Giáo trình mô đun Chăm sóc - Mã số : MĐ 03 - Nghề: Trồng đậu tương, lạc

Tóm tắt Giáo trình mô đun Chăm sóc - Mã số : MĐ 03 - Nghề: Trồng đậu tương, lạc: ... sung. Tuy nhiên hoa nở vào đợt hoa rộ cho số hoa hữu hiệu cao. 35 - Trong một ngày hoa thường nở vào buổi sáng, trời âm u mây mù có thể nở rải rác trong ngày. Sau khi nở hoa tiếp tục tồn tại trên cây khoảng 2-3 ngày. - Thời kì ra hoa của đậu tương rất mẫn cảm với các điều kiện ngoại cảnh...lân supe - Supe lân có công thức Ca(H2PO4)2.CaSO4 - Supe lân còn được gọi là supephotphat hay phân lân Lâm Thao. - Trong supe lân có 16 – 20% P2O5, trung bình 18%. Ngoài ra, trong phân này có chứa một lượng lớn thạch cao. - Đặc điểm, tính chất của phân: + Thường có dạng bột mịn vô định h...căn cứ) và phải đạt được các yêu cầu sau: 2.1.1. Căn cứ xác định - Đặc điểm, tính chất đất gieo trồng: Gieo trồng trên đất thoát nước kém, đất bí, dí chặt kém tơi xốp, đất dễ mất nước thì phải thường xuyên xới xáo để giữ ẩm và làm cho đất tơi xốp hơn. - Thời vụ gieo trồng: Gieo trồng vụ Xu...

pdf120 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Chăm sóc - Mã số : MĐ 03 - Nghề: Trồng đậu tương, lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đất thịt nặng 0.1-0.2 mm/phút 
- Thời gian tưới: 
Thời gian để phun hết tiêu chuẩn tưới (W) ở mỗi vị trí máy đứng phun. 
Thời gian tưới phụ thuộc vào cường độ phun, đường kính giọt mưa, loại đất và 
cây trồng. 
Hình 5.3. Tưới phun mưa cho ruộng lạc mới mọc mầm 
103
Hình 5.4. Tưới phun mưa cho ruộng lạc trồng trên đất gò đồi 
 Hình 5.5. Máy bơm và vòi phun 
104
Hình 5.6. Một hệ thống dàn tưới phun mưa 
3.3. Xác định lượng nước cần tưới, tiêu và chuẩn bị các nguồn lực thực hiện 
3.3.1. Xác định lượng nước cần tưới 
* Xác định tổng lượng nước cần tưới: 
Là lượng nước cung cấp bổ sung vào trong đất cho cây đậu tương, lạc 
trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển để đạt được một kế hoạch năng suất 
nào đó. 
Muốn xác định được tổng lượng nước cần tưới cho cây trồng phải nắm 
được nhu cầu nước của cây qua các thời kỳ sinh trưởng, điều kiện thời tiết khí 
hậu, lượng nước (độ ẩm) có sẵn trong đất. 
* Tiêu chuẩn (lượng) tưới mỗi lần: 
 Phụ thuộc nhu cầu cần nước của cây ở giai đoạn đó, lượng nước có sẵn 
trong đất và điều kiện thời tiết khí hậu. Nếu đất khô, cây thiếu nước thì tưới 
nhiều và ngược lại. 
3.3.2. Chuẩn bị các nguồn lực để tưới, tiêu 
 Tùy theo diện tích cần tưới, thời điểm, phương pháp tưới, lượng nước cần 
phải tưới...cần chuẩn bị tốt các nguồn lực để việc tưới nước cho cây trồng đạt 
105
được yêu cầu đề ra với hiệu suất cao nhất. Các nguồn lực cơ bản cần chuẩn bị 
như: 
- Nguồn nước để tưới lấy từ đâu 
- Thiết bị và hệ thống dẫn nước 
- Gia cố, đắp chắc bờ ruộng để giữ nước 
- Nhiên liệu, năng lượng điện phục vụ chạy máy bơm nước 
- Nhân lực để vận hành, điều tiết dẫn nước tới khu vực ruộng đậu lạc cần tưới. 
4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
4.1. Tưới tiêu nước cho cây đậu tương 
4.1.1. Tưới tiêu cho đậu tương trồng vụ xuân 
* Đặc điểm: 
- Vụ Xuân thường gieo từ 15/2-15/3, thu hoạch vào cuối tháng 6 
- Giai đoạn đầu thường gặp khô hạn, giai đoạn cuối thu hoạch thường gặp 
mưa, ẩm độ cao. 
* Chế độ tưới: 
 Chỉ tưới khi độ ẩm đất thấp dưới 50 - 60% độ ẩm tối đa đồng ruộng. 
- Tưới lần 1: Thời kỳ hạt nẩy mầm và mọc cây con: bằng 2 cách 
+ Nếu đất khô: Tưới theo phương pháp ngâm ruộng: cho nước vào ngập 
ruộng sau đó tháo cạn ngay, để khô ráo ruộng sau đó gieo hạt. 
+ Lên luống, gieo hạt sau đó tưới theo phương pháp tưới rãnh 
- Tưới lần 2: Khi cây con được 3 - 4 lá thật. Tưới theo phương pháp tưới rãnh 
- Tưới lần 3: Trước khi cây bắt đầu ra hoa, hình thành quả và hạt. Tưới theo 
phương pháp tưới rãnh, hay tưới dải 
- Tiêu nước: Chú ý tiêu thoát nước tốt ở thời kỳ cuối khi giai đoạn chín. 
4.1.2. Tưới tiêu cho đậu tương trồng vụ Hè - Thu 
* Đặc điểm: 
- Gieo hạt từ 20/5 đến 5/6; 
106
- Thời vụ khẩn trương, thời gian ngắn, thường gặp mưa, đất ẩm ướt; chủ 
yếu dùng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc cực ngắn. 
- Nếu gieo trồng trên nền đất thấp, gieo xen giữa 2 vụ lúa thường bị ngập 
úng cục bộ. 
- Thường làm đất theo cách làm đất tối thiểu, gieo ngay sau khi làm đất. 
* Chế độ tưới tiêu nước: 
 Thường vụ này ít khi cần phải tưới. Nếu đất khô thì có thể tưới như sau: 
- Tưới lần 1: Khi cây con được 3 - 4 lá thật. Tưới theo phương pháp tưới rãnh 
- Tưới lần 2: Trước khi cây bắt đầu ra hoa, hình thành quả và hạt. Tưới 
theo phương pháp tưới rãnh, hay tưới dải 
- Thường xuyên nạo vét rãnh luống để tiêu thoát nước cho ruộng, không 
để xảy ra ngập úng khi trời mưa. 
4.1.3. Tưới tiêu cho đậu tương trồng vụ đông 
* Đặc điểm: 
- Thời vụ gieo thường từ: 10/9-5/10. Ở các tỉnh phía Bắc bắt đầu bước vào 
mùa khô, nhiệt độ thấp dần; ở các tỉnh phía Nam đang là cuối mùa mưa. 
- Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây nhìn chung là thường gặp 
điều kiện khô hạn, nhiệt độ thấp nên cây thường bị thiếu nước, sinh trưởng, phát 
triển chậm, năng suất không cao. 
* Chế độ điều tiết nước: 
- Tưới lần 1: Thời kỳ hạt nẩy mầm và mọc cây con: bằng 2 cách 
+ Nếu đất khô: Tưới theo phương pháp ngâm ruộng: cho nước vào ngập 
ruộng sau đó tháo cạn, để khô ráo ruộng sau đó gieo hạt. 
+ Lên luống, gieo hạt sau đó tưới theo phương pháp tưới rãnh 
- Tưới lần 2: Khi cây con được 3 - 4 lá thật. Tưới theo phương pháp tưới rãnh 
- Tưới lần 3: Trước khi cây bắt đầu ra hoa, hình thành quả và hạt. Tưới theo 
phương pháp tưới rãnh, hay tưới dải. 
 Tận dụng mọi nguồn nước để tưới, không được để đất bị khô hạn, đáp 
ứng nhu cầu nước cho cây. 
107
 Áp dụng mọi biện pháp để giữ ẩm cho đất. 
4.2. Tưới tiêu nước cho cây lạc 
 Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc khi độ ẩm đất thấp 
dưới 60% thì cần phải tưới nước cho lạc. Số lần, khoảng cách giữa các lần tưới, 
lượng nước tưới mỗi lần nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu nước của các thời 
kỳ sinh trưởng, phát triển của cây, phụ thuộc lượng bốc hơi nước, khả năng giữ 
nước của đất và điều kiện thời tiết khí hậu. 
4.1.1. Tưới cho lạc trồng vụ xuân 
Trước khi gieo nếu đất khô: Tưới theo phương pháp ngâm ruộng: cho 
nước vào ngập ruộng, sau đó tháo cạn, để khô ráo ruộng sau đó gieo hạt. 
- Tưới lần 1: 
Tưới vào thời kỳ hạt nẩy mầm và mọc cây con. Lượng nước tưới 250 - 
400 m3/ha: có thể tưới bằng 2 cách: 
+ Nếu đất khô: Tưới theo phương pháp ngâm ruộng: cho nước vào ngập 
ruộng, sau đó tháo cạn, để khô ráo ruộng sau đó gieo hạt. 
+ Lên luống, gieo hạt sau đó tưới theo phương pháp tưới rãnh 
 Suốt trong quá trình sinh trưởng nếu không có mưa thì: 
- Tưới lần 2: Khi cây con được 3 - 4 lá thật. Lượng nước tưới 200 - 400 m3/ha. 
Tưới theo phương pháp tưới rãnh 
- Tưới lần 3: Trước khi cây bắt đầu ra hoa, hình thành quả và hạt. Lượng nước 
tưới 500 - 800 m3/ha. Tưới theo phương pháp tưới rãnh, hay tưới dải hoặc tưới 
phun mưa. 
 Các thời kỳ khác khi độ ẩm đất thấp dưới 60% thì cần phải tưới. Lượng 
nước tưới 500 - 800 m3/ha; 7 - 10 ngày tưới 1 lần. 
4.1.2. Tưới cho lạc trồng vụ thu 
- Tưới lần 1: Khi cây con được 3 - 4 lá thật. Tưới theo phương pháp tưới 
rãnh. Lượng nước tưới 200 - 300 m3/ha 
108
- Tưới lần 2: Khi cây bắt đầu ra hoa đến ra hoa rộ. Lượng nước tưới 440 - 
550 m3/ha. hình thành quả và hạt. Tưới theo phương pháp tưới rãnh, hay tưới dải 
- Tưới lần 3: Khi lạc đâm tia, hình thành quả, hạt: Lượng nước tưới 750 - 
900 m3/ha. Tưới theo phương pháp tưới rãnh, hay tưới dải hoặc phun mưa. 
Hình 5.6: Nạo vét rãnh luống để tiêu thoát nước 
4.1.3. Tưới cho lạc trồng vụ Đông 
* Đặc điểm: 
- Thời vụ gieo thường từ: 15/8 đến 15 – 20/9. Ở các tỉnh phía Bắc bắt đầu 
bước vào mùa khô, nhiệt độ thấp dần; các tỉnh phía Nam đang là cuối mùa mưa. 
- Vụ đông nhìn chung là thường gặp điều kiện khô hạn, nhiệt độ thấp nên 
cây thường bị thiếu nước, sinh trưởng, phát triển chậm, năng suất không cao. 
* Chế độ điều tiết nước: 
- Tưới lần 1: Thời kỳ hạt nẩy mầm và mọc cây con: bằng 2 cách 
+ Nếu đất khô: Tưới theo phương pháp ngâm ruộng: cho nước vào ngập 
ruộng, sau đó tháo cạn, để khô ráo ruộng sau đó gieo hạt. 
+ Lên luống, gieo hạt sau đó tưới theo phương pháp tưới rãnh 
- Tưới lần 2: Khi cây con được 3 - 4 lá thật. Tưới theo phương pháp tưới rãnh 
- Thường xuyên nạo 
vét rãnh luống để 
tiêu thoát nước cho 
ruộng, không để xảy 
ra ngập úng khi trời 
mưa 
109
- Tưới lần 3: Trước khi cây bắt đầu ra hoa, hình thành quả và hạt. Tưới theo 
phương pháp tưới rãnh, hay tưới dải. 
Hình 5.7: Tận dụng mọi nguồn nước để tưới cho lạc 
Hình 5.8: Tận dụng mọi vật liệu để tủ đất giữ ẩm cho lạc vụ đông 
Tận dụng mọi 
nguồn nước để tưới, 
không được để đất 
bị khô hạn, đáp ứng 
nhu cầu nước cho 
cây 
Áp dụng mọi biện 
pháp để giữ ẩm 
cho đất. 
110
4.1.4. Tiêu nước cho lạc 
 - Lạc cần đủ nước để cho năng suất cao, nhưng lạc rất sợ bị úng nước 
trong ruộng. 
 - Nếu mưa lớn, hay khi tưới có nước đọng lại trong rãnh phải tháo khô và 
xới xáo đất mặt luống ngay, không được để nước đọng quá 1 ngày đêm sẽ gây 
hại lớn đến cây. 
 - Đối với vụ lạc hè thu ở các tỉnh phía bắc và Miền trung thường gặp mưa 
lớn vào thời kỳ ra hoa làm quả, dễ bị ngập úng, thối quả; chính vì vậy cần đặc 
biệt chú ý đến việc tiêu thoát nước cho ruộng lạc, như: xác định thời vụ gieo hợp 
lý; lên luống cao để trồng, nạo vét rãnh luống để thoát nước tốt. 
111
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 
1. Các bài thực hành nhóm: 
Bài thực hành số 6 
 Thực hành xác định ẩm độ đất bằng phương pháp vê đất bằng tay 
* Mục tiêu: 
 Rèn kỹ năng quan sát, đánh giá độ ẩm đất trên đồng ruộng bằng phương 
pháp kinh nghiệm thông qua lấy mẫu đất và vê đất bằng tay. 
* Hình thức tổ chức học tập: 
- Thực hiện trên địa bàn ruộng trồng đậu tương hoặc ruộng lạc 
- Giáo viên hướng dẫn ban đầu cho cả lớp 
- Chia lớp thành nhóm nhỏ từ 4 - 5 người/ nhóm để thực hiện 
* Các bước tiến hành và yêu cầu cần đạt được: 
Bước Nội dung công việc Yêu cầu đạt được Sai sót thường gặp 
1 Chọn điểm lấy mẫu và 
lấy mẫu đất 
- Chọn 5 hoặc 10 điểm 
tùy diện tích ruộng 
rộng hay hẹp. Mỗi 
điểm lấy 1 mẫu đất 
- Điểm lấy mẫu phải 
phân bố đều khắp ruộng 
Lấy mẫu đất không 
đại diện đều khắp 
trên ruộng 
2 Tiến hành nắm đất, vê 
đất bằng tay 
Nhẹ nhàng Vê đất quá mạnh 
hoặc quá nhẹ làm 
tơi đất 
3 Quan sát và đưa ra 
đánh giá về độ ẩm và 
tình trạng nước có ở 
trong đất 
Đánh giá chính xác 
được độ ẩm của đất 
Quan sát, đánh giá 
không khách quan 
4 Đưa ra kết luận 
nên/chưa nên tưới 
nước. 
Quyết định đưa ra 
chính xác, phù hợp 
Quyết định đưa ra 
không chính xác, 
không phù hợp 
112
Bài thực hành số 7 
Thực hành lắp đặt hệ thống tưới phun mưa 
* Mục tiêu: 
 Sau khi học xong bài này người học có khả năng lắp đặt được hoàn chỉnh 
và vận hành được một hệ thống, thiết bị tưới phun mưa đơn giản. 
* Hình thức tổ chức học tập: 
- Thực hiện trên địa bàn ruộng trồng đậu tương hoặc ruộng lạc 
- Giáo viên hướng dẫn ban đầu cho cả lớp 
- Chia lớp thành nhóm nhỏ từ 4 - 5 người/ nhóm để thực hiện 
*Dụng cụ, thiết bị cần có: 
- Động cơ, máy bơm, hệ thống đường ống, vòi phun, cút nối, giăng cao 
su, bộ phận điều khiển van khống chế, thiết bị lọc nước. 
- Phương tiện vận chuyển các thiết bị từ nhà ra ruộng, phương tiện vận 
chuyển đường ống. 
- Nhiên liệu cho động cơ hoạt động. 
- Dụng cụ để tháo lắp (kìm, cờlê, mỏ lết,...) 
* Các bước tiến hành và yêu cầu cần đạt được: 
Bước Nội dung công việc Yêu cầu đạt được Sai sót thường gặp 
1 Chuẩn bị dụng cụ, 
thiết bị 
Đầy đủ, đúng chủng 
loại phẩm cấp, hoạt 
động và sử dụng được 
Thiếu, sai quy cách 
chủng loại; không hoạt 
động, sử dụng được 
2 Kiểm tra an toàn và 
vận hành thử động cơ, 
máy bơm. 
- Đảm bảo các chỉ số 
an toàn theo chỉ dẫn 
- Máy vận hành tốt 
Máy không hoạt 
động được 
3 Lắp đặt hệ thống ống 
dẫn và vòi phun 
- Đúng sơ đồ hướng 
dẫn 
Không đúng sơ đồ, 
đường ống bị hở 
4 Liên kết hệ thống ống - Đúng sơ đồ hướng Không đúng sơ đồ 
113
dẫn vào máy bơm dẫn 
5 Vận hành hệ thống và 
tiến hành tưới 
Đáp ứng được theo 
yêu cầu của phương 
pháp tưới 
Hệ thống không 
hoạt động được 
2. Câu hỏi lý thuyết 
Câu 1: 
 Anh (chị) hãy cho biết trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây 
đậu tương, cây lạc những thời kỳ nào cây cần nhiều nước nhất. 
Câu 2: 
 Tại sao phải kiểm tra ẩm độ đất trong ruộng trồng đậu tương, lạc trước khi 
tưới nước? 
Câu 3: 
 Trong trường hợp nào cần phải tưới nước vào thời điểm gieo hạt đậu 
tương, lạc trên đồng ruộng. 
Câu 4: 
 Anh (chi) hãy so sánh ưu nhược điểm của việc tưới nước cho đậu tương, 
lạc theo phương pháp tưới rãnh với phương pháp tưới phun mưa 
C. GHI NHỚ 
- Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển mà cây đậu, lạc cần nhiều nước nhất 
- Cây đậu, lạc không chịu được úng, nếu bị ngập úng quá 1 ngày đêm sẽ 
bị hại rất nguy hiểm. 
- Dùng phương pháp tưới rảnh cho đậu lạc là phù hợp nhất 
114
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 
- Vị trí: 
Mô đun chăm sóc đậu tương, lạc là một mô đun chuyên môn nghề trong 
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng đậu tương, lạc; được giảng 
dạy sau mô đun gieo trồng và trước mô đun thu hoạch. Mô đun này cũng có thể 
giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 
- Tính chất: 
Là mô đun chuyên môn, trọng tâm, thuộc mô đun học bắt buộc của nghề 
trồng đậu tương, lạc. Quá trình dạy và học mô đun chủ yếu là thực hành, được 
diễn ra trên thực tế đồng ruộng, gắn liền và phù hợp với các thời vụ, thời kỳ sinh 
trưởng phát triển của cây trồng. 
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 
 - Về kiến thức: 
+ Nêu được đặc điểm của quá trình sinh trưởng phát triển của cây đậu 
tương, cây lạc. 
+ Trình bày được những yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh, nhu cầu về dinh 
dưỡng của cây đậu tương, cây lạc. 
+ Trình bày được nội dung các bước thực hiện các công việc chăm sóc 
đậu tương, lạc như: dặm tỉa, làm cỏ, bón thúc, điều tiết nước. 
- Về kỹ năng: 
 Thực hiện được các khâu công việc chăm sóc cây đậu tương, cây lạc như: 
dặm, tỉa, xới xáo, làm cỏ, vun gốc, bón phân thúc và điều tiết nước theo đúng quy 
trình kỹ thuật đề ra. 
+ Về thái độ: 
- Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, chịu khó 
115
- Có thái độ tư duy phát triển nghề trồng đậu, lạc theo hướng sản xuất hàng 
hóa, bền vững, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu 
tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người làm nghề 
III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời lượng (giờ học) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 03-01 Dặm, tỉa đậu tương, 
lạc sau khi gieo Tích hợp 
Lớp học/ 
đồng 
ruộng 
10 2 8 
MĐ 03-02 Đặc điểm các giai 
đoạn sinh trưởng, 
phát triển và yêu cầu 
ngoại cảnh, dinh 
dưỡng của cây đậu 
tương, cây lạc 
Lý 
Thuyết
Lớp học/ 
4 4 
MĐ 03-03 Bón thúc phân cho 
đậu tương, lạc Tích hợp 
Lớp học/ 
đồng 
ruộng
14 2 10 2 
MĐ 03-04 Xới xáo, làm cỏ, 
vun gốc cho đậu 
tương, lạc 
Tích 
hợp 
Lớp học/ 
đồng 
ruộng 
14 2 10 2 
MĐ 03-05 Tưới, tiêu nước cho 
đậu tương, lạc Tích hợp 
Lớp học/ 
đồng 
ruộng 
10 2 8 0 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
Tổng số 56 12 36 8 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP, BÀI THỰC HÀNH 
* Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học; thời gian 
(số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương 
trình mô đun. 
* Đối với các bài thực hành kỹ năng: 
116
- Địa điểm thực tập: Trên đồng ruộng trồng đậu tương, lạc; trong lớp học. 
- Thời điểm thực hiện: tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo. 
- Thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết 
của chương trình mô đun. 
- Các nguồn lực chính để thực hiện: 
+ Hạt giống đậu tương, lạc 
+ Ruộng trồng đậu tương, lạc 
+ Các loại phân bón thông dụng 
+ Các hóa chất để xử lý hạt giống 
+ Các loại thuốc trừ cỏ 
+ Hệ thống tưới phun mưa. 
+ Công cụ lao động phổ thông: cuốc, xẻng, quang gánh.. 
+ Bộ bảo hộ lao động cho giáo viên và học viên khi thực hành. 
+ Máy tính cầm tay 
- Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài mà giáo viên yêu 
cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn như ghi trong 
tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). 
V. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
* Đối với bài 1: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Kiểm tra kết quả trả lời các câu 
hỏi trong bài mà giáo viên đưa ra 
- Kiểm kỹ năng thực hành tính 
toán lượng hạt giống cần để dặm 
tỉa và tiến hành dặm tỉa cây trên 
đồng ruộng 
- Đánh giá qua kết quả trả lời đúng các 
câu hỏi. 
- Đánh giá kỹ năng thực hiện các thao 
tác trong quy trình kỹ thuật dặm tỉa 
cây và kết quả dặm tỉa thông qua kiểm 
tra mật độ, khoảng cách cây con trên 
đồng ruộng sau dặm tỉa. 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
117
điểm 10. 
* Đối với bài 2: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nêu được những đặc điểm quan 
trọng và yêu cầu ngoại cảnh qua 
các thời kỳ sinh trưởng, phát triển 
của cây đậu tương, cây lạc 
Kiểm tra viết bài tự luận. Đánh giá 
bằng điểm số theo thang điểm 10 
Nêu được vai trò và yêu cầu dinh 
dưỡng của cây đậu tương, cây lạc 
* Đối với bài 3: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trả lời đúng, đủ các câu hỏi lý 
thuyết. 
- Kiểm tra viết bài tự luận 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
- Đánh giá bài thực hành kỹ năng 
nhận biết và kỹ ăng tính toán các 
loại phân bón cần sử dụng để bón 
thúc cho đậu tương, lạc 
- Đánh giá kỹ năng thực hiện quy 
trình bón phân cho đậu tương, lạc 
- Kiểm tra thông qua số các chỉ số học 
viên tính đúng và ghi đúng vào biểu 
mẫu theo quy định. 
- Đánh giá cụ thể trên đồng ruộng 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
* Đối với bài 4: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trả lời đúng, đủ các câu hỏi lý 
thuyết. 
- Kiểm tra viết bài tự luận 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
118
điểm 10. 
- Đánh giá bài thực hành kỹ năng 
thực hiện quy trình phòng trừ cỏ dại 
cho đậu tương, lạc: 
+ Lựa chọn phương pháp phù hợp 
+ Lựa chọn thời điểm xới xáo phù hợp 
+ Xới xáo đúng yêu cầu của quy 
trình kỹ thuật 
- Đánh giá cụ thể trên đồng ruộng 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
* Đối với bài 5: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trả lời đúng, đủ các câu hỏi lý 
thuyết. 
- Kiểm tra viết bài tự luận 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
- Đánh giá công tác chuẩn bị dụng 
cụ, trang thiết bị để tưới nước cho 
đậu tương, lạc 
- Đánh giá kỹ năng lắp đặt hệ 
thống tưới và giá kết quả thực hiện 
việc điều tiết nước cho cây đậu 
tương, lạc 
- Khả năng hoạt động của hệ thống 
tưới, tiêu 
- Đánh giá cụ thể trên đồng ruộng 
thông qua việc xác định ẩm độ đất trên 
ruộng đậu tương, lạc 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Thị Thanh Nhàn (chủ biên), Giáo trình cây công nghiệp, 
ĐHNNI Hà Nội, 1996. 
2. Giáo trình kỹ thuật trồng cây công nghiệp, Dự án giáo dục kỹ thuật và 
dạy nghề (VTEP), 2008. 
3. Tập thể tác giả, Bài giảng Cây công nghiệp, Hệ cao đẳng, ĐH Nông - 
Lâm Bắc Giang, 2010. 
4. Cục khuyến nông và khuyến lâm, sổ tay khuyến nông, Kỹ thuật trồng 
đậu tương, trồng lạc, nxb Nông nghiệp, 2005. 
5. Bùi Hiếu - Lê Thị Nguyên, Kỹ thuật tưới tiêu nước cho một số cây công 
nghiệp, nxb Nông nghiệp, 2005. 
6. Lê Duy Thành, Bài giảng Thủy nông, Hệ cao đẳng, ĐH Nông - Lâm 
Bắc Giang, 2011. 
7. Nguyễn Bình Nhự, Bài giảng Phân bón, Hệ cao đẳng, ĐH Nông - Lâm 
Bắc Giang, 2011. 
120
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông - 
Lâm Bắc Giang 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thư ký: Ông Nguyễn Tuấn Điệp - Trưởng phòng Trường Đại học Nông - 
Lâm Bắc Giang 
4. Các ủy viên: 
 - Bà Nguyễn Thị Mỹ Yến - Giảng viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc 
Giang 
 - Ông Lê Duy Thành - Giảng viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc 
Giang 
 - Ông Nguyễn Viết Thông - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Công 
nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 
 - Bà Nguyễn Thị Tiến - Phó trưởng phòng, Phòng Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn Hiệp Hoà, Bắc Giang./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Trung Hưng, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Nguyễn Tiến Huyền, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp Nam Bộ 
 - Ông Hoàng Văn Niên, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Lương Sơn./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_cham_soc_ma_so_md_03_nghe_trong_dau_tuong.pdf