Giáo trình mô đun Thu hoạch - Bảo quản – tiêu thụ - Nghề: Trồng ngô

Tóm tắt Giáo trình mô đun Thu hoạch - Bảo quản – tiêu thụ - Nghề: Trồng ngô: ...Tốt nhất là mỗi gian kho bảo quản hạt phải được thông gió một vài lần trong một năm, vào những lúc có điều kiện thông gió tốt nhất. b, Xác định điều kiện thông gió Để tiến hành thông gió cho một ngăn chứa hạt, cần xác định trước: - Thủy phần của khối hạt trên mẫu hạt đại diện cho toàn khối h...ng trong sản xuất hàng hoá. Chất lượng cảm quan của ngô bao gồm nhiều chỉ tiêu như hình dạng hạt, màu sắc, kích cỡ hạt, độ khô, độ cứng 1. Mục tiêu Đánh giá chất lượng cảm quan của một số loại ngô cùng giống nhưng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự sai khác c...g) mà cả nhóm người bán. Việc nghiên cứu cả nhóm người bán tức là những đối thủ cạnh tranh của cơ sở sản xuất kinh doanh trong điều kiện có nhiều người bán và nhiều người mua, tức là thị trường không hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo. Để nghiên cứu thị trường, có thể thông qua sự biến độ...

pdf50 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Thu hoạch - Bảo quản – tiêu thụ - Nghề: Trồng ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu tố trên đây trong cơ chế hoạt động của giá cả và 
quy định mức giá nào đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất và đảm bảo cho cơ sở 
sản xuất kinh doanh có lãi. Vì vậy phải linh hoạt điều chỉnh mức giá kịp thời nhằm 
tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm sản xuất ra. Lựa chọn thời điểm bán hàng và tiêu thụ 
sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng và là nghệ thuật của người quản lý. Lựa 
chọn thời điểm bán hàng có lợi nhất (được giá) là bảo đảm lưu chuyển nhanh vốn của 
cơ sở sản xuất kinh doanh. 
 Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán: là việc thực hiện một số hoạt động liên quan 
đến sản phẩm, làm cho sản phẩm đó phù hợp với qua trình vận chuyển lưu thông hàng 
hóa, nhu cầu tieu dùng: tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng về kho thành phẩm. 
Các nghiệp vụ về chuẩn bị hàng hóa: tiếp nhận, phân loại, kiểm tra chất lượng sản 
phẩm, đính nhãn hiệu, bao gói, nhãn mác, sắp xếp hàng hóa ở kho – phân loại và ghép 
đồng bộ với nhu cầu tiêu dùng. 
 39
4.3. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm và tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản 
phẩm 
Là việc tổ chức đưa sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh đến người 
tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng, người tiêu dùng là đối 
tượng phục vụ của sản xuất. Vì vậy phải lựa chọn phương pháp nào để đưa sản 
phẩm đến người tiêu dùng nhanh, kịp thời, thuận lợi nhất. Việc đưa sản phẩm đến 
người tiêu dùng có thể : 
 - Bán trực tiếp : 
 - Tại kiốt của cơ sở kinh doanh 
 - Tại chợ 
 - Người bán rong 
Bn thông qua các tổ 
chức thương mại, 
chế biến 
- Người thu gom 
- cơ sở chế biến 
- Các đại lý 
- Các công ty thương mại 
. 
Như vậy có hai phương thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu: 
+ Sản phẩm có thể trực tiếp từ người sản xuất (cơ sở sản xuất kinh doanh) đến 
người tiêu dùng dưới các hình thức bán lẻ ở các ki ốt ngay trong cơ sở sản xuất 
kinh doanh, bán ở các chợ (nông thôn, thành thị) hoặc dưới hình thức bán trực 
tiếp đến người tiêu dùng (bán rong). Đây là hình thức được thực hiện chủ yếu ở các 
dạng biến động nông sản và các hộ nông dân (có khối lượng sản phẩm hàng hóa 
không lớn). 
+ Sản phẩm có thể đến người tiêu dùng qua khâu tổ chức trung gian là chức 
năng thương nghiệp: các đại lý, các công ty thương nghiệp và tư nhân. Ở đây, các cơ 
sở sản xuất kinh doanh bán buôn nông sản cho các tổ chức thương nghiệp để họ thưc 
hiện việc bán lẻ nông sản cho người tiêu dùng. 
Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ nào là tùy thuộc vào đặc điểm và vai 
trò của các sản phẩm tiêu thụ như hàng cồng kềnh khó bảo quản, tính chất quan 
trọng của hàng hóa, hàng tiêu dùng trực tiếp, hàng qua chế biến và khối lượng 
 40
hàng hóa sản phẩm tiêu thụ. Đối với các sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp 
(chè, mía) thường tổ chức tiêu thụ theo hợp đồng với các cơ sở chế biến, hoặc theo 
những hình thức thu gom. Trong hợp đồng với các nhà máy phải quy định chặt 
chẽ thời gian, địa điểm và phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán. 
4.4. Tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh 
doanh 
Khi thực hiện tiếp thị quảng cáo cần dẫn dắt khách hàng theo quy trình AIDA: 
Attension (thu hút sự chú ý của khách hàng: thông qua kích cỡ, màu sắc) → Interest 
(thích thú, quan tâm)→ Desire (khát khao có sản phẩm đó) → Action (hành động 
quyết định mua sản phẩm- chỉ cho họ cách mua sản phẩm ở đâu) 
Hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình, thu hút sự chú ý của 
khách hàng đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Có thể sử dụng các thông 
tin đại chúng như đài, báo, tạp chí, áp phích, tờ rơi Quảng cáo nói lên những công 
dụng và tiện lợi về việc sử dụng sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Tùy theo 
từng loại sản phẩm và đối tượng tiêu dùng mà có hình thức quảng cáo thích 
hợp. Bao bì, đóng gói, mẫu mã và các nhãn mác sản phẩm của cơ sở sản xuất 
kinh doanh cũng là một hình thức quảng cáo có hiệu quả. Tham gia các hội chợ 
thương mại là một hình thức tốt và có hiệu quả để giới thiệu sản phẩm và có 
thể qua hội chợ để ký hợp đồng tiêu thụ và thu hút khách hàng. 
Đối với các hộ nông sản xuất khẩu cần tích cực và chủ động trong việc tham gia 
các hội chợ thương mại quốc tế. 
Tổ chức các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay trong cơ sở sản xuất kinh doanh 
hay ở những nơi thuận lợi vừa giới thiệu sản phẩm, vừa bán sản phẩm cũng là một 
hình thức quảng cáo tốt. Hoặc tham gia các hội chợ, triển lãm qua đó giới thiệu 
sản phẩm và ký hợp đồng tiêu thụ, tổ chức hội nghị khách hàng. 
Đối với sản phẩm chế biến cần đăng ký sản phẩm của mình cả về quy 
cách, nhãn mác, mẫu mã, giúp cho cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo sở hữu công 
nghiệp về sản phẩm của mình. Tránh làm hàng giả và lợi dụng uy tín của những người 
khác. 
4.5. Tổ chức hoạt động bán hàng 
Nội dung của tổ chức hoạt động bán hàng là: chuyển giao sản phẩm và các giấy 
tờ liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng, và thu tiền, các hình thức 
thu tiền như: trả tiền ngay, mua bán chịu, trả góp 
4.6. Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp/cơ sở sản xuất cần phải phân tích, 
 41
đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị 
trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguyên nhân ảnh hưởng 
đến kết quả tiêu thụnhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình 
tiêu thụ sản phẩm. 
Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh như: 
tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, giá trị, thị trường và giá cả các 
mặt hàng tiêu thụ. 
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là toàn bộ số tiền thu về từ việc bán sản phẩm (bao 
gồm cả tiền thuế). Nếu doanh thu tiêu thụ sản phẩm chậm, không thu hồi được tiền 
bán hàng có nghĩa là không thu hồi được vốn sản xuất kinh doanh, tiền vốn quay vòng 
kém hiệu quả, sản xuất sẽ bị đình trệ (thu hẹp quy mô/diện tích sản xuất), hiệu quả sản 
xuất thấp, thậm trí là lỗ vốn 
5. Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với nông sản phẩm 
Thương hiệu là một tài sản vô hình vô cùng giá trị và lâu bền của 
người chủ sở hữu nó, được xây dựng, tích tụ một cách có ý thức trong quá trình phát 
triển của cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn liền với thương hiệu là chất lượng sản 
phẩm và uy tín của cơ sở sản xuất kinh doanh. 
Thương hiệu có vai trò và ý nghĩa rất lớn góp phần quyết định thành 
công của cơ sở sản xuất kinh doanh và đảm bảo cho cơ sở sản xuất kinh doanh phát 
triển bền vững và lâu dài. 
Việc đăng ký thương hiệu và ghi nhãn mác hàng hóa đặc biệt là các hàng hóa 
thực phẩm đóng gói có mấy tác dụng sau đây: 
- Người tiêu dùng nhận được những thông tin cần thiết về sản phẩm hàng hóa 
từ các nhà sản xuất kinh doanh. Thực hiện nghiêm chỉnh chi trên nhãn hàng hóa từ 
đó lựa chọn được hàng hóa theo ý muốn. 
- Quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và người sản xuất được bảo 
vệ. 
- Xác định và cụ thể hóa trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh 
hàng hóa dịch vụ đối với nhiệm vụ đối với người tiêu dùng và trước pháp luật về hàng 
hóa kinh doanh và cung ứng dịch vụ. 
- Giúp cho công tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa lưu thông trên 
thị trường và hàng hóa xuât nhập khẩu, góp phần tạo cơ sở cho công tác đấu tranh 
chống hàng giả. 
 42
6. Một số điểm lưu ý trong việc tổ chức tiêu thụ nông sản phẩm 
6.1. Một số điểm cần lưu ý 
Nông nghiệp, nông thôn nước ta trong quá trình đổi mới theo cơ chế thị trường 
có sự quản lý của Nhà nước. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đang đổi mới tổ chức và 
quản lý, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. 
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp nhà nước đổi mới cả về chức 
năng và phương thức hoạt động, đang từng bước trở thành các trung tâm công nghiệp 
dịch vụ cho các hộ gia đình công nhân và nông dân trên địa bàn. 
+ Các hợp tác xã đang hoạt động theo Luật Hợp tác xã và trở thành tác nhân 
quan trọng trong các khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất kinh doanh của các hộ 
nông dân. 
+ Các hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, đang phát triển theo hướng 
trang trại và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông sản phẩm. 
Vì vậy việc vận dụng các hình thức, phương pháp tổ chức tiêu thụ sản 
phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp (bao gồm cả các hộ nông dân, 
các trang trại sản xuất hàng hóa), phải rất linh hoạt đối với từng vùng, từng loại sản 
phẩm và từng thành phần kinh tế. 
Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có vai trò rất quan trọng. Các 
chính sách đó có tác dụng khuyến khích sản xuất, bảo đảm an toàn cho các cơ sở sản 
xuất kinh doanh nông nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần đăch biệt lưu 
ý đến các chính sách có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như: chính sách thuế và lệ 
phí, trích nộp ngân sách, chính sách giá cả, bảo hiểm sản xuất, lưu thông nông sản 
Đồng thời cần chú ý mở rộng mạng lưới thương mại nông thôn thông qua các 
đại lý, các chợ nông thôn, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển mạnh 
mẽ sản xuất lưu thông hàng hóa ở nông thôn. 
Nâng cao trình độ quản lý cho các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và các hộ sản 
xuất hàng hóa, các chủ trang trại là hết sức cần thiết. 
6.2. Một vài trường hợp xảy ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm cần lưu ý 
Trường hợp 1: Một cơ sở sản xuất kinh doanh có khối lượng sản phẩm 
là 10 tấn, nếu bán tại nhà do người thu gom đến tận nhà mua sẽ bán được với 
giá 1.300.000 đồng/tấn. Nhưng nếu cơ sở sản xuất kinh doanh đưa ra thị trường 
thì lại bán được 1.500.000 đồng/tấn, nhưng cơ sở sản xuất kinh doanh phải chịu chi 
phí vận chuyển và các phí tổn khác (thuê cửa hàng), trong trường hợp này cơ sở 
sản xuất kinh doanh sẽ lựa chọn phương án nào? 
Trường hợp 2: Một cơ sở sản xuất kinh doanh có một sản phẩm nếu bán ở thời 
điểm A thì giá là 1. Nhưng để 5 tháng sau (thời điểm B) thì có thể lên tới 1,5 hoặc 2. 
Để giữ số sản phẩm này đến thời điểm B mới bán thì cơ sở sản xuất kinh doanh phải 
chi phí cho việc bảo quản và có thể bị hao hụt. Trong trường hợp này cơ sở sản 
xuất kinh doanh lựa chọn phương án nào? 
 43
 - Các trường hợp trên đây người học tự tính toán và lựa chọn phương 
án tiêu thụ thích hợp. 
 Trong trường hợp thứ nhất, cơ sở sản xuất kinh doanh lựa chọn phương thức 
bán hàng (tiêu thụ) nào là có lợi nhất cho cơ sở sản xuất kinh doanh. 
 Trường hợp thứ hai là cơ sở sản xuất kinh doanh phải tính toán để lựa chọn thời 
điểm bán hàng thích hợp và sao cho có hiệu quả. 
7. Nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm 
 Một trong những khái niệm cơ bản được dạy trong hầu hết các khóa học kinh 
doanh đó là 5 chữ P: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Promotion (Quảng cáo), 
Place (Vị trí bán hàng) và People (Con người) 
 Cụ thể: 
 - Đối với người sản xuất ra sản phẩm: Cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về 
chất lượng, an toàn như đã đăng ký và công khai trên bao bì sản phẩm; điều đó hết sức cần 
thiết, nếu bạn không muốn gặp rắc rối và muốn tồn tại lâu dài! 
 - Phải có thông tin đầy đủ về thị trường thông qua khảo sát nhu cầu, thị hiếu, 
giá cả người tiêu dùng có thể chấp nhận. Đây là nguyên tắc cơ bản nếu bạn muốn 
thành công: “Bán loại sản phẩm người mua cần, không bán loại sản phẩm bạn đang 
có”. 
 - Giá bán: Mặc dù giá thành sản phẩm là do các yếu tố cấu thành qua sản xuất; 
nhưng giá bán là do thị trường quyết định; Có thể giá thành của hàng hoá dịch vụ chưa 
đến 1000đ, bạn có thể bán 5000đ và ngược lại. 
 - Chế độ hậu mãi: Người sản xuất phải biết chịu trách nhiệm đến cùng về sản phẩm 
mình bán cho khách hàng (tại Việt Nam hiện nay thì khâu này quá yếu) 
 - Con người: Người thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm trong từng khâu phải được 
chuyên nghiệp, có trí tuệ, tầm nhìn đảm mỗi người đều là tư vấn viên đối với khách 
hàng. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi: 
a. Tiêu thụ sản phẩm là gì? Trình bày vai trò và đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm trong 
các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp? 
b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở 
sản xuất kinh doanh nông nghiệp? 
c. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá của doanh nghiệp/ cơ sở sản 
xuất? 
d. Trình bày các nội dung chủ yếu của tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản 
xuất kinh doanh nông nghiệp? 
2. Bài tập thực hành: 
 44
Bài 1: NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG SẢN XUẤT NGÔ 
Thời gian: 8 giờ 
 Bài học này cung cấp cho học viên phương pháp nghiên cứu và dự báo thị 
trường. Để học tốt bài này yêu cầu học viên có kiến thức cơ bản về nghiên cứu và dự 
báo thị trường, đức tính cẩn thận, chính xác và khoa học. 
1. Mục đích 
 Học viên được thực hành nghiên cứu và dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm 
ngô 
2. Công việc chuẩn bị 
- Các câu hỏi hướng dẫn: 
+ Có những sản phẩm cơ bản nào khi sản xuất ngô? 
+ Sản phẩm nào có thể đưa ra thị trường? 
+ Những ai tham gia vào việc tiêu thụ sản phẩm đó? 
+ Đối thủ cạnh tranh? 
+ Sản phẩm tiềm năng? 
+. 
1. Tiến hành: 
 Thực hiện theo nhóm 5- 7 học viên, 
 45
Bài 2: ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM 
Thời gian: 4 giờ 
 Bài học này cung cấp cho học viên phương pháp định giá sản phẩm. Để học tốt 
bài này yêu cầu học viên kiến thức cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến giá sane phẩm 
, đức tính cẩn thận, chính xác và khoa học. 
1. Mục đích 
 Học viên được thực hành định giá sản phẩm ngô dựa trên các phân tích thực tế.
2. Công việc chuẩn bị 
 Giáo viên chuẩn bị một số các số liệu thực tế về tình hình sản xuất và tiêu thụ 
ngô; các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến thị trường tiêu thụ ngô. 
3.Tiến hành 
 Học viên tiến hành phân tích các căn cứ/ số liệu thực tế để xác định giá cho 
một sản phẩm ngô dựa trên dữ liệu của giáo viên và thị trường tại thời điểm hiện tại. 
 46
Bài 3: THIẾT KẾ QUẢNG CÁO 
Thời gian: 8 giờ 
 Bài học này cung cấp cho học viên phương pháp thiết kế quảng cáo. Để học tốt 
bài này yêu cầu học viên có kiến thức cơ bản về thị trường, tiếp thị quảng cáo sản 
phẩm, đức tính cẩn thận, chính xác và khoa học. 
1. Mục đích 
 Hướng dẫn học viên thiết kế quảng cáo về một sản phẩm ngô dựa trên công 
thức AIDA 
2. Công việc chuẩn bị 
 Công thức AIDA, giấy bút 
3.Tiến hành 
 Lựa chọn một sản phẩm ngô, chia nhóm học viên từ 5 – 7 người, đề nghị các 
nhóm thiết kế quảng cáo cho sản phẩm đó theo công thức AIDA 
C. Ghi nhớ 
1. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất 
kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói chung và các cơ sở sản xuất 
kinh doanh nông nghiệp nói riêng. Tiêu thụ sản phẩm có tác động lớn đến khâu 
sản xuất và khâu tiêu dùng. 
2. Tiêu thụ sản phẩm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần chú 
ý các đặc điểm như sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất 
vùng, khu vực. Tính chất mùa vụ có tác động lớn đến cung cầu và giá cả nông sản. 
Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng. Một bộ phận nông sản được tiêu dùng nội bộ 
hoặc với tư cách là tư liệu sản xuất. 
3. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức têu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất 
kinh doanh nông nghiệp như nhân tố thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ, 
chính sách vĩ mô 
4. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm các nội dung 
chính như sau: 
+ Nghiên cứu và dự báo thị trường. 
+ Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 
+ Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm và tổ chức mạng lưới tiêu thụ. 
+ Tổ chức thông tin quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. 
 47
+ Tổ chức hoạt động bán hàng 
+ Phân tích đánh giá hoạt động tỉêu thụ sản phẩm 
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 
1. Dụng cụ, trang thiết bị 
 - Dụng cụ thu hoạch, phơi sấy, bảo quản ngô 
 - Máy tính, bút, sổ bán hàng 
 - Kho bảo quản, quầy bán hàng 
2. Nguyên liệu, hóa chất 
 - Ruộng/nương ngô đến thời điểm thu hoạch 
 - Sản phẩm ngô bao tử, ngô hạt, kẹo ngô, rượu ngô... 
3. Học liệu 
 - Các tài liệu kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ ngô 
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 
1. Phương pháp đánh giá 
- Kiểm tra định kỳ 
 Giáo viên quan sát và đánh giá kết quả sản phẩm của từng bài thực hành và sự 
tham gia đầy đủ các buổi học ; 
- Kiểm tra kết thúc mô đun: 
 Học sinh thực hiện một kiểm tra tổng hợp các nội dung trong mô đun 
2. Nội dung đánh giá 
- Phần lý thuyết: 
 Thời điểm thu hoạch và kỹ thuật phơi sấy, bảo quản ngô 
 Nội dung của tổ chức tiêu thụ sản phẩm 
- Phần thực hành: 
 Thực hành phơi sấy, phân loại, bảo quản ngô 
 Thực hành thiết kế quảng cáo về sản phẩm ngô 
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 
1. Phạm vi áp dụng chương trình 
 48
 Chương trình mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm được sử dụng 
đào tạo trình độ sơ cấp nghề kỹ thuật sản xuất ngô 
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun 
 - Sử dụng phương pháp giảng dạy tích hợp lý thuyết và thực hành 
 - Phương pháp tập huấn lấy người học làm trung tâm 
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý 
 Xác định thời điểm thu hoạch và thu hoạch ngô 
 Kỹ thuật phơi sấy, phân loại, bảo quản ngô 
 Tiếp thị, quảng cáo sản phẩm 
 Nội dung tiêu thụ sản phẩm 
4. Tài liệu cần tham khảo 
[1]. Philip Kotler. “Marketing Management”: Analysis, Planning and Control. 
[2]. Dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo. Giải pháp bán hàng- Bí quyết tạo khách hàng cho 
những thị trường khó tiêu thụ sản phẩm .NXB Tổng hợp TP HCM. 2010. 
[3]. Dịch giả Thu Hương, Lập kế hoạch kinh doanhnh. NXB trường ĐH KTQD 1010. 
[4]. Dịch giả. Lê Minh Cẩn. Huấn luyện kỹ năng bán hàng. NXB. Thanh niên 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÔN HỌC 
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Kỹ thuật thu hoạch ngô Theo dõi giám sát cách thu hoạch 
ngô của học viên. 
- Kỹ thuật bảo quản ngô Đánh giá độ chính xác của học viên 
về thao tác bảo quản ngô. 
- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng 
nhóm. 
+ Kỹ năng bán hàng và chăm sóc 
khách hàng. 
+ Thiết kế mẫu tờ rơi tranh ảnh phục 
vụ cho việc quảng bá sản phẩm . 
 49
* Tài liệu tham khảo: 
[1]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm . Nhà xuất bàn Lao động 
xã hội. 
[2]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Nghiên cứu chiều hướng thị trường. Nhà 
xuất bàn Lao động xã hội. 
 Nguyễn Công Nghiệp, 2000. Trồng ngô. Nhà xuất bản trẻ. 
[3]. Thiên Ân, 2005. Những phương pháp trồng ngô. Nhà xuất bản Mỹ thuật. 
[4. Saigonbook, 2006. Kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc ngô. Nhà xuất bản Đà 
Nẵng. 
[5]. PGS-TS Trần Minh Đạo, 2006. Giáo trình Marketing căn bản. Nhà xuất bản Đại 
học Kinh tế quốc dân. 
 50
BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: KỸ THUẬT TRỒNG HỒ TIÊU 
(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thư ký: Bà Trần Thị Thanh Bình - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Đức Ngọc, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Bà Lê Thị Mai Thoa, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Lê Văn Hải, Trưởng bộ môn Viện nghiên cứu Ngô - Viện Khoa học 
Nông nghiệp Việt Nam 
 - Ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Toàn Thắng, Gia Lộc, Hải 
Dương./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 
2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Duy Thành - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Nguyễn Viết Thông - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh 
tế Bảo Lộc 
 - Bà Vũ Thị Thủy - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thu_hoach_bao_quan_tieu_thu_nghe_trong_ngo.pdf
Ebook liên quan