Giáo trình mô đun 05: Sửa chữa - Bảo dưỡng

Tóm tắt Giáo trình mô đun 05: Sửa chữa - Bảo dưỡng: ...ừ thùng chứa đến bơm tiếp vận từ lọc đến bơm Xiết chặt các khâu nối. Dùng bơm điện hay bơm tay xả gió hệ thống nhiên liệu từ lọc đến bơm. Thật sạch gió Xong động cơ phát hành. Động cơ nổ êm 3. An toàn Khi xả gió nơi bơm cao áp tránh không cho nhiên liệu chảy vào cạt te bơm làm lo...hỉnh áp suất bên trong bơm Đo áp suất bên trong bơm ở các tốc độ dưới 500 - 3.2 – 3.8không/cm2 Nếu áp suất thấp, điều chỉnh bằng cách gõ nhẹ lên pittông van điều áp trong khi quan sát đồng hồ áp suất. Kiểm tra lượng dầu hồi Tốc độ bơ - 2200 Lượng dầu hồi cc/phút - 370 - 800 ...ồng chân không. Màng bị kéo sang phải bởi độ chân không này đến khi sức căng của lò xo chính và lò xo không tải cân bằng nhau. c. Vì vậy thanh răng bị kéo sang phải. Kết quả là lượng phun giảm và động cơ chạy không tải ổn định. a. Khi chân ga đạp một phần, bướm ga mở một phần và độ chân kh...

pdf214 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun 05: Sửa chữa - Bảo dưỡng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tùy theo 
sự kiến trúc máy và hệ thống nhiên liệu. Đối với loại này phòng đốt thuộc loại 
phòng đốt trước. Bơm kim liên hợp được điều khiển bởi hệ thống cơ động và 
tạo cho pittông bơm vận chuyển tịnh tiến theo chu trình của động cơ. 
Vì bơm liên hợp nằm trong máy, nên trường hợp hở cháy nơi các mối nối, 
của hệ thống gây hư hỏng tính chất bôi trơn của máy. Ngoài ra đối với bơm 
kim liên hợp rất nhiều hư hỏng xảy ra nếu sự bảo dưỡng không đảm bảo tốt. 
3.1.1 Nguyên nhân hư hỏng của bơm kim liên hợp. 
Chi tiết này cũng như các cơ phận khác thuộc hệ thống nhiên liệu bị mau hư 
hỏng do 3 nguyên nhân chính sau đây : 
1) Các chất bẩn trong hệ thống xâm nhập vào trong bơm qua nhiều hình thức. 
2) Nước lộn trong nhiên liệu vì không bảo quản tốt nhiên liệu. 
3) Máy nóng thái quá tạo nhiều đặt chất làm hư hỏng, làm biến dạng các chi tiết 
chính xác bên trong. 
Sau các quá trình vận hành hoặc sau khi phát hiện sự hư hỏng phải được sửa 
chữa phục hồi tốt tình trạng. Loại bơm này là bơm kim liên hợp nên dụng cụ để 
thử hoàn toàn khác hẳn và được phối hợp với bàn thử thông dụng cho kim phun 
để sử dụng. 
Phương pháp sửa chữa có khác nhưng nguyên tắc không thay đổi. 
3.1.2 Cách thử để chuẩn đoán hư hỏng. 
Trước hết rửa sạch và thổi gió bên ngoài, công việc thử được thực hiện theo 
trình tự sau đây : 
a) Thử sự di động trơn thanh răng và pittông bơm :ẩy và chịu ống lò 
xo vào thành của bàn thợ để ép lò xo vào đồng thời di chuyển thanh răng 
qua lại, nếu thanh răng liên hệ và pittông bơm ở vào tình trạng tốt thì thanh 
răng di động trơn, đều tay, không có rít, kẹt. 
b) Thử áp lực thoát : 
199 
Công tác này được thực hiện để xác định tình trạng của các chi tiết như van 
cao áp và bệ lò xo, rút chận lò xo và các chi tiết tiếp xúc trực tiếp khác. 
Bắt bơm kim liên hợp vào giá bắt bơm lắp các ống nối liền với phần để thử kim 
phun. 
Thanh răng kéo qua chiều tối đa. Vận chuyển cần bơm để nâng áp suất lên. 
Nhiên liệu phun ra với áp suất trung bình từ 450 – 850 Psi. Loại mới từ 2000 – 
3200 Psi bộ phận được tháo ra và sửa chữa lại. 
Hình 5.8 Bàn thử bơm kim GM 1.Cần bơm tay 2. Đồng hồ chỉ áp 
lực 3. Vít chỉnh dầu vào 4. Chốt 
200 
khoá cần điều khiển 5. Cần điều 
khiển thử trình trạng phun 
Hình 5.9 Máy thử lưu lượng bơm 
kim liên hợp GM 
1. Bánh chỉnh bơm kim 2. Công tắc 
máy 3.Nút bơm tiếp vận 4.Nút xã 
dầu 5. Ống thuỷ tinh 
c) Thử áp lực ngã : 
Thử áp lực ngã để xác định sự kín của các mặt tiếp xúc trực tiếp và sự kín 
nơi thân bơm. 
Bơm tay và nâng áp suất lên vừa đến áp lực thoát, đóng nơi mạch nạp nhiên 
liệu. Áp lực ngã từ 450 Psi xuống còn 250 Psi. Không được ngắn hơn 40 giây 
đồng hồ. Nếu áp lực ngã ngoài định mức cần kiểm tra để sửa chữa. 
Bước 1: Dùng gió nén để thổi thật khô bên ngoài. 
Bước 2: Mở van và vận chuyển cần bơm để nâng áp suất như trên để quan 
sát. 
Bước 3: Nhiên liệu chảy ra nơi lỗ thanh răng chứng tỏ mặt tiếp xúc giữa 
thân bơm và xy lanh không kín. Giữa pittông và xy lanh bơm bị mòn. 
Bước 4: Nhiên liệu chảy vòng ngoài vòi phun. Chứng tỏ nắp xiết vòi phun 
không chặc. Nắp chụp vòi phun bị rổ mặt bên trong. Mặt ép vòi phun bị rổ mặt. 
Bước 5: Nhiên liệu chảy ngoài nắp chụp vòi phun và do vòng đệm kín bằng 
cao su giữa nắp chụp vòi phun và thân bơm không kín vì rổ mặt, rổ, chai, cứng, 
xếp mí hoặc không để vào. 
Bước 6: Nhiên liệu chảy ra nơi nút xiết lọc nhiên liệu. Nguyên do nút siết 
lọc còn lỏng đệm kín bể, biến dạng, chai cứng. 
Bước 7: Nhiên liệu chảy ra nơi lỗ tia nguyên do là van cao áp bị hở rỉ sét, 
chất bẩn lọt kẹt giữa van cao áp và bệ của nó. 
Bước 7: Trường hợp áp lực ngã xảy ra nhưng không thấy dạng nhiên liệu 
chảy, ta quan sát các mặt tiếp xúc trực tiếp với nhau trong phần cao áp từ bơm 
đến vòi phun. Nhiên liệu thoát ra từ bên trong phần cao áp về mạch nạp. 
d) Thử áp suất cao : 
201 
Phương pháp này để phát hiện tình trạng hở các mặt tiếp xúc của các chi tiết 
có mặt ép vào nhau. Các vòng cao su đệm kín phương pháp này cũng để xác 
định mức độ hở của xy lanh pittông bơm. 
Bước1: Thổi gió thật khô bên ngoài . 
Bước2: Kiểm các mối nối, ống dẫn nhiên liệu phải kín và siết chặt. 
Bước3: Để vị trí thanh răng ở chiều tối đa, cần bẩy gài pittông ở vị trí phun 
dầu tối đa để tăng diện tích mặt tiếp xúc của pittông và xy lanh. Khi bơm tay 
để thử áp suất phải lên từ 1400 Psi đến 2000 Psi. Nếu cao áp không vượt đến áp 
lực thoát (450 – 850 Psi) thay mới toàn bộ pittông và xy lanh. 
Bước4: Bơm tay để nâng và duy trì cao áp từ 1400 đến 2000 Psi để kiểm tra 
các nơi hở lỏng của lọc nhiên liệu, đệm kín nắp chụp vòi phun, lỗ thanh răng. 
Chú ý : 
Không được bơm tay quá cao so với sức chịu đựng của đồng hồ cao áp và 
không được bơm quá nhanh mà không hãm bớt van để ngừa hư hỏng bên trong 
đồng hồ áp lực. 
e) Thử quá trình phun nhiên liệu : 
Thanh răng ở chiều tối đa. Bơm tay để nâng cao áp lên gần đến áp lực thoát. 
Cử động cần bẩy nhiều lần trên ống chận lò xo cho nhiên liệu xịt ra lỗ tia. Quan 
sát những chùm phun của nhiên liệu đồng thời nhìn các lỗ tia, tán nhuyễn. Nếu 
có một hoặc nhiều lỗ tia bị nghẹt, dùng cây xoi bằng thép đường kính 004” để 
xoi lỗ 005” hoặc cây xoi đường kính 005” để xoi lỗ 006”. 
f) Quan sát pittông bơm : 
Sau khi thực hiện các giai đoạn thử tình trạng toàn bộ ta phải kiểm tra tình 
trạng của các pittông riêng biệt để phân tích hiện tượng hư hỏng và khắc phục 
ngay. Tháo pittông rời khỏi thân và quan sát mặt láng của pittông. Dùng kính 
phóng đại để tăng cường chính xác. 
Theo các hiện tượng ta xác nhận được nguyên nhân hư hỏng của nó để có thể 
khắc phục cụ thể. 
202 
1) Thanh răng quá khít hoặc kẹt gây ra trường hợp ma sát một bên khi 
pittông lên xuống. 
2) Nhiên liệu có lộn chất bẩn gây hư hỏng khá quan trọng 
3) Mẻ nơi vùng có cạnh vạt chéo phía dưới 
4) Mặt láng pittông bị trầy do áp suất nhiên liệu quá cao vì lỗ tia nhỏ hơn 
định chuẩn, hoặc bị nghẹt một số lỗ tia 
5) Thiếu nhiên liệu trong bơm trong lúc vận tốc lên cao. Nhiên liệu có lộn 
nước. 
g) Thử đồng lượng : 
Phương pháp thử đồng lượng cần đến máy đặc biệt và sự kinh nghiệm trong 
công tác. Qua các quá trình thử đồng lượng ta xác định thêm tình trạng các chi 
tiết, sự hư hỏng qua các biểu hiện ghi nơi số lượng nhiên liệu được hứng ra ống 
nghiệm. Một hoặc số bơm không nằm trong mức yêu cầu thì phải sửa chữa 
hoặc thay mới. 
3.1.3 Sửa chữa bơm kim liên hợp. 
Sau quá trình kiểm tra trên bàn thử hoặc máy thử đồng lượng và theo sự 
quan sát ta có thể xác định các điểm và mức độ hư hỏng của các chi tiết để sửa 
chữa và phục hồi tình trạng. 
Theo sự suy luận về nguyên nhân hư hỏng ta có thể phân tích như sau : 
a) Áp lực thoát quá thấp so với định mức 
1) Bệ van cao áp bị mòn hoặc bị rỉ khuyết, phải xoáy phẳng nếu quá trọng 
phải thay mới. 
2) Bệ van cao áp bị mẻ sứt (thay mới) 
3) Van cao áp, nút chận lò xo bị mòn phải thay mới, nếu mòn ít có thể phục 
hồi bằng cát xoáy phẳng. 
4) Lò xo van cao áp bị gãy hoặc quá yếu. Thay lò xo mới đồng thời kiểm tra 
lại các chi tiết liên hệ để thay mới toàn bộ. 
5) Ngoại chất hoặc chất bẩn xâm nhập nơi kẻ hở của van cao áp và bệ, tháo 
ra và súc rửa sạch. 
203 
b) Cao áp quá định mức. 
1) Chất muội than hoặc ngoại chất bám chặt trong vòi phun nơi họng cao áp. 
Dùng cây nạo đặc biệt để nạo ra. 
2) Muội than đóng bít lỗ tia. Dùng kim xoay bằng cước thép đường kính 
tương ứng để xoi thông các lỗ bị bịt. 
c) Áp suất bị ngã quá mau : 
1) Mặt tiếp xúc thân và xy lanh bơm bị hở : xoáy mặt phẳng trên thân bơm. 
2) Nắp chụp vòi phun xiết không chặt, xiết thêm đúng mức 55 đến 65 foot 
pounds. 
3) Van cao áp và bệ bị nứt. Thay mới toàn bộ. 
4) Bệ van cao áp mòn hoặc bị rỉ khuyết – xoáy phẳng nếu quá mòn phải thay 
mới. 
5) Lò xo van cao áp quá yếu bị gãy biến dạng cần thay mới. 
6) Vòng cao su đệm kín bị bể, chai cứng xếp mí, phải thay mới. 
7) Lỗ trám nơi thân bơm bị xì, hở, trám lại. 
8) Đệm kín lọc dầu bị hở chảy, thay đệm mới xiết đến áp lực xiết 65 – 75 
foot pounds. 
9) Mối nối không kín, rửa sạch, xiết lại, nếu không kín phải làm lại. 
10) Ngoại chất hoặc chất bẩn xâm nhập bên trong. Tháo rời và súc rửa sạch. 
d) Số lượng nhiên liệu cung cấp sai lệch 
1) Vòi phun hoặc lỗ tia bị nghẽn nghẹt một số tia xoi thông bằng giây cước 
thép tương ứng với kích thước của lỗ tia. 
2) Lỗ tia bị rộng, thay mới đúng định chuẩn. 
3) Chất muội than hoặc ngoại chất đóng trong vòi phun dùng cây nạo để nạo 
bên trong, súc rửa, thổi gió. 
4) Pittông và xy lanh bơm bị mòn. Sau khi thay mới toàn bộ van cao áp và 
vòi phun, lưu lượng nhiên liệu vẫn không đạt được định chuẩn cần phải thay 
toàn bộ pittông và xy lanh mới. 
5) Bộ phận van cao áp bị nứt, thay mới. 
204 
6) Xy lanh bị rạn nứt, thay mới. 
7) Các mặt tiếp xúc không kín. Xoáy phẳng lại các bộ phận có mặt láng. 
8) Ngoại chất chuôi vào khoan giữa của van cao áp và bệ tháo và rửa sạch. 
9) Thanh răng và vòng răng không đúng dấu khi ráp chi tiết. Tháo và đặt lại 
đúng dấu có 3 điểm chấm để định vị trí 
Sau khi so sánh lưu lượng các đơn vị bơm. Ta có thể tháo ra để sửa chữa 
những sai lệch quá nhiều. Nếu không đạt được kết quả theo định chuẩn có thể : 
Thay vòi phun có lỗ tia đồng đặc điểm hoặc tìm kích thước đường kín lỗ tia 
trùng hợp để có số lượng nhiên liệu như nhau. 
Thay toàn bộ chi tiết mới bên trong. 
Nếu số lượng nhiên liệu quá ít so với định chuẩn do pittông và xy lanh mòn 
thái quá. Ta phải thay toàn bộ pittông và xy lanh mới hoặc phục hồi tốt pittông 
theo phương phápxi kền 
3.1.4 An toàn trong công tác tháo ráp. 
1) Lúc tháo ráp cẩn thận không để rơi, không va chạm đầu vòi phun để tránh 
gãy, móp méo đầu vòi phun và các lỗ tia. 
2) Có thể dùng gasoil để súc rửa. Trừ trường hợp vòi phunvà các chi tiết 
mới nguyên thuỷ, cần súc rửa bằng dầu tẩy thích hợp (Solven) để tẩy chất keo 
chống rỉ. 
3) Phải mài phẳng van cao áp. Cẩn thận giữ mặt phẳng này luôn luôn thẳng 
góc tối đa với thân van cao áp 
3.1.5 Bảo dưỡng bơm kim liên hợp 
Trong công tác bảo dưỡng bơm kim liên hợp. Trọng tâm chính là nhiên liệu 
phải được bảo quản tốt. Hệ thống lọc phải được bảo đảm an toàn tách rời các 
chất bẩn, nước lộn trong nhiên liệu : 
Ngoài công việc chỉnh bơm kim đúng thời điểm, số lượng nhiên liệu phải đủ 
nhu cầu, tránh động cơ nóng thái quá, điểm này cũng cần chú ý trong công tác 
bảo dưỡng hệ thống. 
3.1.6 Điều chỉnh kim bơm liên hợp và hiệu chỉnh xú báp trên động cơ GM 
205 
1) Điều chỉnh kim bơm : 
- Lau sạch sẽ kim bơm và lỗ bắt kim bơm ở nắp quy lát. 
- Ráp kim bơm vào động cơ, siết ốc giữ kim bơm cho đúng sức siết. 
- Quay cốt máy cho đến lúc nào pittông số 1 lên tử điểm thượng nhìn cò mổ 
đến lúc nào các xú báp thoát mở hẳn (cò mổ xú báp cấm xuống) thì dừng lại. 
- Chọn cỡ thích hợp đặt vào vị trí (đuôi cở lọt hẳn vào lổ nhỏ trên thân, vai phía 
dưới cở tựa vào đệm đẩy kim bơm) (cở 1460 cho động cơ chạy nhanh, 1484 
cho động cơ chạy chậm) 
- Nếu chưa đúng ta phải nới ốc chận vặn ốc điều chỉnh đũa đẩy cho đến khi nào 
đệm đẩy vừa tựa vai của cở, xong giữ đũa và siết chặt ốc chận lại. 
- Kiểm soát lại một lần nữa cho chính xác. 
- Tiếp tục hiệu chỉnh các kim bơm còn lại theo TTTN của động cơ. 
- Ta có thể hoàn tất công tác trong một vòng quay cốt máy. 
2) Hiệu chỉnh xú báp thoát : 
- Quay cốt máy theo chiều chạy cho đến khi nào pittông số 1 lên tử điểm 
thượng nhìn cò mổ điều khiển kim bơm lúc nào cấm xuống (kim đang phun 
dầu thì dừng lại). 
- Dùng cở điều chỉnh xú báp (Jeude-cale) hiệu chỉnh tương tự như động cơ 
xăng số liệu khe hở theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. 
- Hiệu chỉnh các xú báp thoát (2 hay 4) ở xy lanh số 1 cùng một lúc, nhớ siết ốc 
chận cho kỷ. 
- Tiếp tục hiệu chỉnh các xy lanh còn lại theo thứ tự thì nổ của động cơ. 
3) Hiệu chỉnh thanh răng : 
Mở cần điều khiển giữa bộ điều tốc và cần điều khiển thanh răng. 
- Tháo móc lò xo hoàn lực ra. 
- Nới lỏng các vít trong và ngoài của tất cả cần điều khiển thanh răng. 
- Kéo cần điều khiển qua vị trí chiều dầu tối đa. 
- Hiệu chỉnh cần điều khiển thanh răng số 1 bằng cách : 
206 
- Siết từ từ vít phía trong đến khi nào cảm thấy sự dụng thanh răng chạm vào 
thân bơm thì ngưng. Vặn ngược vít trở ra 1/8 vòng, siết cứng vít phía ngoài lại. 
- Xong lắc xem có khe hở không (có thể dùng cở 005” đo khe hở giữa thanh 
răng và cần điều khiển, hoặc sự xê dịch (rơ) thanh răng độ 005”) 
- Tiếp tục hiệu chỉnh cái thứ 2, xem lại cái số 1 có bị cứng, kẹt hay không. 
- Hiệu chỉnh các cái còn lại như trên lấy cái số 1 làm chuẩn.ĐẶC ĐIỂM KỸ 
THUẬT CỦA VÀI MODEL ĐỘNG CƠ GM 
Model 
Số 
XL 
D x C 
(inch) 
V 
Cubic 
INCH 
Mã lực 
(V/ph) 
Khe hở xú 
báp phần 
ngàn INCH 
TTTN 
Phải Trái 
3.53 
6.V53 
4.71 
6.71 
6.V71 
8.V71 
12.V7
1 
3 
V6 
4 
6 
V6 
V8 
V1
2 
3.875X4
5 
- 
4.250X5 
- 
- 
- 
- 
17 
17 
17 
17 
18,
7 
- 
- 
159 
212 
284 
426 
- 
507 
851 
81/2500 
122/250
0 
143/210
0 
219/210
0 
210/210
0 
280/210
0 
420/250
0 
53-V53 
2xB 
010C009H 
4xB 
026C024H 
71.V71 
2xB 
012C009H 
4xB 
016C014H 
- 
132 
A 
1342 
153024 
A 
B 
C 
123 
- 
1243 
14263
5 
A 
B 
C 
A 
RIGHT 
1 2 3 
1 2 3 
LEFT 
B 
R 
1 2 3 4 
1 2 3 4 
L 
C 
R 
1 2 3 4 5 6 
207 
1 2 3 4 5 
L
208 
.Quay chiều phải : R. . Quay chiều trái : L 
6 xy lanh V 8 xy lanh V 
 12xy lanh V 
R:1L3R3L2R2L1H 1L3R3L4R4L2R2L1R 1L5L3R4R3L4L2R6R2L6L1R5R 
L:1L1R2L2R3L3R 1L1R2L2R4L4R3L2R 1L5L1R6R2L6L2R4L3L4R3R5L 
CỞ HIỆU CHỈNH 
KÝ HIỆU GHI TRÊN THÂN BƠM HIỆU CHỈNH KIM 
V55, N60, N65 
50, TV50, HV50 
60, TV9, DF6, HV6,6S8 
Cở 1484 cho xe buýt 
Máy V6 có 2 xú báp thoát 
Máy V16 cở 1460 cho các loại máy 
khác 
55C, 855, 6E6, 60E, HE6, S60 
S65, 70, HV7, S70, 80, HV8, S80 
90, HV9, S990 
1INCH 460 
1.460” 
B. Trình tự thực hiện 
 Điều kiện thực hiện 
1. Cây vặn vít miệng 5 mm 
2. Một ngàm kẹp của bơm kim liên hợp 
3. Một chìa khóa tube hoặc dẹp vòng 9/16” 
4. Một chìa khóa ống dài hoặc vòng 1.1/16” 
5. Một mâm sạch có lót giấy dựng chi tiết bơm 
Yêu cầu trong công tác: 
1. Vị trí làm việc phải cách xa bụi bặm 
2. Đối với người làm việc tay phải thật sạch 
3. Dụng cụ, bàn kẹp, bàn thợ phải thật sạch. 
4. Mâm đựng bơm chi tiết tháo ra phải thật sạch và có lót giấy sạch 
5. Chuẩn bị một máng chứa để dầu rơi rớt xuống đất lúc tháo ráp bơm. 
209 
Nội dung thực hiện 
2. Tháo: 
NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ 
 Vệ sinh khu vực tháo - Sạch sẽ Mỗi nhóm 1 máy. 
 Khóa nhiên liệu. Thật chặc 
Tháo bơm liên hợp ra khỏi 
động cơ 
Sử dụng dụng cụ đúng 
Rửa sạch bên ngoài Thật sạch 
Gắn bàn kẹp vào mỏ bàn 
kẹp đoạn bắt kim vào 
ngàm kẹp đầu của vòi 
phun trở phía dưới và xiết 
chặt bàn kẹp 
Sử dụng đúng dụng cụ 
Tay trái đè ống hướng 
dẫn, dẫn pittông xuống, 
tay mặt chui que sắt 
đường kính cở 2 mm vào 
lỗ nơi thân bơm để kềm 
pittông ở vị trí bất động. 
- Thực hiện đúng quy 
trình 
Dùng cây vặn vít nhỏ 
chui vào đầu dưới của lò 
xo quay 90 độ để nạy lò 
xo lên lấy chốt chận lò xo 
ra. 
Rút que chận ra đoạn 
lấy cả hai chi tiết 
Ông hướng dẫn pittông, 
pittông , lò xo. 
Tháo 2 nắp chận lọc Lấy lò xo và lọc dầu ra. 
210 
dầu (đầu nối ống). 
Bắt ngược đầu bơm kẹp chặt lại. 
Dùng chìa khóa tube 
loại dài 1.1/16” để tháo 
nắp chụp vòi phun. 
Muốn cho các chi tiết 
bơm bên trong khỏi bị xáo 
trộn hoặc văng ra ngoài. 
Ta chỉ nới lỏng nắp chụp 
vòi phun, đoạn trút tất cả 
chi tiết bên trong vào 
máng có lót giấy. 
Các chi tiết gồm : 
a) Đót kim 
(Đầu vòi phun) 
b) Van hoa mai 
c) Một vỏ chứa van 
cao áp, lò xo van cao áp 
và đế của lò xo. 
d) Đế van cao áp 
Tháo xy lanh bơm, ống 
chận vòng răng, vòng 
răng, lắp pittông vào xy 
lanh. 
Rút thanh răng ra khỏi 
thân 
 Yêu cầu công tác : 
a) Các chi tiết tháo ra được đặt trên giấy sạch nằm trong máng. 
b) Pittông và xy lanh phải được súc rửa sạch và lắp vào nhau thành bộ. không 
va chạm vào các chi tiết khác. Không được làm rớt. 
c) Thực hiện công tác kiểm tra tình trạng và sửa chữa. 
3. Lắp 
NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ 
Ráp lọc dầu 
-Kẹp thân bơm vào bàn 
kẹp có ngàm kẹp hoặc giá 
. Theo nguyên tắc mỗi khi 
phục hồi chi tiết bên trong của 
bơm, lọc và đệm kín cần phải thay 
Mỗi nhóm 1 bơm 
211 
chịu . 
- Ráp lọc vào đệm kín vào 
vị trí của mỗi bên, đoạn 
thấm dầu trơn nơi răng gai 
của nắp đậy lọc dầu, xiết 
đúng sức xiết 65 – 75 foot 
pounds. 
- Sau khi ráp nắp , vặn nút 
hoặc bít vải sạch các lỗ 
nạp và thoát của chi tiết 
này, ngừa chất bẩn xâm 
nhập vào. 
mới, nhưng có thể súc rửa thật kỹ 
để dùng lại. 
- Ráp thanh răng và vòng 
răng : - Kẹp thân bơm vào 
bàn kẹp, đầu phía vòi 
phun lên trên. Tra thanh 
răng vào lỗ. Đầu có càng 
điều khiển nằm bên có 
mang ký hiệu. - Giữ thanh 
răng ở vị trí cố định. Lắp 
vòng răng vào hướng 
vòng răng 
- Lắp ống chận vòng răng 
vào lắp xy lanh vào vị trí 
của nó hướng chốt kềm xy 
lanh ngay với rảnh thân 
-2 dấu ghi nơi thanh răng phải 
hiện ra ngay giữa khi nhìn vào 
lòng trong của thân bơm. 
- Thế nào khi các răng ăn ngàm 
thì 3 dấu phải nằm chung nhau. 
212 
bơm. 
Ráp van cao áp và chi tiết 
liên hợp : 
Sau khi phục hồi tình 
trạng và súc rửa sạch, các 
chi tiết được tuần tự ráp 
vào. 
- Ráp vòng đệm kín bằng 
cao su và ống cao áp. 
- Thực hiện phương pháp 
sau đây để ráp van cao áp 
và bộ phận liên hệ. 
Lắp lò xo van vào van cao áp, đặt 
nút chận vào trên lò xo. Giữ đúng 
các chi tiết này . Chụp vỏ đựng 
van vào. Trở ngược lại cho khỏi 
rơi các chi tiết. Đặt đế van trên 
mặt van cao áp và đặt úp các chi 
tiết này xuống mặt ép của xy lanh 
bơm. 
Tay trái giữ toàn bộ này. Tay mặt 
lắp vòi phun có miếng cản mụi 
lên trên vỏ. Chú ý tay trái không 
rời các bộ phận đã đặt trên xy 
lanh. Tay mặt lắp ống chụp vòi 
phun vào và xiết bằng tay đến khi 
vòi phun và toàn bộ bên trong ổn 
định được vị trí. Ta có thể dùng 
chìa khóa tube 1.1/16” và cần siết 
ngẫu lực 
Ráp pittông vào ống 
hướng dẫn : 
- Trở ngược bơm kim liên 
hợp vào ngàm kẹp 
- Lắp đuôi pittông bơm 
vào ống hướng dẫn (từ 
bên hông xỏ vào). 
- Đặt lò xo vào ống kềm 
- Đầu phía vòi phun xuống dưới. 
- Hướng pittông thế nào mặt vát 
213 
của nó. 
- Đẩy thanh răng vào 
trong qua chiều dầu tối đa 
lắp pittông vào xy lanh từ 
phía trên của thân bơm. 
- Khi pittông và xy lanh 
đã ăn khớp với nhau, để 
ống hướng dẫn pittông 
xuống và hướng rảnh 
đứng của ống hướng dẫn 
pittông ngay với lỗ chốt 
kềm lò xo. 
- Tra chốt kềm vào lỗ, đặt 
vị trí của chốt thế nào 
vòng phía dưới của lò xo 
nằm trên vành mảnh của 
chốt kềm đoạn vừa để ống 
hướng dẫn xuống, vừa 
dùng ngón tay cái đè chốt 
kềm vào đến khi vòng lò 
xo lọt vào rảnh. Tức chốt 
đã được ổn định vào lỗ 
của nó. Khi ấy, ống hướng 
dẫn pittông phải ở vị trí 
gài. 
của pittông ngay với mặt vát của 
vòng răng để xỏ vào được. 
Lưu ý là chốt kềm lò xo và ống 
hướng dẫn đều tác động lẫn nhau 
ở thế gài. 
- Bơm kim liên hợp đã được ráp 
hoàn tất và được kiểm nghiệm 
quá trình sửa chữa và phục hồi. 
Sau khi ráp xong nhìn vào lỗ 
bơm hông trên vòng răng, đẩy 
thanh răng vào hết ta sẽ thấy 
mặt vạt của pittông và ráp 
đúng dấu. 
214 
C. Hình thức tổ chức 
 - Phần lý thuyết liên quan học viên tự nghiêng cứu trước khi thực tập. 
 - Phần kỹ năng học viên luyện tập các nội dung được hướng dẫn theo nhóm, 
mỗi nhóm 5 học viên, giáo viên quan sát, uốn nắn và rút kinh nghiệm khi buổi 
luyện tập kết thúc. 
C. Hình thức tổ chức 
 - Phần lý thuyết liên quan học viên tự nghiêng cứu trước khi thực tập. 
 - Phần kỹ năng học viên luyện tập các nội dung được hướng dẫn theo nhóm, 
mỗi nhóm 5 học viên, giáo viên quan sát, uốn nắn và rút kinh nghiệm khi buổi 
luyện tập kết thúc. 
3. Tài liệu tham khảo 
1. Cấu tạo, sửa chữa và bảo dưỡng động cơ ô tô – KS. Ngô Viết Khánh – NXB 
Giao Thông Vận Tải – 2004 
2. Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại, Tập 3: Động Diesel – Nguyễn 
Oanh – NXB Hồng Đức – 2007 
2. Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô – TS. Hoàng Đình Long – NXB Giáo Dục – 
2008. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_05_sua_chua_bao_duong.pdf