Giáo trình Luật thương mại 3 - Dương Kim Thế Nguyê

Tóm tắt Giáo trình Luật thương mại 3 - Dương Kim Thế Nguyê: ...Với Nghị định số 24/HĐBT ngày 10/08/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng kinh tế được đổi thành trọng tài kinh tế, bãi bỏ chế độ trọng tài viên kiêm chức và hình thành ngạch trọng tài viên riêng. Nhằm tăng cường vai trò của trọng tài, phù hợp với tình hình mới, ngày 17/04/1984, Hội đồng Bộ ...ng thực hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, giấy tờ xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đã qua thực tế công tác theo ngành học từ năm năm trở lên của các sáng lập viên; c) Điều lệ của Trung tâm Trọng tài; d) Văn bản giới thiệu của Hội Luật gia Việt Nam. Bước 2 : Cấp Giấy phép t...ết, nhưng không chọn được Trọng tài viên duy nhất thì theo yêu cầu của một bên, Chánh án Toà án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo cho các bên. T...

pdf52 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Luật thương mại 3 - Dương Kim Thế Nguyê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ án kinh doanh, 
thương mại để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền tự định 
đoạt còn thể hiện ở quyền tự hòa giải trước tòa, quyền rút đơn kiện, thay đổi nội dung 
đơn kiện. 
* Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật. 
Quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền cơ bản của người kinh doanh được ghi 
nhận tại điều 52 Hiến pháp 1992. Quyền này được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp 
luật kinh doanh, trong đó có Bộ Luật Tố tụng Dân sự . Điều 8 Bộ luật Tố tụng Dân sự 
quy định : “Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Toà 
án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình”. 
Việc cụ thể hóa quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng vụ án kinh doanh, 
thương mại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó còn thể hiện sự bình đẳng giữa các thành 
phần kinh tế, khi các doanh nghiệp, người kinh doanh tham gia tố tụng thì không phân 
biệt đó là thuộc loại hình doanh nghiệp nào, thuộc thành phần kinh tế gì, các bên đều có 
quyền và nghĩa vụ theo các quy định của pháp luật tố tụng. 
* Nguyên tắc tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng 
cứ. 
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 6 và điều 7 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Khi 
giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại, tòa án chủ yếu chỉ căn cứ vào các chứng cứ 
mà đương sự đưa ra. Các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo 
vệ quyền lợi của mình. Tòa án sẽ nghe các bên trình bày và xác minh chứng cứ. Tòa án 
không tiến hành xét hỏi như tố tụng hình sự. Các bên có quyền và nghĩa vụ trình bày 
Giáo trình Luật thương mại 3- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh và luật phá sản 
Biên soạn : Thạc sĩ Dương Kim Thế Nguyên Trang 46
những gì mà họ cho là cần thiết. Tòa án không bắt buộc phải thu thập thêm chứng cứ mà 
chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ khi thấy cần thiết, để làm rõ thêm yêu cầu của 
các bên, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác. 
* Nguyên tắc hòa giải: 
Theo nguyên tắc này, khi có tranh chấp kinh doanh xảy ra, trước hết các bên tự 
tiến hành hòa giải với nhau. Khi không tự hòa giải được, các bên mới yêu cầu cơ quan 
tòa án can thiệp. Nhưng khi đã yêu cầu cơ quan tòa án can thiệp, các đương sự vẫn có thể 
tiến hành hòa giải dưới sự hướng dẫn, công nhận của tòa án. Chỉ khi hòa giải không 
thành, tòa án mới đưa vụ án ra xét xử. Hơn nữa, tại phiên tòa, thẩm phán cũng tạo điều 
kiện để cho các bên tranh chấp hòa giải được với nhau. (Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự). 
* Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời. 
Xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, việc giải quyết tranh chấp không những bảo đảm 
đúng pháp luật mà còn phải nhanh chóng, dứt điểm, tránh dây dưa, kéo dài. Việc giải 
quyết nhanh chóng vụ án kinh doanh, thương mại thể hiện trong nhiều quy định như rút 
ngắn các thời hiệu, thời hạn; thủ tục rút gọn, hạn chế việc giao vụ án cho tòa cấp dưới để 
xét xử lại. 
* Nguyên tắc xét xử công khai 
Xét xử công khai là nguyên tắc hiến định đối với hoạt động của tòa án và được cụ 
thể hóa trong Bộ luật Tố tụng dân sự . Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định “vụ án 
kinh doanh, thương mại được xét xử công khai, trừ trường hợp cần giữ gìn bí mật Nhà 
nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ”. Bí mật của đương 
sự trong tranh chấp kinh doanh thường là bí quyết về kinh doanh như phát minh, sáng 
chế... có liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của người kinh doanh. Nếu các bí mật 
đó bị tiết lộ thì có thể làm cho doanh nghiệp đó gặp khó khăn trong kinh doanh hoặc có 
thể bị phá sản. Vì vậy, họ có thể yêu tòa án xử kín. Tòa án là người có thẩm quyền quyết 
định cho phép đưa vụ án đó ra xét xử công khai hay xét xử kín. 
III. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN KINH TẾ 
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế là quyền hạn và nghĩa vụ của tòa án 
kinh tế trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp kinh tế. 
Khi xảy ra một tranh chấp kinh tế, cần xác định rõ nó thuộc thẩm quyền giải quyết 
của cơ quan nào. Việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế có ý nghĩa quan 
trọng trong việc thụ lý, chuẩn bị hồ sơ và giải quyết tranh chấp kinh tế, cũng như thi hành 
quyết định, bản án của tòa kinh tế. 
Đối với các tranh chấp không thuộc thẩm quyền của mình mà tòa án đã thụ lý thì 
cần chuyển hồ sơ vụ án cho tòa có thẩm quyền ngay sau khi phát hiện việc giải quyết vụ 
án không thuộc thẩm quyền của mình (Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự). Thẩm quyền 
giải quyết tranh chấp kinh doanh được Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định theo những nội 
dung sau đây : 
1. Thẩm quyền theo vụ việc : 
Thẩm quyền theo vụ việc là việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh 
chấp xảy ra thuộc cơ quan nào : Cơ quan quản lý cấp trên, tòa dân sự, hay tòa kinh tế? 
Giáo trình Luật thương mại 3- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh và luật phá sản 
Biên soạn : Thạc sĩ Dương Kim Thế Nguyên Trang 47
Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định vụ án kinh doanh, thương mại được chia thành 
hai loại : Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại và những yêu cầu về kinh doanh, 
thương mại 
a. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà 
án được quy định tại điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự bao gồm : 
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ 
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Đây là các tranh 
chấp phát sinh trong các lĩnh vực : Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại 
diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển 
hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng 
hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và 
giấy tờ có giá khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác. 
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức 
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của 
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, 
chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty : 
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp về phần 
vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (thông thường phần vốn 
góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng bản quyền sở 
hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ 
phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào 
công ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, 
thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về 
các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty. 
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. 
b. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án 
Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Toà án có thẩn quyền giải 
quyết các yêu cầu về kinh doanh thương mại sau đây : 
- Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ 
tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại. Đây là các yêu cầu như : 
1. Chỉ định, thay đổi Trọng tài viên. 
2. Áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. 
3. Huỷ quyết định trọng tài. 
4. Các việc dân sự khác mà pháp luật về Trọng tài thương mại Việt Nam có quy 
định. 
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, 
thương mại của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, 
thương mại của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. 
Giáo trình Luật thương mại 3- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh và luật phá sản 
Biên soạn : Thạc sĩ Dương Kim Thế Nguyên Trang 48
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương 
mại của Trọng tài nước ngoài. 
- Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. 
2. Thẩm quyền về cấp xét xử 
Thẩm quyền theo cấp xét xử là việc phân định thẩm quyền của tòa án theo cấp của 
tòa án, xem xét vụ án đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện, cấp tỉnh hay tòa 
án nhân dân tối cao. 
Đặc trưng của vụ án kinh doanh, thương mại nói chung là những vụ án đòi hỏi kỷ 
năng xét xử cao của thẩm phán và hội đồng xét xử do đó không phải tất cả các vụ án 
thuộc thẩm quyền của toà án đều thuộc thẩm quyền xét xử của toà án cấp huyện mà toà 
án cấp huyện chỉ xét xử một số loại vụ việc nhất định theo thủ tục sơ thẩm. Cụ thể, theo 
quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, thẩm quyền theo cấp xét xử được phân định như 
sau : 
a. Tòa án nhân dân cấp huyện 
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết Tranh chấp phát sinh trong 
hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau 
và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: 
a) Mua bán hàng hoá; 
b) Cung ứng dịch vụ; 
c) Phân phối; 
d) Đại diện, đại lý; 
đ) Ký gửi; 
e) Thuê, cho thuê, thuê mua; 
g) Xây dựng; 
h) Tư vấn, kỹ thuật; 
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội 
địa; 
Tuy nhiên, Những tranh chấp nói trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài 
hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà 
án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện. 
Như vậy toà án cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về kinh 
doanh thương mại. Đối với những tranh chấp về thương mại cũng chỉ giải quyết một số 
tranh chấp về kinh doanh, thương mại. 
b. Tòa án nhân dân cấp tỉnh 
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả 
những vụ án kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và 30 của Bộ luật Tố tụng dân 
sự, trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. 
Giáo trình Luật thương mại 3- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh và luật phá sản 
Biên soạn : Thạc sĩ Dương Kim Thế Nguyên Trang 49
Tuy nhiên, Pháp lệnh cũng quy định trong trường hợp cần thiết Tòa án cấp tỉnh có 
thể lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án kinh doanh, thương mại thuộc thẩm 
quyền của Tòa án cấp huyện. 
Trường hợp cần thiết là các trường hợp sau: 
- Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp; 
- Vụ án có nhiều đương sự ở trên địa bàn thuộc các huyện khác nhau và xa nhau; 
- Tòa án cấp huyện chưa có Thẩm phán để có thể phân công giải quyết vụ án kinh 
doanh, thương mại, hoặc tuy có Thẩm phán để có thể phân công giải quyết vụ án kinh 
doanh, thương mại, nhưng thuộc một trong các trường hợp phải thay đổi Thẩm phán mà 
không có Thẩm phán khác để thay thế. 
Cũng theo sự phân cấp, tòa án cấp tỉnh phúc thẩm những vụ án kinh doanh, 
thương mại mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp 
huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. 
Đối với những bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng 
nghị thì Ủy ban Thẩm phán của tòa án cấp tỉnh xem xét và giải quyết theo trình tự giám 
đốc thẩm hoặc tái thẩm. 
c. Thẩm quyền của tòa án nhân dân tối cao : 
- Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tiến hành phúc thẩm những vụ án mà bản 
án, quyết định sơ thẩm của tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, 
kháng nghị. 
- Tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án 
mà bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố 
tụng. 
- Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao xem xét theo trình tự giám đốc thẩm 
và tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp 
dưới. 
3. Thẩm quyền theo lãnh thổ 
Thẩm quyền giải quyết vụ án kinh doanh thương mại của Toà án theo lãnh thổ 
được xác định là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị 
đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ 
thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, 29 của Bộ luật Bộ luật tố tụng dân sự; 
Tuy nhiên, Luật cũng cho phép các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau 
bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá 
nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết 
những tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điều 29 của Bộ luật tố tụng 
dân sự; 
Trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản, thì Tòa án nơi có bất động 
sản giải quyết. 
Đối với giải quyết việc kinh doanh, thương mại của Toà án theo lãnh thổ được xác 
định như sau: 
Giáo trình Luật thương mại 3- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh và luật phá sản 
Biên soạn : Thạc sĩ Dương Kim Thế Nguyên Trang 50
- Toà án nơi người phải thi hành bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của 
Toà án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người 
phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài 
sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài có thẩm quyền 
giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh 
doanh, thương mại của Toà án nước ngoài; 
- Toà án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc 
nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải 
quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án 
nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; 
- Toà án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm 
việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu 
người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành 
quyết định của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho 
thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài; 
Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc 
Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp được thực hiện theo quy 
định của pháp luật về Trọng tài thương mại. 
4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn. 
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết vụ án trong các 
trường hợp sau đây: 
1- Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu 
cầu Tòa án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết vụ 
án; 
2- Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp, thì nguyên đơn 
có thể yêu cầu Tòa án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết vụ 
án; 
3- Nếu vụ án phát sinh từ quan hệ hợp đồng , thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa 
án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết vụ án; 
4- Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu 
cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết vụ án; 
5- Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau 
thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. 
Như vậy, theo quy định tại Điều 36 của Bộ Luật dân sự thì trong một số trường 
hợp nhất định, có nhiều Tòa án có thẩm quyền giải quyết một vụ án kinh doanh, thương 
mại cụ thể và nguyên đơn có quyền lựa chọn một trong các Tòa án đó. Để tránh việc có 
tranh chấp về thẩm quyền, thì Tòa án nào thuộc một trong các Tòa án có thẩm quyền mà 
nhận được đơn khởi kiện trước tiên của nguyên đơn, đã dự tính tiền tạm ứng án phí cho 
nguyên đơn và nguyên đơn xuất trình chứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí, có thẩm 
quyền thụ lý vụ án theo đúng quy định. 
Sau khi thụ lý vụ án kinh doanh, thương mại, nếu phát hiện việc giải quyết vụ án 
không thuộc thẩm quyền của mình, thì Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định chuyển 
Giáo trình Luật thương mại 3- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh và luật phá sản 
Biên soạn : Thạc sĩ Dương Kim Thế Nguyên Trang 51
ngay hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết, trong đó cần nêu rõ lý do chuyển 
hồ sơ vụ án, đồng thời phải thông báo ngay cho nguyên đơn biết. 
Trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền, thì những Tòa án có tranh chấp đó 
phải báo cáo ngay lên Tòa án cấp trên trực tiếp để Tòa án đó quyết định việc giao cho 
Tòa án nào giải quyết vụ án, cụ thể như sau: 
- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện trong cùng một 
tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. 
- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, 
thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Toà án nhân dân cấp tỉnh do 
Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết. 
Về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp và thi hành bản án, quyết định của toà án 
sinh viên sẽ được học trong môn học Luật tố tụng dân sự 
Câu hỏi ôn tập 
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án? 
2. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp thương mại? Các phương thức giải quyết 
tranh chấp thương mại? 
3. Phân biệt khiếu nại và khiếu kiện trong luật thương mại? Trình bày các quy định 
của Luật Thương mại về quyền khiếu nại và khiếu kiện. 
4. Phân tích các nguyên tắc đặc thù của toà án trong việc giải quyết tranh chấp kinh 
tế. 
Tình huống số 1. 
Ngày 9/1/2007 UBND Xã S (bên A) ký hợp đồng số 03 giao cho công ty xây dựng L 
(Bên B) xây dựng trường cấp 1. Ngày 4/2/2007 công ty xây dựng L giao cho bà Phùng 
Thị Biểu khởi công xây dựng. Đến ngày 6/10/2007 công trình hoàn thành, các bên ký 
biên bản bàn giao công trình và đưa công trình vào sử dụng. 
 Do bên A thiếu vốn thanh toán theo tiến độ, nên đến ngày 8/4/2008 hai bên mới 
thanh lý hợp đồng. Bên A không đồng ý thanh toán tiền lãi phần vốn chậm trả như hợp 
đồng đã ký kết. Do vậy ngày 9/6/1998 bà Phùng Thị Biểu đã tự mình đứng đơn khởi kiện 
yêu cầu UBND xã Song Vân thanh toán các khoản nợ, tổng cộng 87.750.000 đồng. 
 Vấn đề thảo luận : 
1. Tranh chấp trên có phải là tranh chấp kinh doanh thương mại hay không? Tại sao? 
2. Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên? 
3. Hãy xác định tư cách của các đương sự trong vụ án? 
Tình huống số 2 
 Ngày 14/7/2007, Đại diện hợp pháp của Công ty xi măng K ký hợp đồng số 
104/HĐMB bán và vận chuyển 20.000 bao xi măng PC 300 nhãn hiệu quả cầu và con gà 
cho công ty xây lắp và kinh doanh phát triển nhà C do ông Toàn làm đại diện theo ủy 
Giáo trình Luật thương mại 3- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh và luật phá sản 
Biên soạn : Thạc sĩ Dương Kim Thế Nguyên Trang 52
quyền của Giám đốc Công ty (vào thời điểm này, ông Công là giám đốc và ông Toàn là 
phó giám đốc công ty XLKDPTN C ). Hợp đồng có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2007. 
 Hai bên thực hiện hợp đồng đến ngày 19/9/2007 thì đối chiếu công nợ. Công ty 
xây lắp và kinh doanh phát triển nhà C xác nhận còn nợ công ty xi măng K 156.600.000 
đồng và cam kết đến 25/11/2007 sẽ trả hết, nhưng không thực hiện. Do vậy ngày 
11/5/2008 công ty xi măng K khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu công 
ty xây lắp, kinh doanh và phát triển nhà C thanh toán số nợ. 
 Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án sơ thẩm xác định ông Công và ông 
Toàn nguyên là giám đốc và phó giám đốc công ty XLKDPTN C (hiện không còn là 
giám đốc và phó giám đốc nữa) là những người có quyền và lợi ích liên quan. Ngày 
6/6/2008 tại phiên hòa giải, tòa án sơ thẩm tiến hành hòa giải và công nhận hòa giải giữa 
ông Toàn và đại diện công ty K mà không có đại diện công ty KDXLPTN C Ngày 
12/6/2008, đại diện công ty KDXLPTN C có văn bản gởi đến tòa án về việc không chấp 
nhận nội dung hòa giải của biên bản hòa giải lập ngày 6/6/2008. 
Vấn đề thảo luận : 
1. Xác định tư cách các đương sự trong vụ án? 
2. Hãy đánh giá tính hợp pháp của văn bản hòa giải ngày 6/6/2008. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_thuong_mai_3_duong_kim_the_nguye.pdf