Giáo trình môn An toàn điện

Tóm tắt Giáo trình môn An toàn điện: ... điều kiện an toàn được xác định bằng điện áp tiếp xúc và điện áp bước. Trong nối đất tập trung đã làm giảm trị số điện áp tiếp xúc nhưng điện áp bước còn lớn. Nối đất hình lưới sẽ khắc phục được vấn đề này và đảm bảo an toàn cho con người. Điện cực nối đất là lưới sắt rộng lớn chôn phía dướ...,5 Page 34 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ... 6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm mà không thể cắt điện thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ phần cắt điện đến rào chắn là: Yêu cầu và cách thức đặt rào chắn được xác định tùy theo điều kiện cụ thể và.../2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm Cần phải thường xuyên kiểm tra cáp theo số sợi đất trong một bước bện cáp. Bước bện cáp là khoảng cách dọc trên mặt cáp, trong đó chứa tất cả số sợi trong tiết diện ngang. Cáp có nhiều nhánh xoắn, có lớp ở trong và ngoài, khi đếm sợi theo số sợi ở lớp ng...

pdf64 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn An toàn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 1000C nên khi nổ đã dôi 
ra một lượng nhiệt và lượng nhiệt dôi ra này dùng để bốc hơi nước, 
phần hơi này thường lớn hơn nhiều so với phần hơi sinh ra do giãn 
nở đoạn nhiệt của thể tích hơi trong lò. Vì vậy ở cùng một áp suất 
làm việc như nhau thì lò hơi nào chứa thể tích nước càng nhiều thì 
sức nổ càng mạnh. 
Bài 2: NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ NỔ VỠ CỦA CÁC 
THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC 
Các thiết bị chịu áp lực bị nổ vỡ khi độ bền của nó không chịu nổi 
tác dụng của áp suất môi chất tác dụng lên. Nhiệm vụ chủ yếu của 
việc tính sức bền là xác định bề dày của các phần tử chịu áp lực 
của bình. Bề dày của thành bình, ống được xác định trên cơ sở tính 
sức bền của chúng ứng với một trị số áp suất làm việc cho phép và 
ứng với một loại vật liệu đã chọn. 
Công thức tính bề dày thành của phần hình trụ các bình, bao hơi, 
ống góp như sau:
 D1 là đường kính trong của phần hình trụ 
 P là áp suất làm việc cho phép của thiết bị (kG/cm2) 
 [ ] là ứng suất cho phép của vật liệu ở nhiệt độ làm việc của 
kim loại, kG/cm2 
 là hệ số làm giảm độ bền do bình bị khoan lỗ hay do hàn. 
 C là hệ số hiệu chỉnh kể đến ảnh hưởng của công nghệ chế 
tạo, các điều kiện chuyên chở, bảo quản đến độ dày của bình nó 
thường được kể đến khi bề dày của bình nhỏ hơn 20mm. 
Khi ứng suất cho phép của vật liệu giảm đi hay bề dày của vách đã 
thay đổi thì phải giảm áp suất làm việc của thiết bị. Khi đó áp suất 
làm việc của thiết bị bằng: kG/cm2
Ở công thức này thì các giá trị trong biểu thức là những trị số xác 
định được trên thực tế thiết bị sau một quá trình làm việc lâu dài hay 
sau những sự cố hư hỏng. Lúc này để xác định ứng suất cho phép 
cần lấy mẫu vật liệu đem đi thử độ bền. 
)(
][200
1 mmCPDS +=
jr
r
j
1
)(][200
D
CSS -= js
Page 50 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
Nguyên nhân gây hư hỏng nổ vỡ các thiết bị chịu áp lực ở 2 
dạng: 
 Do thành bình không chịu nổi áp suất tác dụng lên. Nguyên 
nhân là do thiết kế tính bề dày thành bình không đúng hay do 
trong quá trình làm việc đã để cho áp suất làm việc vượt quá giới 
hạn chiụ đựng của thiết bị. Cũng có khi do bề dày thành bình chịu 
áp lực bị mỏng do ăn mòn mà không kiểm tra phát hiện kịp thời. 
 Do ứng suất cho phép của vật liệu đã giảm đi khiến cho vật 
liệu không chịu nổi ngay cả khi ở áp suất làm việc của thiết bị. 
Điều này do chọn vật liệu chế tạo không đúng hay do đã làm tính 
bền của vật liệu khi chế tạo hay do quá trình vận hành để xảy ra 
quá nhiệt cục bộ. 
Trong đó nguyên nhân vận hành là chủ yếu, gồm 2 hiện tượng 
chính sau: 
Để tăng áp suất làm việc quá mức cho phép: 
 Do sự cân bằng giữa lượng vật chất sản xuất ra với lượng vật 
chất bị tiêu hao bị phá hủy. 
Làm giảm ứng suất cho phép của vật liệu: 
 Do tăng quá cao nhiệt độ làm việc của kim loại hay do có 
những hư hỏng bên trong vật liệu như kim loại bị ăn mòn hay kim 
loại đã bị bở do những dao động về nhiệt độ, áp suất.. 
 Việc tăng quá cao nhiệt độ kim loại ở những thiết bị đốt nóng 
trực tiếp bởi ngọn lửa hay dòng khói như ở lò hơi và các bộ phận 
của nó do không được làm mát đầy đủ bởi môi chất hay do phụ 
tải nhiệt quá lớn trong đó nguyên nhân không được làm mát đầy 
đủ là chủ yếu gây nên các vụ nổ vỡ của lò hơi. 
Thể hiện của nguyên nhân này là: 
 Bề mặt kim loại bị đóng cáu quá nhiều do đó hệ số truyền nhiệt 
từ ngọn lửa hay khói tới môi chất giảm đi. Nếu lớp cáu dày và có 
hệ số dẫn nhiệt bé thì mặc dù môi chất chuyển động liên tục qua 
lớp kim loại nhưng kim loại vẫn bị đốt nóng cao và gây nổ vỡ lò. 
 Bề mặt kim loại do trực tiếp tiếp xúc với ngọn lửa hay khói có 
nhiệt độ cao nhưng đã không có dòng môi chất lưu động với tốc 
độ đủ lớn để làm mát kim loại.Trong kỹ thuật lò hơi hiện tượng 
dòng môi chất không chuyển động hay chuyển động với tốc độ 
quá bé gọi là phá hủy tuần hoàn. Ở những nơi tuần hoàn bị phá 
hủy, một mặt không có môi chất làm mát, mặt khác tất cả các 
chất hòa tan trong nước sẽ bị kết tủa thành cáu bám vào bề mặt 
tiếp nhiệt do nước và bị bốc hơi hết, làm cho nhiệt độ kim loại 
tăng lên rất nhanh, có thể xấp xỉ bằng nhiệt độ của ngọn lửa hay 
khói. 
Page 51 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
Trong quá trình làm việc, vật liệu phải tiếp xúc với môi chất có tính 
ăn mòn 
Trong đó chủ yếu là các dạng ăn mòn điện hóa học: đây là sự ăn 
mòn do tác dụng điện hóa của các dung dịch điện phân. 
Ăn mòn kim loại có thể biểu hiện dưới các hình thức sau: 
 Ăn mòn đồng đều trên toàn bộ bề mặt kim loại 
 Ăn mòn thành những hố riêng biệt. 
 Ăn mòn theo biên giới của các tinh thể. 
 Ăn mòn xuyên ngang tinh thể. 
Trong các dạng ăn mòn, dạng ăn mòn đồng đều tương đối ít nguy 
hiểm hơn tuy mất mát khối lượng kim loại có thể lớn. Dạng ăn mòn 
thành hố nguy hiểm hơn vì nó ăn sâu vào kim loại và do đó tại chỗ 
ăn mòn này bề dày kim loại đã giảm đi nhiều. Hai dạng ăn mòn sau 
nguy hiểm hơn tuy mất mát khối lượng kim loại do ăn mòn rất ít 
nhưng nó làm cho ứng suất cho phép của kim loại giảm đi rất nhiều. 
Điều nguy hiểm hơn nữa là rất khó phát hiện bằng mắt thường mà 
phải kiểm tra bằng siêu âm mới phát hiện được. 
Đối với đa số các thiết bị áp lực nhiều khi ăn mòn lúc thiết bị không 
làm việc (ăn mòn khi nghỉ) lại xảy ra mạnh hơn khi làm việc do khi 
làm việc thiết bị được đóng kín ở trạng thái có áp suất , không khí 
có oxy không lọt vào được. Khi nghỉ thì dù thiết bị đóng kín hay mở 
nhưng do môi chất bên trong nguội đi, thể tích co lại làm cho trong 
thiết bị sẽ có chân không nên rất dễ bị lọt không khí, oxy với các giọt 
nước ấm sẽ gây nên ăn mòn kim loại. 
Tại những chỗ khi tiếp xúc với nước (có hệ số tỏa nhiệt lớn), khi tiếp 
xúc với hơi (có hệ số tỏa nhiệt bé) như ở phần tiếp giáp với mặt 
nước của các lò hơi ống lò và ống lửa đã chịu những tác động dao 
động của nhiệt độ. Hiện tượng dao động nhiệt độ cũng xảy ra ở 
những chỗ vừa tiếp xúc với nước nóng vừa tiếp xúc với nước lạnh 
như ở chỗ đưa môi chất vào (chỗ đưa nước cấp vào lò). Dưới tác 
dụng của dao động nhiệt độ, kim loại sẽ bị giòn, độ bền của kim loại 
sẽ bị giảm đi rất nhiều. 
Ngoài ra các chi tiết của thiết bị chịu áp lực có thể bị giãn nở nhiệt 
không đều gây ra hở xì tại các chỗ nối hay tạo ra các kẽ nứt bên 
trong kim loại, làm giảm ứng suất cho phép của kim loại. 
Bài 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NỔ VỠ CỦA CÁC 
THIẾT BỊ 
CHỊU ÁP LỰC 
1. Biện pháp ngăn ngừa giảm ứng suất cho phép của vật liệu: 
Đối với tất cả các kim loại, khi nhiệt độ tăng lên, ứng suất cho phép 
Page 52 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
đều giảm đi và sẽ giảm đi đột ngột khi bắt đầu tăng nhiệt độ lên quá 
một trị số nào đó. Vì vậy mỗi loại vật liệu chỉ được sử dụng đến một 
trị số làm việc nào đó mà thôi. Khi thiết kế tùy theo nhiệt độ làm việc 
của thiết bị mà chọn loại vật liệu tương ứng. 
Việc chọn nguyên vật liệu để chế tạo các thiết bị chịu áp lực có vai 
trò rất quan trọng cho sự làm việc an toàn của thiết bị. Trong các 
quy phạm đều ghi rõ đặc tính và phạm vi sử dụng các kim loại dùng 
để chế tạo các thiết bị chịu áp lực. Tất cả các vật liệu đều phải có 
văn bản hợp lệ về phẩm chất và đặc tính cơ bản của chúng. Khi 
không có các chứng từ xác nhận phẩm chất và đặc tính cơ bản của 
vật liệu thì các nhà máy chế tạo phải thử nghiệm trước khi sử dụng. 
Về mặt chế tạo phải đảm bảo sao cho trong và sau khi chế tạo, 
trong kim loại không sinh ra những biến dạng dư, làm giảm chất 
lượng của kim loại. Vì vậy chỉ có những cơ sở có đủ những phương 
tiện cần thiết, được nhà nước cho phép mới được chế tạo các thiết 
bị chịu áp lực. 
Để ngăn ngừa hiện tượng đóng cáu trong lò hơi làm cho nhiệt độ 
kim loại tăng len và ứng suất nhiệt cho phép giảm đi thì nước cung 
cấp cho lò hơi phải được xử lý theo đúng quy định. 
Khi lập lịch trình để cạo rửa cáu thì xuất phát từ điều kiện chiều dày 
của lớp cáu trên bề mặt tiếp nhiệt ở chỗ chịu nhiệt độ ngọn lửa cao 
nhất không vượt quá 1mm đối với các lò hợi có áp suất nhỏ hơn 
15kg/cm2 và không quá 0,5 mômen đối với các lò hơi có áp suất từ 
Kim loại Phạm vi sử dụng 
Nhiệt độ (0C)
Áp suất tối đa 
(kG/cm2) 
Thép lá CT2,CT3 -15Þ200 16 
CT5 -30Þ425 50 
15K,20K,25K -40Þ475 Không hạn chế 
12MX -40Þ540 Không hạn chế 
1x18H9T -196Þ600 Không hạn chế 
Thép ống 
CT2,CT4 
-15Þ300 16 
10,20 -40Þ450 160 
Gang c15-32 -15Þ250 6(fTB<1000mm) 
Page 53 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
16Þ22 kg/cm2. 
Để đảm bảo điều kiện làm mát bề mặt kim loại, đối với tất cả các lò 
hơi cần duy trì mực nước lò hơi không thấp hơn trị số giới hạn cho 
phép. Ở các ống lò hơi, ống lửa, mức nước thấp nhất cho phép là 
mức nước tại đấy nhiệt độ phần kim loại không tiếp xúc với nước 
không vượt quá nhiệt độ nguy hiểm. Ở các lò hơi ống nước nằm 
nghiêng và đứng, mức nước phải đảm bảo điều kiện tuần hoàn ổn 
định có nghĩa là luôn đảm bảo cho nước chuyển động qua mặt kim 
loại. Để theo dõi mực nước trong lò hơi người ta trang bị các thiết bị 
xem mực nước bao hơi như ống thuỷ, Yarway. Tuy nhiên trong 
thực tế đã có lò hơi bị cạn nước nghiêm trọng dẫn đến việc nổ vỡ lò 
hơi hay phồng móp các bề mặt chịu nhiệt. Việc để cạn nước lò hơi 
chủ yếu là do không chú ý theo dõi mực nước trong quá trình vận 
hành lò, đôi khi là do thiết bị chỉ thị sai như ống thủy bao hơi bị 
nghẹt do đó trong mỗi ca cần phải tiến hành thông ống thủy bao hơi. 
Trong quá trình làm việc, các chi tiết của thiết bị chịu áp lực giãn nở 
nhiệt không đều. Khi thiết kế chế tạo phải đảm bảo sao cho các chi 
tiết của thiết bị được giãn nở tự do. Tuy nhiên khả năng giãn nở này 
chỉ cho phép nằm trong một giới hạn nào đó. Nếu vượt quá giới hạn 
cho phép này sẽ gây ra ra xì hở nhất là tại các chỗ nối, chỗ tiếp giáp 
của các kim loại khác nhau hay có bề dày khác nhau. 
Có những trường hợp gây giãn nở quá nhanh như khi khởi động 
thiết bị (lúc đốt lò, đưa hơi sấy), khi ngừng thiết bị quá đột ngột 
(làm nguội nhanh). Vì vậy khi bắt đầu khi bắt đầu đưa hơi, nước 
nóng vào lò hơi thì cần tiến hành từ từ để sao cho nhiệt độ kim 
loại của các thiết bị không tăng lên quá nhanh (Sấy ống hơi chính tối 
đa là 2600C/h). Khi ngừng thiết bị cũng không được làm nguội quá 
nhanh (như mở cửa lò, bao hơi, chạy quạt gió) mà phải để nguội 
từ từ hay thông gió rất nhẹ. 
Hầu hết các thiết bị chịu áp lực đều được chế tạo bằng phương 
pháp nối các lá thép bằng hàn hay tán đinh rivê do đó đã làm cho 
vật liệu yếu đi. Ảnh hưởng này được tính đến qua hệ số bền j, tức 
là đã làm giảm ứng suất cho phép của vật liệu. Hệ số bền đối với 
một số mối hàn khi hàn bằng hồ quang điện hay bằng hàn hơi như 
bảng sau: 
Loại mối hàn Hệ số bền j 
Hàn bằng tay một phía 0,7 
Page 54 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
Các mối hàn cần được kiểm tra để xác định độ bền theo nội 
dung sau: 
 Kiểm tra bên ngoài để phát hiện những thiếu sót về hình dáng, 
kích thước mối nối. 
 Kiểm tra cơ tính để xác định độ bền mối nối. Thường việc kiểm 
tra này được tiến hành trước khi hàn thiết bị bằng cách để người 
công nhân hàn một mẫu kim loại nào đó và đem mẫu đó đi kiểm 
tra. Nhiều khi người ta có thể cắt một phần của kim loại đã hàn 
xong mang đi thử cơ tính. 
 Kiểm tra bằng siêu âm hay soi quang tuyến để phát hiện ra các 
khuyết tật bên trong mối hàn. 
 Thử nghiệm thiết bị bằng áp lực nước. Áp suất thử theo bảng 
sau: 
Hàn bằng tay một phía có 
miếng lót 
0,9 
Hàn bằng tay hai phía 0,95 
Hàn tự động một phía 0,8 
Hàn tự động hai phía 1,0 
Thiết bị Áp suất làm 
việc;kG/cm2 
Áp suất thử; kG/cm2
Lò hơi và các 
bình chịu áp 
lực 
P<5 1,5P nhưng không nhỏ 
hơn 2 kG/cm2 
P>5 1,25 P nhưng không 
nhỏ hơn P+3 kG/cm2 
Bộ quá nhiệt Không phụ thuộc vào 
áp suất 
Bằng áp suất thử của lò 
hơi 
Bộ hâm 
nước 
Không phụ thuộc vào 
áp suất 
1,25P+5 kG/cm2
Lò đun nước Không phụ thuộc vào 1,25P nhưng không nhỏ 
Page 55 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
Các mối nối được coi là đạt yêu cầu kết quả các đợt kiểm tra trên là 
tốt và khi thử áp lực không có hiện tượng rạn nứt trên các chỗ uốn 
cong dọc theo các mối nối, không có bụi nước và giọt nước, đổ mồ 
hôi ở các mối nối.Thường thi khi thử áp lực độ giảm áp cho phép là 
5 kG/cm2 trong 5 phút.
2. Các biện pháp phòng ngừa việc tăng áp suất quá mức: 
a. Đặt áp kế để đo áp suất trong bình 
Tất cả các bình chịu áp lực cần phải đặt áp kế để đo áp suất trong 
bình. Khi áp suất trong bình chịu áp lực tăng lên, nhờ có áp kế mà 
người vận hành có biện pháp thích hợp. Áp kế cần phải được cân 
chỉnh chính xác bằng áp suất trong bình chịu áp lực và có thang đo 
bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất của bình chịu áp lực. Đường 
ống nối từ bình tới áp kế phải là ống xiphông. 
Độ chính xác của áp kế phải không thấp hơn 2,5 đối với những thiết 
bị có áp suất làm việc dưới 22kG/cm2 và không thấp hơn 1,5 khi áp 
suất làm việc trên 22kG/cm2 . Đường kính tối thiểu của áp kế là phải 
không nhỏ hơn 100mm khi nó đặt cách sàn 2m, không nhỏ hơn 
200mm khi cách sàn 2-5 m và không nhỏ hơn 250mm khi cách sàn 
quá 5m. 
Áp suất các bình chịu áp lực phải được theo dõi hàng giờ và ghi vào 
logsheet vận hành. Áp kế cần được kiểm tra ít nhất là 1 năm một lần 
và phải có niêm chì. 
b. Đặt van an toàn: SV 
Các thiết bị chịu áp lực phải gắn van an toàn để khi xảy ra hiện 
tượng áp suất làm việc tăng quá giới hạn cho phép thì van an toàn 
tự động xả bớt môi chất ra khỏi thiết bị. Khả năng xả hơi của van an 
toàn phải đủ sức khống chế được áp suất trong bình nhưng cũng 
không được quá lớn làm cho thiết bị giảm áp đột ngột. Ví dụ đối với 
các bình chịu áp lực khả năng cho qua (tức kích thước của van) 
được chọn sao cho nó có thể khống chế áp suất trong bình không 
nóng áp suất hơn P+3 kG/cm2 
Lò hơi xe lửa Không phụ thuộc vào 
áp suất 
P+5 kG/cm2
Page 56 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
vượt quá 0,5 kG/cm2 so với áp suất làm việc khi bình có áp suất 
dưới 3kG/cm2 và không quá 15% áp suất làm việc khi bình có áp 
suất làm việc từ 3-60kG/cm2 và không quá 10% khi bình có áp suất 
làm việc trên 60kG/cm2 . 
Tiết diện cho qua của van được tính từ khả năng cho qua của van: 
 G là khả năng cho qua của van kg/h 
 M là khối lượng phân tử của môi chất (khí,hơi) qua van. 
 P là áp suất tuyệt đối; kG/cm2 
 T là nhiệt độ tuyệt đối của môi chất , 0K.
Mỗi bình chịu áp lực phải gắn ít nhất một van an toàn. Còn ở các lò 
hơi có F>100kg/h phải gắn từ 2 van an toàn trở lên. Khi ấy số 
lượng, kích thước van được tính theo công thức: 
 n: là số lượng van an toàn đặt trên lò hơi. 
 d là đường kính trong của nắp van,cm 
 h: chiều cao nâng của nắp van, cm 
 D: sản lượng định mức của lò hơi;kg/h 
 P: áp suất tuyệt đối trong lò hơi;kG/cm2 
 A là hệ số: 
 A= 0,0075 khi van có nắp mở với chiều cao 
 A= 0,015 khi van có nắp nâng cao hoàn toàn 
Khi đặt 2 van an toàn thì một van sẽ mở trước ở áp suất tối đa cho 
phép, một van sẽ mở ở giới hạn nguy hiểm. Van đầu được gọi là 
M
T
P
GF
220
=
P
DAndh =
dh
20
1
£
dh
4
1
³
Page 57 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
van làm việc, van sau được gọi là van kiểm tra. Trong quá trình làm 
việc cần khống chế sao cho van kiểm tra không bị mở, vì vậy van 
kiểm tra luôn được niêm chì. 
Các van an toàn phải đặt độc lập với nhau và được nối trực tiếp với 
phần chứa hơi của thân bình hay qua những ống cụt. Trên đoạn 
ống này không được nối với bất kỳ đường ống lấy hơi nào khác. 
Áp suất mà khi ấy van an toàn sẽ mở được chọn theo bảng sau: 
Đối với các bình chứa khí có thể cháy, để ngăn ngừa hiện tượng áp 
suất tăng quá nhanh, người ta quy định mức độ chứa khí trong bình. 
Mức độ này được xác định bằng khối lượng không khí tính ứng với 
một đơn vị thể tích của bình (đo bằng kg khí/lít) hay thể tích cần 
thiết của bình để chứa được 1kg khí (lít/kg khí). 
Đối với các bình chứa khí thì khi nhiệt độ tăng lê thì áp suất trong 
bình cũng tăng lên. Do đó áp suất tối đa của bình chứa khí phụ 
Áp suất làm việc Áp suất mở của van 
an toàn 
Tên van an 
toàn 
Lò hơi 
Þ13 kG/cm2 
P+0,2kG/cm2 
P+0,3kG/cm2 
Van làm việc 
Van kiểm tra 
13Þ60kG/cm2 
1,03P 
1,05 
Van làm việc 
Van kiểm tra 
>60kG/cm2 
1,05P 
1,08P 
Van làm việc 
Van kiểm tra 
Bình chịu áp lực 
<3kG/cm2 
P+0,5kG/cm2 
3Þ60kG/cm2 
1,15P 
>60kG/cm2 
1,10P 
Page 58 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
thuộc vào nhiệt độ của khí: 
Các bình chứa khí không được để ngoài nắng và phải đặt cách xa lò 
hơi hay nguồn nhiệt ít nhất 5m. 
3. Các biện pháp phòng ngừa khác 
Dùng màu sơn để tránh sự nhầm lẫn giữa các loại bình chứa các 
môi chất khác nhau: 
Quy định về màu của các ống dẫn môi chất: 
Nhiệt độ;0C
0 10 20 30 40 
Áp suất 
Bình chức 
oxy 
140 5 145 5 150 5 155 5 160 5 
Áp suất 
Bình chứa 
C2H2 
14 16,5 19 23,5 30 
Bình sinh khí axêtylen 
Nhiệt độ;0C
0Þ15 15Þ25 25Þ35 
Áp suất 
kG/cm2 
1 2 3 
Bình chứa khí Màu sơn Ghi ký hiệu Màu ký hiệu 
Nitơ Đen Nitơ 
Vàng 
Amoniac Vàng Amoniac Đen 
Axetilen Trắng Axetilen Đỏ 
Oxy Xanh da trời Oxy Đen 
Không khí nén Đen Không khí Trắng 
Các khí khác Đỏ Tên khí khác Trắng 
Ống dẫn môi chất Màu 
Page 59 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
Đối với các bình chứa những chất có thể gây nên cháy nổ thì cần 
tuân theo các quy định về mặt phòng hỏa như không được để các 
vật liệu dễ cháy gần các bình này, tại các chỗ lấy khí ra phải không 
được bơm mỡ 
Các trạm đặt máy nén khí phải đặt xa những vùng có chứa những 
khí có thể tự cháy hay những hỗn hợp dễ cháy nổ. 
Nhà đặt lò hơi, các bình chịu áp lực, trạm máy nén khí phải xây 
dựng bằng vật liệu không bị cháy như tường gạch. Tất cả các cửa 
trong gian nhà phải mở ra ngoài, vị trí phải cách xa nơi hội họp, 
đông người. Khoảng cách từ kho chứa các bình chịu áp lực đến khu 
nhà tùy theo số lượng bình chứa, tính chất của khu nhà 
Để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho công tác vận hành và kiểm 
tra theo dõi các thiết bị áp lực, cầu thang trong nhà phải có độ dốc 
không quá 500 và cứ 3-4m thì có một chiếu nghỉ. Chiều rộng của 
mỗi bậc cầu thang không dưới 80mm. 
Trong nhà có lò hơi, trạm máy nén và những nơi đặt bình chứa áp 
lực có thể gây nên bốc cháy, cần phải trang bị những phương tiện 
dập lửa theo quy định PCCC. 
Các bình chịu áp lực có chứa môi chất nóng phải được cách nhiệt 
đầy đủ, trong gian nhà phải có cửa thông gió hay đặt các thiết bị 
thông gió để nhiệt độ gió không quá 400C. Trong nhà phải đủ ánh 
sáng theo tiêu chuẩn VSCN. 
Những người vận hành các thiết bị chịu áp lực đặc biệt là lò hơi, 
phải có sức khỏe tốt và phải qua đào tạo, chứng nhận đủ khả năng 
làm những công việc nói trên. Cấm không được bố trí phụ nữ làm 
thợ đốt lò. 
Ống dẫn hơi quá nhiệt Đỏ 
Ống dẫn nước Xanh 
Ống nước cứu hỏa Da cam 
Page 60 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
Page 61 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
Page 62 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
Page 63 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm
Page 64 of 64Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ TRÁNH TAI NẠN DO DÒNG ĐIỆN GÂ...
6/19/2006file://E:\Cuong\Ky thuat Dien.htm

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_an_toan_dien.pdf