Giáo trình Mô đun 03: Trộn vữa - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Tóm tắt Giáo trình Mô đun 03: Trộn vữa - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: ...ôi cần đƣợc lọc hết sạn đá trong vôi 1.4. Thực hành trộn vữa bằng thủ công 43 1.4.1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, ngƣời học có đƣợc kỹ năng chuẩn bị, trộn khô, trộn ƣớt vữa xi măng dùng để xây trát. Trộn đúng cấp phối, trộn đủ dẻo, đều 1.4.2.Nội dung thực hành: - Trộn vữa xi măn...í máy trộn, tấm tôn đón đổ vữa 2.1.3. Chuẩn bị dụng cụ: 45 Xẻng, tấm tôn, xe rùa đón vữa, thúng , xô 2.1.4. Chuẩn bị vật liệu: Xi măng, cát và nƣớc.Đủ về số lƣợng và đảm bảo chất lƣợng. Nƣớc nên đựng trong thùng chứa đặt cạnh máy trộn 2.1.5. Chuẩn bị máy trộn: Hình 2-2: Máy trộn vữa ...Trên thực tế khi xây các khối bê tông nhẹ, thƣờng ngƣời ta sản xuất hỗn hợp chất kết dính sẵn TBA. TBA có sẵn trong túi 40 kg. Với mỗi túi TBA cần từ 12- 14 lít nƣớc. Thao tác trộn nhƣ sau: Đổ nƣớc vào trong một cái xô (12-14 lít). Cho TBA vào dần và cho máy khấy hoạt động cho tới khi đồng m...

pdf10 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Mô đun 03: Trộn vữa - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 
BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 
CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƢỚC 
GIÁO TRÌNH 
Mô đun:TRỘN VỮA 
Mã số:MĐ03 
41 
 MÔ ĐUN: TRỘN VỮA 
Mã số: MĐ03 
Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun: 
Mô đun trộn vữa là mô đun học bắt buộc của nghề Xây – Trát – Láng. 
Các công việc chính của nghề là xây, trát, láng đều liên quan đến công tác trộn 
vữa. Vì vậy ngƣời học nghề Xây – Trát – Láng nhất thiết phải hiểu yêu cầu 
thành phần của các loại vữa, sử dụng các loại dụng cụ, máy móc để trộn vữa 
đúng kỹ thuật, an toàn 
Mục tiêu của mô đun: 
- Học xong mô đun này người học biết được các loại vữa thường dùng 
trong xây dựng, trình tự các bước trộn vữa bằng tay, bằng máy. 
- Thao tác trộn vữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn. 
-Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc 
Nội dung của mô đun : 
Mã bài Tên bài Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời lƣợng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
M3-01 Bài 1:Trộn vữa 
bằng thủ công 
Tích 
hợp 
Xƣởng 
thực 
hành 
5 1 4 
M3-02 Bài 2:Trộn vữa 
bằng máy 
Tích 
hợp 
Xƣởng 
thực 
hành 
9 1 8 
M3-03 Bài 3:Công tác an 
toàn trong trộn vữa 
Lý 
thuyêt 
Lớp 
học 
1 1 
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN 
Học mô đun này ngƣời học cần biết đƣợc nội dung , trình tự các bƣớc trộn 
vữa bằng thủ công, bằng máy. Có kỹ năng sử dụng các dụng cụ máy móc trộn 
vữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuât, an toàn 
42 
BÀI 1: TRỘN VỮA BẰNG THỦ CÔNG 
Mã bài: M3-01 
Mục tiêu: 
- Sau khi học xong bài này người học biết được trình tự các bước trộn vữa 
bằng thủ công 
- Chuẩn bị dụng cụ, thao tác trộn vữa đảm bảo kỹ thuật, an toàn 
- Rèn luyện tính cần cù, chính xác trong công việc 
Nội dung chính: 
1.1. Công tác chuẩn bị: 
1.1.1.Chuẩn bị sân trộn: 
Sân trộn đƣợc bố trí càng gần nơi xây dựng càng tốt để giảm bớt công tác 
vận chuyển vữa. Diện tích sân trộn vừa đủ để thao tác (4 ÷8 m2). Nền sân trộn 
phải đủ cứng, phẳng, nhẵn, không mất nƣớc 
Sân trộn có thể làm bằng cách kê tấm tôn, gỗ, liệt địa bằng gạch hoặc láng 
vữa xi măng. Nếu lợi dụng đƣợc mặt bằng sẵn có càng tốt 
1.1.2. Chuẩn bị dụng cụ 
Dụng cụ để trộn vữa là: Xô, xẻng, cuốc, bàn cào, thùng đong vật liệu 
1.1.3. Chuẩn bị vật liệu: 
Vật liệu trộn vữa gồm: Xi măng, vôi, cát và nƣớc. Vật liệu đủ về số lƣợng 
và đảm bảo chất lƣợng, đƣợc bố trí càng gần sân trộn càng tốt 
1.2. Thao tác trộn vữa xi măng cát: 
1.2.1. Trộn khô: 
Đong cát theo cấp phối (Kỹ thuật công trƣờng quy định tỷ lệ) đổ ra sân 
trộn, gạt tƣơng đối bằng. Đong xi măng đổ lên trên, 2 ngƣời dùng xẻng lƣỡi 
bằng đảo cho cát và xi măng đều nhau, đảo dứt chân 
1.2.2. Trộn ƣớt: 
Khoanh vùng xi măng cát đã trộn khô đều. Đổ nƣớc ngâm,dùng xẻng, 
cuốc, bàn cào đảo ƣớt. Trong quá trình đảo ƣớt cho thêm nƣớc để vữa đủ độ dẻo 
quy định 
1.3. Thao tác trộn vữa tam hợp: 
Trộn vữa tam hợp có 2 cách trộn nhƣ sau: 
Cách trộn 1: Trộn xi măng, cát khô nhƣ trên, khoanh vùng, đổ nƣớc vôi 
vào và trộn ƣớt 
Cách trộn 2: Đánh tan vôi, trộn vôi với cát (Trộn vữa vôi) cho đều, dàn 
vữa và rải xi măng lên trên, dùng xẻng, cuốc, bàn cào đảo đều. 
Cả 2 cách trên thì vôi cần đƣợc lọc hết sạn đá trong vôi 
1.4. Thực hành trộn vữa bằng thủ công 
43 
1.4.1. Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này, ngƣời học có đƣợc kỹ năng chuẩn bị, trộn khô, 
trộn ƣớt vữa xi măng dùng để xây trát. Trộn đúng cấp phối, trộn đủ dẻo, đều 
1.4.2.Nội dung thực hành: 
- Trộn vữa xi măng cát (Tỷ lệ pha trộn do giáo viên quy định) 
- Trộn vữa tam hợp 
- Trộn vữa vôi 
1.4.3. Công tác chuẩn bị: 
- Sân trộn (Đủ rộng cho 2 nhóm cùng làm lúc) 
- Xi măng: 300 kg 
- Cát vàng (cát đen); 1,5 m3 
- Vôi nhuyễn 500 kg 
- Xẻng 4 cái 
- Cuốc 4 cái 
- Cào 2 cái 
- Thùng đong vật liệu: 5 cái 
- Xô 4 cái 
- Găng tay 30 đôi 
- Ủng : 4 đôi 
1.4.4. Tổ chức thực hiện: 
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2-3 học sinh 
- Giáo viên phổ biến tỷ lệ pha trộn, yêu cầu thao tác trộn, trình tự trộn, 
hƣớng dẫn tƣ thế đảo...Các lỗi thƣờng gặp và biện pháp khắc phục trong quá 
trình trộn vữa bằng thủ công 
- Từng nhóm lần lƣợt tham gia thực hiện, giáo viên theo dõi, uốn 
nắn,đánh giá. Các nhóm khác theo dõi, rút kinh nghiệm 
Chú ý: Việc thực hiện trộn vữa lên bố trí kết hợp tại các công trƣờng xây 
dựng 
44 
BÀI 2: TRỘN VỮA BẰNG MÁY 
Mã bài: M3-02 
Mục tiêu: 
- Sau khi học xong bài này người học biết được trình tự các bước trộn vữa 
bằng máy 
- Chuẩn bị dụng cụ, máy trộn, thao tác trộn vữa đảm bảo kỹ thuật, an 
toàn 
- Rèn luyện tính cần cù, chính xác trong công việc 
Nội dung chính: 
2.1. Công tác chuẩn bị: 
 2.1.1.Cấu tạo máy trộn vữa: 
Cấu tạo của máy trộn vữa gồm 3 bộ phân chính: 
- Động cơ điện và bộ phận truyền chuyển động vào trục quay 
- Thùng trộn (Trong thùng trộn có cánh quạt gắn với trục quay), tay quay 
điều khiển thùng trộn 
- Khung máy (Khung máy, bánh xe, móc kéo). 
Cấu tạo của máy trộn xem hình 2-1. 
Hình 2-1: Cấu tạo máy trộn: 
1. Trục quay, 2. Thùng trộn, 3. Cánh quạt 
4. Bộ phận truyền động, 5. Động cơ điện, 
6. Bánh xe, 7. Khung máy, 8. Móc kéo, 9. Tay quay để tắt thùng trộn 
2.1.2.Chuẩn bị sân trộn: 
Sân trộn vữa bố trí càng gần hiện trƣờng thi công càng tốt.Diện tích đủ để 
bố trí máy trộn, tấm tôn đón đổ vữa 
2.1.3. Chuẩn bị dụng cụ: 
45 
Xẻng, tấm tôn, xe rùa đón vữa, thúng , xô 
2.1.4. Chuẩn bị vật liệu: 
Xi măng, cát và nƣớc.Đủ về số lƣợng và đảm bảo chất lƣợng. Nƣớc nên 
đựng trong thùng chứa đặt cạnh máy trộn 
2.1.5. Chuẩn bị máy trộn: 
Hình 2-2: Máy trộn vữa (Mortar mixer) 
Máy trộn vữa đƣợc kê chắc chắn,ngang bằng. Cột điện và cầu dao nên 
đặt cạnh máy trộn, cầu dao buộc vào cột tầm ngƣời với.Khi khối lƣợng trộn ít có 
thể sử dụng máy trộn loại nhỏ cho linh hoạt 
2.2. Thao tác trộn vữa: 
2.2.1. Vận hành thử máy: 
Kiểm tra máy trộn và làm vệ sinh thùng trộn cho sạch 
Vận hành thử máy, kiểm tra hoạt động của máy sao cho máy chạy êm, 
đều 
2.2.2. Trình tự nạp vật liệu: 
- Đổ 1 xô nƣớc vào thùng trộn, đóng cầu dao điện cho máy hoạt động, 
cánh quạt quay làm cho nƣớc bám vào mặt thùng trộn để khi đổ vật liệu vào 
không bị bám dính vào thành thùng trộn 
- Đong các loại vật liệu thành phần theo liều lƣợng đã định và đổ vào 
thùng trộn 
46 
 2.2.3. Trộn vữa: 
- Cho máy hoạt động từ 3 ÷ 5 phút. Nếu thấy vữa trộn đã đồng màu và 
dẻo thì ngắt cầu dao điện cho máy ngừng làm việc 
2.2.4. Đổ vữa ra ngoài : 
Điều khiển tay quay để đổ vữa trong thùng trộn ra ngoài. Đổ ra tấm tôn 
hoặc ra xe rùa để vận chuyển đi. (Một số loại máy trộn chỉ mở cửa, máy vẫn 
hoạt động và cánh quạt sẽ đùn vữa ra ngoài) 
Khi vận hành máy trộn cần chú ý: 
- Cối trộn không đƣợc vƣợt quá dung tích thùng trộn 
- Đóng cầu dao điện cho máy chạy mới đổ vật liệu vào 
- Vật liệu đƣa vào phải đảm bảo chất lƣợng, không cho xi măng vón cục, 
cát vôi có lẫn đá sỏi vào thùng tránh hiện tƣợng kẹt cánh quạt 
- Khi cánh quạt bị kẹt phải tắt máy ngay, moi lấy đá chèn khe cánh quạt 
- Sau mỗi ca phải dội nƣớc rửa sạch thùng trộn 
2.3. Máy khấy vữa 
Có thể trộn vữa xi măng cát bằng máy khấy cầm tay.(Hình 2-3).Trƣớc tiên ta 
cho trƣớc vào thùng trộn một ít nƣớc, cho máy quay, trong quá trình đó cho dần 
cát, xi măng theo liều lƣợng quy định. Khi vữa đều, đồng màu thì đƣợc. 
Hình 2-3: Máy khấy vữa (Mixing drill) 
47 
Trên thực tế khi xây các khối bê tông nhẹ, thƣờng ngƣời ta sản xuất hỗn 
hợp chất kết dính sẵn TBA. TBA có sẵn trong túi 40 kg. Với mỗi túi TBA cần từ 
12- 14 lít nƣớc. Thao tác trộn nhƣ sau: 
Đổ nƣớc vào trong một cái xô (12-14 lít). Cho TBA vào dần và cho máy 
khấy hoạt động cho tới khi đồng màu thì thôi. 
Hình 2-4:Khấy vữa TBA 
2.4. Thực hành trộn vữa bằng máy 
2.4.1.Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này ngƣời học có đƣợc kỹ trộn vữa bằng máy trộn, 
máy khấy vữa vừa đúng trình tự, an toàn và hiệu quả 
 2.4.2.Nội dung thực hành: 
- Trộn vữa xi măng cát (tỷ lệ pha trộn do giáo viên quy định) 
- Trộn vữa tam hợp 
 2.4.3. Công tác chuẩn bị: 
- Sân trộn : Bố trí đủ rộng để thao tác, học sinh quan sát 
- Máy trộn vữa: 2 máy 
- Xi măng: 300 kg 
- Cát vàng (cát đen); 1,5 m3 
- Vôi nhuyễn 500 kg 
- Xẻng 4 cái 
48 
- Thúng 4 cái 
- Xô 2 cái 
- Thùng chứá nƣớc 
- Găng tay 30 đôi 
- Máy trộn cùng hệ thống điện, cầu dao điện 
- Máy khuấy vữa + Thùng trộn vữa: 1 máy 
2.4.4. Tổ chức thực hiện: 
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-6 học sinh 
- Giáo viên phổ biến tỷ lệ pha trộn, yêu cầu thao tác trộn, trình tự 
trộn...Các lỗi thƣờng gặp và biện pháp khắc phục trong quá trình trộn vữa bằng 
máy 
- Từng nhóm lần lƣợt tham gia thực hiện, giáo viên theo dõi, uốn 
nắn,đánh giá. Các nhóm khác theo dõi, rút kinh nghiệm 
Chú ý: Việc thực hiện trộn vữa lên bố trí kết hợp tại các công trƣờng xây 
dựng 
Câu hỏi 1:Trình bày nội dung các bƣớc trộn vữa bằng máy 
49 
BÀI 3: CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG TRỘN VỮA 
Mã bài: M3-03 
Mục tiêu: 
- Sau khi học xong bài này người học biết được nội dung công tác an toàn 
trong trộn vữa 
- Xử lý được các hiện tượng mất an toàn xảy ra 
- Rèn luyện ý thức chấp hành các quy định về an toàn trong công việc 
Nội dung chính: 
3.1.Các quy định về an toàn trong trộn vữa bằng máy: 
3.1.1.Quy định về trang phục: 
Khi trộn vữa công nhân phải có đủ trang thiết bị phòng hộ lao động theo 
quy định (Quần áo, giày, kính, gang tay, mũ...) 
Dụng cụ phải bố trí hợp lý để sử dụng thuận tiện, tránh chồng chéo. Khi 
hết ca xẻng cuốc phải rửa sạch cất đúng vị trí 
3.1.2.Quy định về quy trình vận hành máy 
Khi trộn phải thực hiện đúng theo nội quy sử dụng máy và quy trình vận 
hành 
Cầu dao điện phải đƣợc bố trí cạnh công nhân điều khiển máy và ở độ cao 
1,5 m. Đƣờng điện đi vào động cơ phải dùng cáp chì hoặc cao su 
Quá trình trộn, ngoài vật liệu trộn không đƣợc đƣa bất kỳ vật gì vào 
thùng trộn. Sau mỗi ca trộn phải dội nƣớc vệ sinh thùng trộn, che đậy cầu dao 
3.2. Sử lý khi cánh quạt máy trộn bị kẹt: 
Khi cánh quạt bị kẹt phải ngắt cầu dao, dừng máy. Dùng xẻng moi vữa, 
loại bỏ sỏi đá gây kẹt 
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: 
Câu1:Trả lời:221 ÷ 224 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN: 
TBA: Chất kết dính chuyên dùng 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
- Giáo trình kỹ thuật thi công- NXB Xây dựng – năm 2000 
- Giáo trình thi công tập 1,2- (Trƣờng cao đẳng nghề Nam Định) 
- Giáo trình kỹ thuật nề theo phƣơng pháp mô đun-NXB Xây dựng- 2000 
- Kỹ thuật thi công tập II – NXB xây dựng năm 2002 trƣờng đại học kiến 
trúc Hà Nội- 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_03_tron_vua_bo_lao_dong_thuong_binh_va_xa.pdf