Giáo trình Mô đun 24: Lắp đặt đường ống công nghệ - Nghề: Cấp thoát nước - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Tóm tắt Giáo trình Mô đun 24: Lắp đặt đường ống công nghệ - Nghề: Cấp thoát nước - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình: ...ết bị, dụng cụ tương tự như trong bài sử dụng, bảo dưỡng thiết bị và dụng cụ hàn khí. 53 - Nắn phẳng phôi và làm sạch cạnh hàn. - Điều chỉnh ngọn lửa hàn. 3. Hàn đính - Sử dụng bép hàn số 100 hoặc 140. - Dùng thép góc làm dưỡng rồi dùng kìm chết kẹp chặt hai tấm phôi theo dưỡng. - ...6A x 1000, ống nhựa PVC 21A x 1000, ống thép loại 0,5B x 600, nút gỗ 0,5B, Ống thép 50A x 1200, ống đồng loại 15A x 1000, cát khô, thước đo bán kính cong R, bàn kẹp M/C, ê ke thép, mũi dao, thước, êke, dụng cụ kẹp ống, dụng cụ khóa ống. - Đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật. - Kh...n 20 - 25% và lượng khí tiêu hao nhỏ hơn 15 - 25%. e. Chiều dài chi tiết hàn càng tăng thì hiệu quả của hàn phải càng lớn. f. Vùng ảnh hưởng nhiệt của hàn phải nhỏ. g. Cơ tính của mối hàn tốt hơn khi hàn trái vì nguội chậm và đều. 4.3 Chế độ hàn khí. Yếu tố cơ bản xác định chế độ hàn khí l...

pdf140 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Mô đun 24: Lắp đặt đường ống công nghệ - Nghề: Cấp thoát nước - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à 
khoá khí cháy ở mỏ hàn đến khi hoàn toàn không còn tải trên màng áp suất và lò xo 
điều chỉnh, lúc này các kim tại đồng hồ van giảm áp trở về vị trí 0. 
- Đóng van chặn ở bộ giảm áp, khoá van ôxy và khí cháy ở trên mỏ hàn. 
5. Làm sạch, kiểm tra và đánh giá kết thúc công việc 
5.1 Làm sạch các chất bẩn trên bề mặt của mối hàn bằng bàn chải hoặc giấy 
giáp 
5.2 Kiểm tra độ kín khít của mối nối 
- Kiểm tra bằng mắt thường 
+ Mối nối chắc chắn, vật liệu hàn liên kết chắc chắn. 
+ Mối hàn không bị cháy, rỗ mặt, không có lỗ hút 
- Kiểm tra bằng nước 
Bơm nước vào hệ thống đường ống và quan sát tại vị trí mối nối. Nếu nước 
chảy ra từ mối nối thì cần tháo ra và thực hiện lại bước 6. 
5.3 Trình tự thao tác: 
- Kiểm tra kích thước, hình dạng mối nối 
- Kiểm tra độ kín khít của mối nối: 
+ Bơm nước vào ống và ngâm trong thời gian khoảng 3 – 5 phút. 
+ Bơm đầy nước vào tuyến ống cần thử. 
+ Khóa van trước đồng hồ 
+ Theo dõi áp lực trên đồng hồ. Nếu áp lực đồng hồ sụt giảm thì có sự rò rỉ 
nước trên tuyến ống. Nếu áp lực đồng hồ không giảm thì mối nối đạt yêu cầu. 
5.4 Bảo quản và sửa chữa thiết bị hàn khí. 
 Thiết bị hàn phải được đảm bảo cận thận, tránh các hư hỏng. Các thiết bị đã 
hư hỏng thì không được phép sử dụng. Việc bảo trì, sửa chữa thiết bị, phụ tùng hàn 
phải được thực hiện thường xuyên, theo đúng quy trình do nhà chế tạo hướng dẫn 
và do các công nhân đã qua đào tạo đặc biệt thực hiện. 
Việc bảo quản thiết bị hàn khí cần tuân thủ theo yêu cầu nghiêm ngặt về 
công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, được kiểm tra giám sát thường 
126 
xuyên, liên tục tại các cơ sở sản xuất, có đăng ký, kiểm tra dưới sự giám sát chặt 
chẽ của các cơ quan chức năng. 
Tóm tắt trình tự thực hiện 
STT Tên các 
bước công 
việc 
Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý về 
an toàn lao 
động và sai 
phạm thường 
gặp 
1 Chuẩn bị 
thiết bị, dụng 
cụ và vật tư 
- Khí axêtylen, khí ôxy, 
van giảm áp bình oxy, thép 
tấm, thiết bị hàn khí, van 
giảm áp bình ôxy, chìa vặn 
van bình khí, ống dẫn khí, 
bép hàn, quần áo và dụng 
cụ bảo hộ lao động, bộ 
dụng cụ kiểm tra. 
- Đúng, đầy đủ 
thiết bị, dụng cụ 
và vật tư 
- Chưa đầy đủ 
dụng cụ. 
2 Công tác 
chuẩn bị 
-Bảng dự trù vật tư 
-Dụng cụ: mỏ lết, kìm cá 
sấu, dao cắt ống, bàn kẹp 
ống, bàn gá ống, thước 
thẳng, vạch dấu. 
- Thiết bị: mỏ hàn hơi, 
đồng hồ áp lực, máy mài, 
máy thử áp lực, bình ô xy, 
bình axetylen 
-Vật tư: ống thép tráng 
kẽm, ống đồng, phụ kiện 
nối ống, que hàn, chất trợ 
hàn, khí ô – xy, khí a – xê 
– ty – len, giấy giáp, giẻ 
lau, đá mài. 
- Nguồn lực khác: điện, 
nước 
- Hiện trường lắp đặt 
- Dụng cụ, thiết 
bị đầy đủ, đạt 
yêu cầu. 
- Vật tư, phụ 
kiện đầy đủ, 
đúng chủng loại 
-Chuẩn bị thiếu 
dụng cụ, thiết 
bị 
127 
3 Nung nóng 
vật 
- Khí axêtylen, khí ôxy, 
van giảm áp bình oxy, thép 
tấm, thiết bị hàn khí, van 
giảm áp bình ôxy, chìa vặn 
van bình khí, ống dẫn khí, 
bép hàn, quần áo và dụng 
cụ bảo hộ lao động, bộ 
dụng cụ kiểm tra. 
- Đúng trình tự, 
yêu cầu kỹ thuật. 
- Chưa đạt yêu 
cầu nhiệt độ. 
4 Tiến hành 
hàn 
- Khí axêtylen, khí ôxy, 
van giảm áp bình oxy, thép 
tấm, thiết bị hàn khí, van 
giảm áp bình ôxy, chìa vặn 
van bình khí, ống dẫn khí, 
bép hàn, quần áo và dụng 
cụ bảo hộ lao động, bộ 
dụng cụ kiểm tra. 
- Đúng trình tự, 
yêu cầu kỹ thuật. 
- Không đúng 
yêu cầu kỹ 
thuật 
5 Làm sạch, 
kiểm tra và 
đánh giá kết 
thúc công 
việc 
- Dụng cụ: kìm cá sấu cắt 
bàn kẹp ống, thước, giấy 
giáp. 
- Thiết bị: máy thử áp lực. 
- Đảm bảo mối 
hàn sạch 
- Mối nối kín 
khít, không rò rỉ 
nước 
Không làm 
sạch 
-Mối nối bị rò 
rỉ nước 
128 
Bài 10: Điều chỉnh ngọn lửa cắt (cắt thủ công) Thời gian: 8 giờ 
Mục tiêu của bài: 
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý của các thiết bị cắt khí C2H2; 
- Điều chỉnh được ngọn lửa cắt khí phù hợp với chiều dày và tính chất của vật 
liệu. 
- Cắt được các loại ống thép, thép tấm đảm bảo ít biến dạng kim loại cơ bản; 
- Tổ chức, thực hiện được các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với các công việc 
của mình; 
- Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định. 
Nội dung bài: 
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ và vật tư 
Vật liệu: 
- Khí axêtylen và khí ôxy. 
Dụng cụ và thiết bị: 
- Mỏ cắt. 
- Bép cắt (số 1) 
- Thiết bị hàn. 
- Bộ dụng cụ. 
- Bộ bảo hộ lao động. 
2. Công tác chuẩn bị trước khi cắt 
- Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ tương tự như trong bài sử dụng, bảo dưỡng 
thiết bị và dụng cụ hàn khí (tập 1). 
- Điều chỉnh áp suất của khí axetylen ở mức 0,15 kg/cm2 và của khí ôxy ở 
mức 2,5 kg/cm2. 
3. Mồi lửa 
- Mở van axetylen và van ôxy hỗn hợp rồi mồi lửa. 
- Điều chỉnh các van khí để có được ngọn lửa trung tính. 
4. Điều chỉnh ngọn lửa cắt 
- Mở van ôxy cắt. 
- Điều chỉnh lại ngọn lửa nung để đạt được ngọn lửa trung tính bằng cách 
điều chỉnh van ôxy hỗn hợp. 
129 
- Đóng van ôxy cắt. 
Hình 10-1. Ngọn lửa cắt 
5. Trình tự tắt ngọn lửa 
- Đóng van axetylen. 
- Đóng van ôxy hỗn hợp. 
Tóm tắt trình tự thực hiện 
STT Tên các 
bước công 
việc 
Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Các chú ý 
về an toàn 
lao động và 
sai phạm 
thường gặp 
1 Chuẩn bị 
thiết bị, dụng 
cụ và vật tư 
- Khí axêtylen, khí ôxy, 
van giảm áp bình oxy, thép 
tấm, thiết bị hàn khí, van 
giảm áp bình ôxy, chìa vặn 
van bình khí, ống dẫn khí, 
bép hàn, quần áo và dụng 
cụ bảo hộ lao động, bộ 
dụng cụ kiểm tra. 
- Đúng, đầy đủ 
thiết bị, dụng cụ 
và vật tư 
- Chưa đầy 
đủ dụng cụ. 
2 Công tác 
chuẩn bị 
trước khi hàn 
- Khí axêtylen, khí ôxy, 
van giảm áp bình oxy, thép 
tấm, thiết bị hàn khí, van 
giảm áp bình ôxy, chìa vặn 
van bình khí, ống dẫn khí, 
bép hàn, quần áo và dụng 
cụ bảo hộ lao động, bộ 
- Tấm thép sạch, 
vạch dấu trên 
tấm thép phải rõ 
và đúng yêu cầu 
kỹ thuật. 
- Đầy đủ dụng cụ 
- Tấm thép 
không sạch 
130 
dụng cụ kiểm tra. 
3 Mồi lửa 
- Khí axêtylen, khí ôxy, 
van giảm áp bình oxy, thép 
tấm, thiết bị hàn khí, van 
giảm áp bình ôxy, chìa vặn 
van bình khí, ống dẫn khí, 
bép hàn, quần áo và dụng 
cụ bảo hộ lao động, bộ 
dụng cụ kiểm tra. 
- Đúng trình tự, 
yêu cầu kỹ thuật. 
- Không 
đúng trình 
tự. 
4 Điều chỉnh 
ngọn lửa cắt 
- Khí axêtylen, khí ôxy, 
van giảm áp bình oxy, thép 
tấm, thiết bị hàn khí, van 
giảm áp bình ôxy, chìa vặn 
van bình khí, ống dẫn khí, 
bép hàn, quần áo và dụng 
cụ bảo hộ lao động, bộ 
dụng cụ kiểm tra. 
- Đúng trình tự, 
yêu cầu kỹ thuật. 
- Không 
đúng yêu 
cầu kỹ thuật 
5 Trình tự tắt 
ngọn lửa 
- Khí axêtylen, khí ôxy, 
van giảm áp bình oxy, thép 
tấm, thiết bị hàn khí, van 
giảm áp bình ôxy, chìa vặn 
van bình khí, ống dẫn khí, 
bép hàn, quần áo và dụng 
cụ bảo hộ lao động, bộ 
dụng cụ kiểm tra. 
- Đúng trình tự, 
yêu cầu kỹ thuật. 
- Đóng van 
chưa kín. 
131 
Bài 11: Thử áp lực đường ống Thời gian: 8 giờ 
Mục tiêu của bài: 
- Thử được áp lực của tuyến ống đúng yêu cầu kỹ thuật ; 
- Đảm bảo tốt các biện pháp an toàn trong việc thử áp lực; 
- Tổ chức, thực hiện được các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với các công việc 
của mình; 
- Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định. 
Nội dung bài: 
1. Chuẩn bị 
1.1 Các thiết bị, dụng cụ dùng cho thử áp lực 
+ Bơm áp lực (loại bơm piston): 1 bộ. 
+ Bơm đo áp lực: 1 bộ 
+ Bơm ghi biến động áp lực: 1 bộ. 
+ Vòi hút: Đủ chiều dài cần thiết. 
+ Vòi nối: Đủ chiều dài cần thiết. 
+ Vòi chảy tràn: Đủ chiều dài cần thiết. 
+ Bể chứa nước và thiết bị định lượng: 1 bộ. 
+ Các thiết bị nối (gồm cả van và vòi): 1 bộ. 
Đồng hồ đo áp lực có chỉ số đo từ (0 – 20) kg/cm2. Quá trình thử phải bơm 
đầy nước vào ống một cách từ từ và cẩn thận sao cho khí thoát hết ra ngòai, đường 
ống phải chứa đầy nước trong thời gian 24 giờ trước khi tiến hành thử áp lực. 
1.2. Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành thử áp gồm các bước sau: 
- Bịt đầu ống và văng chống: 
+ Tất cả các đầu ống bao gồm hai đầu ống chính và các đầu ống nhánh phải 
được bịt chặt bằng các đầu bịt. 
+ Đầu bịt ở hai đầu ống phải có điểm đưa nước vào và điểm đặt đồng hồ đo 
áp lực. 
+ Văng chống đầu bịt phải dùng cây chống bằng gỗ hay bằng thép và phải 
thắng được áp lực đẩy khi thử. Tùy thuộc giá trị áp lực thử yêu cầu mà chọn vật 
liệu chống cho phù hợp. 
+ Mối liên hệ giữa áp lực thử và lực đẩy tác động lên đầu bịt khi thử xem 
Bảng: Tiêu chuẩn kỹ thuật nối ống PP-R 
132 
Đường kính 
ngoài ống 
(mm) 
Độ sâu hàn 
nhiệt 
 (mm) 
Thời gian gia 
nhiệt 
(s) 
Thời gian gia 
công 
(s) 
Thời gian làm 
nguội 
(s) 
20 14 5 4 3 
25 16 7 4 3 
32 20 8 4 4 
40 21 12 6 4 
50 22,5 18 6 5 
63 24 24 6 6 
75 26 30 10 8 
90 32 40 10 8 
110 38,5 50 15 10 
Bảng. Mối liên hệ giữa áp lực thử và lực đẩy tác động lên đầu bịt 
Stt Đường kính ống (mm) Áp lực thử(kg/cm²) Lực đẩy (tấn) 
1 100 6÷9 0.471 ÷ 0.706 
2 150 - 1.059÷1.589 
3 200 - 1.884÷2.826 
4 250 - 2.944÷4.416 
5 300 - 4.236÷6.356 
6 400 - 7.536÷11.304 
7 500 - 11.776÷17.664 
8 600 - 16.994÷25.416 
9 700 - 23.079÷34.681 
10 800 - 30.114÷45.216 
11 900 - 38.151÷57.226 
12 1000 - 47.104÷70.656 
+ Số liệu theo bảng trên được áp dụng cho tất cả các loại đường ống, tùy 
theo điều kiện cụ thể mà lựa chọn áp lực thử cho phù hợp, thông thường áp lực thử 
bằng 1.5 lần áp lực làm việc của đường ống. 
133 
* Các loại nút bị đầu ống 
- Nút gỗ: 
+ Nút gỗ có ưu điểm: Dễ kiếm, rẻ, sử dụng cho các lỗ có hình dạng khác 
nhau. 
+ Nhược điểm: Khi khô dễ co ngót, không chịu được tải trọng nặng và tải 
trọng thẳng đứng. 
- Nút chì: 
+ Ưu điểm: Dễ kiếm, sử dụng cho các lỗ có hình dạng khác nhau. 
+ Nhược điểm: Không chịu được tải trọng nặng và tải trọng thẳng đứng. 
- Nút sợi: 
+ Ưu điểm: Sẵn có, giá rẻ. 
+ Nhược điểm: Không chịu được tải trọng nặng và tải trọng thẳng đứng. 
- Nút nhựa: 
+ Ưu điểm: Sẵn có, giá rẻ, vặn vừa với các vít hoặc bulông chuẩn. 
+ Nhược điểm: Dễ bị mềm khi bị nóng, không lắp vừa với các lỗ có hình dạng 
không bình thường, không chịu được tải trọng thẳng đứng. 
2. Thử áp lực 
2.1 Mục đích 
- Tất cả các đường ống nước đặt ngầm dưới đất hoặc chôn trong tường đã lắp 
xong, trước khi lấp kín đều phải tiến hành thử áp lực. 
- Đây là công đoạn quan trọng trong toàn bộ quy trình lắp đặt ống. 
- Mục đích thử áp lực là kiểm nghiệm một cách chính xác sức bền, độ chịu 
nén của bản thân ống, độ bền, độ kín của các mối nối dưới tác dụng của lực nén (áp 
suât thử), nói chung là độ bền và độ kín của toàn bộ hệ thống ống. 
- Tất cả mọi hư hỏng của các mối nối hoặc có thể là của bản thân ống, trong 
quá trình thử áp lực đều được phát hiện và phát hiện ngay khi đường ống còn chưa 
lấp hoàn thiện. 
- Việc thử nghiệm độ bền và độ kín của tuyến ống có thể tiến hành bằng 
phương pháp thuỷ lực hoặc phương pháp khí nén. Thông thường tuyến ống được 
thử nghiệm bằng phương pháp thuỷ lực. Phương pháp thử nghiệm bằng khí nén chỉ 
dùng cho các ống dẫn hơi, không có điều kiện đổ đầy nước hoặc khi không được 
phép thử bằng thuỷ lực. 
- Kiểm tra rò rỉ: 
134 
+ Nước được bơm vào trong đường ống sau khi các đầu ống đã được bịt 
chặt. 
+ Ở đầu cuối của đường ống và những điểm cao phải lắp van chặn để xả khí 
trong quá trình thử áp lực. 
+ Nước được ngâm trong ống tối thiểu 24h trước khi tiến hành bơm thử áp 
lực, mục đích của ngâm nước là để kiểm tra rò rỉ trước khi thử áp lực. 
2.2 Bơm thử áp lực: 
- Loại máy bơm: Máy bơm dùng để bơm thử áp lực thường sử dụng máy 
bơm pittong, có thể là máy bơm điện, máy bơm tay hoặc máy bơm chạy xăng. Bơm 
dùng để thử áp lực là loại có lưu lượng nhỏ và áp lực cao. 
- Quá trình bơm: Phải cử người theo dõi thử áp lực trong suốt quá trình cầu 
phải cho tăng áp lực từ từ tránh tăng vượt quá áp lực yêu cầu. 
- Thời gian duy trì áp lực thử: 
+ Khi bơm đến áp lực yêu cầu cho đóng tất cả các van lại và duy trì trong 
thời gian là 3h. 
+ Trong khoảng thời gian đó nếu áp lực giảm xuống 0.2 Kg/cm² (hai mét cột 
nước) cho phép bơm bổ xung nước vào trong ống. 
Dưới đây là bảng số liệu tính sẵn về lượng nước rò rỉ cho phép tính bằng lit 
cho 100 m đường ống ở áp lực thử yêu cầu là 6KG/cm². 
 Bảng Lượng nước rò rỉ cho phép (1/100 m). 
D (mm) 100 150 200 250 300 400 500 600 700 
Q (lit) 0.34 0.51 0.69 0.86 1.03 1.37 1.71 2.06 2.4 
- Trong quá trình thử nếu lượng nước bổ xung vượt quá quy định thì tiến 
hành tìm và sữa chữa các điểm rò rỉ, sau đó tiếp tục thử cho đến khi đạt yêu cầu. 
- Để tiện cho việc chuẩn bị, theo dõi quá trình thử và kiểm tra kết quả, phải 
tiến hành thử từng đoạn một. 
- Chiều dài của đoạn ống cần thử phụ thuộc vào: 
+ Sự sẵn có của nước thử. 
+ Số lượng của mối nối cần thử. 
+ Sự khác nhau của đường kính ống. 
- Đoạn ống cần thử phải có các gối đỡ, gối tựa ở những điểm cần đặt theo 
thiết kế, hai đầu đoạn ống được bịt chắc chắn. 
135 
- Hai đầu ống được bịt và chèn chắc chắn, có van xả khí cao 1000 mm. 
- Nước sạch đã vô trùng, được đổ đầy, chú ý đổ nước từ thấp lên cao nhằm 
đẩy không khí qua 2 van xả khí, đổ đến khi nước chảy qua van xả khí không có bọt 
trắng. 
- Áp suất bơm thử có ghi rõ trong thiết kế, có thể ghi rõ cả quy trình thử áp 
lực. 
- Dùng bơm có đồng hồ áp lực đi kèm đặt ở chỗ thấp của đường ống, tăng áp 
suất đến áp suất làm việc để một thời gian (theo thiết kế quy định) kiểm tra các mối 
nối. Nếu không có hiện tượng gì thì dùng bơm tăng áp suất đến áp suất thử. 
2.3. Thử nghiệm bằng khí nén 
- Môi chất dùng để thử nghiệm có thể bằng không khí nén, bằng khí trơ và 
đều được làm sạch hết dầu. 
- Hai đầu đường ống cũng được bịt và chèn chắc chắn. 
- Dùng máy bơm, bơm chất đó vào đường ống. Đầu đường ống có lắp áp kế 
kiểm tra, cuối đường ống có lắp áp kế và nhiệt kế. 
- Quá trình tăng áp suất, phải thường xuyên theo dõi quá trình thử, phát hiện 
chỗ rò rỉ bằng âm thanh. 
- Khi phát hiện có chỗ rò rỉ phải lập tức ngừng ngay việc thử và hạ áp suất 
đường ống xuống áp suất môi trường, sửa chữa chỗ rò rỉ. 
- Tăng áp suất phải tăng từ từ, từng bậc lên đến áp suất thử. 
- Tuyệt đối không được dùng búa gõ vào thành ống. 
- Cần quan sát ống trong thời gian thử theo từng bậc áp suất sau: 
+ Đối với các ống có Plv đến 2kg/cm2 cần quan sát khi áp suất nâng lên bằng 
0,6Pt và cuối cùng bằng áp suất làm việc. 
+ Các ống có áp suất làm việc Plv lớn hơn 2kg/cm2 cần quan sát khi nâng 
đến 0,3 áp suất thử (Pt); 0,6Pt và cuối cùng bằng áp suất làm việc. 
- Áp suất thử được giữ trong vòng 5 phút, sau đó cho giảm xuống đến áp suất 
làm việc và quan sát ống. 
- Phát hiện các khuyết tật trong ống thử bằng một trong các phương pháp 
sau: 
+ Quét dung dịch nước xà phòng lên các mối nối. 
+ Dùng máy dò lọt halogen. 
+ Bằng phản ứng của amoniăc. 
136 
- Dùng dung dịch nước xà phòng: Lấy 40g xà phòng hoà 1 lít nước và một 
vài giọt glixerin, dùng chổi lông quét dung dịch lên mối nối. 
- Dùng máy dò lọt halogen: Người ta bơm vào trong ống đã có không khí 
hoặc khí trơ 1 lượng khí halogen hoặc một trong các chất cacbon tetraclorua. Nếu 
ống bị rò thì lượng khí được bơm vào sẽ bị giảm đi được phát hiện nhờ cơ cấu cân 
đong lắp trên ống thử nghiệm qua các van áp lực đặc biệt. 
- Bằng phản ứng amoniăc: Bơm vào trong ống một lượng khí amoniăc. Các 
chỗ dò được kiểm tra bằng các dây sợi bông tẩm lưu huỳnh sẽ tạo thành đám sương 
màu trắng hoặc các chỗ rò được phát hiện khi tẩm dung dịch phênontalein chỗ đó 
biến thành màu hồng. 
3. Kiểm tra và báo cáo kết quả thử 
- Để ở trị số áp suất thử độ 1h. 
- Cuối thời gian này, áp suất trong ống giảm xuống, ghi lấy trị số đó. 
- Lại bơm tiếp cho đến áp suất thử. 
- Từ từ mở van thu lượng nước thoát ra, đến khi đồng hồ giảm xuống áp suất 
vừa ghi. 
- Đo lượng nước thu được chính là lượng nước sẽ thất thoát. 
- Đường ống đạt tiêu chuẩn về độ kín khi lượng nước thất thoát đạt chỉ số 
0,02lít/mm đường kính ống trên 1km đường ống. 
4. Làm sạch bên trong ống 
- Các đường ống sau khi thử áp lực đều phải thông rửa bên trong, kể cả ống 
cấp nước cho công nghiệp hay sinh hoạt. 
- Trước khi rửa phải tháo hết thiết bị đo lường, tự động điều chỉnh, tháo hết 
van và phân đoạn để rửa. 
- Nước rửa phải là nước sạch. 
- Nước được bơm vào ống với áp suất và tốc độ đủ lớn để rửa và đẩy cuốn 
trôi các cặn lắng, tạp chất bên trong ống. Thường tốc độ rửa ít nhất là 2m/s, đường 
kính ống nước bơm vào không được nhỏ hơn một nửa đường kính ống được rửa. 
- Phải tính đến đường thoát nước sau khi rửa ống để không sinh ra lụt lội. 
- Súc rửa đường ống cho đến khi trong đường ống sạch, nước thải ra không 
còn cặn lắng, tạp vật. 
- Sau đó khử trùng đường ống bằng nước clo với nồng độ 20mg/lít. Nước clo 
được đổ đầy đường ống và ngâm trong 24h, sau đó lấy mẫu xét nghiệm ở một vài 
điểm cần thiết trên đường ống. Nếu chỉ số mẫu nước đạt yêu cầu thì tháo nước clo 
ra. 
137 
- Cần phải có phương án xử lý nước clo này trước khi đưa nước chảy ra 
nguồn. 
- Dùng bơm, bơm nước sạch để khử clo còn ngấm trong đường ống và ngâm 
nước sạch trong 24h. 
- Lấy mẫu nước ở các điểm nối để phân tích chất lượng nước có đạt tiêu 
chuẩn vệ sinh hay không. 
- Đường ống chỉ được đưa vào vận hành khi các mẫu nước đạt yêu cầu. 
Công việc này được tiến hành sau khi đã tiến hành sau khi đã thử áp lực đạt 
yêu cầu. 
Đường ống được súc xả bằng nước đã được xử lý, dòng nước xẽ đẩy cặn bẩn 
lọt vào trong đường ống khi thi công ra khỏi đường ống . Để đảm bảo yêu cầu kỹ 
thuật vận tốc xả rửa tối thiếu là 0.8 ÷1.2 m/s. Vận tốc tối thiểu để xả rửa có thể lấy 
theo bảng sau: 
Stt Đường kính ống(mm) 
Lưu lượng xả rửa 
Q(l/s) 
Vận tốc xả rửa v 
(m/s) 
1 100 6.3 0.8 
2 150 14 0.8 
3 200 25 0.8 
4 250 39 0.8 
5 300 56 0.8 
6 400 99 0.8 
7 500 155 0.8 
8 600 224 0.8 
Trong quá trình súc xả kiểm tra xem khi nào nước trong không còn cặn bẩn thì 
ngừng súc xả đường ống. 
138 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH 
Họ và tên: .Nhóm:.Lớp:... 
Ngày thực hiện: . Thời gian thực hiện: .. 
TT Nội dung Yêu cầu 
Điểm 
Ghi 
chú Điểm Điểm 
đánh giá 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) 
1 Chuẩn bị 5 
 - Đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư 
phục vụ bài thi. 
2 
 - Bố trí nơi làm việc ngăn nắp, sạch 
sẽ. 
1 
 - Có đồ dùng bảo hộ lao động 2 
 - Không chuẩn bị -2 
 - Dụng cụ, thiết bị, vật tư để lộn 
xộn, không khoa học 
-1 
 - Không có hoặc thiêú từ 40% đồ 
dùng bảo hộ lao động trở lên 
-1 
2 Thao động tác 10 
 - Thao tác đúng, thuần thục, chính 
xác. 
7 
 - Sử dụng đúng dụng cụ đồ nghề. 3 
 - Thao tác sai từ 2 động tác trở lên -2 
 - Sử dụng sai đồ nghề -2 
3 Kỹ thuật chất lượng sản phẩm 55 
 Gia công 10 
 - Đường ống không cong vênh, nứt, 
bẹp. 
5 
 - Đạt số đỉnh ren yêu cầu 5 
 - Chiều dài ống bị nứt, bẹp chiếm 
trên 10% tổng chiều dài. 
-2 
 - Mối nối vượt quá số đỉnh quy định -2 
139 
( 2 đỉnh trở lên) 
 Lắp đặt 20 
 - Đường ống không bị biến dạng, gá 
lắp chắc chắn, không chuyển vị. 
5 
 - Không rò rỉ khi thử áp lực. 10 
 - Rò rỉ từ 1 mối nối 3 
 - Rò rỉ < 3 mối nối 1 
 - Lắp đặt đúng bản vẽ 5 
 - Lắp đặt sai bản vẽ -3 
 - Rò rỉ từ 4 mối nối trở lên -2 
 - Đường ống bị biến dạng -1 
 - Xuất hiện từ 2 chuyển vị trở lên -1 
 Kích thước 20 
 - Đúng kích thước 20 
 - Sai số <  2mm chiếm 80% trở lên 15 
 - Sai số từ ( 3   4) mm chiếm 
50% trở lên. 
10 
 - Sai số >  5 mm chiếm 50% trở 
xuống 
0 
 - Sai số >  5 mm chiếm 51% trở 
lên 
-10 
4 An toàn, vệ sinh lao động 10 
 - Đảm bảo an toàn khi làm việc. 3 
 - Sử dụng tốt các thiết bị an toàn 3 
 - Vệ sinh đường ống sạch sẽ 2 
 - Vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ 2 
 - Gây mất an toàn khi làm việc -5 
5 Tiết kiệm vật tư 10 
 - Sử dụng hết 100% vật tư, thiết bị 
cấp phát 
10 
140 
 - Sử dụng hết 80% vật tư, thiết bị 
cấp phát trở xuống 
5 
 - Xin đổi vật tư hoặc thiết bị: lần 1 1 
 - Xin đổi vật tư hoặc thiết bị: lần 2 -2 
6 Thời gian 10 
 - Đúng thời gian 10 
 - Muộn hơn 5 phút 6 
 - Muộn hơn 10 phút -2 
 Tổng điểm 100 
Điểm đánh giá: 
 Giáo viên chấm thi 
(Ký, ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_24_lap_dat_duong_ong_cong_nghe_nghe_cap_th.pdf
Ebook liên quan