Giáo trình Mô đun 21: Hàn điện cơ bản - Nghề: Cấp thoát nước - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình
Tóm tắt Giáo trình Mô đun 21: Hàn điện cơ bản - Nghề: Cấp thoát nước - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình: ...n thế vì vậy các ion bị hút về các cực trái dấu tạo thành dòng điện. Như vậy hồ quang điện là dòng chuyển dời có hướng của các ion giữa 2 điện cực. Do có sự va đập mạnh của các ion nên nó giải phóng năng lượng ở dạng nhiệt năng và quang năng tạo ra ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao. 18 - Cấ...iờ Giới thiệu. Máy hàn điện được sử dụng rất nhiều trong trực tế nhất là tại các công trường gia công kết cấu thép, do đó khi nắm vững các nguyên lý cơ bản của máy hàn người học tự tin trong khi thực hiện các công việc trong thực tế. I. Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: ...ống chế kim loại nóng chảy thông thường cường độ dòng điện khi hàn đứng nhỏ hơn so với hàn bằng từ 10 20%. 1.3. Điện thế của hồ quang. Điện thế hồ quang do chiều dài hồ quang quyết định: hồ quang dài điện thế cao và ngược lại. Trong quá trình hàn, hồ quang không nên dài quá, nếu dài có...
yển động này là duy trì chiều dài hồ quang . Nếu hạ que hàn xuống chậm hơn so với tốc độ nóng chảy của que hàn thì chiều dài đồng hồ quang tăng dần lên dẫn đến làm tắt hồ quang, nếu tốc độ hạ que hàn nhanh quá làm rút ngắn khoảng cách hồ quang dẫn đến chập mạch . + Khoảng cách hồ quang dài hay ngắn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn, trong hầu hết mọi trường hợp chiều dài hồ quang không lớn hơn đường kính que hàn. + Nếu dùng hồ quang dài để hàn chất lượng mối hàn kém đi, hồ quang dễ lắc sang trái, sang phải làm phân tán sức nóng hồ quang và vùng nóng chảy nên độ sâu nóng chảy tương đối nông. Mặt khác do hồ quang giảm, kim loại nóng chảy của que hàn dựa vào vùng nóng chảy dễ hút Ôxy và Nitơ trong không khí vào mối hàn làm giảm cơ tính mối hàn. Sự bắn toé kim loại cũng tương đối nghiêm trọng hơn, lãng phí que hàn. Do đó khi hàn nói chung nên dùng hồ quang ngắn để hàn. - Que hàn chuyển động về phía trước theo đường hàn(2) Chủ yếu làm cho kim loại que hàn và kim loại nóng chảy vật hàn tạo thành mối hàn. Tốc độ chuyển động của que hàn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu chuyển động nhanh quá hồ quang không kịp làm cho que hàn và vật hàn nóng chảy nhiều dẫn đến mối hàn có kích thước nhỏ cũng như chất lượng mối hàn kém (hàn chưa thấu). Nếu tốc độ chậm quá lượng nóng chảy kim loại nhiều, mối hàn to, ngoài ra kim loại vật hàn bị nung nóng nhiều bị dẫn đến nếu vật hàn mỏng sẽ bị thủng hoặc gây biến dạng vật hàn. Cho nên tốc độ vật hàn phải căn cứ vào vật hàn lớn hay bé, đường kính que hàn, chiều dày vật hàn, bề rộng mối hàn mà chọn cho phù hợp . 39 - Que hàn dao động ngang (3) Dao động ngang của que hàn để làm cho mối hàn có kích thước bề rộng, phạm vi dao động ngang có quan hệ với chiều rộng va đường kính que hàn. Nếu dao động ngang lớn thì bề rộng mối hàn lớn. Bề rộng mối hàn thông thưòng không quá từ 2 5 lần đường kính que hàn (bề rộng mối hàn có quan hệ với chiều dày vật hàn). 2.2 Các phương pháp dao động ngang của que hàn - Dao động que hàn hình đường thẳng: Do không có dao động ngang của que hàn, hồ quang hàn ổn định, độ sâu nóng chảy lớn, chiều rộng mối hàn hẹp. Thông thường không quá 1,5 lần đường kính que hàn, cho nên cách này được dùng để hàn lớp hàn thứ nhất của mối hàn nhiều lớp và khi hàn ghép tấm dày từ 3 5 mm không vát cạnh. - Dao động que hàn theo đường thẳng đi lại: Đưa que hàn di động theo đường thẳng đi lại theo hướng hàn Đặc điểm của cách đưa que hàn này được ứng dụng nhiều khi hàn đường hàn lớp thứ nhất kiểu nhiều lớp, những đầu nối có khe hở tương đối, hàn thép tấm mỏng. - Dao động que hàn hình răng cưa: Cách đưa que hàn hình răng cưa là cho đầu que hàn di động liên tục theo hình răng cưa và di động về phía trước, ở hai cạnh thì ngừng một lúc để đề phòng khuyết tật. Mục đích là khống chế tính lưu động của kim loại chảy và bề rộng mối hàn cần thiết để cho mối hàn hình thành tốt. Phương pháp này dễ thao tác, trong sản xuất được dùng tương đối nhiều, phạm vi ứng dụng: hàn bằng, hàn ngửa, hàn đứng giáp mối, hàn ke góc. - Dao động que hàn theo hình bán nguyệt: Được dùng rộng rãi trong sản xuất. Theo cách này cho đầu que hàn chuyển động sang trái, sang phải theo hình bán nguyệt và theo hướng hàn. 40 Tốc độ chuyển động căn cứ vào vị trí hình dáng yêu cầu và cường độ dòng điện hàn quyết định đồng thời chú ý ngừng lại một ít ở hai cạnh, đề phòng khuyết cạnh. Phạm vi ứng dụng của phương pháp này căn bản giống như phương pháp hình răng cưa. Nhưng lượng tăng cường mối hàn của nó cao hơn. Ưu điểm: Làm cho kim loại nóng chảy được tốt, có thời gian giữ nhiệt tương đối dài, thể hơi dễ thoát ra ngoài và xỉ hàn nổi lên trên mặt mối hàn, do đó nâng cao chất lượng mối hàn. - Dao động que hàn theo hình tam giác nghiêng: Phương pháp này thích hợp với những mối hàn vát mép vị trí ngang và mối hàn góc vị trí hàn bằng, hàn ngửa. Ưu điểm phương pháp này dựa vào sự chuyển động của que hàn để khống chế kim loại chảy, làm cho mối hàn hình thành tốt. - Dao động que hàn theo hình tam giác cân: Cách đưa que hàn theo hình tam giác cân thích hợp khi hàn đứng vát mép và hàn góc đứng. Đặc điểm của nó là một lần có thể hàn được mặt cắt mối hàn tương đối dày. Mối hàn ít bị khuyết tật nâng cao hiệu suất. - Dao động động que theo hình tròn: Thích hợp khi hàn những vật tương đối dày ở vị trí hàn bằng. Ưu điểm của nó khả năng làm cho kim loại nóng chảy có nhiệt độ cao, bảo đảm cho ôxy, Nitơ hoà tan trong vùng nóng chảy có dịp thoát ra, đồng thời làm cho xỉ hàn nổi lên. - Dao động que hàn theo hình tròn lệch: Thích hợp khi hàn góc hàn ngang, hàn ngửa. Đưa que hàn theo hình tròn lệch chủ yếu khống chế kim loại nóng chảy không cho nhỏ giọt xuống, để tạo hình mối hàn. 41 3. Kỹ thuật bắt đầu, kết thúc và nối đường hàn. 3.1. Bắt đầu mối hàn: Là phần khởi đầu mối hàn, trong trường hợp chung mối hàn ở phần này hơi cao, bởi vì nhiệt độ vật hàn trước khi hàn hơi thấp, sau khi mồi hồ quang không thể làm cho kim loại ở chỗ bắt đầu lên cao ngay được, cho nên độ sâu nóng chảy ở phần đầu mối hàn hơi nóng, làm cho cường độ mối hàn yếu đi. Để giảm bớt hiện tượng này, sau khi mồi hồ quang, phải kéo dài hồ quang ra một ít tiến hành giữ nhiệt vật hàn, sau đó rút ngắn chiều dài hồ quang cho thích hợp và tiến hành bình thường. 3.2 Kết thúc mối hàn: Là khi đã hàn xong một mối hàn. Nếu kết thúc kéo dài ngay hồ quang ra sẽ tạo cho mặt ngoài của mối hàn có rãnh thấp hơn bề mặt vật hàn, rãnh hồ quang quá sâu làm cho cường độ chỗ kết thúc mối hàn giảm bớt, sinh ra ứng suất tập trung mà rạn nứt, vì vậy khi kết thúc đường hàn không nên để lại rãnh hồ quang mà phải lấp đầy nó bằng hai cách: - Khi kết thúc cuối cùng phải ngừng không cho que hàn chuyển động ngừng lại một ít rồi từ từ ngắt hồ quang. - Cũng có thể cho hàn lại rồi tắt hồ quang. Trường hợp những tấm mỏng không áp dụng các cách trên, mà lúc này ở chỗ kết thúc ta thực hiện chấm, ngắt hồ quang khi nào rãnh đầy thì thôi. 3.3. Nối liền của mối hàn: Khi hàn hồ quang bằng tay do chiều dài que hàn bị hạn chế không thể hàn liên tục được. Để đảm bảo mối hàn liên tục, phải làm cho mối hàn sau nối với mối hàn trước. Chỗ nối gọi là đầu mối hàn. Kiểu 1 Kiểu 2 Trong quá trình hàn khi gặp chỗ nối thường xảy ra khuyết tật như mối hàn cao, ngắt quãng và rộng hẹp không đều. Để phòng ngừa và giảm bớt thiếu sót đó khi áp dụng những loại đầu nối trên cần chú ý: +Đối với đầu nối mối hàn kiểu 1 thì có thể mồi hồ quang ở chỗ chưa hàn của đầu mối hàn hoặc phần cuối mối hàn trước, sau khi mồi hồ quang kéo dài hồ 42 quang ra một ít, cho ngừng lại ở rãnh hồ quang (như vậy có thể làm cho chỗ nối đạt được dư nhiệt cần thiết, đồng thời có thể nhìn rõ vị trí của rãnh hồ quang để điều chỉnh vị trí que hàn) rồi lập tức rút ngắn độ dài thích hợp, tiếp tục tiến hành hàn . +Đối với loại đầu nối mối hàn kiểu 2 phải chú ý khi que hàn đến phần đầu hoặc phần cuối của mối hàn phải nâng ngọn lửa hồ quang lên cao một ít, sau đó tiếp tục hàn một đoạn, cuối cùng lại dần dần kéo dài hồ quang để nó tự tắt. 4. Các phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn. Kiểm tra chất lượng mối hàn là công việc vô cùng quan trọng nhằm đánh giá chất lượng mối hàn xác định xem mối hàn có phù hợp cường độ chịu lực của kết cấu và yêu cầu của việc sử dụng không. Có nhiều phương pháp kiểm tra mối hàn chia làm hai loại là kiểm tra phá hỏng (DESTRUCTIVE TESTING) và kiểm tra không phá hỏng (NON-DESTRUCTIVE TESTING) 4.1. Kiểm tra phá hỏng: Là phương pháp khi kiểm tra mối hàn bị phá hủy không còn nguyên hình dạng ban đầu. Phương pháp này nhằm kiểm tra, xác định độ bền cực đại của kim loại mối hàn, chi tiết hàn hoặc vùng ảnh hưởng nhiệt của mối hàn. Việc kiểm tra phá hỏng đối với toàn bộ mối hàn mang tính cục bộ, giá thành cao nên chủ yếu chỉ thực hiện trong phòng thí nghiệm chuyên ngành mà không ứng dụng rộng rãi. - Phương pháp kiểm tra độ bền uốn xuống của mối hàn: - Kiểm tra độ bền kéo ngang/dọc của mối hàn: - Kiểm tra độ bền kéo và độ dãn dài của kim loại mối hàn: BÚA NÉN 43 - Kiểm tra độ dai va đập của kim loại mối hàn: - Kiểm tra độ cứng: 4.2. Kiểm tra không phá hỏng: - Kiểm tra mặt ngoài của mối hàn bằng mặt hoặc tính phóng đại lớn hơn hoặc bằng 10 lần: Để xem xét bề mặt ngoài của mối hàn xem còn những thiếu sót như vết nứt, lỗ hơi, lẫn xì hàn, đóng cục, hàn chưa thấu và kích thước mối hàn đã phù hợp với quy định chưa từ đó xác định chất lượng mối hàn. Phương pháp này chỉ phát hiện được những thiếu sót ở mặt ngoài mà khó phát hiện được thiếu sót ở bên trong mối hàn vì vậy khi nghiệm thu cấu kiện hàn thường phải dùng những phương pháp kiểm tra khác để bổ sung nhằm xác định chất lượng lần cuối cùng. - Kiểm tra bằng dầu hoả (vôi dầu): Để kiểm tra bên trong mối hàn xem có thiếu sót như bị rạn nứt không. Phương pháp này thích hợp cho các sản phẩm có áp lực nhỏ hơn 30N/cm2 như bình chứa yêu cầu có tính chặt chẽ tương đối cao. Kiểm tra bằng dầu hoả là dựa vào khả năng thẩm thẩu rất lớn của dầu hoả, qua những khe hở rất nhỏ để pháp hiện chỗ rò của mối hàn. Khi kiểm tra trước hết phủ bột phấn trắng, sau đó quét vào mặt sau của mối hàn một lớp dầu hoả. Nếu trong mối hàn có lỗ rất nhỏ xuyên qua hay vệt nứt,... thì dầu hoả sẽ thấm qua lớp bột phấn trắng và hiện lên những vết dầu. - Thí nghiệm áp lực bằng nước: Là để kiểm tra tính kín của mối hàn, dùng để kiểm tra những dụng cụ chứa phải chịu áp lực (như ống dẫn...). 44 Khi kiểm tra, trước hết cho đầy nước vào dụng cụ chứa đổ, sau đó bơm nước cao áp vào. Áp lực thường bằng 1,5 lần hoặc lớn hơn áp lực khi làm việc của mối hàn, dùng búa tay nặng khoảng 0,25kg gõ nhẹ vào vùng xung quanh mối hàn và xem có hiện tượng rò hay không. Sau khi kiểm tra, thải nước cao áp ra từ từ, để tránh dụng cụ chứa đó bị co ngót đột ngột mà hư hỏng. Nếu cần, dùng khí nén để thổi khô nước đề phòng bị gỉ. Việc thử áp lực nước tiếu hành trong tình trạng có áp lực, cho nên không những có thể phát hiện những khuyết tật như bị rò mà còn đồng thời kiểm tra khả năng chịu áp lực của mối hàn. - Thí nghiệm bằng áp lực áp lực hơi Về cơ bản cũng giống như thí nghiệm bằng áp lực nước khi cấu kiện là dụng cụ chứa kiểu kín (như két nước, két dầu đường ống...) thì có thể dùng áp lực hơi để kiểm tra. Khi kiểm tra, ta thông khí nén (áp lực khí nén lớn hay nhỏ là căn cứ vào yêu cầu công tác của cấu kiện mà quyết định, vào trong dụng cụ chứa bịt kín và cho nước xà phòng lên mặt ngoài các mối hàn của dụng cụ chứa đó. Nếu trong mối hàn có khuyết tật, thì khi nén sẽ theo hở đó sùi ra ngoài, làm sùi bọt xà phòng, giúp ta phát hiện được thiếu sót của mối hàn. - Kiểm tra bằng tia X : Do năng lực xuyên qua các loại vật chất có khác nhau, cho nên ta dùng tia X để kiểm tra khuyết tật trong mối hàn. Tia X do đèn X trong máy phóng tia X phát ra. Khi kiểm tra bằng tia X, để tia X chiếu thẳng vào mối hàn, sau mối hàn có đặt một chiếc hộp có đặt phim cảm quang: Máy phát tia X Phim chụp bằng tia X Nếu trong mối hàn có những lỗ hơi, lẫn xỉ, vết nứt, hàn chưa thấu,... thì năng lực của tia X xuyên qua những chỗ thiếu sót này khác nhau, sự cảm quang của phim sẽ tương đối lớn. Sau khi tráng phim, trên phim hiện rất rõ những thiếu 45 sót trong mối hàn. Phương pháp kiểm tra bằng tia X do thiết bị dùng đắt tiền, cho nên dùng cho những cấu kiện quan trọng và những nơi cần thiết. Tia X do máy X phát ra chỉ xuyên qua được những vật hàn bằng thép các bon thấp có bề dày không quá 100mm. - Kiểm tra bằng tia Lợi dụng năng lực phóng xạ của các nguyên tố có tính phóng xạ như: Rađium, Uranium hoặc Côban để phòng những tia (sóng của tia ngắn hơn so với sóng của tia X). Nó có năng lực thường xuyên qua rất mạmh, dùng để kiểm tra mối hàn có độ dày tới 300mm. Nguồn phát sinh ra tia là do nguyên tố có tính phóng xạ đặt trong hộp bằng chì, miệng mở cửa hộp đối diện với mối hàn cần kiểm tra. Đặc điểm của phương pháp kiểm tra này là thiết bị đơn giản, nguyên tố có tính phóng xạ được dùng lâu dài, nhưng thời gian cảm quang của phim tương đối dài. Việc khí nghiệm không phá hỏng, ngoài những phương pháp thường dùng trên ta có thể nghiên cứu một số phương pháp kiểm tra tiên tiến khác nhau. - Kiểm tra bằng các hạt từ tính: Phương pháp này chỉ áp dụng được cho các vật liệu có từ tính như thép carbon. Có thể phát hiện các rạn nứt bề mặt dù rất nhỏ, các khuyết tật ở phía dưới bề mặt, các khuyết tật có thể phát hiện bao gồm rạn nứt bề mặt ở mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt, sự nóng chảy không đủ, các rạn nứt bên dưới bề mặt, rỗ xốp, lẫn xỉ và độ ngấu mối hàn không đầy đủ. Phương pháp này dựa trên nguyên lý khi từ trường xuất hiện trong vật liệu sắt từ có các khuyết tật trong đường dẫn từ thông, các cực từ nhỏ được tạo ra ở các khuyết tật đó. Các cực từ hút từ tính mạnh hơn so với các bề mặt xung quanh. Do đó, nếu mẫu vật kiểm tra được từ hoá bằng dòng điện đủ cao và diện tích bề mặt được phủ bằng các hạt từ tính, các hạt này được sắp xếp theo từ thông trên bề mặt, sự từ hoá sẽ có hình dạng của khuyết tật, trở nên thấy rõ khi kim loại bớt các hạt từ tính còn dư. Điều này chỉ xảy ra khi khuyết tật vuông góc với từ thông. Nếu khuyết tật song song với từ thông. 46 - Kiểm tra bằng siêu âm: Sóng siêu âm có tần số giao động thấp, bước sóng lớn có khả năng truyền xa trong môi trường vật chất, khi gặp môi trường khác nó có khả năng phản xạ trở lại mạnh. Ứng dụng tính năng này vào việc kiểm tra mối hàn bằng cách dùng đầu dò phát sóng siêu âm, bình thường sóng sẽ truyền đi mà không phản hồi lại, khi gặp khuyết tật sóng này bị phản xạ trở lại và được đầu dò thu nhận. Bộ phận điện tử sẽ giải mã tín hiệu và hiện lên màn hình bằng dạng đồ thị sóng. 5. Trình tự thực hiện. TT Tên bước công việc Hình vẽ minh họa Chỉ dẫn thực hiện 1 Chuẩn bị - Đánh sạch mặt phôi - Kẻ các đương thẳng bằng phấn song song trên bề mặt phôi 2 Chọn, điều chỉnh chế độ hàn b = 10mm Ih = 120A Giao động : Kiểu đường thẳng hoặc răng cưa 47 3 Tiền hành hàn - Ngồi, cầm kìm, cặp que đúng tư thế - Dao động đúng kỹ thuật 4 Kiểm tra - Kiểm tra bằng mắt thường - Đo kích thước mối hàn bằng dưỡng kiểm tra - Các đường hàn phải thẳng, song song nhau. - Bề rộng b=810 - Mối hàn không bị khuyết tật 6. Sai hỏng thường gặp. T T Tên sai hỏng, khuyết tật Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Que hàn bị dính - Dòng điện hàn nhỏ. - Đưa que hàn quá nhanh - Tăng dòng điện hàn - Đưa que phù hợp với tốc độ cháy - Lắc và rút que - Giật kìm để nhả que 2 - Mối hàn to nhỏ không đều, sai kích thước - Tốc độ hàn không đều, không phù hợp - Tốc độ hàn đều đặn trong quá trình hàn 48 3 Kim loại bị bắn tóe - Hồ quang dài - Dòng điện hàn lớn - Rút ngắn khoảng cách hồ quang - Giảm dòng điện 4 Đóng cục - Dòng điện hàn quá nhỏ - Tốc độ hàn không hợp lý - Tăng cường độ dòng điện - Điều chỉnh tốc độ hàn phù hợp 7. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Chỉ được hàn khi có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động dành cho thợ hàn. - Nối đầy đủ dây tiếp đất cho các thiết bị. - Dừng thực tập khi nền xưởng bị ẩm ướt. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy. - Sử dụng đúng điện áp đầu vào của máy III. Hướng dẫn đánh giá kết quả. TT Nội dung đánh giá Cách thức thực hiện 1 Kiến thức: - Các phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn - Các phương pháp dao động que hàn. Vấn đáp hoặc tự luận. 2 Kỹ năng: - Chọn chế độ hàn - Gây và duy trì hồ quang - Hàn đường thẳng Thông qua quan sát, ghi ở sổ theo dõi. 3 Thái độ: An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, tính kiên trì Thông qua quan sát, kết quả ghi ở sổ theo dõi. 4 Chất lượng sản phẩm: Mối hàn phẳng, thẳng, đúng kích thước, không bị khuyết tật. Quan sát, đo, kiểm tra bằng mắt. Bài 3: Hàn giáp mối không vát mép vị trí hàn bằng Thời gian:24giờ Mục tiêu của bài: 49 - Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối không vát cạnh vị trí hàn bằng (1G); - Đính, điều chỉnh được góc độ que hàn; - Hàn được mối hàn thẳng, đúng kích thước, thấu ngấu, không có khuyết tật lỗ hơi, đóng cục, lẫn xỉ, cháy cạnh, chi tiết hàn không bị biến dạng; - Tổ chức, thực hiện được các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với các công việc của mình; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định. Nội dung bài: 1. Mối hàn giáp mối. - Là mối hàn nối 2 đầu của chi tiết khi hai mặt phẳng của chi tiết hợp với nhau góc 180O. - Khi chiều dầy của vật hàn từ 5mm trở xuống nếu không có yêu cầu đặc biệt thì không cần vát cạnh. Kích thước mối hàn quy định như sau: - Khi hàn mặt trước nên dùng que hàn đường kính 3 4 mm, dùng hồ quang ngắn để hàn. Dòng hàn 110 180A, chiều sâu nóng chảy bằng 2/3 chiều dày vật hàn, bề rộng mối hàn bằng 5 8mm. Đối với những vật hàn quan trọng, trước khi hàn bịt đáy mặt sau, không cần đục cạo phần đáy mối hàn mặt trước nhưng phải cọ sạch triệt để những xỉ hàn dưới mối hàn do đường hàn mặt trước để lại sau đó dùng que hàn có đường kính 3,2mm để hàn, cường độ dòng điện hàn có thể lớn hơn một chút. - Cách đưa que hàn dùng kiểu đường thẳng, góc độ que hàn giữa mặt ngoài đầu nối, nhưng khi hàn mặt trước tốc độ đưa que hàn phải hơi chậm, để mối hàn có bề rộng và bề sâu nóng chảy tương đối lớn. - Khi hàn mặt sau tốc độ hơi nhanh để bề rộng giảm. 50 Góc độ que hàn khi hàn bằng giáp mối không vát cạnh 2.Trình tự thực hiện. TT Nội dung công việc Dụng cụ Thiết bị Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được 1 Đọc bản vẽ YCKT: Mối hàn đúng kích thước, không khuyết tật -Nắm được các kích thước cơ bản - Hiểu được yêu cầu kỹ thuật 2 - Kiểm tra phôi, chuẩn bị mép hàn - Chọn thông số hàn, gá đính - Phôi phẳng, thẳng không bị ba via - Phôi đúng kích thước - Chọn chế độ hàn hợp lý - Mối đính nhỏ gọn, chắc, đúng vị trí 3 Tiến hành hàn - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị - Ngồi đúng tư thế, que hàn đúng góc độ - Bắt đầu và kết thúc đường hàn đúng kỹ thuật 51 4 Kiểm tra - Phát hiện được các khuyết tật của mối hàn 3. Sai hỏng thường gặp. TT Tên Hình vẽ minh họa Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Cháy cạnh - Dòng điện hàn lớn - Hồ quang dài - Dao động que không hợp lý - Giảm cường độ dòng điện - dao động que đúng kỹ thuật 2 Lẫn xỉ - Dòng điện hàn nhỏ - Que hàn bị ẩm, vỡ thuốc - Dao động không hợp lý - Kiểm tra que trước khi hàn - Tăng Ih 3 Mối hàn, lệch trục - Góc độ chưa đúng. - Chưa quan - Điều chỉnh đúng góc độ. 52 đường hàn sát được mối hàn - Chú ý quan sát sự hình thành bể hàn 4. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Chỉ được hàn khi có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động dành cho thợ hàn. - Nối đầy đủ dây tiếp đất cho các thiết bị. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi hàn hồ quang tay. - Dừng thực tập khi nền xưởng bị ẩm ướt. - Khi phát hiện sự cố phải ngắt điện kịp thời và báo cho người có trách nhiệm xử lý. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy. IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả. TT Nội dung đánh giá Cách thức thực hiện 1 Kiến thức: - Kỹ thuật hàn giáp mối không vát cạnh vị trí bằng. - Các kích thước cơ bản của mối hàn giáp mối. Vấn đáp hoặc tự luận 2 Kỹ năng: - Chuẩn bị phôi hàn - Gá đính - Hàn giáp mối - Chống biến dạng Thông qua quan sát ghi ở sổ theo dõi, kiểm tra kích thước, khuyết tâth trên mối hàn 3 Thái độ: An toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, tính kiên trì. Thông qua quan sát, kết quả ghi ở sổ theo dõi. 4 Chất lượng sản phẩm: Mối hàn phẳng, thẳng, đúng kích thước, không bị khuyết tật Quan sát, đo, kiểm tra bằng mắt
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_21_han_dien_co_ban_nghe_cap_thoat_nuoc_tru.pdf