Giáo trình Luật so sánh - Trần Thị Kim Oanh (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Luật so sánh - Trần Thị Kim Oanh (Phần 2): ...ạch nghề nghiệp phổ thông (CPE) hoặc học để lấy bằng diplom về luật (băng cao hơn cử nhân luật nhưng thấp hơn bằng thạc sĩ luật). 44 Nghề luật ở Anh được hiểu là nghề luật sư. Nhiều hệ thống pháp luật thuộc dòng họ common law chỉ có một nghề luật sư không có sự phân biệt giữa luật sư tran...úc hệ thống tòa án nước Anh 5. Trình bày cấu trúc hệ thống tòa án nước Mỹ 49 CHƯƠNG 4 DÒNG HỌ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG Ở CÁC NƯỚC XHCN 1.1. Pháp luật truyền thống của nước Nga trước Cách mạng tháng Mười - Giai đoạn 1 – trước khi quân Nguyên – Mông đô hộ nướ...giám sát hoạt động của cơ quan đó. Viện kiểm sát chỉ phục tùng người lãnh đạo duy nhất là việ trưởng viện kiểm sát. Câu hỏi 1. Những đặc điểm cơ bản của dòng họ pháp luật XHCN. 2. Sự phổ biến về mặt địa lý của pháp luật XHCN. 3. Trình bày nguồn của hệ thống pháp luật XHCN 4. Trình bày cấ...

pdf28 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Luật so sánh - Trần Thị Kim Oanh (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều bộ luật như Bộ luật dân sự ( 1922), Bộ luật tố tụng dân sự ( 1923), Bộ luật 
lao động (1922), Bộ luật Hôn nhân và gia đình (1926) 
Từ năm 1928 – 1940 
Trong giai đoạn này, bản Hiến pháp thứ 2 của Liên Xô – Hiến pháp năm 
1936 ra đời. Với bản Hiến pháp năm 1936 quyền bầu cử từ chỗ chưa hoàn toàn 
 51
bình đẳng ( theo Hiến pháp năm 1924) trở thành hoàn toàn bình đẳng, từ chỗ bầu 
cử gián tiếp nhiều cấp trở thành bầu cử trực tiếp, từ chỗ bỏ phiếu công khai trở 
thành bỏ phiếu kín, từ chỗ bầu cử theo đơn vị sản xuất, công tác thành bầu cử theo 
nguyên tắc hành chính lãnh thổ. Xô viết từ chỗ là cơ quan đại diện của công nhân, 
nông dân, binh sĩ trở thành cơ quan đại diện của toàn thể nhân dân lao động. 
Từ năm 1941 – 1945. 
Hoạt động xây dựng nhà nước và pháp luật bị ngưng trệ do đất nước có chiến 
tranh. 
2.2. Giai đoạn từ 1945 – 1991 
Trong giai đoạn này Liên Xô đã ban hành một số bộ luật quan trọng ( Bộ luật 
hình sự 1960; Bộ luật dân sự 1961; Bộ luật lao động 1971). Trên cơ sở các Bộ 
luật của Liên Xô, các nước cộng hoà thành viên của Liên Xô đã ban hành các bộ 
luật của mình. 
Năm 1977 Liên Xô ban hành bản Hiến pháp thứ 3. So với các hiến pháp 
trước, đây là lần đầu tiên Hiến pháp tuyên bố Nhà nước Xô viết là nhà nước toàn 
dân. Cũng trong Hiến pháp 1977 lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản 
được thể chế hoá trong Điều 6: “Đảng cộng sản Liên Xô là hạt nhân của hệ thống 
chính trị, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội Liên Xô”. 
Nói đến pháp luật XHCN giai đoạn từ năm 1945 – 1991 không thể không đề 
cập pháp luật Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, bởi đây là quốc gia có dân số đứng 
đầu của thể giới. Năm 1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. Từ năm 
1949 – 1954 Trung Quốc chưa có Hiến pháp. Mọi thể chế chính trị thiết lập theo 
cương lĩnh chung của Hội nghị hiệp thương chính trị theo mô hình nhà nước dân 
chủ nhân dân. 
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1991 Trung Quốc đã ban hành các bản 
hiến pháp 1954, 1975, 1978, 1982. Các Hiến pháp 1954, 1975, 1978 là các Hiến 
pháp của cơ chế hành chính, quan liêu bao cấp và nền kinh tế kế hoạch hoá tập 
trung. Hiến pháp 1982 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị 
trường, kinh tế nhiều thành phần, tự do hoá thương mại. 
 52
2.3. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay 
Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô 
và các nước Đông Âu. Phạm vi dòng họ pháp luật XHCN thu hẹp lại. Hiện nay 
dòng họ pháp luật XHCN chỉ còn tồn tại ở Trung Quốc, Việt Nam, Cộng hoà nhân 
dân Triều Tiên, Cu Ba và Lào. Đây là giai đoạn các nước XHCN còn lại thực hiện 
chính sách đổi mới, xoá bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và cơ chế hánh chính 
quan liêu, bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tăng 
cường yếu tố dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền. 
3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DÒNG HỌ PHÁP LUẬT XHCN 
Dòng họ pháp luật XHCN có các đặc điểm cơ bản sau: 
Đây là hệ thống pháp luật gắn liền với hệ tư tưởng Mác – Lênin về nguồn 
gốc, bản chất, hình thức nhà nước và pháp luật, gắn liền với Cách mạng tháng 
Mười năm 1917 của nước Nga và sự ra đời, phát triển của nhà nước XHCN. 
So với các hệ thống pháp luật khác thì đây là hệ thống pháp luật ra đời muộn 
nhất. 
+ Hệ thống pháp luật Hồi giáo ra đời từ thế kỷ VII. 
+ Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ ra đời từ thế kỷ X. 
+ Hệ thống lục địa Châu Âu ra đời từ thế kỷ XIII. 
+ Dòng họ pháp luật XHCN ra đời vào đầu thế kỷ XX. 
Hệ thống pháp luật này không phân chia thành công pháp và tư pháp. 
Dòng họ pháp luật XHCN cũng giống như hệ thống lục địa châu Âu, gắn liền 
với hệ thống tố tụng thẩm vấn. 
Đây là hệ thống pháp luật coi trọng pháp luật thành văn và không có truyền 
thống áp dụng án lệ. 
Dòng họ pháp luật XHCN bao gồm cả các nước Châu Âu, Châu Á và Châu 
Mỹ La tinh vì vậy các nước thuộc dòng họ pháp luật XHCN có truyền thống pháp 
luật rất khác nhau. 
 53
Đường lối phát triển kinh tế ở các nước XHCN trước và trong thời kỳ đổi 
mới rất khác nhau, vì vậy pháp luật của các nước XHCN trước và trong thời kỳ đổi 
mới có nhiều đặc điểm khác nhau. 
4. NGUỒN CỦA CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THUỘC DÒNG HỌ PHÁP LUẬT 
XHCN 
 Theo quan điểm nguồn luật dùng để chỉ nơi xuất phát những tư tưởng pháp 
luật còn hình thức pháp luật là nơi chứa đựng những tư tưởng pháp luật còn hình 
thức pháp luật là nơi chứa đựng các quy phạm pháp luật. Như vậy, đối với hệ thống 
pháp luật XHCN hình thức pháp luật hiện tại chỉ bao gồm văn bản quy phạm pháp 
luật và tập quán pháp luật. Tiền lệ pháp luật hầu như không được coi là hình thức 
pháp luật. Hình thức tiền lệ pháp chỉ được thừa nhận khi giải quyết tranh chấp 
thương mại quốc tế. 
 Tuy nhiên nguồn của pháp luật XHCN rộng hơn. Nó có thể bao gồm: đường 
lối, chủ trương, chính sach của Đảng cộng sản thể hiện trong các nghị quyết của đại 
hội Đảng cộng sản và Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng. 
5. TÒA ÁN VÀ VIỆN KIỂM SÁT TRONG CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THUỘC 
DÒNG HỌ PHÁP LUẬT XHCN 
5.1. Tòa án 
Hệ thống tòa án ở các nước XHCN tuy không được tổ chức theo nguyên tắc 
tam quyền phân lập nhưng cũng kế thừa những hạt nhân hợp lí nhất trong tổ chức 
hệ thống tòa án tư sản. Đó là cơ quan tòa án xét xử công khai, độc lập và chỉ tuân 
theo pháp luật, các cơ quan nhà nước không được can thiệp vào hoạt động xét xử 
của cơ quan tòa án. Các Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Trước Tòa án, mọi 
công dân đều bình đẳng, có quyền tự bào chữa và thuê luật sư bào chữa cho mình. 
Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử tách biệt. 
Đặc điểm chung của hệ thống tổ chức Tòa án ở các nước XHCn trước thời 
kỳ đổi mới là hệ thống thẩm phán và hội thẩm nhân dân do bầu cử thành lập ra. Hệ 
thống Tòa án ở Liên Xô có bốn cấp: Tòa án huyện, tòa án tỉnh, tòa án tối cao và 
Tòa tối cao của liên bang. Ở các nước XHCN Đông Âu và châu Á hệ thống tòa án 
thường chỉ có 3 cấp đó là: tòa cấp huyện, tòa cấp tỉnh và tòa tối cao. 
 54
5.2. Viện kiểm sát 
 Viện kiểm sát là cơ quan hoàn toàn tự quản, được xây dựng theo nguyên tắc 
thứ bậc và độc lập với tất cả các bộ và các cơ quan chính quyền địa phương, hơn 
thế nữa viện kiểm sát còn giám sát hoạt động của cơ quan đó. Viện kiểm sát chỉ 
phục tùng người lãnh đạo duy nhất là việ trưởng viện kiểm sát. 
Câu hỏi 
1. Những đặc điểm cơ bản của dòng họ pháp luật XHCN. 
2. Sự phổ biến về mặt địa lý của pháp luật XHCN. 
3. Trình bày nguồn của hệ thống pháp luật XHCN 
4. Trình bày cấu trúc Tòa án và Viện kiểm sát trong hệ thống pháp luật thuộc 
hệ dòng họ pháp luật XHCN 
5. Nêu cách thức đào tạo luật và hành nghề luật trong hệ thống pháp luật 
thuộc dòng họ pháp luật XHCN 
 55
CHƯƠNG 5 
DÒNG HỌ PHÁP LUẬT HỒI GIÁO 
1. LUẬT HỒI GIÁO 
1.1. Khái niệm, đặc điểm của luật Hồi giáo 
Luật hồi giáo không phải là hệ thống pháp luật gắn với nhà nước mà chỉ là 
một phần của Shariah. Luật hồi giáo giống như luật giáo hội của nhà thờ Thiên 
chúa giáo. Là hệ thống các quy định mang tính tôn giáo của những người theo đạo. 
Các quy định của luật Hồi giáo hoàn toàn độc lập, không chịu chi phố của nhà 
nước, không quyền lực nào có thể thay đổi luật Hồi giáo. Luật hồi giáo khác via 
Luật giáo hội ở chỗ luật giáo hội không phải là hệ thống pháp luật đầy đủ, luật giáo 
hội có nguồn gốc thần thánh, không phải do thượng đế đưa ra và luật giáo hội có 
thể bị thay đổi. 
Luật hồi giáo không phải là hệ thống các quy phạm pháp luật theo đúng 
nghĩa của thuật ngữ này. Luật hồi giáo xa lạ với cách tiếp nhận lịch sử coi pháp luật 
như hiện tượng được sinh ra và thay đổi để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. 
Luật hồi giáo được coi là do thượng đế đặt ra một lần và không thay đổi, xã hội cần 
phải tuân theo luật của thượng đế chứ không phải ngược lại. 
Luật hồi giáo thể hiện ý chí của thượng đế chứ không phải của nhà nước nên 
nó hướng tới điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống chứ không phải chỉ đề 
cập những vấn đề mà nhà nước quan tâm. 
- Đặc điểm của luật hồi giáo 
Có ý kiến cho rằng đặc điểm nổi bật nhất của luật hồi giáo là tính chất lỗi 
thời của nhiều chế định, tính vụn vặt và thiếu hệ thống hóa. Ngoài ra luật hồi giáo 
còn có các đặc điểm sau đây: 
Thứ nhất, khó có thể phân biệt giữa các quy định của pháp luật và các quy 
định tôn giáo, vì người Hồi giáo cho rằng pháp luật và tôn giáo chỉ là một. Luật hồi 
giáo can thiệp cả vào những vấn đề mà các hệ thống pháp luật khác xét thấy không 
cần điều chỉnh bằng pháp luật. 
Thứ hai, luật Hồi giáo có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các lĩnh 
vực pháp luật truyền thống như hôn nhân – gia đình, thừa kế, hình sự. Còn trong 
 56
các lĩnh vực pháp luật khác như hợp đồng, sở hữu thì sự ảnh hưởng của luật Hồi 
giáo có phần yếu hơn. 
Thứ ba, các quy định của đạo Hồi được xây dựng ở mức rất khái quát mà các 
tư tưởng phong kiến và tư tưởng hiện đại đều có thể tìm ra những lập luận ủng hộ 
trong đó tạo ra thuận lợi chow việc giải thích và áp dụng nó một cách mềm dẻo. 
1.2. Sự hình thành và phát triển của luật Hồi giáo 
Luật hồi giáo như một phần của giới luật đạo Hồi, có mối liên hệ chặt chẽ 
với Hồi giáo và văn mình Hồi giáo nên sự hình thành và phát triển của luật Hồi 
giáo gắn với sự hình thành và phát triển của đạo Hồi. Có ý kiến nhận xét xác đáng 
rằng ở đâu người ta không dùng đến luật Hồi giáo, ở đó có đạo Hồi cũng không tồn 
tại 
1.3. Nguồn của luật Hồi giáo 
- Kinh Koran 
Kinh Koran là cuốn kinh thánh của đạo Hồi được viết bằng tiếng Ả rập. Kinh 
Koran hình thành từ những gì mà Mohammed tuyên đọc hay đọc lại những lời của 
thượng đế thần khải qua ông khi thuyết giảng. Những lời tuyên đọc này được tập 
hợp lại thành sách hai năm sau khi ông chết. 
Kinh Koran gồm 14 chương, chia thành các tiết đoạn thơ. Các chương trong 
kinh Koran có độ dài không tương xứng với nhau. Có chương rất dài nhưng có 
chương lại rất ngắn. Vì chúng được Mohammed đọc ra lần dần dần trong quảng 
thời gian hơn 20 năm. 
Kinh Koran nêu ra rất nhiều luật lệ mà các tín đồ Hồi giáo phải một mực 
tuân thủ. Những luật lệ này bao trùm một phạm vi rất rộng, từ những quy tắc ứng 
xử cá nhân, quan hệ trong gia đình với láng giềng, với cộng đồng cho đến đời sống 
kinh tế, chính trị của quốc gia, từ hôn nhân, bố thí cho đến quan hệ với những 
người không theo đạo Hồi và trừng phạt tội lỗi. 
Những đoạn mang nội dung pháp lí trong kinh Koran giống như những quyết 
định Mohammed tuyên đọc với tư cách là quan tòa và thiên sứ thượng đế. Trong 
đó, Mohammed luôn vận dụng những tập quán phổ biến của các bộ tộc Ả Rập. 
 57
- Sunna 
Sunna có nghĩa là con đường quen đi, là lối sống, cách hành xử trong cuộc 
đời của nhà tiên tri Mohammed. Sunna bao gồm những hành động cụ thể, những 
lời khyên dạy hoặc cấm đoán xuất phát trực tiếp từ Mohammed. Sunna là nguồn 
luật quan trọng của Islam sau kinh Koran. 
Sunna đưa ra các quy định mà trong kinh Koran không có. Chẳng hạn: kinh 
Koran cấm uống rượu nhưng lại không có quy định nào về hình phạt, điều này có 
thể tìm thấy trong sunna. Trong tố tụng tư pháp của các nước hồi giào, lời thề có 
tầm quan trọng rất lớn và điều này được quy định trong Sunna. 
- Jima 
Jima được sử dụng để giải thích các loại nguồn cơ bản. Thực chấp, nó là các 
quan điểm chung, các giải pháp pháp lí cho những tình huống mới do các học giả 
Hồi giáo đưa ra, trên cơ sở các nguyên tắc chung của nguồn luật cơ bản, được 
những người có thẩm quyền chấp nhận. 
Jima gần giống như tập quán nhưng không phải là tập quán. Nó không cần 
phải được sự chấp nhậ của mọi tín đồ hoặc cộng đồng mà chỉ cần được sự chấp 
thuận của những người có thẩm quyền. Khi những người có thẩm quyền nhất trí 
giải pháp pháp lí nào đó thì được coi là luật. 
- Qias 
Qias thực chất là phương pháp suy luận tương tự để giải thích luật. Bằng 
phương pháp này, các luật gia có thể “kết hợp ý chí của thần thánh với lí trí của con 
người” Qias được cộng đồng Hồi giáo tuân thủ nhờ dựa trên kinh Koran và Sunna. 
Việc suy luận theo sự việc tương tự chỉ được xem như phương thức giải thích và áp 
dụng pháp luật do luật Hồi giáo được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc uy tín. 
1.4. Sự thích ứng của luật Hồi giáo với thế giới hiện đại 
Để cho luật Hồi giáo thích ứng với thế giới hiện đại, các luật gia Hồi giáo 
thường sử dụng các hình thức sau đây: 
- Áp dụng tập quán 
 58
Theo luật Hồi giáo, tập quán không phải là nguồn luật nhưng các luật có thể 
áp dụng tập quán để lấp những chỗ trống trong luật Hồi giáo. Thông thường, đó là 
những tập quán liên quan đến cách tính giá trị hoặc cách thức thanh toán của hồi 
môn, việc sử dụng nguồn nước giữa hai chủ sở hữu đất, hoặc tập quán trong lĩnh 
vực thương mại. Tuy nhiên, tập quán đó phải phù hợp với luật Hồi giáo. 
- Sử dụng các thủ thuật pháp lí để loại bỏ các quy định đã lạc hậu 
- Áp dụng các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban 
hành (các quyết định hành chính, các văn bản pháp luật của các bộ,) 
Theo đạo Hồi, nhà vua không phải là ông chủ của pháp luật mà là đầy tớ của 
pháp luật. Do đó, nhà vua không thể làm luật. Tuy nhiên, nhà vua phải quản kí đất 
nướn nên luật hồi giáo thừa nhận tính hợp pháp của các văn bản pháp luật do nhà 
vua và những người có thẩm quyền ban hành. 
2. PHÁP LUẬT CỦA CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO 
2.1. Khái quát pháp luật các quốc gia Hồi giáo 
Gần một trăm năm đã trôi qua kể từ khi đế quốc Ottoman đề chế Hồi giáo 
cuối cùng tan rã. Quãng thời gian đó đã mang lại nhiều thay đổi mạnh mẽ trong thế 
giới hồi giáo, điễn ra trên bình diện rộng, từ nên chính trị và các chính phủ cho đến 
cuộc sống riêng tư của các tín đồ. 
Các nước Hồi giáo ngày nay trên thế giới ngày nay có nhiều kiểu chính phủ 
khác nhau, có các vương quốc quân chủ, quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa, chế 
độ dân chủ và có cả các nền độc tài. Trong một số nước như Ả Rập Xê út và Iran, 
những luật lệ và tập quán Hồi giáo truyền thống được các chính phủ tuân thủ 
nghiêm ngặt. 
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một số quốc gia Ả Rập và một số quốc gia 
không nằm trong thế giới Ả Rập chính thức được gọi là các quốc gia Hồi giáo 
chiếm đại đa số trong dân cư là các nước A rập, Trung Á, Pakistan, Bangadesh, 
Thổ Nhĩ Kỳ, 
Do ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng của các truyền thống 
pháp luật khác, từ thế kỷ XIX đến nay, ở nhiều quốc gia Hồi giáo xuất hiện ba xu 
hướng phát triển. 
 59
+ Phương tây hóa pháp luật 
+ Pháp điển hóa pháp luật 
+ Loại bỏ dần các quy định lạc hậu 
Pháp luật thực định của các nước Hồi giáo thể hiện các đặc trưng sau đây: 
+ Pháp luật chịu ảnh hưởng của các nước phương tây, đặc biệt là của Anh và 
Pháp, những quốc gia đã từng thuộc địa hóa các nước Hồi giáo. 
+ Pháp luật cho phép các công dân, nhất là công dân Hồi giáo khi đứng trước 
tranh chấp, lựa chon hoặc luật Hồi giáo hoặc luật thực định của quốc gia. Chính vì 
vậy, trong các nước Hồi giáo, bên cạnh tòa án nhà nước còn có tòa án của đạo Hồi. 
2.2. Cấu trúc và nguồn pháp luật ở một số quốc gia Hồi giáo 
- Hệ thống pháp luật của Ả Rập 
Đạo Hồi ở đây được thiết lập một cách vững chắc với sự cai trị của một nhà 
nước dựa trên cơ sở diễn giải theo từng chữ kinh Koran và luật Shariah. Hệ thống 
pháp luật của Ả Rập hoàn toàn dựa trên luật hồi giáo và gồm 3 bộ phận: Bộ phận 
thứ nhất là luật Hồi giáo không được pháp điển hóa theo học thuyết Hồi giáo truyền 
thống, bộ phận thứ hai là luật thành văn thể chế hóa những quy định của luật Hồi 
giáo, bộ phận thứ ba là các văn bản luật điều chỉnh những vấn đề mà luật Hồi giáo 
không điều chỉnh. 
- Hệ thống luật Iran 
Hệ thống luật Iran mang tính hỗn hợp, vừa chịu ảnh hưởng của Luật Hồi 
giáo vừa chịu ảnh hưởng của pháp luật châu Âu lục địa. Iran là một trong số ít nước 
Hồi giáo không bị thuộc địa hóa một cách trực tiếp. 
Câu hỏi: 
1. Phân tích các đặc điểm của Luật Hồi giáo. 
2. Nguồn của Luật Hồi giáo. 
3. Pháp luật Đạo Hồi với vấn đề dân chủ và nhân quyền. 
 60
4. Phân tích nhận định sau: “Đặc điểm mấu chốt của sự khác biệt giữa hệ 
thông Luật Hồi giáo với các hệ thống pháp luật thế giới khác là ở các quốc gia áp 
dụng Luật Hồi giáo không có sợ tách rời giữa nhà thờ và nhà nước”. 
 61
MỤC LỤC 
 Trang 
Chương 1: Nhập môn luật so sánh 3 
1. Khái niệm luật so sánh 3 
 1.1. Định nghĩa luật so sánh 3 
 1.2. Đặc điểm của luật so sánh 4 
2. Đối tượng của luật so sánh 4 
 2.1. Đối tượng của luật so sánh 4 
 2.2. Các cấp độ so sánh dành cho đối tượng của luật so sánh 6 
3. Phương pháp của luật so sánh 7 
 3.1. Phương pháp so sánh 7 
 3.2. Các bước của so sánh pháp luật 7 
4. Phân loại luật so sánh 10 
 4.1. Căn cứ vào số lượng các hệ thống pháp luật được lựa chọn để so 
sánh 
10 
 4.2. Căn cứ vào mục đích của việc so sánh 10 
5. Sự hình thành và phát triển của luật so sánh 11 
 5.1. Sự hình thành và phát triển của luật so sánh trên thế giới 11 
 5.2. Sự hình thành và phát triển của luật so sánh ở Việt Nam 13 
6. Ý nghĩa của luật so sánh 14 
 6.1. Luật so sánh giúp cho việc nâng cao hiểu biết của các nhà nghiên 
cứu 
14 
 6.2. Luật so sánh hỗ trợ việc cải cách pháp luật quốc gia 15 
 6.3. Luật so sánh hỗ trợ cho việc làm hài hòa pháp luật và nhất thể hóa 
pháp luật 
15 
 6.4. Luật so sánh hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng pháp luật 16 
 62
Chương 2: Dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa (Dòng họ Civil law) 17 
1. Khái quát chung về dòng họ civill law 17 
 1.1. Thuật ngữ “Civil law” 17 
 1.2. Đặc điểm của dòng họ civil law 17 
2. Sự hình thành và phát triển của dòng họ civil law 19 
 2.1. Giai đoạn pháp luật tập quán 19 
 2.2. Giai đoạn phát triển pháp luật thành văn từ thế kỷ XIII đến cuối thế 
kỷ XVIII 
19 
 2.3. Giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và phát triển mở rộng ra ngoài lục 
địa Châu Âu 
20 
 2.4. Sự phát triển pháp luật thuộc dòng họ civil law ra ngoài Châu Âu 21 
3. Cấu trúc của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law 22 
 3.1. Sự phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp 22 
 3.2. Các chế định pháp luật đặc thù 23 
 3.3. Quy phạm pháp luật 26 
4. Nguồn của hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law 26 
 4.1. Pháp luật thành văn 26 
 4.2. Tập quán pháp luật 28 
 4.3. Án lệ 29 
 4.4. Học thuyết 29 
 4.5. Các nguyên tắc chung của pháp luật 29 
5. Một số hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law 30 
 5.1. Hệ thống pháp luật Pháp 30 
 5.2. Hệ thống pháp luật Đức 33 
Chương 3: Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (dòng họ common law) 36 
 63
1. Khái quát chung về dòng họ common law 36 
 1.1. Thuật ngữ “Common law” 36 
 1.2. Đặc điểm của dòng họ common law 36 
2. Hệ thống pháp luật Anh 38 
 2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Anh 38 
 2.2. Hệ thống tòa án và tố tụng 38 
 2.3. Nguồn luật của Anh 40 
 2.4. Đào tạo luật và nghề luật 42 
3. Hệ thống pháp luật Mỹ 43 
 3.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Mỹ 43 
 3.2. Hệ thống tòa án và tố tụng 45 
 3.3. Nguồn luật 46 
Chương 4: Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa 48 
1. Pháp luật truyền thống ở các nước XHCN 48 
 1.1. Pháp luật truyền thống của nước Nga trước Cách mạng tháng Mười 48 
 1.2. Pháp luật truyền thống của các nước XHCN khác ở Đông Âu 48 
 1.3. Pháp luật truyền thống của các nước XHCN Châu Á 48 
2. Sự hình thành và phát triển của dòng họ pháp luật XHCN 48 
 2.1. Giai đoạn từ năm 1917 đến 1945 49 
 2.2. Giai đoạn từ 1945 – 1991 50 
 2.3. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay 51 
3. Các đặc điểm của dòng họ pháp luật XHCN 51 
4. Nguồn của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ pháp luật XHCN 52 
5. Tòa án và Viện kiểm sát trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ 
pháp luật XHCN 
52 
 64
 5.1. Tòa án 52 
 5.2. Viện kiểm sát 53 
Chương 5: Dòng họ pháp luật Hồi giáo 54 
1. Luật Hồi giáo 54 
 1.1. Khái niệm, đặc điểm của luật Hồi giáo 54 
 1.2. Sự hình thành và phát triển của luật Hồi giáo 55 
 1.3. Nguồn của luật Hồi giáo 55 
 1.4. Sự thích ứng của luật Hồi giáo với thế giới hiện đại 56 
2. Pháp luật của các quốc gia Hồi giáo 57 
 2.1. Khái quát pháp luật các quốc gia Hồi giáo 57 
 2.2. Cấu trúc và nguồn pháp luật ở một số quốc gia Hồi giáo 58 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_so_sanh_tran_thi_kim_oanh_phan_2.pdf
Ebook liên quan