Giáo trình Máy điện - Nghề: Điện tử công nghiệp - Lê Văn Hiền (Trình độ trung cấp)

Tóm tắt Giáo trình Máy điện - Nghề: Điện tử công nghiệp - Lê Văn Hiền (Trình độ trung cấp): ... mở máy lớn, Chỉ dùng với các thiết bị yêu cầu moment mở máy nhỏ. Hình 3.14. Hạ áp mở máy bằng điện kháng Dùng cuộn kháng bão hòa trong mạch stator Khi mở máy đóng D1, D2 mở: Mở máy xong đóng D2 -Lúc mở máy trực tiếp: (3.42) (3.43) - Lúc mở máy có cuộn kháng (điện kháng xk): (3.44) (3...đích làm khô chất liệu vừa tẩm xong, gồm ba bước cơ bản: - Để sơn tự cháy hết sau khi vướt ra khỏi thùng ngâm. - Sấy ở nhiệt độ thấp (60 – 80)0C tuỳ theo điểm sôi của chất hoà tan mà quyết định mục đích của chất hoà tan bốc hơi chậm tránh tạo lớp màng cản trở bằng dung dịch không thoát ra được d...vì với dòng là giá trị so sánh, thì đặc tính không tải cho các máy phát khác nhau cắt nhau tại một điểm. Nếu đường nào nằm trên điểm đó sẽ có độ bão hoà lớn hơn. Để tiện cho tính toán ta thường dùng đặc tính không tải trung bình là đường đi qua điểm gốc toạ độ và không có vùng từ trễ (đường không ...

doc205 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Máy điện - Nghề: Điện tử công nghiệp - Lê Văn Hiền (Trình độ trung cấp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần ứng máy điện một chiều
Mục tiêu:
- phân tích được sơ đồ dây quấn trong máy điện một chiều
- Vẽ được sơ đồ
- Tính toán được dây quấn ở máy điện DC
- Có ý thức tự giác trong học tập 
Đây là phần dây quấn đặt trong các rãnh của lõi thép phần ứng, nó có thể có 1 hoặc nhiều mạch vòng kín. Dây quấn phần ứng là bộ phận tham gia trực tiếp quá trình biến đổi năng lượng điện từ trong máy và chiếm tỷ giá đáng kể của giá thành máy. 
Yêu cầu đối với dây quấn phần ứng: 
- Sinh ra được S.đ.đ cần thiết, cho Iđm đi qua lâu dài mà không phát nóng quá mức cho phép. Sinh ra được mômen đủ lớn và đổi chiều tốt. 
- Tiết kiệm được vật liệu, kết cấu đơn giản, làm việc tin cậy và an toàn. 
5.9.1. Các khái niệm và biểu thức cơ bản
Phần tử dây quấn
Gồm 1 hoặc nhiều bối dây có hai đầu được nối đến hai phiến góp.
Phần tử dây quấn được gọi là (S). Mỗi phần tử luôn có 2 cạnh tác dụng (một cạnh ở lớp trên và 1 cạnh ở lớp dưới; Hình 5.18). 
Các phần tử được nối với nhau thông qua các phiến góp để tạo thành mạch kín. Do vầy mối quan hệ giữa số phần tử và số phiến góp là: S = G. (G: là số phiến góp).
Rãnh thật và rãnh nguyên tố
Rãnh thật: Là số rãnh nhìn thấy được, đếm được trên lõi thép của máy.
Rãnh nguyên tố: 
Nếu trong một rãnh thật chỉ có 2 cạnh tác dụng: 1 cạnh ở lớp trên, 1 cạnh ở lớp dưới thì rãnh thật đó gọi là rãnh nguyên tố (Hình 5.19).
Còn nếu trong 1 rãnh thật có chứa: 4,6,8 cạnh tác dụng thì rãnh thật đó được chia thành 2,3,4 rãnh nguyên tố.
Từ các cơ sở trên, ta có: Znt = S = G.
Các bước dây quấn
ước dây quấn thứ nhất (y1): Là khoảng cách giữa 2 cạnh tác dụng của cùng 1phần tử, được tính bằng số rãnh nguyên tố.
Bước dây quấn thứ hai (y2): Là khoảng giữa cạnh tác dụng trước của phần tử sau và cạnh tác dụng sau của phàn tử trước liên tiếp cũng được tính bằng rãnh nguyên tố.
Bước dây quấn tổng hợp (y):Là khoảng cách giữa hai cạnh tác dụng tương ứng của 2 phần tử liên tiếp.
Bước vành góp (yG): Là khoảng cách trên vành góp nơi mà có 2 cạnh tác dụng của cùng 1 phần tử được nối vào.
Các bước dây quấn được biểu diễn trên hình 5.20.
Hình 5.20 Các bước dây quấn sóng
5.9.2 Vẽ sơ đồ dây quấn xếp đơn
Bước 1: Xác định các bước dây quấn
Bước dây quấn thứ nhất: y1 = ± e (5.25) Là số nguyên	
e = 0: Dây quấn bước đủ
e < 0: Dây quấn bước ngắn
e > 0: Dây quấn bước dài
Bước dây quấn tổng hợp: y = yG = ± 1 	(5.26)
y = yG = 1: Dây quấn phải
y = yG = – 1: Dây quấn trái
Bước dây quấn thứ hai: y2 = y1 – y	(5.27)
Bước 2: Vẽ biểu đồ cột
Biểu đồ cột được biễu diễn dưới dạng các mũi tên; Mỗi phần tử dây quấn là một mũi tên. 
+ y1
–y2
+y
Lớp trên
Lớp dưới
i
i + y1
i + y
Hình 5.21 Biểu đồ cột
Đuôi mũi tên biễu diễn cho cạnh tác dụng lớp trên, còn đầu là cạnh tác dụng lớp dưới. 
Trên biểu đồ cột thể hiện cách nối dây các phần tử với nhau như hình 5.21.
Bước 3: Vẽ sơ đồ khai triển
Căn cứ vào biểu đồ cột, tiến hành vẽ sơ đồ khai triển. Sau đó xác định vị trí cực từ, chổi than để hoàn thiện sơ đồ.
Ví dụ 5.3: Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn xếp đơn; Znt = S = G = 16; 2p = 4.
Giải: Tính được:
y1 = = = 4 rãnh; (dây quấn bước đủ)
y = yG = 1 rãnh (chọn dây quấn phải);
y2 = y1 – y = 4 – 1 = 3 rãnh;
Vẽ biểu đồ cột:
Lớp trên
1
5
2
6
3
7
4
8
5
19
6
10
7
11
8
12
9
13
10
14
11
15
12
16
13
1
14
2
15
3
16
4
1
Lớp dưới
Khép kín
HÌNH 5.22 BIỂU ĐỒ CỘT; Znt = 16; 2p = 4
Sơ đồ cột được biểu diễn như hình 5.22.
Sơ đồ khai triển như hình 5.23.
Nhận xét:
Nhìn vào sơ đồ khai triển; Tại mỗi thời điểm (khi rotor quay) các phần tử luôn thay đổi vị trí. Nhưng chúng luôn bao gồm một mạch điện có 4 nhánh đấu song song nhau.
Mặt khác, ta lại có: số cực từ của máy 2p = 4. 
Như vậy: Ở dây quấn xếp đơn ta luôn có “số đôi mạch nhánh song song luôn bằng số đôi cực từ ” 
2p = 2a, hay p = a	(5.28)
a: Là số đôi mạch nhánh song song.
Dùng đa giác sức điện động nghiên cứu dây quấn phần ứng
Phương pháp này dựa trên cơ sở:
Mỗi phần tử được biểu diễn bằng 1 vector sức điện động. Hai phần tử cạnh nhau sẽ lệch nhau 1 góc điện nào đó.
Căn cứ vào góc lệch điện này sẽ vẽ được hình tia sức điện động.
Từ biểu đồ hình tia sức điện động kết hợp biểu đồ cột, tiến hành nối các phần tử lại với nhau sẽ được đa giác sức điện động.
Các bước được tiến hành
- Tính góc lệch điện giữa 2 rãnh kề nhau: ađ = ;	(5.29)
- Vẽ biểu đồ hình tia sức điện động;
- Vẽ đa giác sức điện động:
Ví dụ 5.4: Vẽ hình tia và đa giác sức điện động cho ví dụ 5.4.
Giải:
Tính được: : ađ = = = 450 điện;
Hình tia và đa giác sức điện động được biểu diễn như hình 5.24.
Nhận xét:
Theo hình 4.24 ta có 2 đa giác sức điện động trùng nhau. Mặt khác ở ví dụ này ta có 2p = 4 Þ p = 2 º số đa giác º số đôi mạch nhánh song song.
Nếu module của các vector sức điện động bằng nhau thì đa giác sẽ khép kín. Điều này có nghĩa là sức điện động tạo ra trong từng phần tử là cân bằng nhau và sức điện động tổng trong mạch triệt tiêu; Đây là điều mà người ta luôn hướng đến.
Trên đa giác có những phần tử trùng nhau (1 và 9; 2 và 10 ...). Đây chính là những điểm cân bằng điện thế.
Kết luận: Ở dây quấn xếp đơn luôn có:
- Số đa giác sức điện động chính là số đôi cực từ và số đôi mạch nhánh song song.
- Nếu đa giác sẽ khép kín thì sức điện động tổng trong mạch phần ứng triệt tiêu; Trong điều kiện làm vuệc bình thường sẽ giảm thiểu được tia lửa sinh ra (do quá trình đổi chiều).
- Các điểm trùng nhau trên đa giác là các điểm cân bằng điện thế. Đây là cơ sở để thực hiện dây nối đẳng thế.
Dây cân bằng điện thế
Dây cân bằng điện thế có tác dụng cải thiện đổi chiều. Nó sẽ làm giảm sự bất cân bằng vế sức điện động sinh ra trong các phần tử.
Dây cân bằng điện thế được thực hiện bằng cách: Nối khoảng ¼ đến 1/3 các điểm cân bằng điện thế trên sơ đồ khai triển lại với nhau. Tiết diện của dây nối đẳng thế nhỏ hơn dây quấn phần ứng từ 1 đến 2 cấp.
Dây nối đẳng thế được thực hiện như trên hình 5.23.
Vấn đề cân bằng động rotor
Sau quá trình thi công bộ dây quấn, khối lượng rotor thường không cân bằng về khối lượng. Vấn đề này sẽ làm quá trình đổi chiều xấu đi. 
Để khắc phục, người ta thường khoan một số lỗ bất kỳ trên bề mặt rotor ở phần có khối lượng nặng hơn.
5.9.3. Vẽ sơ đồ dây quấn sóng đơn
Bước 1: Xác định các bước dây quấn
- Bước dây quấn thứ nhất: y1 = ± e (5.30) Là số nguyên;	
e = 0: Dây quấn bước đủ;
e < 0: Dây quấn bước ngắn;
e > 0: Dây quấn bước dài;
- Bước dây quấn tổng hợp: y = yG = 	(5.31)
y = yG = : Dây quấn phải;
y = yG = : Dây quấn trái (thường dùng);
- Bước dây quấn thứ hai: y2 = y – y1	(5.32)
Bước 2: Vẽ biểu đồ cột
Biểu đồ cột được thực hiện tương tự như dây quấn xếp đơn; Nhưng phải đảm bảo mối quan hệ ở các biễu thức (5.30) đến (5.32) như hình 5.25.
+ y1
+y2
+yG
Lớp trên
Lớp dưới
i
i + y1
i + yG
Hình 5.25: Biểu đồ cột
CỦA DÂY QUẤN XẾP ĐƠN
Bước 3: Vẽ sơ đồ khai triển
Tương tự như dây quấn xếp đơn
Ví dụ 5.5: Vẽ sơ đồ khai triển dây quấn xếp đơn; Znt = S = G = 15; 2p = 4.
Giải: Tính được:
y1 = = = 3,75 rãnh; Chọn y1 = 3; Dây quấn bước ngắn.
Chọn dây quấn trái y = yG = : = = 7 rãnh;
y2 = y – y1 = 7 – 3 = 4 rãnh;
HÌNH 5.26 BIỂU ĐỒ CỘT; Znt = 15; 2p = 4
Lớp trên
1
4
8
11
15 
3
7
10
14
2
6
9
13
1
5
8
12
15
4
7
11
14
3
6
10
13
2
5
9
12
1
Lớp dưới
Khép kín
Khép kín
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
3
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
1
2
4
HÌNH 5.27 SƠ ĐỒ KHAI TRIỂN; Znt = 15; 2p = 4
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
480
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Hình 5.28: Hình tia đa giác sức điện động
Nhận xét:
Chỉ có 1 đa giác sức điện động nên sơ đồ chỉ có 1 đôi mạch nhánh song song (bất chấp số đôi cực từ). Đây là đặc điểm cơ bản của dây quấn sóng đơn.
Không có điểm nào trùng nhau trên đa giác nên không thể thực hiện dây cân bằng điên thế đối với kiểu dây quấn này.
5.10. Bảo dưỡng và sửa chữa máy điện một chiều
Mục tiêu:
Biết được cách bảo dưỡng máy điện một chiều
Biết cách tháo lắp máy điện DC
Phân tích được các dạng hư hỏng, nguyên nhân, cách khắc phục ở máy điện một chiều
Biết sửa chữa máy điện DC
Áp dụng vào máy điện thực tế
Có ý thức tự giác trong học tập 
5.10.1. Bảo dưỡng máy điện
5.10.1.1. Chống ẩm.
Động cơ phải được lắp đặt ở nơi thoáng khí, khô ráo, hạn chế đến mức cao nhất sự ảnh hưởng của độ ẩm môi trường làm việc tác hại đến động cơ. Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường có độ ẩm cao thì phải chọn loại động cơ thích hợp.
Phải thường xuyên kiểm tra điện trở cách điện của động cơ bằng mêgômmet, nếu Rcđ < 0,5MW là đã dưới mức an toàn, cần phải sấy chống ẩm. 
5.10.1.2. Chống bụi 
Nếu bụi bám vào vỏ động cơ, dây quấn thì sẽ hạn chế sự toả nhiệt và hạn chế sự thông gió làm mát. Bụi bám bên trong động cơ còn làm tăng ma sát cơ, làm bẩn dầu mỡ bôi trơn. Do đó phải thường xuyên lau chùi động cơ để làm sạch bên ngoài, bên trong thì dùng gió nén thổi. Nếu có dầu mỡ bám vào dây quấn thì dùng vải mềm thấm cacbon tetraclorua để lau sạch, không được dùng xăng vì xăng sẽ làm hỏng cách điện của dây quấn.
 5.10.1.3. Bảo quản ổ đỡ trục 
Phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi nhiệt độ ở ổ đỡ trục. Nếu ổ đỡ trục bị nóng quá mức cho phép thì phải xem xét, tìm nguyên nhân để khắc phục ngay. Định kì 6 tháng phải thay mỡ cho bạc đạn (vòng bi) một lần, khi thay mỡ cần phải lấy hết mỡ cũ, dùng xăng rửa sạch, dùng gió nén thối khô rồi tra mỡ mới đúng chủng loại. Không nên tra nhiều mỡ mà chỉ nên tra khoảng 2/3 khoảng trống của bạc đạn, nếu tra nhiều, khi động cơ quay có thể làm mỡ bắn ra ngoài, dính vào dây quấn làm hỏnh cách điện.
5.10.1.4. Theo dõi độ tăng nhiệt độ của động cơ 
Khi động cơ bắt đầu làm việc, nhiệt độ của động cơ tăng dần rồi giữ ổn định ở một trị số nào đó. Nhiệt độ này phải nằm trong giới hạn cho phép tuỳ thuộc vào vật liệu cách điện bên trong động cơ.
Với cách điện cấp A thì nhiệt độ bên trong cuộn dây, lõi thép cho phép vượt quá nhiệt độ môi trường đến 600C. Với cách điện cấp B thì cho phép vượt quá nhiệt độ môi trường đến 800C.
Theo kinh nghiệm thì khi sờ tay vào vỏ động cơ mà thấy quá nóng, phải rút tay ra ngay, động cơ đã có sự cố cần phải ngừng máy để kiểm tra. 
5.10.1.5. Theo dõi tiếng kêu phát ra từ động cơ 
Thông thường nếu động cơ hoạt động tốt thì chạy rất êm, có tiếng “vo vo” của quạt gió phát ra rất nhỏ và đều. Nếu có tiếng kêu “ro ro” phát ra lớn, đều đặn là do hư hỏng phần bạc đạn, ổ đỡ trục. Nếu đột nhiên phát ra tiếng ù thì có thể do nguồn cung cấp điện bị mất một pha (với động cơ ba pha) hoặc hư hỏng ở dây quấn.
Nói chung, khi động cơ đang vận hành mà có tiếng kêu lạ thì phải ngừng máy để kiểm tra.
5.10.2.Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục
5.10.2.1. Những hư hỏng về cơ khí 
Động cơ có hư hỏng về cơ khí thể hiện ở các hiện tượng sau:
 - Trục động cơ bị kẹt;
 - Động cơ chạy bị sát cốt;
 - Động cơ chạy bị rung, lắc;
 - Động cơ chạy có tiếng kêu “o o”.
Các chi tiết cơ khí hư hỏng thường gặp là: Mòn bi (hoặc mòn bạc), mòn trục, không cân trục do bắt ốc vít hoặc đệm chưa đúng.
Khi thấy hiện tượng động cơ bị kẹt trục hoặc chạy yếu, phát ra tiếng va đập mạnh, sát cốt thì phải kiểm tra các bu lông giữ nắp xem có chặt không, nếu không chặt sẽ làm cho rôto mất đồng tâm gây kẹt trục. Nếu các ốc đã chặt mà trục bị kẹt cứng thì phải kiểm tra vòng bi (hay bạc) xem có bị vỡ bi (vỡ bạc) gây kẹt hoặc khô dầu mỡ bối trơn. Nếu không phải các nguyên nhân trên thì do trục động cơ đã bị cong, cần đưa rôto lên máy tiện để rà và nắn trục.
Trường hợp thấy máy chạy lắc rung, có tiếng ồn, hoặc lúc động cơ không chạy, lấy tay lắc nhẹ thấy trục bị rơ, hiện tượng này có thể do mòn bi, mòn bạc hoặc mòn trục. Nếu mòn bi, mòn bạc hoặc mòn trục thì phải thay mới. Riêng bạc có thể tóp lại để dùng thêm một thời gian nữa.
- Trục mòn thì phải đắp mạ, sau đó đưa lên máy tiện rà lại cho tròn đều, nếu trục mòn ít có thể dùng giấy ráp mịn đánh nhẹ cho tròn đều, sau đó chọn bạc mới cho vừa trục để thay.
- Khi máy chạy có tiếng kêu “o o” hoặc có tiếng gõ nhẹ, cần kiểm tra ốc vít ép lõi thép stato xem có chặt không, ốc nắp có bị lỏng không, hoặc có thể do vòng đệm hai đầu trục bị mòn, cần thay thế.
5.10.2.2. Những hư hỏng về phần điện 
a) Đóng điện động cơ không chạy 
Nguyên nhân: 
- Không có nguồn vào động cơ;
- Dây quấn của động cơ bị hở mạch (đứt). 
- Chổi than không tiếp xúc
Biện pháp khắc phục: 
- Dùng vônmét kiểm tra điện áp nguồn ở cầu dao, áptômát; kiểm tra cầu chì; kiểm tra dây nối nguồn cho động cơ; kiểm tra sự đấu dây ở hộp đấu dây, chổi than. Nếu kết quả kiểm tra tốt thì cuộn dây của động cơ bị đứt ở bên trong. 
b) Khi đóng điện động cơ không khởi động được và phát ra tiếng ù 
Nguyên nhân: 
Điện áp nguồn quá thấp;
Chổi than tiếp xúc không tốt;
Cổ góp điện mòn và cháy rỗ
Đứt (hở mạch) một trong dây quấn;
Tiếp điểm khởi động không tiếp xúc 
Ổ bi (bạc) bị mòn nhiều nên khi có điện rôto bị hút vào stato. 
Biện pháp khắc phục: 
Kiểm tra điện áp nguồn;
Kiểm tra chổi than, nếu mòn quá thì thay tụ chổi than mới.
Kiểm tra tiếp điểm khởi động, nếu bẩn hoặc có muội thì dùng giấy ráp mịn làm sạch, hoặc điều chỉnh lại vị trí tiếp xúc.
 - Kiểm tra vòng bi, ổ trục;
 - Làm sạch cổ góp bằng giấy nhám
Nếu kết quả kiểm tra trên thấy vẫn tôt thì dây quấn bị đứt. Dùng đèn hoặc ômmét để kiểm tra tìm ra bối dây bị đứt và khắc phục.
c) Đóng điện, động cơ khởi động yếu, quay chậm và phát ra tiếng ù 
 Nguyên nhân: 
- Điện áp nguồn thấp;
- Đấu dây không thích hợp với điện áp nguồn;
- Tụ chổi than tiếp xúc không tốt; 
- Cổ góp mòn, rỗ
 Biện pháp xử lí: 
- Kiểm tra điện áp nguồn;
- Kiểm tra lại cực tính và đấu lại cuộn dây;
- Thay chổi than mới, hoặc làm sạch.
- Làm sạch cổ góp bằng giấy nhám
d) Đóng điện vào động cơ, thiết bị bảo vệ tác động, cầu chì đứt, áptômát nhảy 
Nguyên nhân: 
- Cuộn dây bị cháy hay ngắn mạch;
- Chổi than (+) bị ngắn mạch
- Đấu dây không thích hợp với điện áp nguồn;
- Thiết bị bảo vệ chọn không đúng. 
Biện pháp khắc phục: 
- Kiểm tra điện trở các cuộn dây, nếu ngắn mạch điện trở rất bé hoặc bằng không;
- Kiểm tra lại cách đấu các bối dây, chổi than;
- Kiểm tra lại tham số của các thiết bị bảo vệ.
e) Động cơ vận hành phát nóng quá cho phép 
Nguyên nhân: 
- Quá tải thường xuyên.
- Điện áp nguồn quá lớn hoặc quá thấp.
- Ngắn mạch một số vòng dây.
- Dây đai quá căng.
- Khe hở giữa stato và rôto lớn.
- Thiếu sự thông gió hoặc làm mát không đủ.
- Nhiệt độ môi trường quá cao.
- Có tia lửa điện phóng ở cổ góp. 
Biện pháp khắc phục: 
- Kiểm tra phụ tải của động cơ (kiểm tra dòng điện).
- Kiểm tra điện áp nguồn.
- Điều chỉnh lại dây đai.
- Không thay đổi được khe hở không khí, chỉ có cách là làm mát cưỡng bức.
- Làm sạch động cơ, kiểm tra lại quạt gió.
- Làm mát cưỡng bức nếu nhiệt độ môi trường quá cao.
- Sửa chữa lại bộ dây quấn nếu bị ngắn mạch một số vòng.
- Điều chỉnh lò xo chổi than, làm sạch cổ góp và chổi than.
f) Điện rò ra vỏ 
Hiện tượng điện rò ra vỏ là do dây quấn động cơ bị hỏng cách điện dẫn đến chạm vào lõi thép, hoặc do cách điện các mối nối xấu dẫn đến chạm vỏ.
Biện pháp thường dùng để phát hiện chạm vỏ là:
 Quan sát đánh giá, phán đoán sơ bộ điểm chạm vỏ;
 Dùng đèn hoặc ômmét hoặc bút thử điện để xác định chỗ chạm vỏ. Muốn xác định bối chạm vỏ cần tháo rời các mối hàn giữa các bối dây. Khi thử cần kết hợp lắc nhẹ các đầu bối dây vì nhiều khi chỗ chạm điện không thường xuyên (chập chờn).
 Nếu điểm chạm vỏ ở đầu dây thì có thể kê, bọc lại cách điện, lót cách điện rồi tẩm sấy. Khi điểm chạm vỏ nắm sâu bên trong thì phải tháo bối dây ra quấn lại 
5.10.3. Một số cách kiểm tra thường dùng
+ Kiểm tra thông mạch cuộn rotor
Đo điện trở lớp cách điện từ cổ góp đến lõi rotor.
+ Kiểm tra cổ góp
Sử dụng thước kẹp để đo đường kính ngoài của cổ góp. Mài nhẵn bề mặt ngoài của cổ góp nếu có lồi lõm.
+Kiểm tra độ mòn của cổ góp: 
Đặt rotor lên khối chữ V, dùng tay quay rotor, đọc giá trị so kế.
+ Kiểm tra ổ bi 
Dùng tay quay ổ bi, lắng nghe và cảm nhận tiếng kêu và sự đảo
+ Kiểm tra thông mạch cuộn Stator 
Dùng VOM kiểm tra thông mạch cuộn stator.
+ Kiểm tra cách điện stator
Đo cách điện của stator bằng cách đo điện trở từ chổi than đến vỏ máy khởi động
+ Kiểm tra chổi than 
Sử dụng thước kẹp đo chiều dài dọc tâm chổi than. Thay mới chổi than nếu kết quả đo nhỏ hơn giới hạn, kiểm tra vị trí nứt, vỡ và thay thế nếu cần thiết.
+Kiểm tra cách điện giá giữ chổi than:
Đo điện trở cách điện giữa chổi than dương và chổi than âm trên giá giữ chổi than
+Kiểm tra lò xo của chổi than:
	Nhìn bằng mắt kiểm tra lò xo không bị yếu hoặc rỉ sét.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ BÀI 5:
1. Nội dung:
+ Về kiến thức: 
- Công dụng của máy điện một chiều
- Cấu tạo của máy điện một chiều 
- Nguyên lý làm việc của máy điện một chiều
- Từ trường trong máy điện một chiều
- Công suất và mô men của máy điện một chiều
- Tia lửa điện ở cổ góp của máy điện một chiều
- Nguyên lý làm việc của động cơ đồng bộ 3 pha
- Một số loại tổn hao của động cơ đồng bộ 3 pha 
- Máy phát điện một chiều
- Động cơ điện một chiều
- Sơ đồ dây quấn trong máy điện một chiều
- Tính toán dây quấn ở máy điện DC
- Bảo dưỡng, sửa chữa máy điện một chiều
- Các dạng hư hỏng, nguyên nhân, cách khắc phục ở máy điện một chiều
+ Về kỹ năng: 	
- Giải bài tập cơ bản về tính toán máy điện DC
- Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa máy điện Dc
+ Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác.
2. Phương pháp:
- Kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm 
- Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng tính toán các bài tập
BÀI TẬP
Bài 1: Một máy phát điện một chiều kích từ song song, điện áp định mức 115v, cung cấp dòng điện 98,3A cho tải. Điện trở phần ứng là 0,0735, điện trở dây quấn kích từ song song là 19, tổn hao cơ, sắt từ và phụ bằng 4% công suất điện.
Xác định sức điện động phần ứng và hiệu suất của máy ở chế độ tải trên.
Tính dòng ngắn mạch khi ngắn mạch hai đầu cực máy phát. Biết từ thông dư bằng 3% từ thông của máy ở chế độ tải trên, tốc độ máy không đổi.
Hướng dẫn giải.
a.Ta có:
Ikt=U/Rkt=115/19=6,05A
Iư=I1+Ikt=98,3+6,05=104,35A
Eư=U+Iư.Rư=115+104,35.0,735=122.7v
Pkt=I2kt.Rkt=6,052.19=695w
Pu=I2ư.Rư=104,352.0,0735=800w
Pcstf=4%P=0,04.115.89,3=452w
η=
b. Khi ngắn mạch đầu cực ta có
Iưn=Eưn/Rư=3,7/0,0735=50A
Trong đó: Eưn=ke.n.Ф=0,03Eư=0,03.122,7=3,7v
Bài 2. Một máy phát kích từ song song 10kw, 250v có điện trở mạch kích từ 125W, Ru=0,4W, tổn hao cơ, từ bằng 540w, khi máy đầy tải. Tính
1. Sức điện động
2. Hiệu suất
Hướng dẫn
Pt=Ut.It
Ik=Ut/Rf
Iu=It+Ik
U = Eư – Iư.Rư => E=266,8v
P2=Pt
Tổn hao cơ, từ = Pt+Pmq
Pdu=I2u.Ru
Pkt=Ut.Ik
Pth tổng tổn hao
η=P2/P1=0.85
Bài 3. Một động cơ DC 100hp, 500v, 1200v/ph có điện trở phần cảm 60 W, điện trở phần ứng 0,1W, hiệu suất đầy tải 0,9 khi đầy tải, tính
1. Dòng vào
2. Công suất điện từ
3. Tổn hao quay
4. mômen ra
Hướng dẫn:
P2=100.746=74.600w
η=P2/P1
Id=P1/Ud=166A, Ik=500/60=8,3A
Iu=166-8,3=157,7A, U = Eư – Iư.Rư => E484,3v
Pdt=E.Iu=76374w
Pq=P1-P2-Pdu-Pdf=1652w
, M2=P2/w=594Nm 
Bài 4. Điện áp của 1 máy phát kích từ song song 200kw, là 600v, khi phát dòng định mức, điện trở phần cảm là 250W, phần ứng là 0,34W, tính
1. Sức điện động phần ứng, khi tải định mức
2. khi điện áp tải là 620v, dòng tải bằng 1/2 định mức. Tính S đ đ khi đó
Hướng dẫn:
Pt=Ut.It
Ik=Ut/Rf
Iu=It+Ik
U = Eư – Iư.Rư=> E=712v
Khi It=1/2 định mức 
Ik=Ut/Rf
Iu=It+Ik
U = Eư – Iư.Rư=> E=676v
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đề cương môđun/môn học nghề Sửa chữa thiết bị điện tử công nghiệp”, Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề (VTEP), Tổng cục Dạy Nghề, Hà Nội, 2003
[2] Công nghệ chế tạo máy điện và máy biến áp - Nguyễn Đức Sĩ, NXB giáo dục Hà Nội 1995
[3] Máy điện 1, Vũ Gia Hanh - Trần Khánh Hà - Phan Tử Thụ - Nguyễn Văn Sáu, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội
[4] Hướng dẫn sử dụng và sửa chữa máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện công suất nhỏ - Châu Ngọc Thạch, nxb giáo dục Hà Nội 1994
[5] Tính toán cung cấp và lựa chọn thiết bị, khí cụ điện - Nguyễn Xuân Phú - Nguyễn Công Hiền, NXB Giáo dục, Hà Nội 1998.
[6] Kỹ thuật điện, Đặng Văn Đào - Lê Văn Doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1999.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_may_dien_nghe_dien_tu_cong_nghiep_le_van_hien_tri.doc