc làm 
 b. Thất nghiệp 
 c. Nằm trong lực lượng lao động 
 d. Không nằm trong lực lượng lao động 
7. Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục: 
a. Giá của hàng tiêu dùng thiết yếu. 
b. Tiền lương trả cho công nhân. 
c. Mức giá chung. 
d. GDP danh nghĩa. 
e. Tiền lương thực tế so với tiền lương danh nghĩa 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Đại học kinh tế quốc dân – năm 2006 
2. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - TS. Trần Văn Đức 
3. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Học viện hành chính – năm 2005 
4. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Đại học NN I Hà Nội – năm 1996 
5. Nguyên lý kinh tế – sách dịch – năm 1998 
6. Kinh tế học – Hiệp hội kinh tế Nông Lâm – năm 1998 
7. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Bộ Giáo dục và đào tạo – năm 1999 
Mục lục 
Lời nói đầu 
Chương 1. KHÁI QUÁT KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1 
 1. Khái niệm về kinh tế học và những đặc trưng của kinh tế học 1 
 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học 2 
 3. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp 5 
 4. Một số khái niệm liên quan cơ bản 6 
 5. Hệ thống kinh tế vĩ mô 10 
 6. Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô 13 
 7. Câu hỏi ôn tập 16 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 
Chương 2. TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN 17 
 1. Tổng sản phẩm quốc dân, thước đo thành tựu của nền kinh tế 17 
 2. Các phương pháp xác định GDP 20 
 3. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản 23 
 4. Câu hỏi ôn tập 24 
Chương 3. TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 25 
 1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế 25 
 2. Chính sách tài khóa 34 
 3. Câu hỏi ôn tập 38 
Chương 4. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 39 
 1. Chức năng của tiền tệ 39 
 2. Thị trường tiền tệ 40 
 3. Mô hình IS – LM 44 
 4. Sự kết hợp của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 46 
 5. Câu hỏi ôn tập 49 
Chương 5. TỔNG CUNG VÀ CHU KỲ KINH DOANH 50 
 1. Thị trường lao động 50 
 2. Tổng cung và các mô hình tổng cung 53 
 3. Chu kỳ kinh doanh 60 
 4. Câu hỏi ôn tập 63 
Chương 6. THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT 64 
 1. Thất nghiệp 64 
 2. Lạm phát 70 
 3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 72 
 4. Câu hỏi ôn tập 77 
Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 
Tæ bé m«n KÕ to¸n Tr­êng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 
80 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo_tran_thi_thu_hang_phan_2.pdf