Giáo trình Lịch sử các học thuyết pháp lý - Đoàn Minh Duệ (Phần 2)
Tóm tắt Giáo trình Lịch sử các học thuyết pháp lý - Đoàn Minh Duệ (Phần 2): ...nh trị thể hiện sự thống nhất quyền lực sống động trên cơ sở phân hoá, khác biệt hợp lý của 3 loại quyền lực: 1) quyền của cái phổ quát (đại diện cho ý chí của tất cả các tầng lớp xã hội), nói cách khác, đó là quyền lập pháp. Thiết chế tương ứng với nó là nghị viện (Thượng nghị viện và Hạ nghị... rằng hiến pháp của các nước bao giờ cũng là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và do giai cấp chiến thắng làm ra sau khi đã dành được thắng lợi và nắm được chính quyền. Là người bảo vệ chủ nghĩa Marx, Lênin cũng cho rằng thực chất của Hiến pháp là ở chỗ những luật pháp cơ bản của nhà nước nó... pháp để bảo vệ các quyền và tự do của người dân. Chủ nghĩa hợp hiến ở phương Tây được dịp để du nhập và phát triển ở Việt Nam. Ở phương Tây, chủ nghĩa hợp hiến được phân biệt với hiến pháp: trong khi danh từ hiến pháp (constitution) chỉ nói đến cơ cấu chính quyền của quốc gia và các quyền c...
Nam. Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong đó, nhiệm vụ thứ ba là: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ.”2 Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chính thể quân chủ chuyên chế, hay chính thể của Nhà nước thực dân chuyên chế không thể tồn tại Hiến pháp- không có một hệ thống các quy tắc pháp lí ràng buộc việc tổ chức quyền lực Nhà nước. Chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân, xuất phát từ bản chất của nó, phải được định chế hoá trong một văn bản ở một hệ cấp pháp lí tối cao là Hiến pháp vì sự phát triển của hình thức chính thể cộng hoà dân chủ không thể tách rời Hiến pháp. Trên tinh thần đó, trước khi Quốc hội được thành lập, để dự thảo một bản Hiến pháp đệ trình Quốc hội, ngày 20/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 34 thành lập một Uỷ ban khởi thảo Hiến pháp 7 người: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thuỵ, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu. Trong đó Bác làm trưởng ban. Mặc dù đất nước đang hết sức bộn bề với muôn vàn công việc khẩn cấp, Ban dự thảo hiến pháp đã họp nhiều phiên họp dưới sự chủ trị của Bác. Bản dự thảo Hiến pháp đã được Hội đồng Chính phủ thảo luận, bổ sung và sửa đổi. Ngày 31-10-1945, Hội đồng Chính phủ quyết định sẽ công bố trên báo và in gửi 1 V.I.Lênin.Toàn tập,Tập 33.NXB Tiến bộ Mát-xcơ va,1976 ,tr123. 2 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 4. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr8. 131 đi các làng, xã để thu thập ý kiến của dân. Bản dự thảo Hiến pháp đã được chính thức công bố trên báo Cứu Quốc ngày 10-11-1945 kèm theo Thông cáo của Chính phủ. Thông cáo nêu rõ: “ Muốn cho tất cả nhân dân Việt Nam dự vào việc lập hiến của nước nhà nên Chính phủ công bố Bản dự án Hiến pháp này để mọi người được đọc kỹ càng và được tự do bàn bạc phê bình...Uỷ ban dự thảo Hiến pháp sẽ tập trung các đề nghị sửa đổi và ý kiến của nhân dân rồi trình toàn quốc dân đại hội bàn luận.”1 Sau Tổng tuyển cử gần 2 tháng, ngày 2/3/1945, Quốc hội đã triệu tập khoá họp đầu tiên. Trong khoá họp đó, Quốc hội đã bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp mới gồm 11 thành viên. Sau kỳ họp này, Tiểu ban Hiến pháp được Quốc hội cử ra đã tiếp tục nghiên cứu Dự thảo Hiến pháp. Uỷ ban kiến quốc của Chính phủ cũng tự nghiên cứu và đưa ra một dự thảo. Căn cứ vào bản Dự án của Chính phủ đưa ra, đối chiếu với bản Dự thảo của Uỷ ban kiến quốc, tập hợp những kiến nghị phong phú của toàn dân và tham khảo kinh nghiệm về Hiến pháp các nước Âu- á, Tiểu ban đã soạn thảo một dự án Hiến pháp đệ trình Quốc hội. Qua nhiều buổi thảo luận và tranh luận sôi nổi để bổ sung, sửa đổi từng điều cụ thể, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp. Ngày 9/11/1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà với 240 đại biểu tán thành trên 242 đại biểu.2 Bản hiến pháp gồm có lời nói đâu, 7 chương và 70 điều. Đánh giá về bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, phát biểu tại phiên họp bế mạc kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Hơn 10 ngày nay, các đại biểu đã khó nhọc làm việc. Quốc hội đã thu được kết quả làm vẻ vang cho đất nước là đã thảo luận xong bản hiến pháp. Sau khi nước nhà mới được tự do 14 tháng, đã làm thành bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bản hiến pháp đó còn là vết tích lịch sử hiến pháp đầu tiên trong cõi Á Đông này nữa. Bản hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu lên một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp.”3 Tóm lại, sự ra đời bản hiến pháp đầu tiên của dân tộc ta gắn liền với vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên canh những bài nói, bài phát biểu, Bản hiến pháp này 1 Báo Cứu Quốc, số ngày 10-11-1945. Dẫn theo : Văn phòng Quốc hội. Lịch sử Quóc hội Việt Nam 1946-1960. NXB Chính trị quốc gia, H, 1994, tr.40. 2 Văn phòng Quốc hội. Lịch sử Quóc hội Việt Nam 1946-1960. NXB Chính trị quốc gia, H, 1994, tr.102-104. 3 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 4. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr440. 132 là nguồn tư liệu đặc biệt quan trọng chưa đựng tư tưởng lập hiến quý giá của Hồ Chí Minh. 4.2. Một số nôi dung cụ thể của tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh. Trong tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh, có những tư tưởng, quan điểm manh tính chất chỉ đạo cho việc tổ chức quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa quốc quyền và dân quyền. Những tư tưởng, quan điểm đó khởi xuất từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đoàn kết dân tộc. Đối với Hồ Chí Minh, đoàn kết là sức mạnh quyết định sự thành công của cách mạng Việt Nam. Người nói : “ Đoàn kết là sức mành của chúng ta”1; “ Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công.”2; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công !”3 Biểu hiện cao nhất của đoàn kết là đoàn kết dân tộc. Người cho rằng đoàn kết dân tộc mới chiến thắng được kẻ thù, giành độc lập dân tộc và phát triển dân tộc. Đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết rộng rãi, không phân biệt bất cứ ai, miễn là người dân Việt Nam tán thành cách mạng. Tại đại hôi thống nhất mặt trận Việt Minh - Liên Việt (3/1951), Người nói : “ Trong đại hội này, chúng ta có đại diện đầy đủ các tầng lớp, các tôn giáo, các dân tộc, già có, trẻ có, nam có, nữ có, thật là một gia đình tương thân, tương ái. Chắc chắn rằng sau đại hội, mối đoàn kết thân ái sẽ phát triển và củng cố khắp toàn dân.”4 Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở của mô hình Nhà nước cách mạng Việt Nam. Nói cách khác, đối với Hồ Chí Minh, việc tổ chức quyền lực Nhà nước phải được đặt trên cơ sở khối đại đoàn kết dân tộc. Người nói : “Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái” . “ Chính phủ này tỏ rõ cái tinh thần quốc dân liên hiệp”; “ Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam ,Bắc tham gia.”5 Trong thực tiễn tổ chức Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc của mình qua việc thu nhận nhân sĩ, tri thức lớn, kể cả quan lại cao cấp của chế độ cũ tham gia Chính phủ. Đặc biệt là việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị với Quốc hội được thành lập sau Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, mở rộng số đại biểu ra thêm 70 người nữa, 70 người này dành cho các vị ở 1 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 7. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr392. 2 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 11. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr154. 3 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 10. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr607. 4 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 6. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr182. 5 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 4. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr. 227, 430. 133 hải ngoại về : Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam cách mạng Đồng Chí Hội.1 Đây là hai đảng phái phản động quyết liệt chống đối chính quyền cách mạng, nhưng Hồ Chí Minh đã chủ trương dành 70 ghế đại biểu Quốc hội cho họ, không những đẻ vô hiệu hoá, mà còn thể hiện một tinh thần đoàn kết dân tộc, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ được vì lợi ích lâu dài của cách mạng dân tộc. Cần nhận thức rằng đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở việc tổ chức quyền lực Nhà nước không phải là một sách lược nhất thời mà là chiến lược lâu dài mang tính tất yếu của cách mạng Việt Nam xuất phát từ điều kiện cách mạng đặc thù của dân tộc. Do đó, có thể nói đại đoàn kết dân tộc trong tổ chức Nhà nước là một vấn đề có tính nguyên tắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Lời nói đầu Hiến pháp 1946 ghi nhận “ đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, tôn giáo” là một nguyên tắc của việc xây dựng Hiến pháp - văn bản pháp lý quy định mô hình tổ chức quyền lực Nhà nước . Dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là một khái niệm trừu tượng, chung chung, phi lịch sử, phi giai cấp. Người chỉ ra nhân dân là nền tảng của đại đoàn kết dân tộc: “ Để làm tròn trách nhiệm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong nhân dân.”2 Sau này, Người nêu thêm, lấy liên minh công - nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân.3 Chủ quyền nhân dân Nhân dân - nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc- là chủ thể của quyền lực Nhà nước, quyền lực Nhà nước bắt nguồn từ nhân dân. Tất cả quyền lực trong nước thuộc về nhân dân. Nhà nước chỉ là tổ chức do dân lập ra để thực hiện quyền lực nhân dân. Hồ Chí Minh nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân.” Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “ Nước ta là nước dân chủ ... Bao nhiêu quyền hạn đều của dân .... quyền hành và quyền lực đều ở nơi dân.”4 Hiến pháp 1946 đã thể chế hoá quan điểm này; “ Tất cả quyền hành trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giầu nghèo, giai cấp, tôn giáo.” Nếu tất cả quyền lực là của nhân dân, bắt nguồn tư nhân dân thì quyền lực phải thống nhất vào nhân 1 Văn phòng Quốc hội. Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960), Nxb. chính trị quốc gia, H, 1994, tr69. 2 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 10. Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, tr. 605. 3 Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên). Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam.NXB Chính trị quốc gia, H,1998, tr.165. 4 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 5. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr698. 134 dân vì nhân dân trong Nhà nước cánh mạng Việt Nam như Hồ Chí Minh đã chỉ ra bao gồm quảng đại quần chúng và lợi ích của nhân dân về cơ bản là thống nhất.. Do đó, Nhà nước chỉ là một tổ chức do nhân dân lập ra để thực hiện quyền lực nhân dân : “ Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do nhân dân cử ra.”1 Bầu cử là phương thức nhân dân uỷ thác quyền lực của mình cho Nhà nước. Khi quyền lực nhân dân đã được uỷ thác cho Nhà nước, trở thành quyền lực nhà Nước,thì quyền lực Nhà nước cũng là thống nhất và phải có sự phân công minh bạch giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Trong đó Quốc hội là một cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao thể hiện sự thống nhất quyền lực Nhà nước. Xét về bản chất ,sự thống nhất trong lợi ính của nhân dân là tiền đề của sự thống nhất quyền lực nhân dân và sự thống nhất quyền lực Nhà nước,và điều này chỉ có trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa .Tư tưởng thống nhất quyền lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ qua cách thức cơ cấu quyền lực Nhà nước trong hai bản Hiến pháp 1946,1959. Quyền công dân Đấu tranh vì các các quyền và tự do của con người là một trong những nội dung trọng yếu của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh. Một ham muốn tột bậc của Bác là làm làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Triết lý hiến chính của Hồ Chí Minh là “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”- một triết lý đã trở thành quốc hiệu. Như đã nói ở trên từ những ngày còn hoạt động các mạng ở Pháp, người đã đề cập đến việc nến được độc lập thì Việt Nam sẽ xếp đặt một nền hiến pháp theo như lý tưởng dân quyền. Trong bản Yêu sách của nhân ân An Nam, Người đã yêu cầu một cách toàn diện về dân quyền: 1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; 2. Cải cách công lý ở Đông dương bằng cách cho dân bản xứ cũng được hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu Châu; xoá bỏ hoàn toàn và triệt để các toà án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; 3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận; 4. Tự do lập hội và hội họp; 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và xuất dương; 1 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 5. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr698. 135 6. Quyền Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ; 7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; 8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ. 1 Các quyền chính trị: quyền bình đẳng về mọi phương diện (Điều thứ 6); quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được tham gia chính quyền (Điều thứ 7); quyền của quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phường diện để chóng tiến kịp trình độ chung (Điều thứ 8); quyền bình đẳng nam nữ (điều thứ 9); những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt Nam (điều thứ 16). Đặt biệt trong các quyền chính trị có các quyền bầu cử, quyền ứng cử (Điều thứ 18); quyền bãi miễn các đại biểu dân cử (điều thứ 20); quyền phúc quyết về Hiến pháp và những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia (Điều thứ 21); Các quyền tự do cá nhân: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và nước ngoài (Điều thứ 10); quyền tự do thân thể; quyền bất khả xâm phạm nhà ở và thư tín trái pháp luật (Điều thứ 11); Các quyền kinh tế- xã hội: quyền tham gia vào công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình (Điều thứ 7); quyền tư hữu tài sản (Điều thứ 12); quyền được bảo đảm quyền lợi của giới cần lao trí thức và chân tay (Điều thứ 13); quyền được giúp đỡ của người già cả hoặc tàn tật; quyền được chăm sóc về mặt giáo dưỡng của trẻ con. (Điều thứ 14); Các quyền về văn hoá: quyền được giáo dục ở bậc sơ học không phải trả học phí, quyền của quốc dân thiểu số được học bằng tiếng của mình ở các địa phương, học trò nghèo được Chính phủ giúp; trương tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước (Điều thứ 15). Các dân quyền này trong Hiến pháp được thiết kế theo nguyên tắc dân quyền xuất phát từ nhân quyền. Chính vì dân quyền có nguồn cội từ nhân quyền nêu đó là những quyền tự nhiên của con người. Nhà nước không tạo ra những quyền đó. Nhà nước không ban cho người dân những quyền đó vì đó là những quyền vốn có của của con người. Tư duy lập hiến thể hiện ở đây là Hiến pháp tôn trọng các quyền của con người đồng thời bảo đảm thực hiện và cam kết các quyền con người không thể tuỳ tiện 1 Hồ Chí Minh.Toàn tập , t. 4, Nxb. Chính trị quốc gia,H,2000, tr.435-436 136 vi phạm. Thực ra việc hiến pháp liệt kê ra các quyền nói trên chính là xác định một ranh giới cho sự hoạt động của công quyền. Nhà nước không có mục đích tự thân. Nhà nước tồn tại vì con người. Định hướng xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với Người, sự lựa chọn tối ưu của loài người về một con đường đi bảo đảm thực hiện lý tưởng nhân văn, bảo đảm cho mội người phát triển đúng nghĩa của từ chỉ có thể là con đường xã hội chủ nghĩa.1 Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất yếu của xã hội loài người: “ Con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội của các dân tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử, không thể ai ngăn cản nổi.”2 Trung thành với những luận điểm của Marx và F. Engels, Lênin khẳng định “ Chế độ cộng hòa dân chủ là con đường ngắn nhất đưa đến chuyên chính vô sản.” Bản chất của chế độ dân chủ này là “ Dân chủ đối với tuyệt đại đa số nhân dân và trấn áp bằng vũ lực bọn bóc lột, bọn áp bức nhân dân, nghĩa là tước bỏ dân chủ đối với bọn chúng: Đó là sự biến đổi của chế độ dân chủ trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.”3 Đến Hồ Chí Minh, cộng hoà dân chủ nhân dân là hình thức chính trị của chuyên chính vô sản, dân chủ với quảng đại quần chúng nhân dân, trấn áp kẻ thù của cách mạng, bảo đảm sự phát triển của xã hội Việt Nam theo khuynh hướng tối ưu mà người đã lựa chọn - xã hội xã hội chủ nghĩa. Người nói : “ Mục tiêu của cách mạng là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, tự do, giầu mạnh, làm cho nhân dân được hạnh phúc và xây dựng một xã hội sung sướng, vẻ vang.”4 Do đó, tổ chức Nhà nước cách mạng Việt Nam theo hình thức chính thể cộng hoà dân chủ là một nhân tố chính trị đảm bảo sự phát triển của xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân không thể thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với việc tổ chức quyền lực Nhà nước. Để đảm bảo cho sự thành công của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh xác định : “ Phải có đường lối cách mạng đúng đắn có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đúng. Đường lối ấy chỉ có thể là đường lối của chủ nghĩa Marx-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của dân tộc. ở Việt Nam đường lối ấy chỉ có thể là 1 Nguyễn Văn Huyên (chủ biên). Triết lí phát triển C.Mac. Ph.Ănghen, V.I.Lênin,Hồ Chí Minh. NXB KHXH, H, 2000, tr181. 2 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 8. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr449. 3 V.I.Lênin. toàn tập, tập 33, NXB Tiến bộ Mat-xcơ va,1976, tr87, 109. 4 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 7. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr220. 137 đường lối của giai cấp vô sản và Đảng đó là Đảng lao động Việt Nam."1 Tại Đại hội đảng bộ tỉnh Hà Bắc, Người nói: “ Đảng ta là một Đảng cách mạng theo chủ nghĩa Marx- Lênin... Đảng ta là một Đảng lãnh đạo.”2 Sự lãnh đạo của đảng bao gồm sự lãnh đạo Nhà nước nói chung và tổ chức quyền lực Nhà nước nói riêng. Nghiên cứu cách mạng Nga, Người nhận thấy, sau khi cách mạng thành công “Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra Chính phủ công- nông- binh ...”3 Như vậy ở đây Hồ Chí Minh đã xác lập quan điểm Đảng Cộng sản lãnh đạo việc tổ chức Nhà nước. Những nhà tư tưởng thời cách mạng tư sản như Montesqueu, Rousseau khi đưa ra những lí thuyết về tổ chức quyền lực Nhà nước chưa giải quyết vấn đề này vì học thuyết Marxist chưa xuất hiện. Đến thời kì Marx, Engels, sau đó là Lênin có đề cập đến mối quan hệ Nhà nước và Đảng công sản, song còn ở dạng chung.4 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa nên có cơ sở thực tiễn để trình bầy nhiêu ý tưởng cụ thể về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong đó có qua niệm về sư lãnh đạo của Đảng cộng sản đói với việc tổ chức quyền lực Nhà nước. Xây dựng Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản nghĩa là Đảng cộng sản Việt Nam, đưa ra những quan điểm, đường lối mang tính định hướng cho việc tổ chức quyền lực Nhà nước để đảm bảo mục tiêu phát triển xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng chính trị là một bộ phận cơ bản cấu thành hệ tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển qua các giai đoạn phát triển của cách mạng, dựa trên cơ sở truyền thống, kinh nghiệm tổ chức Nhà nước Việt Nam trong lịch sử, các học thuyết chính trị và thực tiễn tổ chức Nhà nước ở các quốc gia hiện đại, lý luận Marxxit về chính trị, thực tiễn hoạt động cách mạng và nhân cách Hồ Chí Minh . CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 11: 1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN? 2. Phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay? 1 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 11. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr493. 2 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 11. NXB Chính trị quốc gia, H, 2000, tr154. 3 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 2. NXB Chính trị quốc gia, H, 1995, tr280. 4 Viện nghiên cứu khoa học pháp lí, Bộ tư pháp. Kỉ yếu Hội thảo “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật”, H, 1993, tr142.
File đính kèm:
- giao_trinh_lich_su_cac_hoc_thuyet_phap_ly_doan_minh_due_phan.pdf