Giáo trình môn Điện kỹ thuật

Tóm tắt Giáo trình môn Điện kỹ thuật: ...ng không thì biểu thức tức thời trong các pha là: - Sức điện động pha A là: eA = Esin - Sức điện động pha B là: eB = Esin(- 1200) - Sức điện động pha C là: eC = Esin(- 2400) - Nguồn điện gồm ba sức điện động hình sin cùng biên độ, cùng tần số và lệch pha nhau một góc 1200 gọi là nguồn ba pha đố...p ở chế độ định mức - Đối với máy biến áp một pha công suất định mức là: Sđm = U2đm.I2đm = U1đm.I1đm - Đối với máy biến áp ba pha công suất định mức là: Sđm = .U2đm.I2đm = .U1đm.I1đm - Ngoài ra trên vỏ máy còn ghi tần số, số pha, sơ đồ nối dây, điện áp ngắn mạch, chế độ làm việc...... 5. ...ện kim, khai thác mỏ, thiết bị lạnh, động cơ đồng bộ được sử dụng để truyền động các máy bơm, nén khí, quạt gió ......Với tốc độ không đổi - Động cơ đồng bộ công suất nhỏ được sử dụng trong các thiết bị như đồng hồ điện, dụng cụ tự ghi, thiết bị lập chương trình, thiết bị điện sinh hoạt..... - Tr...

doc45 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn Điện kỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
to cực ẩn là lõi thép hình trụ có phay các rãnh đặt dây quấn kích từ để tằng độ bền chịu lực ly tâm, thường dùng ở máy có tốc độ cao 300vg/ph, có một đôi cực 
3. Nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ
Stato
C
B
A
I
Rôto
Vòng trượt
Chổi than
-
+
- Dùng động cơ sơ cấp quay rôto với tốc độ n không đổi, đồng thời cung cấp dòng kích từ một chiều cho rôto. Dòng kích từ này sinh ra một từ trường không đổi so với rôto, song rôto quay với tốc độ n không đổi nên với stato từ trường này là từ trường quay tròn và cảm ứng ra các cuộn dây stato các sức điện động xoay chiều hình sin có giá trị hiệu dụng là: E0 = 4,44.f. w1.kdq.
Trong đó: E0, w1, kdq , , là sức điện động pha, số vòng dây một pha, hệ số dây quấn, từ thông cực từ rôto
- Nếu rôto có p đôi cực khi rôto quay được một vòng, sức điện động cảm ứng sẽ biến thiên p chu kỳ. Do đó tần số f của sức điện động sẽ là: 
 f = p.n trong đó n đo bằng vòng/s
 hoặc f trong đó n đo bằng vòng/phút 
- Dây quấn ba pha stato có trục lệch nhau trong không gian một góc 1200 điện cho lên sức điện động các pha lệch nhau một góc 1200
- Khi dây quấn stato nối với tải, trong các dây quấn sẽ có dòng điện ba pha giống như máy điện không đồng bộ, dòng điện ba pha trong dây quấn sẽ tạo lên một từ trường quay với tốc độ là n1, đúng bằng tốc độ n của rôto. Do đó loại máy điện này gọi là máy điện đồng bộ 
VIII. Máy điện một chiều
1. Định nghĩa và công dụng 
a. Định nghĩa 
- Máy điện một chiều là loại máy điện sử dụng với mạng điện một chiều, có thể vận hành theo chế độ máy phát hoặc chế độ động cơ 
b. Công dụng
- Ngày nay mặc dù dòng điện xoay chiều được sử dụng rất rộng rãi song máy điện một chiều vẫn tồn tại đặc biệt là động cơ điện một chiều 
- Trong công nghiệp, động cơ điện một chiều được sử dụng ở những nơi yêu cầu mômen mở máy lớn hoặc yêu cầu điều chỉnh tốc độ bằng phẳng và phạm vi rộng 
- Trong các thiết bị tự động, các máy điện khuếch đại, các động cơ chấp hành cũng là máy điện một chiều, ngoài ra các máy điện một chiều còn thấy trong các thiết bị ôtô, tàu thuỷ, máy bay ...........
- Nhược điểm chủ yếu của máy điện một chiều là cổ góp có cấu tạo phức tạp, đắt tiền kém tin cậy, nguy hiểm trong môi trường dễ nổ. Khi sử dụng động cơ điện một chiều cần phải có nguồn điện một chiều kèm theo
2. Cấu tạo
- Xét máy điện một chiều có cấu tạo đơn giản gồm hai phần: phần tĩnh và phần động
a. Phần tĩnh 
- Là hệ thống cực từ N – S và hệ thống cực từ đó sinh ra từ thông chính trong máy 
b. Phần động 
- Được đặt giữa hai cực N – S của phần tĩnh, phần động gồm một hình trụ bằng sắt, ở trên mặt phẳng đi qua trục đứng của hình trụ người ta đặt một vòng dây abcd. Hai đầu của vòng dây được nối với một cơ cấu đặc biệt gọi là vành góp.
- Vành góp gồm hai phiến góp đặt cách điện với nhau, gắn với trục của phần động nhưng cách điện với trục. Ty sát lên hai phiến góp là hai chổi điện A và B được đặt cố định trong không gian
3. Nguyên lý làm việc 
a. Nguyên lý làm việc của máy phát điện một chiều 
- Khi động cơ sơ cấp quay phần ứng, các thanh dẫn của dây quấn phần ứng cắt từ trường của cực từ, cảm ứng các sức điện động. Chiều sức điện động xác định theo qui tắc bàn tay phải, từ trường hướng từ cực N – S, chiều quay của phần ứng ngược chiều kim đồng hồ, ở các thanh dẫn phía trên có chiều từ b đến a. Ở thanh dẫn phía dưới chiều sức điện động từ d đến c. Sức điện động của vòng dây bằng hai lần sức điện động của thanh dẫn. Nếu nối hai chổi điện A và B với tải, trên tải sẽ có dòng điện, điện áp của máy phát điện có cực dương ở chổi A và cực âm ở chổi B 
- Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí của thanh dẫn thay đổi, thanh ab ở cực S, thanh cd ở cực N, sức điện động trong thanh dẫn đổi chiều. Nhờ có chổi điện được đặt cố định chổi điện A vẫn nối với phiến góp phía trên, chổi điện B vẫn nối với phiến góp phía dưới, nên chiều dòng điện ở mạch ngoài không đổi. Ta có máy phát điện một chiều với cực dương ở chổi A cực âm ở chổi B 
b. Nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều 
- Khi cho điện áp một chiều U vào hai chổi điện A và B, trong dây quấn phần ứng có dòng điện. Các thanh dẫn ab, cd có dòng điện nằm trong từ trường, sẽ chịu lực điện từ tác dụng làm rôto quay. Chiều lực điện từ xác định theo qui tắc bàn tay trái 
- Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí các thanh dẫn ab, cd đổi chỗ cho nhau, do phiến góp đổi chiều dòng điện, giữ cho chiều lực tác dụng không đổi đảm bảo động cơ có chiều quay không đổi 
- Khi động cơ quay, các thanh dẫn cắt từ trường sẽ cảm ứng các sức điện động. Chiều sức điện động xác định theo qui tắc bàn tay phải. Ở động cơ chiều sức điện động ngược chiều dòng điện nên gọi là sức phản điện.
4. Tia lửa điện trên vành góp và biện pháp khắc phục
- Khi máy điện làm việc, trong quá trình đổi chiều thường gây ra tia lửa điện giữa chổi điện và vành góp. Tia lửa điện lớn có thể gây nên vành lửa xung quanh cổ góp, phá hỏng chổi điện và cổ góp gây tổn hao năng lượng và ảnh hưởng xấu đến môi trường và gây nhiễu đến sự làm việc của các thiết bị điện tử. Sự phát sinh tia lửa điện trên vành góp do các nguyên nhân sau.
1. Nguyên nhân cơ khí 
- Sự tiếc xúc giữa chổi địên và cổ góp không tốt, do cổ góp không tròn, không nhẵn, chổi than không đung qui cách, rung động của chổi than do cố định không tốt hoặc lực lò xo không đủ để tỳ sát chổi điện vào cổ góp 
2. Nguyên nhân điện từ 
- Khi rôto quay liên tiếp có phần tử chuyển từ mạch nhánh này sang mạch nhánh khác. Ta gọi các phần ấy là phần tử đổi chiều. Trong phần tử đổi chiều xuất hiền các sức điện động sau:
a. Sức điện động tự cảm e1, do sự biến thiên dòng điện trong các phần tử đổi chiều 
b. Sức điện động hỗ cảm em do sự biến thiên dòng điện của các phần tử đổi chiều khác lân cận
c. Sức điện động eq do từ trường của phần ứng gây ra. Ở thời điểm chổi điện ngắn mạch phần tử đổi chiều, các sức điện động trên sinh ra dòng điện i chạy quẩn trong phần tử ấy, tích lũy năng lượng và phóng ra dưới dạng tia lửa điện khi vành góp chuyển động.
- Để khắc phục tia lửa điện, ngoài việc loại trừ ngưyên nhân cơ khí ta phải tìm cách giảm trị số các sức điện động trên bằng cách dùng cực từ phụ và dây quấn bù để tạo nên trong các phần tử đổi chiều nhằm triệt tiêu tổng ba sức điện động eL, eM, eq. Từ trường của dây quấn bù và cực từ phụ phải ngược chiều với từ trường phần ứng. Đối với máy công suất nhỏ, người ta không dùng cực từ phụ mà đôi khi chuyển chổi than đến trung tính vật lý 
 Chương III : Khí cụ điện 
1. Khái niệm chung
- Trong mạch điện ngoài các phần tử phát điện (nguồn) và tiêu thụ điện (tải) còn các thiết bị để dẫn điện, đóng cắt mạch điện, khống chế, bảo vệ tự động điều chỉnh các thông số ... gọi chung là khí cụ điện
2. Khí cụ điện điều khiển bằng tay 
a. Cầu dao 
- Cầu dao là khí cụ điều khiển đơn giản dùng để đóng, cắt mạch điện của hệ thống điện cóa điện áp xoay chiều Uđm V, hoặc điện áp một chiều Uđm V
- Phân loại cầu dao theo:
- Dòng điện định mức: 30A, 60A, 100A, 200A, 400A.......
- Số cực: một cực, hai cực, ba cực.........
- Sơ đồ cấu tạo cầu dao một pha 
Tay cầm cách điện
Tiếp điểm tĩnh
Đế cách điện
Lá đồng
- Ký hiệu sơ đồ cầu dao hai pha và ba pha 
 CD
Ba pha
 CD
Hai pha
b. Công tắc 
- Là khí cụ đóng, cắt mạch điện có dòng điện nhỏ (trong các mạch điều khiển, mạch tín hiệu)
c. Nút ấn
- Là khí cụ điện để điều khiển từ xa (có khoảng cách ) đóng, cắt một cách tự động của hệ thống 
+) Sơ đồ cấu tạo và ký hiệu của nút ấn thường hở 
Tiếp điểm động
Lò xo phản
Thường hở 
Tiếp điểm tĩnh
- Nguyên lý làm việc của nút ấn thường hở 
- Khi có tác động của người điều khiển theo chiều mũi tên thì tiếp điểm kín nối mạch điện, khi bỏ lực tác dụng, nhờ lò xo phản thì tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu là hở mạch
+) Sơ đồ cấu tạo và ký hiệu của nút ấn thường kín 
Tiếp điểm tĩnh
Tiếp điểm động
Lò xo phản
Thường kín
- Nguyên lý làm việc: Khi có tác động của người điều khiển theo chiều mũi tên thì tiếp điểm hở ra cắt mạch điện, khi bỏ lực tác động, nhờ lò xo phản các tiếp điểm ở trạng thái ban đầu là kín mạch 
3. Khí cụ điều khiển tự động 
a. Công tắc tơ 
- Là khí cụ tự động đóng cắt mạch điện với công suất lớn có thể điều khiển từ xa (có khoảng cách ) bằng các nút ấn điều khiển 
- Cấu tạo gồm hai phần:- Cuộn dây điều khiển
 - Hệ thống tiếp điểm 
K2
K1
Kín
Hở
Tiếp điểm tĩnh
Tiếp điểm động
Lò xo phản
220V(110V)
Cuộn điều khiển
Lõi sắt
- Cuộn dây điều khiển: là hệ thống cuộn dây lõi sắt (nam châm điện) để chuyển đổi năng lượng điện thành lực hút dùng đóng, cắt các tiếp điểm những mạch điện cần khống chế 
- Ở các công tắc tơ một chiều điện áp của cuộn điều khiển thường là:
 Uđm = 12V – 24V – 110V
- Ở các công tắc tơ xoay chiều điện áp của cuộn điều khiển thường là:
 Uđm = 127V – 220V – 380V- 500V
- Hệ thống các tiếp điểm: gồm các tiếp điểm thường hở, thường đóng khi chưa có tác động của cuộn điều khiển 
 Ký hiệu
Tiếp điểm 
thường kín
Tiếp điểm 
thường hở 
Cuộn dây
- Nguyên lý làm việc: Khi có dòng điện vào cuộn điều khiển làm cho lõi sắt bị hút xuống thắng lực đẩy của lò xo phản làm cho tiếp điểm kín bị hở ra và tiếp điểm hở đóng lại. Nếu cuộn dây bị mất điện, do tác dụng của lực đẩy lò xo, hệ thống các tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu 
4. Khí cụ điện bảo vệ
a. Cầu chì 
- Là khí cụ dùng để cắt mạch điện khi quá tải hoặc ngắn mạch
- Về nguyên tắc cầu chì gồm một dây chảy bằng chì đặt trong một vỏ kín mắc nối tiếp với mạch cần bảo vệ 
Nguồn
Tải
Cầu chì
- Dòng điện trong mạch đi qua dây chảy sẽ toả nhiệt theo định luật Jun – Lenxơ, làm dây chảy nóng lên. Nếu dòng điện vượt quá giá trị cho phép thì nhiệt độ dây chảy chưa đạt nhiệt độ nóng chảy, mạch điện vẫn liền. Khi dòng điện tăng cao, nhiệt độ của dây chảy đạt đến mức chảy, đứt dây chì chảy ngắn mạch dòng điện
- Ưu điểm của cầu chì là kết cấu và vận hành đơn giản, kích thước nhỏ và có khả năng cắt lớn nó có khả năng cắt dòng điện cỡ miliampe đến hàng nghìn ampe ở những điện áp khác nhau 
5. Áptômát 
- Áptômát là cầu dao tự động cắt mạch điện khi quá tải hoặc điện áp giảm thấp (sụt áp)
- Áptômát chống quá tải tự động cắt mạch điện khi quá tải. Có nghĩa là Ipt > Iđm thì áptômát tác động, do vậy phải mắc áptômát nối tiếp với tải 
- Áptômát chống sụt áp nghĩa là khi Upt < Uđm thì áptômát tác động, vì vậy phải mắc phụ tải song song với điện áp vào áptômát, trong đó Uđm, Iđm là điện áp và dòng điện định mức mà áptômát chịu được để làm việc lâu dài 
- Sơ đồ nguyên lý của áptômát bảo vệ dòng điện cực đại
- Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện áptômát được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc răng 1 khớp với cần răng 5 cùng một cụm với tiếp điểm động 6
- Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, dòng điện chạy trong cuộn dây 2 lớn, lực hút điện từ tăng lên thắng lực lò xo 3 kéo phần ứng 4 xuống làm nhả móc 1, cần 5 được tự do, tiếp điểm động 6 của áptômát được mở ra do lực của lò xo 7, mạch điện bị cắt 
2
i
7
3
4
1
i
6
5
4
`
- Ký hiệu áptômát 
A
Ba pha
Hai pha
Một pha
 Chương IV Cung cấp điện
I. Cung cấp điện xí nghiệp
1. Khái niệm về cung cấp điện 
- Từ khi phát sinh đến nay điện năng dần đi đến vị trí hàng đầu trong các nguồn năng lượng vì nó có nhiều ưu điểm mà các dạng năng lượng khác không có, có thể truyền tải đi xa với hiệu xuất cao, có thể biến đổi sang các dạng năng lượng khác như quang, nhiệt, cơ, hoá năng......
- Điện năng ngày càng xâm nhập sâu rộng vào các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân cũng như sinh hoạt của con người, từ đó nảy sinh các yêu cầu cung cấp điện như cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp, nông trường quốc doanh, cơ sở kinh tế, văn hóa đào tạo ......
- Hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp có nghĩa hẹp hơn nó chỉ bao gồm các thiết bị truyền tải và phân phối điện năng đến các thiết bị dùng điện
2. Phụ tải của mạng điện
- Phụ tải của mạng điện bao gồm tất cả các phần tử tiêu thụ điện năng và thường được chia làm hai loại:
- Phụ tải động lực: bao gồm các thiết bị tiêu thụ công suất lớn và các động cơ điện 
- Phụ tải chiếu sáng và sinh hoạt: bao gồm các đèn điện và các dụng cụ sinh hoạt khác 
+) Theo tính liên tục cung cấp điện phụ tải được chia làm ba loại 
- Phụ tải loại 1: bao gồm các phụ tải quan trọng nhất, các phụ tải này không cho phép mất điện sẽ gây ra nguy hiểm đối với tính mạng con người hoặc ảnh hưởng lớn đến kinh tế chính trị như: các bệnh viện lớn, các đài phát thanh, truyền hình
- Phụ tải loại 2: bao gồm các phụ tải ít quan trọng, nếu mất điện chỉ gây thiệt hại về kinh tế, văn hóa như các trường học, rạp hát, các xí nghiệp công nghiệp trừ những xí nghiệp lớn và quan trọng, phụ tải loại này cho phép mất điện trong 15 phút 
- Phụ tải loại 3: bao gồm các phụ tải còn lại, ở các phụ tải này nếu mất điện chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của một số người, chẳn hạn như nhà ở, ký túc xá, câu lạc bộ....., phụ tải loại 3 cho phép mất điện 24 giờ 
3. Yêu cầu đối với cung cấp điện xí nghiệp 
- Nhu cầu năng lượng điện là một nhu cầu không thể thiếu được trong sản xuất của các xí nghiệp. Việc cung cấp điện cho xí nghiệp phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây 
a. Đảm bảo cung cấp điện liên tục tương ứng cho các loại phụ tải 
- Phụ tải loại 1 yêu cầu tuyệt đối không được phép mất điện. Muốn vậy phụ tải loại 1 phải được cung cấp điện từ hai phía bằng hai nguồn khác nhau hoặc một nguồn từ lưới điện Quốc gia và một nguồn dự trữ 
- Phụ tải loại 2 có thể cung cấp một nguồn hoặc hai nguồn 
- Phụ tải loại 3 chỉ cần cung cấp từ một nguồn 
b. Đảm bảo chất lượng điện
- Chất lượng điện được xác định ở điện áp và tần số 
- Nếu điện áp cung cấp quá thấp thì đèn sẽ bị tối, còn với động cơ điện thì mômen quay giảm, động cơ bị phát nóng. Nếu điện áp của nguồn quá cao sẽ cháy hết các thiết bị hoặc tuổi thọ của chúng sẽ bị giảm 
- Độ lệch điện áp cho phép so với giá trị định mức được qui định không qua 5%
- Nếu tần số thay đổi sẽ làm thay đổi tốc độ quay dẫn đến rối loạn công nghệ sản xuất, do vậy tần số đòi hỏi phải duy trì chặt chẽ 
- Độ lệch tần số so với giá trị định mức theo tiêu chuẩn không quá 1%
c. Bảo đảm kinh tế 
- Nghĩa là vốn đầu tư nhỏ, đây là yêu cầu quan trọng thông thường mâu thuẫn với hai yêu cầu trên, vì thế cần phải cân nhắc kỹ dung hoá hai mâu thuẫn đó 
d. Bảo đảm vận hành dễ dàng, hợp lý, an toàn cho người và thiết bị
e. Phải tính đến khả năng phát triển của phụ tải sau này 
II. Mạch điện chiếu sáng 
1. Khái niệm 
- Ánh sáng điện ngày nay được sử dụng rộng rãi và càng có tầm quan trọng trong sản xuất và đời sống 
- Ánh sáng điện giúp cho sản xuất và sinh hoạt tiến hành bình thường về ban đêm và ban ngày khi điều kiện chiếu sáng tự nhiên bằng mặt trời bị hạn chế, nâng cao năng suất làm việc 
2. Phân loại
- Theo công dụng chiếu sáng được có thể chia ra làm ba loại:
a. Chiếu sáng sản xuất 
- Là loại chiếu sáng để phục vụ sản xuất và công tác, gồm chiếu sáng của các phân xưởng, bệnh viện , phòng thiết kế.....
- Chiếu sáng sản xuất có tầm quan trọng lớn, quyết định năng xuất làm việc và hiệu quả kinh tế đồng thời có ý nghĩa bảo đảm an toàn tính mạng con người, như chiếu sáng ở các hầm mỏ, phòng mỏ bệnh viện.....
b. Chiếu sáng sinh hoạt
- Bao gồm tất cả các loại chiếu sáng phục vụ sinh hoạt tập thể hay gia đình 
c. Chiếu sáng công cộng
- Như chiếu sáng đường phố, nhà ga, bến xe......
3. Các yêu cầu cơ bản của mạch điện chiếu sáng 
- Độ sáng phải phù hợp với yêu cầu, tính chất và hoàn cảnh công tác 
- Ánh sáng phân bố đều và ổn định trên bề mặt được chiếu sáng 
- Tránh ánh sáng chói chiếu trực tiếp và phản xạ 
- Tránh có bóng gây trở ngại cho công việc
- Mầu ánh sáng phải phù hợp với điều kiện công tác, nói chung ánh sáng càng gần ánh sáng mặt trời thì điều kiện công tác càng thuận lợi 
- Giá thành hạ, dễ bảo quản và sử dụng 
 II. Mạch điện chiếu sáng
2.1. Các yêu cầu cơ bản
 2.2. Các hình thức chiếu sáng
 III. Kiểm tra
 ĐÁP ÁN MÔN ĐIỆN KỸ THUẬT
LỚP: 
ĐỀ 01
Câu 1
a. Định nghĩa 
- Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp của mạng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số 
b. Cấu tạo 
zt
i2
u2
i1
u1
- Máy biến áp được cấu tạo bởi: - lõi thép (mạch từ) 
 - dây quấn 
* Lõi thép 
- Lõi thép của máy biến áp dùng để dẫn từ thông chính của máy và được gọi là mạch từ bao gồm trụ thép và gông từ 
- Trụ thép là nơi đặt dây quấn 
- Gông từ là phần khép kín mạch từ giữa các trụ, lõi thép có dạng chữ U và chữ I hoặc chữ E và chữ I
- Khi từ thông xoay chiều đi qua lõi thép nó gây ra các dòng điện xoáy trong lõi. Để giảm dòng điện xoáy này lõi thép được ghép lại từ những lá thép kỹ thuật điện có chiều dầy từ 0,35 đến 0,5 mm
* Dây quấn 
- Dây quấn máy biến áp được chế tạo từ dây đồng hoặc nhôm có tiết diện tròn hoặc hình chữ nhật, bên ngoài có bọc cách điện
- Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồng vào trụ của lõi thép, giữa các vòng dây, giữa các dây quấn có bọc cách điện với nhau và các dây quấn cách điện với lõi thép
- Các máy biến áp thông thưòng có hai dây quấn: - dây quấn sơ cấp
 - dây quấn thứ cấp 
- Dây quấn sơ cấp nối với nguồn điện xoay chiều 
- Dây quấn thứ cấp nối với tải tiêu thụ
XC
R
U
I
Câu 2
Theo công thức P = I2R nên dòng điện trong mạch là I = = 
Tổng trở của toàn mạch Z = = = 20
Điện áp trong mạch là U = IZ = 5.20 = 100V
Điện áp trên R là UR = I.R = 5.10 = 50V
Điện áp trên C là UC = I.XC = 5.10 = 87 V
Hệ số công suất cos 
Công suất phản kháng của điện dung QC = - XCI2 = - 10.25 = - 425 (Var)
Câu 3
A’
Id
Id
Ipt
Udp
Upt
Ipn
A
C’
B’
B
C
Upn
Id
a. Sơ đồ mạch điện
b. Vì nguồn nối hình sao nên Id = Ipn = 20A
 Ud = Upn = 380. = 658V
 Vì tải mắc hình tam giác nên Id = Ipt nên Ipt = 
 Ud = Upt = 658V 
ĐỀ 02
Câu 1
* Các đại lượng định mức của máy biến áp
- Để máy biến áp có khả năng làm việc lâu dài và tốt nhất, nhà chế tạơ máy biến áp qui định các đại lượng định mức của mỗi máy biến áp. Các đại lượng này thường ghi trên vỏ máy. Có ba đại lượng định mức cơ bản sau:
a. Điện áp định mức bao gồm:
- Điện áp sơ cấp định mức ký hiệu U1đm là điện áp qui định cho dây quấn sơ cấp 
- Điện áp thứ cấp định mức ký hiệu U2đm là điện áp giữa các cực của dây quấn thứ cấp khi dây quấn này hở mạch thì điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp là định mức 
- Đối với máy biến áp một pha thì điện áp định mức là điện áp pha, với máy biến áp ba pha điện áp định mức là điện áp dây
b. Dòng điện định mức 
- Là dòng điện qui định cho mỗi dây quấn ứng với điện áp và công suất định mức. Dòng điện sơ cấp định mức ký hiệu là I1đm, dòng điện thứ cấp định mức ký hiệu là I2đm. Dòng điện định mức đối với máy biến áp một pha là dòng điện pha, với máy biến áp ba pha là dòng điện dây.
c. Công suất định mức 
- Là công suất biểu kiến thứ cấp ở chế độ định mức 
- Đối với máy biến áp một pha công suất định mức là:
 Sđm = U2đm.I2đm = U1đm.I1đm 
- Đối với máy biến áp ba pha công suất định mức là:
 Sđm = .U2đm.I2đm = .U1đm.I1đm 
- Ngoài ra trên vỏ máy còn ghi tần số, số pha, sơ đồ nối dây, điện áp ngắn mạch, chế độ làm việc......
* Công dụng của máy biến áp 
- Sơ đồ công dụng của máy biến áp 
Nguồn 
Tải
MBA 
tăng áp
MBA 
hạ áp
 Đường dây
- Máy biến áp dùng để truyền tải năng lượng điện từ nhà máy phát điện tới nơi tiêu thụ qua đường dây dài. Để tiết kịêm dây dẫn và giảm tổn thấy năng lượng trong quá trình truyền tải phải nâng cao điện áp khi đến nơi tiêu thụ thì phải hạ điện áp xuống cho phù hợp với điện áp cần thiết của thiết bị 
- Trong hệ thống điện lực máy biến áp dùng để tăng áp gọi là máy tăng áp và máy biến áp dùng để hạ điện áp gọi là máy giảm áp.
XC
R
U
I
Câu 2
 Theo công thức P = I2R nên dòng điện trong mạch là I = = 
Tổng trở của toàn mạch Z = = = 25
Điện áp trong mạch là U = IZ = 4.25 = 100V
Điện áp trên R là UR = I.R = 15.4 = 60V
Điện áp trên C là UC = I.XC = 4.20 = 80 V
Hệ số công suất cos 
Công suất phản kháng của điện dung QC = - XcI2 = - 20.16 = - 320 (Var)
Câu 3
 a. Sơ đồ mạch điện
Id
Upn
Ud
B
C
A
Ipn
B’
Id
Upt
Id
Ipt
C’
A’
b.Vì tải mắc hình sao nên Id = Ipt = 50 A
 Ud = Upt = .220 = 381V 
Vì nguồn nối hình tam giác nên Id = Ipn nên Ipn = 
 Ud = Upn = 381V

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_dien_ky_thuat.doc