Giáo trình Lập luận và phân tích dự án (Phần 1)
Tóm tắt Giáo trình Lập luận và phân tích dự án (Phần 1): ...nh. - Thi công xây lắp công trình. - Vận hành chạy thử nghiệm thu công trình. Trong giai đoạn này vốn đầu tư được chi ra rất lớn và chưa sinh lời. Thời gian càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn và có thể xảy ra các tổn thất đối với thiết bị chưa hoặc đang được thi công lắ...ng phỏng vấn, hoặc khảo sát lấy mẫu phân tích để bổ sung. Có các chuyên gia có kiến thức về sản phẩm của dự án, về những sản phẩm có thể thay thế, về quy luật và cơ chế hoạt động của thị trường, pháp luật, thương mại, chính trị, xã hội để có thể lựa chọn, phân tích và rút ra được những kết...ững mặt hàng còn có sự khan hiếm để đầu tư sản xuất. Lúc này, để xác định nhu cầu thị trường hiện tại có thể gia tăng một hệ số nào đó bằng cách tham khảo số liệu của các nước khác, nhất là các nước có kinh nghiệm có đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội giống với nước ta. Trong mọi trường h...
Các phương thức này tạo nên lợi ích kinh tế trực tiếp thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm của dự án. Từ đó, khuyến khách hàng gia tăng nhu cầu sản phẩm của dự án thông qua nhưng lợi ích về vật chất mà họ có thêm. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Lập kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm bao gồm: Nhà buôn Nhà bán lẻ Đại lý và môi giới Nhà phân phối Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án có vai trò rất quan trọng, là con đường mà sản phẩm đước lưu thông từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Do Giáo trình lập và phân tích dự án Trường Cao đẳng nghề Nam Định 44 vậy, tùy vào từng mục tiêu, điều kiện và khả năng cũng như đặc thù sản phẩm của dự án để lựa chọn cách thức quản lý mạng lưới tiêu thụ sản phẩm phù hợp, đạt hiệu quả. Thực hành Cho các sinh viên đăng ký nhóm theo bài tập đã chọn, mỗi nhóm khoảng 9 - 10 người. Cho các nhóm thảo luận để lập kế hoạch tìm hiểu thị trường. Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thu được sau khi nghiên cứu thị trường Câu hỏi 1. Mục tiêu và vai trò của nghiên cứu thị trường của dự án? 2. Các nội dung chủ yếu của phân tích thị trường? 3. Phân tích cung cầu về sản phẩm của dự án? 4. Thế nào là phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và ý nghĩa của chúng trong nghiên cứu thị trương? 5. Nêu việc xây dựng sản phẩm của dự án? 6. Các phương pháp dự báo cầu thị trường thường được áp dụng, ưu nhược đỉểm của từng phương pháp? 7. Mục tiêu chủ yếu của công tác tiếp thị của dự án là gì? Các nội dung chủ yếu trong nghiên cứu công tác tiếp thị của dự án là gi? Chương 4. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật trong dự án đầu tư Trường Cao đẳng nghề Nam Định 45 CHƯƠNG IV NGHIÊN CứU GIảI PHáP Kỹ THUậT TRONG Dự áN ĐầU TƯ Nghiên cứu kỹ thuật trong dự án đầu tư là phân tích chọn phương pháp sản xuất, thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, địa điểm... phù hợp với những ràng buộc về vốn, trình độ quản lý và kỹ thuật, quy mô thị trường, yêu cầu của xã hội vể việc làm và giới hạn cho phép về mức độ ô nhiễm mội trường do dự án tạo ra. Đây là nội dung hết sức quan trọng vì nó sẽ quyết định sản phẩm của dự án được sản xuất bằng cách nào? Chi phí bao nhiêu? Chất lượng? (chi phí và chất lượng là những yếu tố chủ yếu để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường). Nói cách khác, nghiên cứu kỹ thuật cho biết dự án nên được đầu tư như thế nào là có lợi nhât, có hiệu quả cao nhất, khôn ngoan nhất. i. Vai trò và yêu cầu của nghiên cứu giải pháp kỹ thuật trong dự án đầu tư 1. Vai trò Nghiên cứu kỹ thuật là bước phân tích sau nghiên thị trường và là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu mặt kinh tế tài chính các dự án đầu tư. Không có số liệu của nghiên cứu kỹ thuật thì không thể tiến hành nghiên cứu mặt kinh tế, tài chính, tuy rằng các thông số kinh tế có ảnh hưởng đến các quyết định về mặt kỹ thuật. Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật phải được bác bỏ để tránh những tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư sau này (chẳng hạn địa điểm thực hiện dự án có địa chất không ổn định, hoặc gây ô nhiễm quá nặng nề cho khu vực dân cư đòi hỏi chi phí sử lý quá lớn). Quyết định đúng đắn trong nghiên cứu kỹ thuật không chỉ là loại bỏ các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật mà còn là chấp nhận dự án khả thi về mặt này. Điều đó cho phép một mặt tiết kiệm được các nguồn lực, mặt khác tranh thủ được cơ hội để tăng thêm nguồn lực. Ngược lại, nếu chấp nhận dự án không khả thi do nghiên cứu chưa thấu đáo hoặc do quan niệm yếu tố kỹ thuật, hoặc bác bỏ dự án khả thi về mặt kỹ thuật do bảo thủ, do quá thận trọng thì hoặc là gây tổn thất nguồn lực, hoặc đã bỏ lỡ cơ hội để tăng nguồn lực. Chúng ta có thể hình dung vai trò và vị trí của nghiên cứu kỹ thuật, mối quan hệ của nghiên cứu kỹ thuật trong dự án đầu tư và nghiên cứu kinh tế tìa chính trong dự án đầu tư theo sơ đồ ở trang sau: Giáo trình lập và phân tích dự án Trường Cao đẳng nghề Nam Định 46 Vai trò và vị trí của nghiên cứu kỹ thuật dự án đầu tư 2. Yêu cầu Để đảm bảo tính khả thi của khía cạnh kỹ thuật thì người soạn thảo phải thực hiện được các yêu cầu sau đây đặt ra cho quá trình nghiên cứu kỹ thuật trong dự án đầu tư: - Đảm bảo tính khoa học và hệ thống, quá trình nghiên cứu phải xem xét tỉ mỉ, chính xác từng nội dung kỹ thuật của dự án công nghệ và trang thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất Nghiên cứu kỹ thuật Thông số kinh tế Không khả thi Khả thi Chấp nhận Bỏ lỡ mất cơ hội thu nguồn lợi Nghiên cứu kinh tế tài chính Bác bỏ Chấp nhận Bác bỏ Không khả thi Khả thi Chấp nhận Bác bỏ Chấp nhận Bác bỏ Tiết kiệm nguồn lực Tiếc kiệm nguồn lực Thu được lợi ích Lãng phí nguồn lực Bỏ mất nguồn lợi Thất bại Thất bại Tổn thất nguồn lực Thành công Thành công Chương 4. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật trong dự án đầu tư Trường Cao đẳng nghề Nam Định 47 - Trong quá trình nghiên cứu để có thể lựa chọn được nội dung kỹ thuật tối ưu nhất, thì phải sử dụng nhiều phương pháp với những dữ liệu khác nhau. Mỗi phương pháp này đều phải nghiên cứu tỉ mỉ với các số liệu tính toán chi tiết. Ii. Nội dung nghiên cứu của giải pháp kỹ thuật dự án Tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể mà nội dung nghiên cứu kỹ thuật có mức độ phức tạp khác nhau, không có một mô hình tiếp cận nào về mặt nghiên cứu kỹ thuật có thể thích ứng được tất cả các loại dự án. Trong đó mô hình nghiên cứu kỹ thuật của các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp tương đối đầy đủ các vấn để về kỹ thuật cơ bản như sản phẩm của dự án, công nghệ và trang thiết bị, nguyên liệu, địa điểm Do đó, tuỳ theo từng dự án cụ thể mà các vấn đề kỹ thuật được chú trọng xem xét ở mức độ khác nhau trong nghiên cứu. Dự án càng lớn các vấn đề kỹ thuật càng phức tạp, càng cần phải sử lý nhiều thông tin. ở đây chúng ta xem xét nội dung nghiên cứu kỹ thuật của các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp. Đối với các dự án thuộc các ngành khác làm tham khảo nhưng nhất thiết phải chú ý đầy đủ đến các đặc thù của ngành mình. 1. Mô tả sản phẩm của dự án Sau khi nghiên cứu thị trường, thì người soạn thảo đã chọn sản phẩm sẽ đưa vào sản xuất. Nhưng việc mô tả đặc tính kỹ thuật và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác, có liên quan mật thiết đến việc lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất sản phẩm đó, đến việc lựa chọn nguyên vật liệu cho phù hợp. Mô tả sản phẩm phải nêu bật được các điểm chính sau: - Mô tả các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm: Kích thức, hình dáng - Mô tả các đặc tính: Lý, hoá, cơ của sản phẩm. - Mô tả tính năng, công dụng và cách sử dụng của sản phẩm. Ngoài ra, còn phải so sánh sản phẩm của dự án với các sản phẩm tương tự trong nước và ngoài nước, so sánh với tiêu chuẩn kinh tê, kỹ thuật quốc gia và quốc tế quy định với sản phẩm. Các sản phẩm của dự án bao gồm: sản phẩm chính, sản phẩm phụ và dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. 2. Lựa chọn phương án kỹ thuật theo yêu cầu về sản phẩm của dự án 2.1. Khái quát các phương án đầu tư Để sản xuất sản phẩm, thực hiện mục tiêu đã đề ra, dự án có thể áp dụng một trong các hình thức đầu tư sau: - Đầu tư mới, tức là đầu tư để xây dựng mới, mua sắm thiết bị và máy móc mới toàn bộ. Giáo trình lập và phân tích dự án Trường Cao đẳng nghề Nam Định 48 - Đầu tư cải tạo, mở rộng: Trên cơ sở nhà máy xí nghiệp đã có sẵn, chỉ đầu tư để cải tạo hoặc thay thế các loại tài sản cố định hiện có đã lạc hậu, hoặc mở rộng hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp với quy mô lớn hơn. Hình thức đầu tư này có thể phân ra làm hai loại: đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng sản xuất bằng kỹ thuật và công nghệ lặp lại như cũ. Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư để mở rộng sản xuất bằng kỹ thuật và công nghệ tiến bộ và hiệu quả hơn. 2.2. Các căn cứ để lựa chọn Đối với các loại sản phẩm hoàn toàn mới thì thông thường phải đầu tư mới, ít khi tận dụng được các cơ sở hiện có, ngoại trừ phần kết cấu hạ tầng. Đối với các loại sản phẩm không phải lần đầu tiên sản xuất ở Việt Nam thì có thể lựa chọn hình thức đầu tư mới hoặc đầu tư cải tạo mở rộng trên cơ sở tận dụng nhà xưởng, máy móc thiết bị đã có, mở rộng thêm, đầu tư theo chiều sâu. Nếu tận dụng được các cơ sở vật chất sẵn có nhiều khi sẽ tiết kiệm được vốn đầu tư cũng có lợi hơn phương án đầu tư mới. Do đó cần phải tính toán cụ thể, chỉ nên quyết định sau khi đã so sánh các phương án về các mặt kinh tế - kỹ thuật, có xét đến khả năng phát triển trong tương lai. Nếu tận dụng cơ sở hiện có, cải tạo, mở rộng thêm, thì người soản thảo dự án cần phải mô tả cơ sở hiện có với các nội dung sau: - Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện nay. - Số lượng cán bộ, công nhân viên hiện có. - Thống kế tài sản cố định hiện có, gồm các công trình kiến trúc, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải iii. Xác định công suất của dự án Để có phương án công nghệ thích hợp, trước hết phải xác định công suất hoặc năng lực phục vụ của dự án. Công suất hoặc năng lực phục vụ của dự án được phản ánh thông qua số lượng đơn vị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được thực hiện trong một đơn vị thời gian với những điều kiện cho phép. Ví dụ: đối với các dự án sản xuất, đơn vị đo công suất dự án xẽ là lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (tháng, quý, năm); đối với thực hiện các hoạt động dịch vụ như dự án xây dựng một trường học, năng lực phục vụ của dự án có thể là số phòng học hoặc số học sinh; đối với dự án xây dựng một bệnh viện, năng lực phục vụ của dự án được đo bằng số giường bệnh Qua phân tích thực tế cho thấy những dự án có công suất lớn có những ưu điểm như: dễ áp dụng công nghệ hiện đại, chi phí tính cho một sản phẩm có thể hạ; nhưng mặt khác công suất lớn cũng có những nhược điểm như: đòi hỏi vốn lớn, thời gian hoàn vốn lâu, thiệt hại lớn khi nhu cầu thị trường đột nhiên giảm xuống Những dự án có công suất nhỏ có ưu điểm là đòi hỏi vốn it, xây dựng Chương 4. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật trong dự án đầu tư Trường Cao đẳng nghề Nam Định 49 nhanh, thu hồi vốn nhanh, dễ thay đổi thích ứng với thị trường. Nhưng công suất nhỏ có những nhược điểm như khó áp dụng công nghệ hiện đại, chi phí cho một sản phẩm có thể lớn 1. Công suất thiết bị máy móc 1.1. Công suất lý thuyết Công suất lý thuyết là công suất lớn nhất mà thiết bị có thể đạt đến trong các điều kiện sản xuất lý thuyết: máy móc, thiết bị chạy suốt 24h/ngày và 365 ngày/năm. Công suất lý thuyết chỉ tính để biết, chứ không thể đạt được. 1.2. Công suất thiết kế Công suất thiết kế là công suất mà thiết bị có thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất bình thường. Những điều kiện snả xuất bình thường là: - Máy móc, thiết bị hoạt động theo đúng quy trình công nghệ, không bị gián đoạn vì những lý do không được dự tính trước, như bị hỏng đột xuất, bị cúp điện - Các đầu vào được đảm bảo đầy đủ Công suất của máy móc thiết bị là một đại lượng vật lý thuộc về tính năng của máy, được xác định khi thiết kế máy và được chỉ rõ trong cathalogue của máy. 2. Xác định công suất dự án 2.1. Công suất khả thi Công suất khả thi của dự án là công suất mà dự án có thể thực hiện được và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Căn cứ để lựa chọn công suất khả thi của dự án: Khi lựa chọn công suất khả thi cho dự án phải dựa trên các căn cứ và chỉ tiêu sau: - Căn cứ vào nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với các loại sản phẩm của dự án. - Khả năng chiếm lĩnh thị trường của chủ đầu tư. - Các thông số kĩ thuật và kinh tế của các máy móc hiện có, thông thường trên thị trường chỉ có bán các máy móc và dây truyền công nghệ với những công suất xác định (trừ trường hợp đặt hàng cụ thể thì chủ đầu tư có thể mua máy móc đúng với công suất theo ý muốn). - Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào và nhất là đối với các loại nguyên vật liệu phải nhập khẩu. - Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất, khả năng về vốn đầu tư của chủ Giáo trình lập và phân tích dự án Trường Cao đẳng nghề Nam Định 50 đầu tư. - Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng phương án công xuất. - Công suất khả thi của dự án là cơ sở để lựa chọn máy móc thiết bị có công suất tương ứng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của dự án, có thể có những trục trặc bất thường (Ví dụ, như trục trặc về kỹ thuật, trục trặc trong cung cấp các yếu tố đầu vào), nếu chọn thiết bị có công suất bằng với công suất khả thi thì không đáp ứng được yêu cầu của dự án. Do đó, người soạn thảo phải chọn thiết bị có công suất cao hơn công suất khả thi của dự án và thông thường cao hơn khoảng 10%. Khi đã mua được máy móc thiết bị cho dự án, dựa vào công suất thiết kế của máy móc thiết bị này để xác định công suất thiết kế cho dự án. 2.2. Công suất thiết kế Công suất thiết kế của dự án được tính dựa vào công suất thiết kế của máy móc, thiết bị chủ yếu trong một giờ và số giờ làm việc trong một năm. Khi tính công suất thiết kế thì số ngày làm việc trong một năm thường lấy bằng 300 ngày, còn số ca/ngày, số giờ/ca lấy theo dự kiến trong dự án, thông thường có thể tính 1ca/ngày hoặc 1,5ca/ngày; 8 giờ/ca. 2.3. Công suất thực tế Công suất thực tế của dự án là công suất mà dự án dự kiến đạt được trong từng năm khi đi vào vận hành khai thác. Công suất thực tế những năm hoạt động ổn định của dự án sẽ bằng công suất khả thi của dự án. Do phải tính đến những trục trặc bất thường như đã kể trên nên công suất đó chỉ nên tính tối đa bằng 90% công suất thiết kế của dự án. Thông thường trong những năm đầu, do phải điều chỉnh máy móc, công nhân chưa thạo việc, việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định cho nên năm đầu các dự án thường chỉ đạt được 50% công suất thiết kế và tăng dần qua các năm cho đến khi ổn định. 2.4. Công suất tối thiểu Công Suất tối thiểu là công suất tương ứng với điểm hoà vốn của dự án. Ta không thể chọn công suất thực tế của dự án nhỏ hơn công suất hoà vốn, vì làm Công suất thiết kế 1 năm Số giờ làm việc trong 1 ca Số ca trong 1 ngày Số ngày làm việc trong 1 năm = x x x Công suất thiết kế trong 1h của máy móc thiết bị chủ yêu Chương 4. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật trong dự án đầu tư Trường Cao đẳng nghề Nam Định 51 như vậy dự án sẽ bị lỗ. 2.5. Lựa chọn công suất của dự án. a. Căn cứ lựa chọn công suất. Công suất của dự án được lựa chọn như thế nào tùy thuộc vào các yếu tố sau đây: - Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án và khả năng chiếm lĩnh thị trường (thị phần của dự án). - Khả năng đảm bảo các yếu tố đầu vào, đặc biệt là các loại nguyên vật liệu phải nhập khẩu hoặc phải tạo nguồn trong một thời gian dài. - Khả năng mua được máy móc thiết bị có công suất phù hợp. - Năng lực tổ chức, điều hành sản xuất, trình độ tay nghề của người lao động. - Khả năng về vốn đầu tư. Khi các yếu tố về thị trường, về nguồn cung cấp các đầu vào có khả năng xảy ra các biến động, rủi ro hoặc không xác định được chính xác; hay khi có sự hạn chế về vốn đầu tư, về khả năng điều hành, khả năng sản xuất... người ta thường áp dụng phương pháp phân kỳ đầu tư: chia quá trình đầu tư thành nhiều giai đoạn và nâng dần công suất cho đến khi đạt công suất yêu cầu. Phương pháp phân kỳ đầu tư có những ưu điểm sau: - Không phải bỏ vốn đầu tư một lúc quá lớn. - Các yếu tố đầu vào, đầu ra được ổn định dần qua từng giai đoạn. - Bộ máy điều hành cũng dần thích nghi; công nhân sản xuất được rèn luyện, đào tạo. - Hạn chế được tổn thất khi có những biến động đột xuất bất lợi. Do những ưu điểm trên nên phương pháp này được áp dụng rộng rãi hiện nay. Việc phân kỳ, chia ra bao nhiêu giai đoạn và mỗi giai đoạn đầu tư dài hay ngắn tuỳ thuộc từng dự án cụ thể. Thông thường người ta phân kỳ đầu tư thành 2 hoặc 3 giai đoạn, nếu phân ra quá nhiều giai đoạn sẽ gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. b. Trình tự xác định công suất của dự án bao gồm các bước sau đây. - Thông qua việc xác định nhu cầu thị trường và thị phần mà dự án sẽ chiếm lĩnh, chúng ta xác định công suất bình thường có thể của dự án, đây chính là số sản phẩm dự án cần sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. - Xác định công suất tối đa danh nghĩa. Công suất tối đa danh nghĩa bằng công suất bình thường có thể của dự án cộng thêm với số sản phẩm cần thiết để bù vào phần hao hụt, tổn thất trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển và Giáo trình lập và phân tích dự án Trường Cao đẳng nghề Nam Định 52 bốc dỡ. - Xác định công suất sản xuất của dự án. Đây là lượng sản phẩm mà dự án cần sản xuất trong một giờ (hoặc một ca) để đảm bảo công suất tối đa danh nghĩa đồng thời có tính đên thời gian và chế độ làm việc của lao động, của máy móc thiết bị. 3. Lựa chọn máy móc thiết bị cho dự án 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thiết bị máy móc - Nhu cầu của thị trường với sản phẩm - Nguồn nguyên liệu đầu vào của sản xuất - Khả năng tài chính, ngoại tệ (đối với máy móc nhập khẩu) - Nguồn cung cấp thiết bị máy móc (trong nước, hay nước ngoài0 - Chính sách bảo hộ mậu dịch của Việt Nam 3.2. Tiêu chuẩn để lựa chọn thiết bị máy móc cho dự án - Nhà cung cấp thiết bị máy móc có uy tín để đảm bảo tính tốt bền, chất lượng cao của thiêt bị máy móc. - Phù hợp bới công suất của dự án. - Đảm bảo tính đồng bộ của thiết bị máy móc. - Cho phép sản xuất ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. - Máy móc phải thích hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam về thời tiết, khí hậu, độ ẩm, về năng lượng sử dụng, về trình độ tay nghề của công nhân điều khiển v.v... - Phụ tùng đơn giản dễ kiếm và có thể sử dụng những phụ tùng thay thế dễ dàng. - Giá cả và hình thức thanh toán hợp lý. 3.3. Mô tả máy móc và liệt kê trang thiết bị Sau khi đã chọn được loại máy móc thiết bị cho dự án , phải lập bảng liệt kê mô tả đầy đủ theo các căn cứ để lựa chọn. Trong bảng liệt kê phải sắp xếp các thiết bị máy móc thành các nhóm sau đây: - Máy móc thiết bị chính trực tiếp sản xuất. - Thiết bị phụ trợ; - Thiết bị vận chuyển, bốc xếp, băng chuyền.; - Thiết bị và dụng cụ điện; - Máy móc và thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng, dụng cụ, phòng thí Chương 4. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật trong dự án đầu tư Trường Cao đẳng nghề Nam Định 53 nghiệm; - Thiết bị và dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế; - Thiết bị an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy. - Các loại xe đưa đống công nhân, xe con, xe tải; - Các máy móc, thiết bị khác. Giá mua các loại thiết bị này có thể sử dụng bảng hiện giá (ProFormainvoice) hoặc tham khảo các thông tin qua các cơ quan đại diện, các chuyên gia kỹ thuật. Để có thể mua được thiết bị mong muốn với giá phải chăng nên dùng phương thức đấu thầu. Giá này bao gồm chi phí sản xuất, chi phí mua bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, tên hiệu thương mại, chi phí huấn luyện chuyên môn, chi phí lắp ráp, vận chuyển... Đối với máy nhập, dùng giá CIF + chi phí bảo hiểm, bốc dỡ, vận chuyển đến tận nhà máy. Nếu chi phí lắp đặt máy móc thiết bị tính tách riêng thì có thể ước lượng từ 1-15% hay hơn nữa tuỳ thuộc vào loại thiết bị và tính chất phức tạp của việc lắp đặt. Nếu thời gian giao máy trên 18 tháng thì phải dự kiến tốc độ trượt giá. Bảng: Danh mục các trang thiết bị cho dự án. Danh mục thiết bị Xuất sứ Tính năng kỹ thuật Số lượng Ước tính đơn giá Tổng chi phí Giáo trình lập và phân tích dự án Trường Cao đẳng nghề Nam Định 54 Thực hành Tính toán lựa chọn công suất cho dự án Câu hỏi 1. Hãy trình bày vai trò và yêu cầu của phân tích kỹ thuật? 2. Trình bày khái quát nội dung của phân tích kỹ thuật trong dự án đầu tư? 3. Trình bày các bước khi xác định công suất khả thi và mức sản xuất dự kiến? 4. Trình bày việc xác định công suất thiết kế, công suất thực tế, công suất tối thiểu trong dự án?
File đính kèm:
- giao_trinh_lap_luan_va_phan_tich_du_an.pdf