Giáo trình Mô đun 30: Chẩn đoán máy thi công xây dựng - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Tóm tắt Giáo trình Mô đun 30: Chẩn đoán máy thi công xây dựng - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình: ... chập, giắc nối lỏng * Đối với máy khởi động - Đóng mạch máy khởi động nhưng máy khởi động không làm việc. Do không có dòng điện chạy vào máy, ắc quy yếu, các đầu dây nối bị ôxi hoá hoặc bắt không chặt, dây dẫn bị đứt, khoá điện, rơle đóng mạch bị cháy hỏng, tiếp xúc không tốt, các cuộn dây bị đ...có. Hệ thống di chuyển không những làm máy chuyển động khi máy chạy mà làm cân bằng máy khi không chạy. Nếu hệ thống di chuyển không ổn định và cân bằng thì làm cho máy mất cân bằng khi chịu tải đồng thời làm thợ vận hành máy không tin tưởng vào tay nghề. Vậy nhiêm vụ của việc kiểm tra chẩn đoán hệ ...đặt vành lái và bánh xe ở vị trí thẳng, đánh dấu mặt phẳng bánh xe trên nền, đánh lái về từng phía, đánh dấu các mặt phẳng bánh xe tại các vị trí quay hết vành lái. Xác định các góc quay bánh xe dẫn hướng như hình 7.2. Hình 7.2. Đo góc quay bánh xe dẫn hướng bằng phương pháp đánh dấu Trên hình ...

doc121 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 129 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Mô đun 30: Chẩn đoán máy thi công xây dựng - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các đường ống làm mát, quạt gió, độ căng của dây đai quạt gió so với quy định nếu thiếu thì bổ sung.
 + Kiểm mức dầu bôi trơn, đường ống dầu bôi trơn, chất lượng dầu bôi trơn, bầu lọc dầu bôi trơn
 + Kiểm tra mức nhiên liệu, đường ống dẫn nhiên liệu, bơm thấp áp, bơm cao áp, vòi phun.
+ Kiểm tra các bu lông bắt máy phát điện, các đầu dây nối điện vào máy phát, độ căng của dây đai máy phát điện.
 + Kiểm tra các bu lông bắt máy khởi động điện, các đầu dây nối bắt vào máy khởi động điện
+ Kiểm tra mức dung dịch điện phân trong ắc quy và các đầu dây nối vào ắc quy
 + Kiểm tra các công tắc, các rơ le, khoá điện, bảng tín hiệu, các đèn chiếu sáng tín hiệu, các còi báo
 + Kiểm tra ly hợp, bàn đạp ly hợp, bàn đạp phanh, cần phanh tay
 + Kiểm tra hộp số, cần sang số, mức dầu hộp số
 + Kiểm tra cầu chủ động , Mức dầu cầu chủ động
 + Kiểm tra áp suất lốp, siết chặt các đai ốc bắt vành bánh xe, các bu lông bắt mặt bích bán trục với moay ơ bánh xe
 + Kiểm tra các đường ống của hệ thống phanh, các bầu phanh
 + Kiểm tra mức dầu thuỷ lực, các đường ống dầu thuỷ lực
 + Kiểm tra độ võng của xích, mức dầu trong hộp giảm tốc di chuyển, mức dầu bôi trơn trong các bánh dẫn hướng, bánh tỳ, bánh đỡ.
3.4 Vận hành máy thi công xây dựng và kiểm tra chẩn đoán hư hỏng các bộ phận và hệ thống
 * Xác định hiệu quả phanh
 -Đo quãng đường phanh trên đường
Chọn đoạn đường phẳng dài, mặt đường khô có hệ số bám cao, không có chướng ngại vật. Tại 1/3 quãng đường cắm cọc chỉ thị điểm bắt đầu đặt chân lên bàn đạp phanh.
Cho máy không tải gia tốc đến tốc độ qui định, duy trì tốc độ này cho đến vị trí cọc tiêu phanh. Tại vị trí cọc tiêu cắt ly hợp, đặt chân lên bàn đạp phanh và phanh miết. Khi phanh, giữ yên vị trí bàn đạp phanh, vành lái ở trạng thái đi thẳng. Chờ cho máy dừng lại.
Đo khoảng cách từ cọc tiêu đến vị trí máy dừng, khoảng cách này là quãng đường phanh. So sánh với chỉ tiêu đánh giá.
Phương pháp này khá thuận lợi, không đòi hỏi nhiều thiết bị, nhưng nhược điểm là độ chính xác không cao, quá trình đo phụ thuộc vào mặt đường và trạng thái đạp phanh, dễ gây nguy hiểm khi thử trên đường.
 - Đo gia tốc chậm dần, thời gian phanh trên đường
	Phương pháp này tương tự như trên, nhưng cần có dụng cụ đo gia tốc với độ chính xác 0,1m/s2 và xác định bằng giá trị gia tốc phanh lớn nhất trên dụng cụ đo. Đo gia tốc chậm dần lớn nhất là phương pháp cho độ chính xác tốt, có thể dùng đánh giá chất lượng hệ thống phanh, vì dụng cụ đo nhỏ gọn (gắn trên kính chắn gió).
	Việc tiến hành đo thời gian phanh cần đồng hồ đo thời gian theo kiểu bấm giây với độ chính xác 1/10 giây. Thời điểm bắt đầu bấm giây là lúc đạt chân lên bàn đạp phanh, thời điểm kết thúc là lúc máy dừng hẳn.
 * Đo lực phanh và hành trình bàn đạp phanh
	Việc đo lực phanh và hành trình bàn đạp phanh có thể tiến hành thông qua cảm nhận của người điều khiển. Song để chính xác các giá trị này có thể dùng lực kế đo lực và thước đo chiều dài, khi máy đứng yên trên nền đường.
	Khi đo cần xác định: lực phanh lớn nhất đặt trên bàn đạp phanh, hành trình tự do của bàn đạp phanh, khoảng cách tới sàn khi không phanh hay hành trình toàn bộ bàn đạp phanh, khoảng cách còn lại tới sàn.
Hành trình tự do của bàn đạp phanh được đo với lực bàn đạp nhỏ khoảng (50 70)N, Hành trình toàn bộ được đo khi đạp với lực bàn đạp khoảng (500 700)N.
	Lực phanh lớn nhất trên bàn đạp được đo bằng lực kế đặt trên bàn đạp phanh, ứng với khi đạp hết hành trình toàn bộ.
	Các giá tri đo được phải so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất. 
	Khi hành trình tự do của bàn đạp phanh quá lớn hoặc quá nhỏ và hành trình toàn bộ bàn đạp phanh thay đổi chứng tỏ cơ cấu phanh bị mòn, có sai lệch vị trí đòn dẫn động.
	Khi lực phanh lớn nhất trên bàn đạp quá lớn chứng tỏ cơ cấu phanh bị kẹt, hoặc có hư hỏng trong phần dẫn động
 * Đo lực phanh và hành trình cần kéo phanh tay 
	Khi đo cần xác định: lực phanh lớn nhất đặt trên cần kéo phanh tay, hành trình toàn bộ cần kéo. Thông thường trên phanh tay có cơ cấu cóc hãm, vì vậy dùng tiếng tách để xác định. Số lượng tiếng tách cho bởi nhà chế tạo.
 * Đo hiệu quả của phanh tay 
 - Kiểm tra trên đường phẳng
	Chọn mặt đường như đã trình bày khi thử phanh chân trên đường. Cho máy chạy thẳng với tốc độ 15km/h, kéo nhanh đều phanh tay. Quãng đường phanh không được lớn hơn 6m, gia tốc không nhỏ hơn 2m/s2, máy không lệch khỏi quỹ đạo thẳng.
 - Kiểm tra trên dốc
	Chọn mặt đường tốt có độ dốc 200. Cho máy dừng trên dốc bằng phanh chân, tắt máy, chuyển về số trung gian, kéo phanh tay, từ từ nhả phanh chân, xe không bị trôi là được.
 * Xác định sự không đồng đều của lực hay mô men phanh
 - Bằng cách thử xe trên đường
	Các công việc chính tiến hành như sau: Chọn mặt đường tốt khô, có độ nhẵn và độ bám gần đồng đều, chiều dài khoảng 150m, chiều rộng mặt đường lớn từ 4 đến 6 lần chiều rộng thân máy. Kẻ sẵn trên nền đường vạch chuẩn tim đường, cắm mốc tiêu vị trí bắt đầu phanh. Cho máy chuyển động thẳng với vận tốc qui định và phanh miết, giữ chặt vành lái.
	Thông qua trạng thái dừng máy xác định độ lệch hướng chuyển động máy, đo chiều dài quãng đường phanh AB, và độ lệch quĩ đạo BC.
Hình 8.1 Xác định độ lệch hướng chuyển động của máy khi phanh
Trị số lệch hướng này có thể lấy bằng giá trị trung bình của độ lệch ngang thân máy trên chiều dài quãng đường phanh, nó biểu thị sự không đồng đều của mômen phanh trên các cơ cấu phanh, do mòn hoặc do hư hỏng trong các đường dẫn động (dòng dẫn động phanh). Điều kiện thử như vậy có ý nghĩa khi xem xét an toàn chuyển động mà không chỉ rõ sự không đồng đều cho các bánh xe. Độ lệch quĩ đạo khi phanh ở vận tốc qui định không quá 8 độ hay 3,5m.
	Trước khi thử cần chú ý một số vấn đề sau:
	- Máy không tải hoặc có tải bố trí đối xứng qua mặt cắt dọc tâm máy.
	- Kiểm tra chất lượng bánh xe, áp suất lốp, điều chỉnh đúng góc kết cấu bánh xe.
	Trên các máy không có bộ điều chỉnh lực phanh, bánh xe và mặt đường có chất lượng tốt, đồng đều có thể xác định qua vết lết của các bánh xe để xác định sự không đều này.
 * Chẩn đoán cơ cấu phanh
	Cơ cấu phanh được chẩn đoán thông qua các biểu hiện chung khi xác định trên toàn máy. Hiệu quả và chính xác hơn cả là nhờ việc xác định lực phanh hay mô men phanh ở các bánh xe bằng bệ thử.
Trên các máy sử dụng phanh tang trống có lỗ kiểm tra khe hở má phanh tang trống để xác định trạng thái.
Quan sát:
 Bằng mắt thấy các hiện tượng rò rỉ dầu phanh ở khu vực xi lanh bánh xe.
 Sự hoạt động cam quay ở hệ thống phanh khí nén.
	Kiểm tra sự lăn trơn bằng cách kích nâng và quay các bánh xe, xác định sự va chạm của má phanh với tang trống hoặc đĩa phanh.
	Kiểm tra sự rò rỉ khí nén, khi đạp phanh.
	Kiểm hiện tượng bó phanh bằng cách xác định nhiệt độ của tang trống hoặc đĩa phanh sau khi thử phanh trên đường, qua mùi khét cháy của tấm ma sát (mùi khét đặc trưng).
	Kiểm tra sự lăn trơn toàn bánh xe khi thử trên đường bằng, cắt ly hợp hay nhả số về số 0. Nhận xét và đánh giá theo kinh nghiệm sử dụng.
Đối với cơ cấu phanh có đặt điểm riêng có thể kiểm tra: 
 - Cơ cấu phanh thủy lực
	Kích bánh xe, kiểm tra trạng thái bó cứng bánh xe lần lượt qua các trạng thái: phanh bằng phanh chân, phanh bằng phanh tay, khi thôi phanh
Hình 8.2. Kết cấu cơ cấu phanh dầu
1- đường ống dẫn. 2-xi lanh phụ. 3-vít xả gió. 4- đệm guốc phanh. 5-piston xi lanh phụ. 6-lò xo hồi vị guốc phanh. 7-trống phanh (tang trông). 8-guốc phanh. 9-cupen vành khăn. 10-lò xo giãn cách. 11-cam lệch tâm để điều chỉnh khe hở phía trên. 12-chốt lệch tâm để điều chỉnh khe hở phía dưới.
	Khe hở giữa má phanh và tang trống (đĩa phanh) có ảnh hưởng đến hành trình tự do và hiệu quả phanh, khả năng ổn định, dẫn hướng khi phanh
Hình 8.3. Điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh đối với phanh dầu
1-cam lệch tâm. 2-tang trống. 3-má phanh. 4-guốc phanh. 5-căn lá. chốt lệch tâm
Hình 8.4. Xả không khí trong xi lanh bánh xe
1-ốc xả khí. 2-ống cao su. 3-bình chứa dầu phanh
Kiểm mức dầu và bổ sung dầu trong tổng bơm: mức dầu trong tổng bơm nếu cao quá dễ trào gây lãng phí, nếu thấp khi xe lên hoặc xuống dốc dễ làm lọt khí vào trong đường ống dẫn làm phanh không ăn. Mức dầu đo từ mặt thoáng đến mặt lỗ đổ dầu là (15 20)mm. Nếu thiếu bổ xung dầu phanh đúng chủng loại, mã hiệu, số lượng.
	Kiểm tra điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống
	Khe hở giữa má phanh và tang trống được đo phía trên và phía dưới (cách đầu mút khoảng 15 20mm) của má phanh và tang trống nhờ căn lá 5 hình 8.3.
Phanh không tự cường hoá.
Loại phanh
khe hở phía trên
khe hở phía dưới
Đối với phanh dầu
(0, 2 0,25)mm
0,12 mm
Đối với phanh hơi
(0, 4 0,5)mm
0,2 mm
	Nếu khe hở này không đúng qui định hoặc khác nhau ở các bánh xe ta phải tiến hành điều chỉnh bằng cách xoay cam lệch tâm 11 và chốt lệch tâm 12, 
 Xả khí trong xi lanh bánh xe, hình 8.4
	+ Một người ở dưới, dùng đoạn ống cao su một đầu cắm vào nút xả dầu, một đầu cắm vào bình chứa.
	+ Một người ngồi trên ca bin đạp phanh, nhả phanh. Đ ạp- nhả nhiều lần đến khi cứng chân phanh và giữ nguyên.
	+ Người ngồi dưới nới ốc xả khí 1/2 3/4 vòng sẽ thấy dầu và bọt khí chảy ra ở bình chứa. Đến khi thấy chỉ có dầu chảy ra thì vặn chặt ốc xả, người ngồi trên nhả chân phanh.
 - Cơ cấu phanh đĩa
	Trên các máy dùng phanh đĩa có gắn thêm miếng kim loại báo hết má phanh, khi mòn tới giới hạn phải thay, miếng kim loại này sẽ cọ sát với đĩa phanh toé tia lửa và phát tiếng va chạm báo hiệu. Tiếng va chạm cọ sát này có thể nhận biết được khi phanh hay quay khi kích nâng bánh xe.
 - Cơ cấu phanh khí nén
	Cơ cấu phanh guốc cam quay có bầu phanh tích năng và tự động điều chỉnh khe hở má phanh tang trống.
	 Khi kiểm tra chất lượng cần phải tiến hành cho động cơ nổ máy tới áp suất khí nén làm việc, mở van phanh tay, rồi mới xác định khả năng lăn trơn của bánh xe.
	Điều chỉnh khe hở phía dưới giữa má phanh và tang trống.
	Điều chỉnh khe hở phía dưới tiến hành độc lập cho từng má phanh nhờ quay đầu bu lông 7 sẽ xoay chốt lệch tâm 8 làm thay đổi khe hở phía dưới giữa má phanh và tang trống, hình 11.5
 Hình 8.5 Kết cấu cơ cấu phanh khí
1-má phanh. 2-lò xo hồi vị guốc phanh. 3-guốc phanh. 4-vòng hãm. 5-thanh nối. 6-cam phanh. 7-bu lông điều chỉnh liền với trục lệch tâm. 8-trục lệch tâm để điều chỉnh khe hở phía dưới giữa má phanh và tang trống 
	Điều chỉnh khe hở phía trên giữa má phanh và tang trống hình 8.6 và hình 8.7
- Xoay trục vít 2, ren vít 3 quay, làm vành răng 4 quay, làm cho trục cam lắp then hoa với then phía trong của vành răng quay làm cam 5 xoay đi một góc, hoặc đẩy hai guốc phanh đi ra (giảm khe hở) hoặc làm hai guốc sát vào (tăng khe hở).
Hình 8.7. Điều chỉnh phanh bánh xe dẫn động khí nén
Hình 8.6. Điều chỉnh khe hở phía trên
1- được làm liền với nhau tạo thành giá đỡ và đòn đẩy. 2-trục vít. 3-răng vít. 4-vành răng. 5- trục cam lệch tâm
Với cơ cấu phanh hơi không thể điều chỉnh độc lập từng má phanh cho nên yêu cầu độ mòn của hai má phanh của cùng một cơ cấu phanh phải như nhau, mới có khe hở giữa má phanh và tang trống như nhau khi điều chỉnh.
	Thông thường khi điều chỉnh khe hở người ta tiến hành theo kinh nghiệm:
	- Kích cầu lên.
	- Quay bánh xe ta tiến hành điều chỉnh: vặn chặt chốt lệch tâm để bánh xe ngừng quay sau đó nới ra từ từ để bánh xe quay được và không chạm sát má phanh là được, tiến hành điều chỉnh chốt lệch tâm của má phanh bên kia cũng tương tự.
	Tiến hành điều chỉnh khe hở phía trên nhờ cam lệch tâm hoặc trục vít quay cam phanh cũng tương tự như điều chỉnh khe hở phía dưới.
 * Chẩn đoán hệ thống dẫn động phanh
	Ngoài các việc xác định các thông số chung đánh giá hiệu quả phanh khi tiến hành chẩn đoán các loại hệ thống phanh khác nhau cũng có các biểu hiện khác nhau.
 - Đối với phanh thủy lực
	Do đặc truyền năng lượng điều khiển cơ cấu phanh là chất lỏng nên khi chẩn đoán cần thiết phải xác định trạng thái kỹ thuật của hệ thống thông qua:
	Sự rò rỉ chất lỏng dẫn động.
	Sự lọt khí vào hệ thống dẫn động.
	Hư hỏng các van điều tiết chất lỏng.
	Vấn đề bao kín các khu vực không gian chứa chất lỏng.
	Việc chẩn đoán có thể tiến hành bằng việc quan sát bằng mắt các vết rò rỉ của dầu phanh. Song tốt nhất là dùng đồng hồ đo áp suất ở những vị trí có thể đo được như sau: sau xi lanh chính, ở xi lanh bánh xe.
	Hiện tượng giảm áp suất so với tiêu chuẩn có thể là do các nguyên nhân nêu ở trên, nhất là hiện tượng hư hỏng do mòn các joăng, phớt bao kín các không gian chứa chất lỏng. Đồng thời cũng cần chú ý thêm những nguyên nhân:
	Do sai lệch các đòn dẫn động.
	Tắc, bẹp đường dẫn dầu.
	Vỡ đường ống.
	Thiếu dầu hoặc tắc lỗ dầu tại bình chứa dầu
 *Với hệ thống phanh có bộ điều hòa lực phanh
	Tiến hành kiểm tra áp suất chất lỏng sau bộ điều hòa như trên hình 8.8. Sử dụng các đồng hồ đo có trị số lớn nhất đến 100kG/cm2. Việc đo được tiến hành nhờ tháo các đường ống dẫn dầu ra các cầu, lắp vào đó các đồng hồ đo áp suất, xả không khí trong hệ thống và bổ sung đủ dầu phanh. Khi đo, đạp phanh và theo dõi sự tăng áp suất dầu và xác định áp suất đường dầu ra cầu sau trên bộ điều chỉnh lực phanh ở hai trạng thái:
	Tương ứng mức độ bàn đạp chân phanh nhỏ, khi bệ điều hòa chưa thực hiện điều chỉnh (với áp suất nhỏ), áp suất dẫn ra cầu sau và cầu trước là như nhau.
Tương ứng với mức độ bàn đạp chân phanh lớn, khi bộ điều hòa thực hiện điều chỉnh (với áp suất cao), áp suất dẫn ra cầu cầu sau thấp hơn áp suất dẫn ra cầu trước.
	Khi bộ điều hòa có một đường dẫn dầu ra cầu sau chỉ cần dùng một đồng hồ đo áp suất ra cầu sau.
	Việc đánh giá kết quả tùy thuộc vào thông số chuẩn do nhà chế tạo qui định . Nhờ việc đo áp suất có thể xác định khả năng làm việc của bộ điều hòa trên máy. Các thông số kiểm tra áp suất của bộ điều hòa trên các xe cùng loại có thể không giống nhau, vì vậy công việc này cần có tài liệu cụ thể. 
Hình 8.8. Chẩn đoán sự làm việc của bộ điều hòa lực phanh
 Số liệu kiểm tra sự làm việc của bộ điều hòa lực phanh
 - Đối với hệ thống phanh khí nén
	Hệ thống phanh khí nén ngoài việc đo đạc các thông số chung ở trên còn cần thiết phải:
	Xác định sự rò rỉ khí nén trước và sau van phân phối.
	Tắc đường ống dẫn.
	Kẹt các van làm mất hiệu quả dẫn khí.
	Hư hỏng các màng xi lanh.
	Bơm khí nén không đủ khả năng làm việc.
	Khi xác định: cho động cơ làm việc, chờ hệ thống khí nén làm việc đủ áp suất yêu cầu trong khoảng (5, 5 8,0)kG/cm2, sau đó:
	Kiểm tra sự rò rỉ qua việc xuất hiện tiếng khí nén lọt qua khe hở hẹp trước và sau lúc đạp phanh.
	Kiểm tra sự hoạt động của các cơ cấu cam quay tại khu vực bánh xe.
	Độ kín kít của hệ thống có thể phát hiện lúc dừng xe, tắt máy, đồng hồ chị thị áp suất phải duy trì được áp suất trong một thời gian dài nhất định, khi có hiện tượng tụt nhanh áp suất chứng tỏ hệ thống bị rò, kể cả khi hệ phanh tay liên động qua hệ khí nén.
	Các hư hỏng trong máy nén khí là:
	Mòn buồng nén khí: séc măng, piston, xi lanh.
	Mòn, hở van một chiều.
	Mòn hỏng bộ bạc, hoặc bi trục khuỷu.
	Thiết bị bôi trơn.
	Chùng dây đai
	Kẹt van điều áp hệ thống.
	Các hư hỏng trên có thể phát hiện thông qua các biểu hiện sau:
	Kiểm tra điều chỉnh độ chùng của dây đai kéo bơm hơi.
	Xác định lượng và chất lượng bôi trơn.
	áp suất khí nén thấp do kẹt van hoặc máy nén khí bị mòn, hỏng.
	Thường xuyên xả nước và dầu tại bình tích lũy khí nén, theo dõi lượng dầu xả ra để xem xét khả năng làm việc của máy nén, nếu lượng dầu nhiều quá mức thì cần tiến hành kiểm tra chất lượng của máy nén khí. Khi tiến hành phanh liên lực 3 lần độ giảm áp suất cho phép không được vượt quá (0, 8 1,0)kG/cm2 (xem trên đồng hồ đo áp suất của máy), tương ứng với động cơ làm việc ở chế độ chạy không tải.
	Nghe tiếng gõ trong quá trình bơm hơi làm việc.
	Trên hệ thông phanh có dòng phanh cho rơ moóc việc xác định cũng như trên, song khối lượng công việc tăng lên nhiều.
Kiểm tra điều chỉnh các bộ phận của máy nén khí
	+ Kiểm tra, điều chỉnh độ căng của dây đai dẫn động máy nén khí.
	+ Kiểm tra, điều chỉnh van điều chỉnh áp suất.
Hình 8.9. Van điều chỉnh áp suất
1- chụp có ren, 2- lò xo
	Khi thấy áp suất trong hệ thống phanh (trên đồng hồ báo) bị giảm không bảo đảm thì ta phải tiến hành chỉnh lại sức căng lò xo của van điều chỉnh áp suất: hình 8.9.
	- Vặn vào chụp có ren 1 để tăng sức căng lò xo 2, sẽ tăng được áp suất trong bình chứa. Khi điều chỉnh phải so sánh với áp suất lớn nhất cho phép trong bình chứa.
	- Kiểm tra độ kín các mặt phân cách của van phân phối và bầu phanh bánh xe, các đầu nối bằng cách bôi nước xà phòng và quan sát.
	- Kiểm tra áp suất lớn nhất ở bầu phanh bánh xe khi phanh có thể quan sát trên đông hồ đo áp suất của bầu phanh bánh xe, hoặc dùng đồng hồ đo áp suất nối với đường khí nén vào bầu phanh (với loại không có đồng hồ chỉ thị trên ca bin). Khi đạp phanh và giữ nguyên chân phanh áp lực khoảng (45) kG/cm2.
 - Đối với hệ thống phanh thủy lực khí nén
	Trên các máy thường sử dụng hệ thống phanh thủy lực khí nén: cơ cấu phanh làm việc nhờ thủy lực, điều khiển nhờ khí nén.
	Khi chẩn đoán cần tiến hành các công việc cho hệ thông phanh thủy lực và các công việc cho phần hệ thống phanh khí nén. Ngoài ra còn cần tiến hành các công việc:
 Kiểm tra áp lực khí nén sau van phân phối p (kG/cm2) tương ứng với các vị trí góc bàn đạp phanh (β0)
	Lắp đồng hồ đo áp suất khí nén vào đầu vào của xi lanh khí nén. Đồng hồ đo có giá trị đo lớn nhất tới 10kG/cm2.
Nổ máy cho động cơ làm việc ổn định, áp suất khí nén đạt giá trị 7,0 kG/cm2.
Hình 8.10. Phương pháp đánh giá chất lượng hệ thống điều khiển tại xi lanh khí nén và Tl
thủy lực
* Kiểm tra chẩn đoán hệ thống phanh bánh xích
 Cho máy chuyển động tiến hành đạp phanh tháy không hiệu quả tiến hành tắt máy kiểm tra điều chỉnh lai phanh
- Thay đổi vị trớ của bàn đạp cho phanh phự hợp với người lỏi như sau:
+ Thỏo chốt nối bàn đạp phanh với thanh kộo ngoài.
+ Nới ờ cu hóm chạc điều chỉnh.
+ Xoay chạc điều chỉnh để thay đổi chiều dài thanh kộo cho phự hợp với người lỏi.
+ Siết chặt ờ cu hóm, lắp lại chốt nối. 
- Điều chỉnh hành trỡnh toàn phần của chõn phanh ở giới hạn 150-190mm như sau:
+ Thỏo nắp cửa phớa trờn ngăn ly hợp
+ Vặn ờ cu điều chỉnh (1) sao cho khi đạp chõn phanh hết mức, hành trỡnh của nú đạt 150-190 mm. Trường hợp này phải đảm bảo mỏy quay vũng tại chỗ khi kộo tay lỏi cắt ly hợp tương ứng. 
- Điều chỉnh khe hở giữa dải phanh và tang trống ở giới hạn 0,5 - 2 mm như sau: 
+ Nới ờ cu hóm bu lụng đỡ dải phanh ở đỏy ngăn ly hợp.
+ Vặn bu lụng đỡ dải phanh vào hết mức rồi nới ra 1- 1,5 vũng.
+ Siết chạt ờ cu hóm.
Hỡnh 8.11. Phanh hóm
	1. ốc điều chỉnh; 2. Chốt ren; 3. Thanh kộo trong; 4. Cần ba vai; 5. Chốt liờn kết sau; 6. Chốt liờn kết trước; 7. Giỏ phanh; 8. Bu lụng tỳ cú ốc hóm; 9. Giải phanh; 10. cần trong; 11. Trục ngang; 12, 13. Cần ngoài.
Hỡnh 8.12. Cơ cấu điều chỉnh phanh
1. Vỳ mỡ; 2. Trục chõn phanh; 3. Chõn phanh; 4. Thanh kộo ngoài; 5. Thanh răng;
6. Giỏ đỡ khúa; 7. Lũ xo phản hồi.
4. Trỡnh tự thực hiện
TT
NỘI DUNG
THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ VẬT TƯ
YấU CẦU
KỸ THUẬT
1
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư và nơi bảo dưỡng
Mỏy lu LIUJONG, dụng cụ chuyờn dựng, dầu, giẻ lau
Đỳng đủ, làm việc tốt.
2
Xác định hiệu quả phanh
Mỏy lu LIUJONG, dụng cụ chuyờn dựng, dầu, giẻ lau
Chớnh xỏc
3
Đo lực phanh và hành trình bàn đạp
Mỏy lu LIUJONG, dụng cụ chuyờn dựng, dầu, giẻ lau
Chớnh xỏc
4
Đo lực phanh và hành trình cần kéo phanh tay
Mỏy lu LIUJONG, dụng cụ chuyờn dựng, dầu, giẻ lau
Đỳng yờu cầu kỹ thuật
5
Đo hiệu quả phanh tay

Mỏy lu LIUJONG, dụng cụ chuyờn dựng, dầu, giẻ lau
Đỳng yờu cầu kỹ thuật
6
Xác định sự không đồng đều của lực phanh hay mô men phanh
Mỏy lu LIUJONG, dụng cụ chuyờn dựng, dầu, giẻ lau
Chớnh xỏc
7
Kiểm tra chẩn đoán cơ cấu phanh
Mỏy lu LIUJONG, dụng cụ chuyờn dựng, dầu, giẻ lau
Chớnh xỏc
8
Chẩn đoán hệ thống dẫn động phanh
Mỏy lu LIUJONG, dụng cụ chuyờn dựng, dầu, giẻ lau
Chớnh xỏc
9
Kết luận tỡnh trạng kỹ thuật hệ thống phanh.
Mỏy lu LIUJONG, dụng cụ chuyờn dựng, dầu, giẻ lau
Chớnh xỏc

5. Sai hỏng thường gặp 
TT
Cỏc sai hỏng thường gặp
Nguyờn nhõn
Biện phỏp phũng trỏnh
1
Kết luận nhầm giữa tỡnh trạng kỹ thuật của dẫn động phanh với cơ cấu phanh.
Kiểm tra khụng đầy đủ
Kiểm tra đầy đủ cỏc thụng số mới kết luận

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_30_chan_doan_may_thi_cong_xay_dung_truong.doc
Ebook liên quan