Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản thanh long - Mã số: MĐ 05 - Nghề: Trồng thanh long
Tóm tắt Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản thanh long - Mã số: MĐ 05 - Nghề: Trồng thanh long: ...Mục tiêu: -Về kiến thức: Trình bày được kỹ thuật phân loại, bảo quản thanh long. Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng thanh long xuất khẩu. -Về kỹ năng: Phân loại, bảo quản thanh long đúng kỹ thuật. Nội dung: 1. Thu hoạch - Chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích s...ng bịch polyetylen có đục 20 – 30 lỗ bằng kim, bao bọc trái thanh long và hàn kín bao lại. Kỹ thuật này kết hợp với nhiệt độ lạnh ở 50C, thanh long có thể giữ tươi được 40 – 50 ngày. * Bảo quản thanh long bằng hoá chất ozon, chlorine: - Dùng dung dịch ozone (hay còn gọi là nước ozon), rửa sạ...n. ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận - Địa điểm giao nhận: Tại vườn ươm bên A - Bốc xếp bên nào bên đó chịu. - Thời gian giao nhận: Từ 20/12/2011 đến 30/12/2011. Khi đến nhận trái, bên B báo trước cho bên A từ 1 đến 3 ngày. ĐIỀU 4: Phƣơng thức thanh toán Bên B thanh toán cho bên ...
ng hoá chất ozon, chlorine: - Dùng dung dịch ozone (hay còn gọi là nước ozon), rửa sạch trái, sau đó hong khô, đóng gói, bảo quản trong nhà mát, thanh long giữ tươi được 40-45 ngày. Nếu kết hợp với trữ lạnh có thể giữ tươi được 60 – 75 ngày. - Ngâm trái thanh long trong dung dịch chlorine 200 ppm khoảng 3 phút để ngăn ngừa vi khuẩn và kéo dài thời gian tồn trữ. Lưu ý: Tất cả các hoá chất được sử dụng trước và sau khi thu hoạch cho thanh long đều chỉ được sử dụng trong phạm vi cho phép của Cục bảo vệ thực vật về loại thuốc và nồng độ nhằm đảm bảo trái cây lúc bán không có tác nhân sinh học, hay vật lý có thể gây hại cho người tiêu dùng. 2.3.3. Chuẩn bị phƣơng tiện bảo quản thanh long - Thiết bị, vật tư và đồ chứa: + Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với trái thanh long phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm. + Thiết bị, thùng chứa hay vật tư phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. + Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm. + Thiết bị, thùng chứa thanh long thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm. - Thiết kế và nhà xưởng 21 + Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ khi thiết kế, xây dựng nhà xưởng và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý, đóng gói, bảo quản. + Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản thanh long phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm. + Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước. + Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống vỡ. Trong trường hợp bóng đèn bị vỡ và rơi xuống sản phẩm, phải loại bỏ sản phẩm và làm sạch khu vực đó. + Các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm phải có rào ngăn cách đảm bảo an toàn. - Vệ sinh nhà xưởng: + Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hóa chất thích hợp theo qui định không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường. + Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ. 3. Quy trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, chúng ta có thể tổng quát quy trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản trái thanh long như sau: - Bước 1: Thu hoạch (30-32 ngày sau đậu trái) Hình 5.27: Thu hoạch 22 - Bước 2: Phân loại sơ bộ ngoài đồng Hình 5.28: Phân loại sơ bộ ngoài đồng - Bước 3: Phân loại theo tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ (ở nhà kho) Hình 5.29: Phân loại (ở nhà kho) - Bước 4: Rửa trái (bằng nước sạch) Hình 5.30: Rửa trái (bằng nước sạch) 23 - Bước 5: Xử lý thuốc trừ nấm và chất bảo quản + Ngâm trái trong dung dịch thuốc Benomyl ở nồng độ 500 ppm khoảng 1 phút để xử lý nấm bệnh. + Ngâm trái thanh long trong dung dịch chlorine 200 ppm khoảng 3 phút hoặc nhúng vào dung dịch ozone để ngăn ngừa vi khuẩn và kéo dài thời gian tồn trữ Hình 5.31: Xử lý thuốc trừ nấm và chất bảo quản - Bước 6: Để khô (ở nhiệt độ phòng) Hình 5.32: Để khô (ở nhiệt độ phòng) - Bước 7: Kiểm tra chất lượng Hình 5.33: Kiểm tra chất lượng 24 - Bước 8: Dán nhãn Hình 5.34: Dán nhãn - Bước 9: Đóng thùng Hình 5.35: Đóng thùng - Bước 10: Bảo quản ở điều kiện nhiệt độ 6-7 0C, ẩm độ 95- 100%) Hình 5.36: Bảo quản trong kho B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn kỹ thuật thu hoạch, phân loại, bảo quản trái thanh long và tiêu chuẩn chất lượng thanh long xuất khẩu. 25 - Bài tập thực hành: + Bài tập 1: Hái thanh long + Bài tập 2: Phân loại trái thanh long + Bài tập 3: Bảo quản trái thanh long. C. Ghi nhớ Kỹ thuật thu hoạch, phân loại, bảo quản trái thanh long. 26 BÀI 3: TIÊU THỤ THANH LONG Mục tiêu: -Về kiến thức: Hiểu được thị trường tiêu thụ và hợp đồng bán thanh long. -Về kỹ năng: Tiêu thụ thanh long. Nội dung: 1. Tìm hiểu thị trƣờng tiêu thụ Theo số liệu thống kê, thanh long Việt Nam hiện đã có mặt trên khoảng 35 nước trên thế giới. Đặc biệt, tại châu Á, thanh long Việt Nam chiếm lĩnh gần như toàn thị trường Trung Quốc. Và ở thị trường Châu Âu, thanh long cũng chiếm gần 40% thị phần. Loại trái này cũng đang chinh phục những thị trường khó tính khác như Nhật, Mỹ,... tuy nhiên, muốn trái thanh long xuất khẩu được chúng ta phải sản xuất an toàn, sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP. Trái thanh long xuất khẩu phải đạt những tiêu chuẩn nhất định của thị trường tiêu thụ. Mỗi thị trường tiêu thụ có những tiêu chuẩn khác nhau. Trái thanh long xuất khẩu phải đạt các tiêu chuẩn về trọng lượng, mẫu mã, chất lượng và dư lượng nitrat, thuốc BVTV, kim loại nặng, vi sinh vật dưới mức cho phép. Cụ thể, để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trái thanh long cần đạt các tiêu chuẩn sau: - Trọng lượng : Tùy thị trường nhập khẩu: + Thị trường Châu Âu : 250 - 300 g/trái. + Thị trường Trung Quốc : 400 - 600 g/trái. + Thị trường Singapore : 300 - 500 g/trái. + Thị trường Hồng Kông : > 400 g/trái. - Trái không bị vết nấm hay côn trùng gây hại. - Trái sạch, dạng hình đẹp, vỏ bóng, có màu đỏ đều trên 70% diện tích trái, khoang mũi không sâu quá 1 cm và trái không có mũi nào lồi lên. - Tai thẳng cứng, xanh và dài trên 1,5 cm (đối với Thị trường Trung Quốc tai dài càng tốt). - Thịt trái có màu trắng và cứng, hột màu đen (đối với thanh long ruột trắng). - Trái không có vết tổn thương cơ giới hay chỗ bị thâm, không có đốm xanh hay vết cháy do nắng hay do phun thuốc hóa học. 27 2. Hợp đồng mua bán thanh long 2.1. Kiến thức cần thiết để thực hiện hợp đồng mua bán thanh long: Được hiểu là một văn bản mang tính pháp lý có sự tham gia của ít nhất hai thành phần, trong đó xác lập các mối quan hệ ràng buộc giữa các thành phần tham gia về một vấn đề, một công việc cụ thể mà các bên cùng quan tâm. Hợp đồng kinh tế được thiết lập và thực hiện trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Các nội dung chính phải có trong một hợp đồng gồm: Phần 1: Phần mặc định - Tên hợp đồng (ví dụ hợp đồng mua bán thanh long). - Những căn cứ lập hợp đồng. - Thời điểm lập hợp đồng. - Các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ, tài khoản, số CMND, điện thoại, mã số thuế... Phần 2: Phần thiết lập các mối quan hệ của các bên về một vấn đề mà các bên cùng quan tâm - Vấn đề hay công việc thực hiện và tiêu chuẩn thực hiện. - Thời gian thực hiện. - Nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên. Ví dụ 1: Mẫu hợp đồng mua bán thanh long CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc HỢP ĐỒNG KINH TẾ (V/v mua bán thanh long) - Căn cứ Bộ luật Dân sự nước CHXHCNVN số 33/2005 QH11 và Luật Thương mại số 36/2005 - QH11 ban hành ngày 14/6/2005. - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng, nhu cầu mua bán trái thanh long của hai bên. Hôm nay, ngày 01 tháng 12 năm 2011, đại diện hai bên gồm có: BÊN A - Do ông: Phạm Văn Sơn - Địa chỉ: ấp 4, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. - Điện thoại: 0918138717 28 - CMT số: 150902244 Ngày cấp: 22/4/2000, Nơi cấp: Tiền Giang. BÊN B - Do ông: Phạm Mạnh Hùng - Địa chỉ: Ấp 3, xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. - Điện thoại: 0650751531 - CMT: 075451239, Ngày cấp:01/01/1995, Nơi cấp: Tiền Giang. Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: Tên hàng - Số lƣợng - Đơn giá Bên A bán cho bên B trái thanh long: - Tên hàng: trái thanh long ruột trắng. - Số lượng: 15.000 kg. - Đơn giá: 10.000đ/kg. - Thành tiền: 150.000.000đ (một trăm năm mươi triệu ngàn đồng). ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn - Kĩ thuật - Quy cách - Phẩm chất - Đúng giống, không lẫn lộn giống. - Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. - Trọng lượng trái từ 400 g trở lên. ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận - Địa điểm giao nhận: Tại vườn ươm bên A - Bốc xếp bên nào bên đó chịu. - Thời gian giao nhận: Từ 20/12/2011 đến 30/12/2011. Khi đến nhận trái, bên B báo trước cho bên A từ 1 đến 3 ngày. ĐIỀU 4: Phƣơng thức thanh toán Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt - Bên B đặt cọc trước cho bên A 10.000.000đ. - Bên B thanh toán cho bên A theo từng đợt nhận hàng. Số tiền bên B đã ứng trước sẽ khấu trừ và tất toán vào chuyến nhận cuối cùng. ĐIỀU 5: Điều khoản chung Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc 29 trước. Ngược lại, nếu bên A không thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi số tiền bên B đã đặt cọc trước. Trong quá trình thực hiện, nêu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất gải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia. Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG Ví dụ 2: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng Đơn vị hợp đồng: .............................. ............................... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG - Căn cứ vào hợp đồng số:.......,ngày......tháng......năm....., về việc.............................................................................. - Căn cứ vào biên bản nghiệm thu ngày.......tháng.......năm 200... Hôm nay ngày..... tháng...... năm 200..., tại xã Quơn Long, Chợ Gạo, Tiền Giang chúng tôi gồm có: I. ĐẠI DIỆN BÊN A: 1- Ông: Chức vụ:................... 2- Ông: Chức vụ:.................. II. ĐẠI DIỆN BÊN B: 1- Ông: Chức vụ:.................. 2- Ông: Chức vụ:.................. 30 Hai bên đã cùng tiến hành thanh lý hợp đồng như sau: A. Khối lượng và giá trị hợp đồng được giao nhận: - Khối lượng: ...................................................... - Giá trị: .............................................................. B. Khối lượng và giá trị hợp đồng bên B đã thực hiện được: - Khối lượng: ...................................................... - Giá trị thực hiện: .............................................. - Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng: ........................... Tổng hợp đồng bên A thanh toán cho bên B Là: . C. Số tiền bên B đã ứng cuả bên A: Ứng đợt 1: ........................................................... Ứng đợt 2: ........................................................... D. Trừ phần đã ứng trước, phần còn lại bên B được thanh toán là: Số tiền còn lại bên A sẽ thanh toán lại cho bên B vào ngày.... tháng... năm..... 20... Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng số:........, ngày...tháng....năm....20... Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành..... bản, mỗi bên giữ... bản. ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A 2.2. Quy trình và cách thức thực hiện một hợp đồng mua bán thanh long * Bước 1: Xác định khung hợp đồng mua bán thanh long. - Khung hợp đồng dựa trên cơ sở quy định chung của Nhà nước bao gồm các nội dung chính như đã nêu. Các nội dung của phần 2 được cụ thể hóa bằng và đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4,.... * Bước 2: Chuẩn bị nội dung hợp đồng chi tiết về mua bán trái thanh long. - Số lượng thanh long mua bán. - Tiêu chuẩn trái thanh long. - Thời gian và địa chỉ giao nhận, phương tiện vận chuyển, công bốc xếp. - Giá cả, phương thức và thời gian thanh toán. 31 - Sự ràng buộc về nghĩa vụ thực hiện và trách nhiệm về mặt pháp lý đối với mỗi bên. * Bước 3: Thống nhất với khách hàng thời gian ký hợp đồng. - Trực tiếp gặp gỡ, trao đổi. - Liên lạc qua điện thoại. - Kết quả: Thống nhất được thời gian ký hợp đồng. * Bước 4: Ký hợp đồng mua bán với khách hàng. - Thống nhất các nội dung chi tiết đã chuẩn bị. - Ký và đóng dấu ít nhất 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Chú ý: Đối với cơ sở sản xuất nhỏ không có con dấu thì chỉ cần xác nhận của hai bên. Trường hợp hợp đồng có giá trị mua bán lớn cần có xác nhận của chính quyền địa phương (ký và đóng dấu). B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn đặc điểm của các thị trường tiêu thụ, nội dung của hợp đồng mua bán. - Bài tập thực hành: + Bài tập: Soạn một hợp đồng mua bán 5.000 kg trái thanh long Hội nông dân xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. (Bên B). Bên A: Công ty AVC, TP Mỹ Tho, Tiền Giang. C. Ghi nhớ - Ý nghĩa và tác dụng của một hợp đồng kinh tế. - Các nội dung cơ bản cần thiết phải có khi triển khai soạn thảo một hợp đồng mua bán thanh long. 32 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : + Vị trí: Mô đun Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản thanh long là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Trồng thanh long”, được giảng dạy sau các mô đun khác trong chương trình. + Tính chất: Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản thanh long là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành, được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu: Học xong mô đun này người học có khả năng: -Về kiến thức: + Hiểu được đặc điểm của các giai đoạn phát triển của trái thanh long; + Trình bày được kỹ thuật thu hoạch, phân loại và bảo quản thanh long; + Hiểu được hợp đồng mua bán thanh long. -Về kỹ năng: + Thu hoạch đúng lúc, đúng kỹ thuật; + Thu hoạch trái an toàn và hiệu quả; + Phân loại, sơ chế và bảo quản trái thanh long. -Về thái độ: Có tinh thần trách nhiệm, cẩn thận, tỷ mỷ. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 05-01 Xác định độ chín thanh long Tích hợp Lớp học/ vườn cây 16 3 12 1 MĐ 05-02 Thu hoạch, phân loại, bảo quản thanh long Tích hợp Lớp học/ vườn cây 28 3 23 2 33 MĐ 05-03 Tiêu thụ thanh long Tích hợp Lớp học/ vườn cây 8 2 5 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 56 8 40 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4. 1. Bài 1. Xác định độ chín thanh long Bài tập 1 - Nguồn lực: mẫu trái thanh long ở từng giai đoạn phát triển, vườn thanh long đang mang trái sắp thu hoạch. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ xác định độ chín và thời điểm thu hái. - Thời gian hoàn thành: 8 giờ. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên xác định độ chín và thời điểm thu hái. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định độ chín và thời điểm thu hái thích hợp. Bài tập 2 - Nguồn lực: giấy, viết, máy tính tay, kéo cắt cành, giỏ đựng trái, xe kéo, công thu hoạch, công vận chuyển. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ tính toán và chuẩn bị dụng cụ thu hái, công thu hoạch và công vận chuyển. - Thời gian hoàn thành: 8 giờ. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên tính toán và chuẩn bị dụng cụ thu hái, công thu hoạch và công vận chuyển. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: tính toán đúng và chuẩn bị được dụng cụ thu hái, công thu hoạch và công vận chuyển. 4. 2. Bài 2. Kỹ thuật thu hoạch, phân loại, bảo quản thanh long Bài tập 1 - Nguồn lực: vườn thanh long đang mang trái giai đoạn thu hoạch, kéo cắt cành, giỏ đựng trái, bạt lót để trái, xe kéo, công thu hoạch, công vận chuyển. 34 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ hái trái thanh long. - Thời gian hoàn thành: 8 giờ. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên hái trái thanh long. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: hái trái thanh long đúng kỹ thuật. Bài tập 2 - Nguồn lực: mẫu trái thanh long, giỏ đựng trái, bạt lót để trái, nhà kho, thùng giấy. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ phân loại trái thanh long. - Thời gian hoàn thành: 8 giờ. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên phân loại trái thanh long. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Phân loại trái thanh long đúng theo tiêu chuẩn của người tiêu thụ. Bài tập 3 - Nguồn lực: mẫu trái thanh long, kho lạnh, thùng giấy, Chlorine, nước Ozone. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ bảo quản trái thanh long. - Thời gian hoàn thành: 8 giờ. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên bảo quản trái thanh long. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: trái thanh long được bảo quản đúng theo nhu người tiêu thụ. 4. 3. Bài 3. Tiêu thụ thanh long Bài tập: - Nguồn lực: giấy, viết, máy tính, phòng học. - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ soạn một hợp đồng mua bán thanh long. - Thời gian hoàn thành: 8 giờ. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên soạn một hợp đồng mua bán thanh long. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Hợp đồng mua bán thanh long hợp lý. 35 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định được độ chín - Xác định được thời điểm thu hái - Chuẩn bị đúng dụng cụ thu hái, công thu hoạch và công vận chuyển. - Dựa vào đặc điểm trái và sổ ghi nhận của chủ vườn - Đối chiếu với sổ ghi nhận của chủ vườn - Dựa vào điều kiện thực tế. 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Hái thanh long đúng kỹ thuật - Phân loại trái thanh long đúng theo tiêu chuẩn người tiêu thụ - Bảo quản trái thanh long hợp lý - Quan sát - Dựa vào kết quả đạt được - Dựa vào điều kiện thực tế. 5.3. Bài 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đầy đủ các nội dung cơ bản cần thiết - Các chi tiết đầy đủ, cụ thể và rõ rang - Đúng thời gian theo quy định - Dựa vào kết quả trình bày - Dựa vào kết quả trình bày - Dựa vào kết quả trình bày VI. Tài liệu tham khảo [1]. Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005. [2]. Nguyễn Văn Kế, 2005. Cây Thanh Long (Hylocereus undulatus, Haw.). Đại học Nông Lâm TP HCM. [3]. Phạm Văn Duệ, 2005. Giáo trình kỹ thuật trồng cây ăn quả. Dùng cho các trường trung học chuyên nghiệp. Sở giáo dục đào tạo Hà Nội. 36 [4]. Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận, 2008. Quy trình sản xuất Thanh Long theo VIETGAP. [5]. Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Thuận, 2007. Bón phân cho thanh long theo quy trình VIETGAP. [6]. Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ - Agriviet.com. ( %28dailoan%29/) [7]. ( [8]. [9]. 37 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415 /QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Chí Thành - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Hà Chí Trực - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Bà Trần Thị Xuyến, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Đoàn Thị Chăm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Nguyễn Thanh Bình, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Nguyễn Văn Thinh, Phó trưởng phòng Nông nghiệp Chợ Gạo, Tiền Giang./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 5 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Phan Duy Nghĩa, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Bà Bà Kiều Thị Ngọc, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Võ Hoài Chân, Phó giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre./.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_thu_hoach_va_bao_quan_thanh_long_ma_so_md.pdf