Giáo trình Kỹ thuật điện - Nghề: Điện tử công nghiệp - Lê Văn Hiền (Trình độ cao đẳng)

Tóm tắt Giáo trình Kỹ thuật điện - Nghề: Điện tử công nghiệp - Lê Văn Hiền (Trình độ cao đẳng): ... I: Tổng đại số các dòng điện tại một nút (hoặc vòng kín) bất kỳ bằng không (2.17) Trong đó, ta có thể quy ước: Các dòng điện có chiều dương đi vào nút thì lấy dấu +, còn đi ra khỏi nút thì lấy dấu –. Hoặc có thể lấy dấu ngược lại. Có thể phát biểu định luật K1 dưới dạng: Tổng các dòng điện c...số vòng dây Điện cảm của cuộn dây : (3.19) 6.2. Sức điện động tự cảm Khi cho một dòng điện biến đổi đi qua một cuộn dây, từ thông qua cuộn dây biến đổi. do đó trong cuộn dây sẽ xuất hiện sức điện động cảm ứng gọi là sức điện động tự cảm, ký hiệu là eL . (3.20) Dấu “-” thể hiện chiều của sức ...3 pha - Biết mối quan hệ U, I trong hai cách đấu mạch điện 3 pha. - Biết cách giải mạch điện 3 pha - Áp dụng giải bài tập cơ bản về mạch điện xoay chiều ba pha - Có ý thức tự giác trong học tập Định nghĩa: Hệ thống mạch điện 3 pha là tâp hợp ba mạch điện một pha nối với nhau tạo thành một hệ ...

doc143 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kỹ thuật điện - Nghề: Điện tử công nghiệp - Lê Văn Hiền (Trình độ cao đẳng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của mỗi nhánh:
 ; (4.121)
Dòng điện ở nhánh 1: chậm sau U góc 
Dòng điện nhánh thứ 2: nhanh hơn U góc 
Dòng điện trong nhánh chung: (4.122)
- Nếu thì mạch có hiện tượng cộng hưởng dòng điện 
- Nếu thì dòng điện cảm và điện dung hoàn toàn bù trừ nhau
- Công suất tác dụng trong mạch bằng 0
- Khi có cộng hưởng nên , tổng trở 
- Điều kiện cộng hưởng: (4.123)
Trong đó: là tần số riêng của mạch dao động 
Khi tần số của nguồn điện bằng tần số riêng thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng dòng điện .
4.3.2. Mạch dao động song song có tổn hao:
Trong thực tế, các mạch dao động đều có tổn hao Hình 4.47
 Hình 4.47
Dùng phương pháp điện dẫn thay thế mỗi nhánh bởi hai thành phần điện dẫn tác dụng và phản kháng
 ; 	(4.124)
 ; 
Khi ta có mạch cộng hưởng dòng điện 
- ; dòng điện trong mạch chính có tính thuần tác dụng
- khi có cộng hưởng , nguồn chỉ cung cấp năng lượng tiêu hao trên các điện dẫn tác dụng.
- Tổng dẫn của mạch: (4.125)
- Điều kiện cộng hưởng:
Nếu thì (4.126)
4.4. Phương pháp nâng cao hệ số công suất
Trong biểu thức công suất tác dụng thì cosj được coi là hệ số công suất. Việc nâng cao hệ số công suất cosj của các phụ tải rất quan trọng vì nó có một ý nghĩa kinh tế lớn
Nâng cao được hệ số cosj của phụ tải, ta sẽ nâng cao được khả năng sử dụng công suất của nguồn. 
Ví dụ 4.47: Để cung cấp cho phụ tải có công suất 10000kW, hệ số cosj = 0,7 thì ta phải chọn nguồn cung cấp (các máy phát điện hoặc máy biến áp xí nghiệp) có công suất . Nếu nâng cao được hệ số cosj của phụ tải lên tới 0,9 thì ta chỉ cần chọn nguồn có công suất , hoặc nếu giưa nguyên nguồn có công suất 14300 kVA thì nó sẽ cung cấp thêm được cho một số phụ tải khác
* Mặt khác, với điện áp và công suất truyền tải trên đường dây nhất định, dòng điện và tổn thất công suất trên đường dây sẽ tỷ lệ nghịch với hệ số cosj
Thực vậy, dòng điện chạy trên đường dây: 
và tổn thất công suất trên điện trở dây dẫn rd là: 
Ta thấy rằng, nếu nâng cao được hệ số cosj của phụ tải thì dòng điện và tổn thất công suất trên đường dây sẽ giảm, dây dẫn có thể chọn tiết diện dây nhỏ hơn
Tất cả các phụ tải trong sinh hoạt và công nghiệp đều phụ thuộc loại phụ tải có tính chất điện cảm (cuộn dây động cơ điện, máy biến áp, chấn lưu) nên cosj thấp. Muốn nâng cao hệ số cosj của phụ tải, ta thường ghép song song các tụ điện với nó gọi là phương pháp bù bằng tụ điện tĩnh
Giả sử lúc đầu phụ tải có 
+ Trước khi bù, khoá K mở (chưa có nhánh tụ điện) thì dòng điện trên đường dây I bằng dòng điện qua tải hình 4.48
Hệ số công suất là 
Hình 4.48.
+ Sau khi bù, khoá K đóng hình 4.49, dòng điện qua phụ tải vẫn không đổi về trị số và góc pha nhưng dòng điện chạy trên đường dây lúc này sẽ bằng tổng của dòng điện phụ tải và dòng điện qua tụ điện (4.127)
Hệ số công suất của mạch là 
Hình 4.49
Nhìn vào đồ thị vectơ ta thấy rõ, dòng điện đường dây sau khi bù I sẽ nhỏ hơn dòng điện phụ tải I1 trong đó I1 là dòng điện đường dây trước khi bù
Để tính được trị số điện dung cần bù để nâng cao được hệ số công suất từ lên tới được tính như sau:
 (4.128)
Ngoài phương pháp bù bằng tụ điện tĩnh còn có nhiều phương pháp khác để nâng cao hệ số cosj như phương pháp bù đồng bộ. Việc tổ chức sắp xếp ca kíp hợp lý, tận dụng công suất các thiết bị  cũng làm cho hệ số công suất cosj của xí nghiệp được nâng cao. 
Ví dụ 4.48: Hình 4.50 Một tải gồm R = 6W, XL = 8W, mắc nối tiếp, đấu vào nguồn U = 220V
Tính dòng điện I1 , công suất P, Q, S, của phụ tải
Người ta nâng cao hệ số công suất của mạch điện đạt cosj = 0,93. Tính điện dung C của bộ tụ điện đấu song song với tải
Hình 4..55
Giải:
Tổng trở tải:
Dòng điện tải I1, 
Công suất của tải: 
Công suất Q của tải: 
vì 
khi 
Bộ tụ cần có điện dung là:
5. Bài tập áp dụng
Thông thường một mạch điện xoay chiều một pha và ba pha áp dụng phổ biến trong gia đình hoặc xưởng máy (có cả điện trở thuần, cuộn cảm, tụ điện.)
Như mạch điện chiếu sáng trong nhà, mạch chiếu sáng trong công nghiệp, mạch điện điều khiển và khởi động động cơ trong công nghiệp
Việc giải mạch điện xoay chiều là rất quan trọng, là cơ sở để tính toán, thiết kế và lựa chọn thiết bị điện, để áp dụng vào thực tế, một số bài tập cơ bản (ở phần bài tập – cuối chương 4) nhằm củng cố và làm sáng tỏ thêm lý thuyết.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 4:
1. Nội dung:
+ Về kiến thức: 
- Dòng điện xoay chiều một pha
- Giải mạch điện xoay chiều một pha
- Giải mạch điện xoay chiều một pha phân nhánh
- Dòng điện xoay chiều 3 pha; mối quan hệ U, I trong hai cách đấu mạch điện 3 pha
- Giải mạch điện 3 pha
+ Về kỹ năng: 	
- Giải bài tập cơ bản về mạch điện điện xoay chiều một pha
- Giải bài tập cơ bản về mạch điện xoay chiều ba pha 
+ Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.
2. Phương pháp:
- Kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm 
- Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng tính toán các bài tập
- Thái độ: Đánh giá phong cách học tập 
Bài tập 
Bài 1. Cho mạch điện như hình vẽ:
 	Hình 4.56: Bài 1
Cho u(t) = 8cost(V)
	Tính công suất tòan mạch và uR.
Hướng dẫn giải
Biến đổi sơ đồ mạch điện sang sơ đồ phức
Ap dụng phương pháp biến đổi tương đương ta có
 uR = 2.77cos(t+450 ) V
Bài 2. Cho mạch điện như hình vẽ:
Hình 4.57: Bài 2
Cho u = 18sin2t(V)
	Tính công suất toàn mạch và uC.
Hướng dẫn giải
Biến đổi sơ đồ mạch điện sang sơ đồ phức
Ap dụng phương pháp biến đổi tương đương ta có :
Bài 3. Cho mạch điện như hình vẽ:
Hình 4.58: Bài 3
 Tính dòng điện i1 và i2
Hướng dẫn giải
Biến đổi sơ đồ mạch điện sang sơ đồ phức
Ap dụng định luật Kirchoff 1-2 ta có
	 (A) 
	 	 (A)
Bài 4. Cho mạch điện như hình vẽ:
Hình 4.59: Bài 4
Tính công suất tác dụng của nguồn, tổng tổng công suất tiêu tán trên tải và uC?
Hướng dẫn giải
Biến đổi sơ đồ mạch điện sang sơ đồ phức
Ap dụng phương pháp biến đổi tương đương ta có
	Ztđ = 3 + 4j = 5W 
	(A) (A)
	uc = 6sin(t-1430) V
Bài 5. Cho mạch điện như hình vẽ:
Hình 4.60: Bài 5
Tính dòng điện các nhánh ?
Hướng dẫn giải
Do –10j và 10j mắc song song nên mạch cộng hưởng 
Bài 6. Cho mạch điện như hình vẽ:
 Hình 4.61: Bài 6
 Tính dòng điện các nhánh và V12 ?
Hướng dẫn giải
Bài 7. Cho mạch điện như hình vẽ:
 Hình 4.62: Bài 7
 Tính: Ii , Zi , Pi 
Hướng dẫn giải
Ap dụng phương pháp biến đổi tương đương ta có :
Bài 8. Cho mạch điện như hình vẽ:
 Hình 4.63: Bài 8
Tìm , công suất tác dụng toàn mạch ?
Hướng dẫn giải
Bài 9. Cho mạch điện như hình vẽ:
Hình 4..64 Bài 9
Tính dòng và trở kháng của mạch.
Hướng dẫn giải
Bài 10. Cho mạch điện như hình vẽ
	Hình 4.65: Bài 10
Tính uc và P2W
Hướng dẫn giải
 Biến đổi sơ đồ mạch điện sang sơ đồ phức
	uc(t) = 2cos(2t – 530) V
Bài 11. Cho nguồn 3 pha cân bằng có Ud = 200V cung cấp điện cho 2 tải song song.
Tải 1: nối sao có trở kháng pha Z1 = 6+8j.
Tải 2: nối tam giác có (sớm), S = 24 KVA.
Tính dòng điện trên đường dây?
Hướng dẫn giải
Tải 1 :
Tải 2 : P2 = S2.cos=24000.0.8 =19200 W
	 Q2 = S2.sin=-24000.0,6 =-14400 Var
 P =P1 +P2 =21600 W 
 Q =Q1+Q2 =-11200 Var
Bài 12. Một nguồn áp ba pha đối xứng cung cấp điện cho hai tải song song, Tải 1 đấu hình sao đối xứng với tổng trở pha: Z1= 8-8j, Tải 2 đấu hình tam giác đối tổng trở pha: Z2 = 24+24j .
 Điện áp dây của nguồn là 240V. Bỏ qua tổng trở đườngdây.
Tính dòng điện trên đường dây.
Hướng dẫn giải
Tải 1 :	
Tải2	 
 P =P1 +P2 =7200 W Q =Q1+Q2 =0 Var
Bài 13. Cho mạch ba pha đối xứng như hình vẽ :
Hình 4.66: Bài 13
Tính dòng điện dây,dòng pha, công suất tác dụng trên tải ?
Hướng dẫn giải
P =3.6.(10)2 =5400 W
Bài 14. Cho mạch điện như hình vẽ:
Hình 4.67: Bài 14
Tính công suất tiêu thụ trên tải 1, tính Id1
Tính công suất tiêu thụ trên tải 2, tính Id2
Tính công suất trên toàn mạch và dòng dây.
Hướng dẫn giải
Biến đổi tải từ tam giác sang hình sao, ta cĩ hình sao đối xứng 
 	Zp = 4 +2j -5j = 4 -3j 	
 	Id = 25,4A ; IP = 14,66A
 	∆P = 7741,92W 
 	QC = -9671,2 VAR
Ptm = 7741,92W ; Qtm = -5806,44 VAR
CHƯƠNG 5
MẠCH DIỆN PHI TUYẾN
Mã chương: MH8-05
Giới thiệu:
	Bài trước chúng ta đã xét mạch điện xoay chiều xác lập điều hòa, tuy nhiên trong thực té cũng có nhiều mạch điện không tuyến tính, chương này chúng ta sẽ nghiên cứu về mạch điện phi tuyến, để thấy được nguyên nhân phi tuyến, đề ra cách biến đổi, giải mạch điện phi tuyến và nghiên cứu một số mạch lọc thông dụng.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm về dòng điện phi tuyến một chiều và xoay chiều.
- Nêu được một số linh kiện phi tuyến tuyến thường gặp.
- Trình bày được các nguyên nhân sinh ra hiện tương phi tuyến trên mạch điện
- Trình bày được các mạch lọc điện thông dụng trong kỹ thuật điện
- Rèn luyện tính tư duy, cẩn thận và chính xác
Nội dung chính
1. Mạch điện phi tuyến
Mục tiêu: 
- Biết và giải thích được khái niệm về mạch điện phi tuyến đơn giản
- Biết một số phần tử mạch phi tuyến
- Phân tích được mạch điện phi tuyến
- Áp dụng giải bài tập cơ bản về mạch phi tuyến
- Có ý thức tự giác trong học tập
1.1. Khái niệm	
Thông số phi tuyến là thông số có đặc tuyến đặc trưng là một hàm không tuyến tính (hàm phi tuyến)- không phải là một hàm bậc nhất.Ví dụ: 
Đặc tuyến Von –Ampe của diot khi được phân cực thuận.
Đặc tuyến Von-Ampe của cuộn dây lõi thép làm việc trong chế độ bão hoà từ.
Quan hệ giữa điện dung của diot biến dung varicap và điện áp ngược đặn lên nó C(u)-một hàm phi tuyến.
Mạch có từ một thông số là phi tuyến trở lên-mạch phi tuyến
1.2. Một số linh kiện phi tuyến thường gặp
Điện trở phi tuyến
Ký hiệu: 
Hình 5.1: Điện trở phi tuyến
Điện trở phi tuyến được xác định bởi quan hệ giữa dòng điện và điện áp:
u = fR(i) hay I = φR(u) (5.1)
trong đó fR, φR là các hàm liên tục trong khoảng (–∞, +∞) và φR = f-1R (hàm ngược).
Các đặc tuyến được mô tả bởi các phương trình trên sẽ đi qua gốc tọa độ và nằm ở góc phần tư thứ nhất và thứ ba.
Hình 5.2: Đặc tuyến điện trở phi tuyến
Nếu điện trở có đặc tuyến (1) mà không có (2), ta gọi nó là phần tử phụ thuộc dòng (R thay đổi theo i). Nếu điện trở phi tuyến có đặc tuyến (2) mà không có (1), thì nó là phần tử phụ thuộc áp (R thay đổi theo v). Trong trường hợp phần tử phi tuyến có cả hai đặc tuyến (dòng là hàm đơn trị của áp và ngược lại) thì đó là phần tử phi tuyến không phụ thuộc. Các điện trở không tuyến tính thực tế thường gặp là các bóng đèn dây tóc, các diode điện tử và bán dẫn 
Điện cảm phi tuyến (cuộn dây phi tuyến)
Ký hiệu:
Hình 5.3: Điện cảm phi tuyến
Điện cảm phi tuyến được cho bởi đặc tuyến quan hệ giữa từ thông và dòng điện có dạng: Ф = fL(i) và u=dФ/dt (5.2)
Trong đó fL là hàm liên tục trong khoảng (–∞, +∞), đi qua gốc tọa độ (Ф, i) và nằm ở góc phần tư thứ nhất và thứ ba. 
Hình 5.4: Đặc tuyến điện cảm phi tuyến
Điện dung phi tuyến
Ký hiệu:
Hình 5.5: Điện dung phi tuyến
Điện dung phi tuyến được đặc trưng bởi quan hệ phi tuyến giữa điện tích và điện áp trên tụ điện.
q = fc(u) và i=dq/dt (5.3)
Trong đó fc là hàm liên tục trong khoảng (–∞, +∞), có đạo hàm liên tục khắp nơi, đi qua gốc tọa độ (q, u) và nằm ở góc phần tư thứ nhất và thứ ba.
Hình 5.6: Đặc tuyến điện dung phi tuyến
Tùy thuộc vào điều kiện làm việc, người ta phân biệt các đặc tuyến của các phần tử phi tuyến thành các loại sau:
- Đặc tuyến tĩnh được xác định khi đo lường phần tử phi tuyến làm việc với các quá trình biến thiên chậm theo thời gian.
- Đặc tuyến động được đo lường khi các phần tử phi tuyến làm việc với quá trình điều hòa.
- Đặc tuyến xung được xác định khi phần tử làm việc với các quá trình đột biến theo thời gian.
1.3. Mạch xoay chiều phi tuyến
1.3.1. Môt số tính chất cơ bản của mạch phi tuyên:
Mạch phi tuyên không có tính xêp chồng nghiêm.
Mạch phi tuyên có tính tạo (điều chê) tần số.
Các tính chất khác ...
Cho mạch điên như Hình 5.7
Với u(t) = u1(t) + u2(t) và phần tử phi tuyên có tính chất: i = 2.u2 Xác định dòng điên chạy trong mạch điên trên. Nêu áp dụng nguyên lí xêp chồng, ta có:
 Hình 5.7
Dòng điên do nguồn u1(t) gây ra là i1(t): i1 = 2.u12
Dòng điên do nguồn u1(t) gây ra là i1(t): i2 = 2.u22 
Như vậy dòng điên tổng i(t) = i1(t) + i2(t) = 2(u12 + u22)
Thực tê, dòng điên trong mạch là i(t) = 2.u2 = 2(u1 + u2)2
Nêu u(t) = Umsin(ωt) thì i = 2.u2 = 2.Um2sin2(ωt) = Um2[1-cos(2ωt)]. Có thể thấy tần số của dòng điên bằng 2 lần tần số nguồn áp.
1.3.2. Các phương pháp phân tích mạch có phần tử phi tuyến
Vấn đề đầu tiên cần quan tâm khi phân tích mạch phi tuyến là vấn đề tiệm cận đặc tuyến theo số liệu thực nghiệm. Để lập quan hệ giải tích của một đặc tuyến nào đó theo số liệu thực nghiệm thường sử dụng phương pháp nội suy trong một đoạn hữu hạn của đặc tuyến.Hàm nội suy có thể sử dụng nhiều dạng hàm nhưng thông dụng nhất là đa thức luỹ thừa.
Để phân tích phổ của tín hiệu trong quá trình biến đổi phi tuyến thường sử dụng các phương pháp đồ thị 3,5,7 toạ độ để xác định các biên độ sóng hài.
Phương pháp đồ thị
Hình 5.8 
Cách 1: Hình 5.9 từ thông số phần tử (I = f(u) (5.4)) và quan hê có được từ sơ đồ mạch.
(5.5) 	
Sử dụng đồ thị:
Hình 5.9: Ngiệm của hệ phương trình phi tuyến
Điểm B chính là nghiêm của hê phương trình 
Cách 2:
PTPT
Cho sơ đồ mạch: Hình 5.10
Hình 5.10
Có thể dùng phương pháp đồ thị như sau:
Hình 5.11: Đồ thị nghiệm của phương trình phi tuyến cách 2 
Cách nối ghép các phần tử phi tuyến (PTPT) nối tiếp: qui tắc cộng áp hình 5.12, hình 5.13
 Hình 5.12 Hình 5.13 
u = u1 + u2 (5.6)
Đặc tuyến của các phần tử phi tuyến cho như sau:
Hình 5.14: Đặc tuyến của các phần tử phi tuyến nối tiếp
Nối song song: Qui tắc cộng dòng Hình 5.15, hình 5.16
i= i1 + i2 (5.7)
 Hình 5.15 Hình 5.16
Đặc tuyến của các phần tử phi tuyến cho như sau:
Hình 5.17: Đặc tuyến của các phần tử phi tuyến song song
2. Mạch có dòng điện không sin
Mục tiêu: 
- Biết và giải thích được khái niệm về mạch điện không sin
- Biết nguyên nhân dẫn tới mạch không sin
- Có ý thức tự giác trong học tập
2.1. Khái niệm
Thực tế có rất nhiều dòng điên biến thiên có chu kì nhưng không theo qui luật hình sin, được gọi chung là dòng điên không sin.
2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây nên dòng điên không sin:
Nguồn 3 pha không sin (đặc tính máy phát điên đồng bộ: mạch từ, khe hở không khí, dạng từ trường, dây quấn, ...)
Sự biến dạng dạng sóng khi dòng điên đi qua các bộ chỉnh lưu, nghịch lưu, biến tần, ...
Sự biến dạng dạng sóng khi dòng điên đi qua các linh kiên bán dẫn; các thiết bị, mạch điên có khả năng điều khiển, ...
Hình 5.18. Đồ thị sóng không sin
3. Mạch lọc điện
Mục tiêu: 
- Biết được được khái niệm về mạch lọc thông dụng
- Mô tả được một số mạch lọc thông dụng
- Có ý thức tự giác trong học tập
3.1. Khái niệm
Trong kỹ thuật viễn thông ta thường hay gặp các dạng sóng hài gây tác động không tốt tới sự làm việc của các thiết bị, để sự làm việc của thiết bị được ổn định và chính xác ta thường dùng phương pháp lọc, Lọc điện là một mạng bốn cực thực hiện biến đổi phổ của tín hiệu theo một quy luật toán học. các quá trình biến đổi phi tuyến (biến đổi phổ của tín hiệu) thường gặp là tạo dao động hình sin, điều biên,điều tần, biến tần, tách sóng.
3.2. Các dạng mạch lọc thông dụng
Mạch lọc điện thực hiện biến đổi phổ của tín hiệu theo một quy luật toán học. Mạch lọc thông dụng thất là mạch lọc thuần kháng LC. Mạch lọc LC lại chia thành loại “k” và loại “m”.Lý thuyết mạch lọc thuần kháng thường xuất phát từ hình 5.19a). Để nhận được công thức có dạng toán học thuận tiện, người ta ký hiệu trở kháng nhánh ngang là , nhánh dọc là 2Z2. Từ mạch lọc hình 5.19a) tạo ra mạch loc đối xứng hình Thình 5.19b) và lọc đối xứng hình p hình 5.19c).
Hình 5.19
Điều kiện có lọc là Z1và Z2 phải khác tính.
Trường hợp tích tổng trở hai nhánh là một hằng thì lọc là lọc loại k. Lúc đó Z1Z2=R02=K2=const. (5.8) 
Trong đó có thứ nguyên của điện trở, gọi là điện trở danh định của mạch lọc, ký hiệu là R0 hoặc K.
+Lọc thông thấp (hay lọc tần số thấp) loại K có nhánh ngang là điện cảm, nhánh dọc là điện dung như ở hình 5.20. (dải thông 0¸wC, dải chặn wC¸¥) 
Hình 5.20
Các công thức để tính các thông số của mạch lọc thông thấp:
Điện trở danh định: (5.9) 
 Tần số cắt: (5.10) 
Tổng trở đặc tính: 
 (5.11) 
+Lọc thông cao (hay lọc tần số cao) loại K có nhánh ngang là điện dung, nhánh dọc là điện cảm như ở hình 5.21. (dải thông wC¸ ¥, dải chặn 0 ¸ wC ) 
Hình 5.21
Các công thức để tính các thông số của mạch lọc thông cao:
Điện trở danh định: (5.12) 
 Tần số cắt: (5.13) 
 Tổng trở đặc tính: 
 (5.14) 
+Lọc thông dải(hay lọc dải thông) loại K có nhánh ngang là khung cộng hưởng nối tiếp, nhánh dọc là khung cộng hưởng song song, hai nhánh có cùng tần số cộng hưởng w0 (Hình 5.22). (dải thông wC1¸wC2, dải chặn 0 ¸ wC1, wC2 ¸ ¥ ) 
Hình 5.22
 Các công thức để tính các thông số của mạch lọc thông dải loại k:
Điện trở danh định: (5.15) 
Tần số cắt: 
 (5.16) 
Dải thông: Dw=wC2-wC1= (5.17) 
Tần số trung tâm (5.18) 
Tổng trở đặc tính: (5.19) 
+Lọc chặn dải (hay lọc chặn dải hay lọc dải chắn) loại K có nhánh ngang là khung cộng hưởng song song, nhánh dọc là khung cộng hưởng nối tiếp –hình 5.23 (dải thông 0¸wC1 và wC2¸¥, dải chặn wC1¸wC2).
 Các công thức để tính các thông số của mạch lọc chặn dải loại K:
Hình 5.23
 Điện trở danh định: (5.20) 
Tần số cắt (giống lọc thông dải) : 
 (5.21) 
Dải chặn: Dw=wC2-wC1= (5.22) 
Tần số trung tâm (5.23) 
 Tổng trở đặc tính: (5.24) 
Mạch lọc RC. 
Lọc RC thông thấp (hình 5.24) 
 Tần số cắt: (7.39) 
 Hình 5.24
Lọc RC thông cao (hình 5.25) 
 Tần số cắt: (7.42) 
Hình 5.25
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 5:
1. Nội dung:
+ Về kiến thức: 
- Một số phần tử mạch phi tuyến 
- Mạch điện phi tuyến đơn giản
- Mạch lọc thông dụng
+ Về kỹ năng: 	
- Giải bài tập cơ bản về mạch phi tuyến, mạch lọc điện thông dụng 
+ Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.
2. Phương pháp:
- Kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm 
- Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng tính toán các bài tập
- Thái độ: Đánh giá phong cách học tập 
BÀI TẬP
1. Mạch lọc thông thấp có tần số cắt là 15Khz, điện trở tải 500W. Hãy xác định:
a) Vẽ sơ đồ hình “Γ”, hình “T” và hình “p” của mạch lọc, điền trên hình vẽ trị số các thông số vật lý của mạch. 
b) Tổng trở đặc tính ở tần số 5 Khz, 10 Khz.
Hướng dẫn
Vì 
Hình 5.26
a) Sơ đồ mạch lọc trình bày trên Hình 5.26
b) Tổng trở đặc tính: ở tần số 5 Khz, 10 Khz
ZCT :
ở tần số 5Khz: 
ở tần số 10Khz: 
ZCp : ở tần số 5Khz: 
ở tần số 10Khz: 
2..Mạch lọc thông thấp có tần số cắt là 500 Hz, điện trở tải 600W. Hãy xác định:
a) Vẽ sơ đồ hình “T” và hình “p” của mạch lọc, điền trên hình vẽ trị số các thông số vật lý của mạch. 
b) Tổng trở đặc tính ở tần số 120 Hz và 320 Hz.
Hướng dẫn: giải như bài 1
 3.Cho mạch lọc hình Hình 5.27.Hãy xác định:
a) Tần số cắt của mạch lọc. 
b) Điện trở danh định R0 của mạch lọc.
c) Tổng trở đặc tính ở tần số 500 Hz 
Hình 5.27
Hướng dẫn
a) L1=66,8.2=133,7 mH. C2=0,485 mF.
b) 
c) 
Hình 5.28
4.Cho mạch lọc hình Hình 5.29.Hãy xác định:
a) Tần số cắt của mạch lọc. 
b) Điện trở danh định R0 của mạch lọc.
c) Tổng trở đặc tính ở tần số 500 Hz 
Hướng dẫn 
Fc=2250 Hz
Ro=707 Ω
Hình 5.29
5.Cho mạch lọc hình Hình 5.30.Hãy xác định:
a) Tần số cắt của mạch lọc. 
b) Điện trở danh định R0 của mạch lọc.
c) Tổng trở đặc tính ở tần số 250 Hz 
Hình 5.30
Hướng dẫn 
6. Mạch lọc thông cao có tần số cắt là 800 Hz,điện trở tải 250W.Hãy xác định:
a) Vẽ sơ đồ hình “T” và hình “p” của mạch lọc, điền trên hình vẽ trị số các thông số vật lý của mạch. 
b Tổng trở đặc tính ở tần số 1200 Hz.
Hướng dẫn 
Hình 5.31
b) 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Điện kỹ thuật . Nguyễn Viết Hải - Nhà xuất bản lao động Xã Hội – Hà Nội – Năm 2004.
[2] Cơ sở kỹ thuật điện. Hoàng Hữu Thận. Nhà xuất bản kỹ thuật Hà Nội – Năm 1980.
[3] Giáo trình kỹ thuật điện. Vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - Nhà xuất bản Giáo Dục –Năm 2005.
[4] Mạch điện 1 . Phạm Thị Cư (chủ biên) - Nhà Xuất bản Giáo dục - 1996.
[5] Cơ sở lý thuyết mạch điện . Nguyễn Bình Thành - Đại học Bách khoa Hà Nội - 1980. 
[6] Kỹ thuật điện đại cương . Hoàng Hữu Thận - Nhà Xuất bản Đại học và Trung học chyên nghiệp - Hà Nội - 1976.
[7] Bài tập Kỹ thuật điện đại cương . Hoàng Hữu Thận - Nhà Xuất bản Đại học và Trung học chyên nghiệp - Hà Nội - 1980.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ky_thuat_dien_nghe_dien_tu_cong_nghiep_le_van_hie.doc
Ebook liên quan