Giáo trình Kỹ thuật an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí - Dương Quốc Dũng (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Kỹ thuật an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí - Dương Quốc Dũng (Phần 1): ...ười thường chỉ điều chỉnh được trong một phạm vi giới hạn nào đó, vì vậy thiết bị thích hợp cho một nghề thì trước hết phải thích hợp với người sử dụng nó và vì vậy khi thiết kế các trang thiết bị người ta phải chú ý đến tính năng sử dụng phù hợp với với người điều khiển nó. Môi trường tại c...sổ theo dọi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ. - Nghiêm cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ 1 số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. 50 c, Đối với lao động là người tàn tật Nhà nước bảo hộ quyền là...2-9 Dải tần số(Hz) Vận tốc rung cho phép(cm/s) Rung đứng Rung ngang 72 16 (11,2 - 22,4) 4,0 4,0 31.5 (22,4 - 45) 2,8 2,8 63 (45 - 90) 2,0 2,0 125 (90 - 180) 1,4 1,4 250 (180 - 355) 1,0 1,0 Bảng 2-10 Tiêu chuẩn cho phép mức rung ở ghế ngồi, bàn làm việc Dải tần số(Hz) Vận tốc ru...

pdf102 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kỹ thuật an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí - Dương Quốc Dũng (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu mô gan gây 
xơ hoá gan dẫn đến tử vong. Chất gây ung thư gan thường gặp là vinyl 
chloruamonome 
e, Hoá chất gây ảnh hường đến cơ quan tiết niệu 
 - Thận có nhiệm vụ đào thải chât độc ra khỏi cơ thể , giữ cân bằng các 
dịch, duy trì độ axit của máu hằng định. Các dung môi có thể gây kích thích và 
tổn thương chức năng thận. Nguy hại nhất là cacbon tetrachloride, etylen, cacbon 
disulfua, turpentine, chì và cadimi, nhựa thông, etanol, toluen, xilin 
- Các chất gây ung thư bàng quang như: benxidin , các chất nhân thơm . 
f, Hoá chất gây ảnh hường đến thai nhi (quái thai) 
Tiếp xúc với thuỷ ngân ,khí gây mê, các dung môi hữu cơ, thalidomit 
đều có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Những chất này ảnh hưởng đến 
quá trình phân chia tế bào . 
g, Hoá chất gây ảnh hưởng đến hệ tương lai 
Có nhiều hoá chất gây ảnh hưởng đến di truyền. Người ta nhận thấy tới 
80% chất gây ung thư đều có thể làm biến đổi gen. Chẳng hạn như dioxin, 
vinylchlotid, bezene 
h, Hoá chất gây kích thích 
Rất nhiều hoá chất gây kích thích. Biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, chảy nước 
măt  thường gặp Clo, SO2, NO2 axit, kiềm, các dung môi  
i, Hoá chất ảnh hưởng đến da 
- Những chất gây viêm loét da, như: axit, kiềm mạnh, ximăng, vôi, các 
dung môi hữu cơ, chì Tetraethyl  
- Hoá chất gây bệnh da nghề nghiệp: crom, niken, xăng, dầu .. 
 - Hoá chất gây dị ứng trên da: epôxy, amiăng, nhựa than đá, các chất tẩy 
rửa, thuốc nhuộm, axit cromic. 
- Hoá chất gây ung thư da: acsenic, amiăng, sản phẩm dầu mỏ, nhựa than 
đá. 
j, Hoá chất gây tổn thương mắt 
Thường gặp khi làm việc bắn vào mắt hoặc hơi bốc lên mắt: axit mạnh, 
kiềm mạnh, amoniac, các dung môi hữu cơ, epxy, axit cromic 
93 
k, Hoá chất gây ngạt thở 
- Gây ngạt, do thiếu lượng oxy trong không khí thường xảy ra trong điều 
kiện làm việc chật hẹp, kín gió, nồng độ oxy giảm xuống dưới 17% trong không 
khí (bình thường 21%oxy ), các khí khác tăng lên chiếm chỗ của oxy (tiêu chuẩn 
trên 19,5% ) như : CO2, hydro, etan, heli, nitơ 
- Biểu hiện thiếu oxy: Hoa mắt, cảm giác khó thở, chóng mặt, nhức đầu, 
buồn nôn 
- Ngạt do hoá chất như : CO có nồng độ cao trong không khí. Nếu nồng 
độ 0.05% vào cơ thể sẽ gây cản trở việc sử dụng oxy và đưa oxy của máu đến các 
tế bào, gây ngạt thở tế bào, có thể dẫn đến tử vong. Chất Hydroxyanua, hydro 
sulfru, amoniac, oxyt etylen, methyl eter gây cản trở tiếp nhận oxy của tế bào, 
mặc dù lượng oxy trong máu rất nhiều.Trường hợp này cực kỳ nguy hiểm dễ dẫn 
đến tử vong do thiếu oxy trong tế bào. 
- Tác hại khác: 
+ Gây suy thoái môi trường sống 
+ Một số hoá chất ăn mòn công nghệ sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất 
và chất lượng thành phẩm. 
2.8.3. Biện pháp phòng chống 
a, Nguyên tắc cơ bản 
1.Thay thế 
Loại bỏ các chất độc hại, các quy trình sản xuất phát sinh chất độc hại 
bằng hoá chất, quy trình ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa 
Ví dụ :Thay hoá chất nguy hiểm 
- Sử dụng sơn hoặc keo tan trong nước thay thế cho sơn hoặc keo tan 
trong dung môi hữu cơ. Thay bezen bằng toluen. Ví dụ :Thay thế quy trình sản 
xuất . 
- Thay thế phun sơn bằng phương pháp sơn tĩnh điện 
- Náp hoá chất độc bằng máy thay thế nạp thủ công 
2. Che chắn hoặc cách ly 
Che kín toàn bộ máy, thiết bị sản xuất phát sinh ra bụi độc, khí độc 
không để chúng khuyếch tán ra môi trường làm việc của người lao động hoặc 
cách ly công đoạn này tới vị trí khác đảm bảo an toàn đốt với người lao đông. Ví 
94 
dụ: Dùng ống kín để vận chuyển dung môi hoặc các chất lỏng không để chúng 
xâm nhập vào môi trường nơi làm việc 
3. Thông gió 
- Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp vận chuyển hoặc làm giảm nồng 
độ độc hại trong không khí nơi làm việc ,chẳng hạn như:hơi , khí , bụi độc Các 
chất này được đưa qua ống dẫn đến bộ phận sử lý (xyclo , thiết bị lắng động , 
thiết bị lọc tĩnh điện ). Có hai hệ thống thông gió là: cục bộ và thông gió 
chung. Biện pháp này được đánh giá ưu việt nhất. 
- Ngoài biện pháp trên còn thông gió bằng cách mở nhiều cửa đón gió 
trời hoặc dùng quạt hút đẩy cũng làm loãng khí độc, bụi độc nơi làm việc. 
b, Biện pháp cá nhân 
Người lao động tiếp xúc với hoá chất độc phải sử dụng phương tiện bảo 
hộ lao động thích hợp. Phương tiện bảo hộ phải đảm bảo 3 yêu cầu : 
- Tính bảo vệ 
- Tính chất sử dụng 
- Đảm bảo an toàn 
1. Mặt nạ phòng độc 
Mặt nạ phòng độc phải che được mũi ,miệng ,phải phủ hợp với chất tiếp 
xúc và khuôn mặt của ngưởi sử dụng mới ngăn chặn được chất độc lọt qua khe 
hở. Có hai loại mặt nạ lọc độc và mặt nạ cung cấp không khí . 
- Mặt nạ lọc độc chỉ dùng khi nồng độ chất độc trong không khí dưới 2% 
và hàm lượng oxy trên 15% 
- Mặt nạ cung cấp không khí là loại cung cấp liên tục không khí sạch cho 
người sủ dụng. Không khí có thể bơm bằng máy nén khí từ xa hoặc bình khí nén 
đeo trên lưng hay xách tay (bình dưỡng khí ) 
2. Bảo vệ mắt 
Mắt thường bị tổn thương do bụi, chất lỏng độc, hơi khí độc  xâm 
nhập vào. Người lao đông phải sử dụng các kính an toàn. Tuỳ theo tính chất công 
việc mà sử dụng cho thích hợp, chẳng hạn như kính che mắt , kính che cả mắt lẫn 
mặt. 
3. Quần áo ,găng tay ,giày ủng ,mũ . 
95 
Sử dụng quần áo, găng tay, tạp dề, ủng  để bảo vệ cơ thề người làm 
việc, ngăn chặn các yếu tố có hại xâm nhập vào da. Chất liệu trang bị bảo hộ phải 
bảo đảm an toàn, không thấm nước, không bị tác động xấu của chất tiếp xúc. 
Chẳng hạn: găng tay phải chống được sự ăn mòn của hoá chất (axit , kiềm , các 
dung môi hữu cơ ) 
Trang bị phương tiện cá nhân phải giữ gìn, bảo quản chu đáo,làm việc 
xong phải tẩy hoặc giặt sạch hoá chất. 
4. Vệ sinh thân thể 
- Làm việc xong kể cả trước khi ăn uống đều phải tắm rửa bằng xà 
phòng, nhất là các lỗ tự nhiên (lỗ tai, lỗ mũi ,miệng ) thay quần áo sạch sẽ 
- Cắt móng tay, móng chân ngắn 
- Ăn uống đủ các chất dinh dưỡng như protit (đạm), hoa quả giàu vitamin 
- Cấm ăn uống nơi sản xuất 
c, Nhà xưởng, kho hoá chất 
- Nhà xưởng: Có nhiều cửa sổ để thông thoáng, cửa rộng rãi để thoát 
hiểm đến nơi an toàn. Tường nhà, sàn nhà, trần nhà phải nhẵn hàng ngày phải tổ 
chức vệ sinh, lau chùi máy, thiết vị, sàn nhà, tường nhà sạch sẽ. Trước khi vào 
làm việc phải mở hết cửa, bật quạt cho thông thoáng. Không lưu giữ nhiều hóa 
chất trong nhà xưởng, chỉ để đủ dùng cho một ca làm việc. 
- Kho hóa chất: Kho, bãi chứa phải đặt trên bãi đất cao ráo, bằng phẳng, 
thông thoáng, rộng rãi, thuận tiên giao thông, xa công sở, dân cư, nguồn nước. 
Đặt cuối chiều gió, thuận lợi cho việc ứng cứu khi sự cố xảy ra. Kho làm bằng 
vật liệu chịu lửa, vật liệu cách nhiệt . Tường kho, cửa kho chắc chắn đảm bảo an 
toàn an ninh, có đủ ánh sáng . Cửa sổ không được đề ánh sáng mặt trời chiếu vào 
hóa chất, vì tia cực tím sẽ phân huỷ hoá chất. Đèn và công tắc điện bố trí ở nơi an 
toàn. Có hệ thống thông gió, hệ thống báo cháy tự động. Trong kho phải có đủ 
nội quy, bảng chỉ dẫn cụ thể từng loại hoá chất. 
- Các hoá chất phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp trên giá, đảm bảo an 
toàn, nhìn thấy nhãn dễ dàng. Hoá chất cách sàn 0,2 m- 0,3m, cách tường 0,5 m 
và không được cao quá 2m. Cấm để các hoá chất tương kỵ sát nhau. Những hoá 
chất dễ cháy phải được sắp xếp riêng biệt ở vị trí cách nhiệt, thoáng mát. Những 
hoá chất dễ oxy hoá cần cất giữ trong điểu kiên khô ráo. Cấm để các chất khi xảy 
96 
ra phản ứng tạo ra chất mới độc như: axit gần cyanua tạo ra hydro cyanua gây 
chết người  
- Thùng chứa hoá chất, bình chứa hoá chất phải đảm bảo kín, không rò rỉ 
d, Vận chuyển 
- Nhất thiết phải có người áp tải đi theo, người đó phải hiểu biết chuyên 
môn và nghiệp vụ . 
- Không vận chuyển phương tiện chứa hoá chất bị rò rỉ, hư hỏng. Hoá 
chất phải đầy đủ tài liệu, nhãn. 
- Dụng cụ chứa hoá chất lỏng, chất dễ cháy phải sắp đặt cẩn thận, không 
được để va chạm vào nhau sẽ phát sinh lửa. Thùng chứa có dây tiếp đất, có đai có 
biển báo cấm lửa 
 - Các bình khí nén, khí hoá lỏng phải xếp thành từng ô, có giá đỡ , giằng 
buộc 
- Cấm vận chuyển bình oxy cùng với bình khí cháy và chất dể cháy 
- Phương tiện vận chuyển ( xe , tàu ) phải có mui hoặc bạt che mưa, 
che nắng phải có biện pháp đảm bảo an toàn 
- Không vận chuyển chung với người, với gia súc thực phẩm . 
- Vận chuyển qua đường ống phải có van an toàn, khoá hãm. Những ống 
dẫn khí, dẫn hơi, bụi phải có van một chiều,có bộ phận dập lửa, có mũi tên chỉ 
đường dẫn khí trên ống. 
- Có đủ phương tiện dụng cụ cứu hoả 
- Có đủ phương tiện cấp cứu tại chổ 
- Trước khi xếp đỡ, người áp tải và người bốc đỡ phải kiểm tra lại bao bì, 
nhãn hiệu. 
- Nhãn gồm : 
 Tên thương mại 
 Nơi xuất xứ của hoá chất 
 Tên , địa chỉ của nhà máy cung cấp 
 Ký hiệu về nguy hiểm 
 Tính nguy hiểm của hoá chất 
97 
 Các quy định về an toàn 
 Xác định các lô hàng 
 Phân loại hoá chất 
e, Tuyên truyền huấn luyện 
- Hình thức tuyên truyền, giáo dục phải đa dạng, phong phú như: loa, đài, 
video, phim, tranh, ảnh 
- Định kỳ tổ chức tập huấn cho người tiếp xúc hoá chất biết cách nhận 
dạng, đánh giá mức độ tác hại để họ kiểm soát và đề ra biện pháp an toàn 
f, Phòng cháy chữa cháy 
- Nơi sản xuất nơi tàng trữ hoá chất và phương tiện vận chuyển phải có 
phương án phòng cháy, chữa cháy. Phương án phải được bổ sung kịp thời khi có 
sự thay đổi hoá chất hoặc công trình hay quy trình sản xuất 
- Phương án phòng cháy, chữa cháy phải nêu chi tiết các nhiệm vụ cho 
moị người thực hiện khi xảy ra cháy 
- Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy đặt tại nơi làm việc, để ở nơi 
dể thấy và dể lấy . 
- Hệ thống báo động cháy 
- Kế hoạch sơ tán người không có nhiệm vụ đến nơi an toàn 
- Thời gian tập luyện chữa cháy 
- Tổ chức diễn tập chữa cháy và cứu nạn nhân 
- Có đủ phương tiện cứu hộ cho đội chữa cháy 
- Có kế hoạch phối hợp với đội chữa cháy của cơ quan xunh quanh hoặc 
lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp . 
g, Biện pháp y tế 
Tuỳ theo tính chất công việc, quy mô sản xuất mà tổ chức đội cấp cứu tại 
chổ cho phù hợp Phải có phương án cấp cứu tại chổ khi xảy ra sự cố. Phương án 
nêu đầy đủ nhiệm vụ của người cấp cứu. Trước khi sơ cứu phải đưa nạn nhân tới 
nơi an toàn 
Có đủ phương tiện cấp cứu, phác đồ cấp cứu tại nơi làm việc. Phương 
tiện dễ thấy, dễ lấy khi cần thiết. 
98 
Đội cấp cứu kể cả người lao động định kỳ hàng năm phải được luyện tập 
các phương tiện cấp cứu tại chổ . 
2.8.4. Cấp cứu khi nhiễm hóa chất 
a, Những dấu hiệu đầu tiên của người nhiễm độc 
- Khó thở hoặc ngạt thở, hắt hơi, sổ mũi . 
- Chảy nước mắt, chóng mặt, đồng tử co nhỏ. 
- Đau đầu, vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn mửa bọt xanh, bọt vàng. 
- Đau vùng thượng vị, tiêu chảy . 
- Mạch chậm, khó bắt, có trường hợp mạch nhanh, huyết áp hạ. 
- Toàn thân mệt mỏi, khó chịu, mặt tím tái có khi vật vã. 
- Nếu bị nhiễm độc nặng: bí đái, hôn mê, co giật  có thể đến tử vong 
b, Quy định chung 
Khi có nhiễm độc cần tiến hành các bước sau: 
- Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay bỏ quần áo bị nhiễm độc, 
chú ý giữ yên tĩnh và ủ ấm cho nạn nhân. 
- Cho ngay thuốc trợ tim, hay hô hấp nhân tạo sau khi bảo đảm khí quản 
thông suốt, nếu bị bỏng do nhiệt phải cấp cứu bỏng. 
- Rửa sạch da bằng xà phòng nơi bị thấm chất độc kiềm, axit phải rửa 
ngay bằng nước sạch. 
- Sử dụng chất giải độc đúng hoặc phương pháp giải độc đúng cách( gây 
nôn, xong cho uống 2 thìa than hoạt tính hoặc than gạo giã nhỏ với 1/3 bát nước 
rồi uống nước đường gluco hay nước mía, hoặc rửa dạ dày) 
- Nếu bệnh nhân bị nhiễm độc nặng đưa cấp cứu bệnh viện. 
2.9. Phòng chống bức xạ ion hoá 
2.9.1. Phân loại và ảnh hưởng 
- Các nguyên tố phóng xạ tự nhiên và đồng vị phóng xạ nhân tạo là 
những chất mà hạt nhân nguyên tử có khả năng ion hoá vật chất và phát ra các 
tia phóng xạ. 
- Phóng xạ là hiện tượng thay đổi bên trong hạt nhân không cần có tác 
động của các yếu tố bên ngoài, tự phát ra các bức xạ liên tục và khác nhau 
mà không có tác nhân nào làm tăng nhanh hoặc chậm lại các hiện tượng đó. 
99 
- Bức xạ ion hoá là các bức xạ điện từ và hạt, khi tương tác với môi 
trường tạo nên các ion. Có thể phân chia nguồn bức xạ ion hoá thành 2 loại: các 
chất phóng xạ và các thiết bị bức xạ. 
- Các loại bức xạ ion hoá 
+ Bức xạ anpha (α): hạt Anpha là hạt nhân của nguyên tử Heli gồm 2 
photon và 2 neutron có khối lượng lớn, khả năng ion hoá cao, do đó nó mất 
nhanh năng lượng trên đường đi nên khả năng đâm xuyên kém. 
+ Bức xạ bêta (β): Hạt Bêta có khối lượng như điện tử từ trong hạt 
nhân bắn ra, mang điện (-) hay (+). Năng lượng và tốc độ hạt bêta rất lớn nên 
khả năng đâm xuyên lớn hơn hạt anpha. 
+ Bức xạ Gamma (ɤ): là bức xạ điện từ (photon) sinh ra trong quá trình biến 
đổi hạt nhân hoặc huỷ biến các hạt. 
+ Bức xạ Rơnghen hay tia X: là một loại sóng điện từ giống như ánh sáng, 
nhưng bước sóng dài hơn, thông thường trong khoảng từ 0,006 đến 2,5 x 10-8cm. 
Cả hai loại bức xạ α và X đều là bước sóng điện từ, không có khối lượng, 
không có điện tích, khả năng đâm xuyên lớn và có khả năng ion hoá. Sự khác 
nhau giữa chúng là tia X phát ra từ vành điện tử còn tia ó phát ra từ hạt nhân. 
+ Bức xạ Neutron (trung tử): là những hạt không mang điện, nó được sinh 
ra trong các phản ứng hạt nhân. 
a, Các nghề tiếp xúc với bức xạ ion hoá 
- Sử dụng bức xạ ion hoá trong công nghiệp để kiểm tra chất lượng - 
cấu trúc vật liệu trong luyện kim, hàn, đúc; chất chỉ thị, hoạt hoá; trong sinh 
học và sinh hoá; trong y học: máy X quang để chẩn đoán, điều trị và thăm 
dò chức năng. 
- Các thiết bị sử dụng đồng vị phóng xạ trong xác định thành phần 
dược phẩm trong nông nghiệp... 
- Thăm dò địa chất, khai thác mỏ, chế biến quặng có chất phóng xạ. 
- Các trung tâm nghiên cứu, lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện 
nguyên tử. 
- Các trung tâm chiếu xạ 
- Các phòng thí nghiệm hay xưởng sản xuất nguyên tố phóng xạ. 
- Những đơn vị vận chuyển chất phóng xạ, nơi chứa chất thải phóng xạ. 
100 
b, Ảnh hưởng của bức xạ ion hoá tới cơ thể 
1. Sự xâm nhập của bức xạ ion hoá tới cơ thể người 
Các bức xạ chiếu từ bên ngoài vào bề mặt cơ thể thì gọi là tác dụng chiếu 
ngoài. Tại nơi sản xuất, làm việc như khai mỏ có quặng phóng xạ, các bức xạ 
phát sinh từ lò phản ứng hạt nhân, phòng thí nghiệm có sử dụng nguồn phóng 
xạ. Khi kiểm tra mối hàn, kiểm tra vật đúc, đo độ dày thiết bị áp lực... Các tia 
tác động trực tiếp tới người lao động, nghiên cứu, gây tác dụng chiếu ngoài. 
Các chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể (qua đường hô hấp, đường tiêu 
hoá) gây tác dụng chiếu trong. Chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong đều gây 
nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng chiếu xạ trong thường nguy hiểm hơn do thời 
gian bị chiếu xạ lâu hơn, diện chiếu xạ rộng hơn và việc đào thải chất phóng 
xạ ra khỏi cơ thể thường không đơn giản và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 
Bệnh nhiễm xạ phụ thuộc vào các yếu tố như: 
- Tổng liều chiếu xạ và liều chiếu xạ một lần 
- Diện tích cơ thể bị chiếu xạ và cơ quan tổ chức trong cơ thể bị chiếu xạ. 
Ví dụ: cơ quan sinh dục, cơ quan tạo máu, tế bào thai nhi mẫn cảm hơn khi bị 
chiếu xạ... 
- Tích chứa trong cơ thể: khi mệt mỏi, đói, nhiễm độc, nhiễm trùng sẽ 
tăng thêm khả năng nhạy cảm với bức xạ. 
- Bản chất vật lý của loại bức xạ và độc tính lý hoá của chất phóng xạ. 
2. Những ảnh hưởng sớm - bệnh nhiễm xạ cấp tính 
Nhiễm xạ cấp tính có thể xảy ra rất sớm sau vài giờ hoặc vài ngày khi 
cơ thể người bị nhiễm xạ một liều ≥ 300 Rem một lần, với các triệu chứng: 
- Rối loạn chức phận hệ thần kinh trung ương: nhức đầu, chóng mặt, 
buồn nôn, hồi hộp, cáu kỉnh, khó ngủ, chán ăn, mệt mỏi. 
- Da bị bỏng hoặc tấy đỏ chỗ tia phóng xạ chiếu qua. 
- Cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng nề, bệnh nhân bị thiếu máu 
nặng, giảm khả năng chống bệnh nhiễm trùng. 
- Gầy, sút cân dẫn đến chết trong tình trạng suy nhược toàn thân hay 
bệnh nhiễm trùng nặng. 
Bệnh nhiễm xạ cấp tính thường gặp trong những vụ nổ hạt nhân, sự cố 
lò phản ứng hạt nhân, mất hộp chì bảo vệ nguồn phóng xạ có hoạt độ lớn. 
101 
3. Những ảnh hưởng muộn - bệnh nhiễm xạ mãn tính 
Nhiễm xạ mãn tính thường gây ra các triệu chứng bệnh muộn, lâu tới 
hàng năm hoặc hàng chục năm kể từ lúc bị chiếu tia hoặc nhiễm xạ. Bệnh xảy 
ra khi cơ thể bị nhiễm một liều 200 Rem một lần hoặc những liều nhỏ tia, chất 
phóng xạ trong một khoảng thời gian dài. Triệu chứng sớm nhất trong bệnh 
nhiễm xạ mãn tính là hội chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, rối 
loạn chức phận cơ quan tạo máu, rối loạn chuyển hoá đường, lipid, protit, 
muối khoáng và sau cùng là thoái hoá, suy sụp chức phận ở các cơ quan, hệ 
thống. Bệnh nhân có thể bị đục nhân mắt, ung thư da, ung thư xương... 
2.9.2. Biện pháp phòng chống 
a, Bảo vệ chống chiếu xạ ngoài 
Đây là những công việc không phải tiếp xúc trực tiếp với các chất 
phóng xạ, chỉ sử dụng thiết bị chứa nguồn phóng xạ như dùng tia xạ để điều 
trị bệnh ung thư, dùng tia ó để kiểm tra các vết nứt, độ kín mối hàn, tia X 
quang để kiểm tra bệnh... Chú ý, khi dùng nguồn phóng xạ có hoạt tính trên 10 
đương lượng gam Radi phải có hệ thống thông gió, hút khí bắt buộc nên 
có buồng riêng biệt. Về nguyên tắc, khi tiếp xúc với các nguồn phóng xạ 
kín, để đảm bảo an toàn cho vùng tiếp xúc cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: 
- Bảo quản các chất phóng xạ trong hộp chì kín, bao che bớt bóng phát tia 
Rơnghen bằng vỏ chì. 
- Bảo đảm thời gian chiếu và khoảng cách từ nguồn đến cơ thể để 
phòng chống nguy hại cho cơ thể. 
- Buồng sử dụng tia phóng xạ, buồng rơghen cần có kích thước đủ 
rộng, không để nhiều đồ đạc. 
- Tuỳ theo tính chất công việc mà nhân viên khi làm việc phải đeo tạp dề 
cao su chì, mang găng tay, ủng cao su và đeo kính. 
b, Bảo vệ chống chiếu xạ trong 
Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động thường xuyên của bụi, hơi, khí 
phóng xạ,... cần thực hiện các yêu cầu bắt buộc sau: 
- Các phòng thí nghiệm phóng xạ phải bố trí riêng biệt, có chu vi bảo vệ 
50 ữ 300m. 
- Cấu trúc trang thiết bị của phòng thí nghiệm phóng xạ cần giảm bớt 
tính hấp thụ phóng xạ, dễ cọ rửa và tẩy sạch. 
102 
- Nhân viên phòng thí nghiệm được trang bị các phương tiện bảo vệ cá 
nhân chuyên dùng cần thiết như: găng tay cao su, tạp dề, giầy tất, khẩu trang, 
tấm che mặt. 
- Khi làm thí nghiệm, các nhân viên phải mặc đầy đủ phương tiện bảo vệ 
cá nhân chuyên dụng; thực hiện các thao tác chuẩn xác với thời gian tối ưu; 
không được ăn uống khi làm việc; thay quần áo, tắm rửa và kiểm tra nhiễm xạ 
trước khi ra về. 
- Có kế hoạch tẩy xạ hàng ngày, hàng tuần cho người lao động, quần áo, 
dụng cụ, thiết bị, bàn làm việc, tường, sàn, trần, cửa phòng thí nghiệm và kiểm tra 
kết quả bằng máy đếm. 
- Đối với công tác khai thác, chế biến, vận chuyển quặng phóng xạ, cần 
phải tuân thủ các yêu cầu AT-VSLĐ nghiêm ngặt. Đặc biệt là công tác thông 
gió, công tác chống bụi, cũng như các nguyên tắc vệ sinh, sử dụng PTBVCN... 
để phòng chống có hiệu quả nguy cơ chiếu xạ bụi quặng do phóng xạ xâm 
nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và tiêu hoá. 
- Để bảo vệ được sức khoẻ người lao động tiếp xúc với phóng xạ cần tuân 
thủ nghiêm ngặt công tác khám tuyển và khám sức khoẻ định kỳ để loại những 
người không đủ sức khoẻ và những người mắc các bệnh chống chỉ định làm việc 
với bức xạ ion hoá. 
2.10. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác 
Tư thế làm việc không thuận lợi: khi ngồi ở ghế thắp mà tay phải với cao 
hơn, nơi làm việc chật hẹp tạo nên thế đứng không thuận lợi, làm việc ở tư thế 
luôn đứng, luôn vươn người về một phía nào đó, ... 
Vị trí làm việc khó khăn: ở trên cao, dưới nước, trong những hầm sâu, 
không gian làm việc chật hẹp, vị trí làm việc gần nơi nguy hiểm nên bị khống chế 
tầm với, không chế các chuyển động,... 
Các dạng sản xuất đặc biệt: ví dụ tiếp xúc với các máy truyền nhắn tin 
luôn chịu ảnh hưởng của sóng điện từ, làm việc lâu bên máy vi tính, tiếp xúc với 
các loại keo dán đặc biệt, làm việc ở những nơi có điện cao thế, có sóng vô tuyến 
v.v... 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1: Khái niệm vi khí hậu? Ảnh hưởng các yếu tố của VKH? 
Câu 2: Biện pháp để nâng cao khả năng chiếu sáng trong sản xuất? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_an_toan_lao_dong_va_bao_ve_moi_truong_tr.pdf
Ebook liên quan