Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2): ...í tăng 8,18đ tính trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa. - Nhân tố giá bán sản phẩm ∆P = -31,07đ => giá bán sản phẩm thay đổi, ảnh hưởng của việc thay đổi giá bán làm giảm 31,07đ tính trên 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa. - Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ∆F = ∆K + ∆Z + ∆P...1 0 0p PT x L N   Giá bán thay đổi làm lợi nhuận gộp thay đổi - Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm 1 1 0 )(i i iZ q z z    0 100z ZT x LN   Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng LG Q K P Z         GG q k P zT T T T T    3 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 3.1. Khái niệm v...ư toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. các chỉ tiêu thuộc phần đều được theo dõi chi tiết theo số quý trước, quý này và lũy kế từ đầu năm. - Phần phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước gồm các chỉ tiêu lien quan đến các loại thuế các khoản phí và các khoản p...

pdf55 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H TÀI CHÍNH CỦA DOANH 
NGHIỆP 
2.1 Đánh giá chung 
a. Mục đích và phân tích tình hình 
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định về tình hình tài 
chính của doanh nghiệp. Công việc này sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin 
tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. 
Sử dụng phương pháp so sánh: so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ, so sánh kỳ này với 
kỳ trước, so sánh thực tế với kế hoạch,.. 
b. Nội dung và trình tự đánh giá khái quát tình hình tài chính 
Bước 1: xác đinh sự thay đổi của tài sản: 
∆TS = TS cuối kỳ - TSĐK 
Phản ánh sự tăng (+) giảm(-) của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu kỳ tương 
ứng với tốc độ tăng trưởng 
x100
Đ
TS
TS K

Bước 2: Xác định cơ cấu tài sản 
Lập bảng phân tích cơ cấu tài sản: 
Chỉ tiêu 
Sổ ĐK Số CK Chênh lệch 
Số tiền % Số tiền % 
Số 
tiền % 
∑ TS 
Tính chỉ tiêu: 
Hệ số đầu tư = 
( Tính hệ số đầu tư cho CK, ĐK ->So sánh) 
Hệ số đầu tư tăng, phản ánh cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp đã được 
đầu tư tăng thêm, tạo điều kiện chi việc tăng thêm ngân sách lao động, chất lượng 
sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp đã đầu tư ít vào tài 
sản cố định 
Tính hệ số đầu tư cho CK, ĐK ->So sánh) 
Hệ số hao 
mòn TSCĐ = 
∑ khấu hao lũy kế 
Nguyên giá 
 Nguyên giá TSCĐ – hao mòn 
∑ TS 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 118
Hệ số hao mòn tài sản cố định tăng so với điều kiện, chứng tỏ tài sản của doanh 
nghiệp đã bị hao mòn đi và cũng có thể nói rằng những tài sản cố định mà doanh 
nghiệp mua sắm trong kỳ là hàng cũ 
Bước 3: Xác định cơ cấu nguồn vốn 
Hệ số tài trợ = 
VCSH
NV

 
Hệ số tài trợ cao, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp cao 
bởi vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của 
mình và ngược lại, nếu hệ số tài trợ thấp, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính 
của doanh nghiệp thấp, hầu hết tài sản của doanh nghiệp đều được tài trợ bằng số 
vốn đi chiếm dụng. 
+ Hệ số nợ = 1- Hệ số tài trợ 
Hệ số nợ tăng chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp đã đi vay nợ nhiều 
Bước 4: Đánh giá khái quát khả năng thanh toán 
+ Hệ số thanh toán chung = Tài sản ngắn hạn/ Nợ phải trả 
 Nhận xét: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng hay giảm 
2.2 Phân tích cơ cấu tài sản 
a. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản, phân tích hiệu quả sử 
dụng tài sản 
- Khái niệm: Hiệu quả sử dụng vốn là 1 phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng 
vốn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động với 
tổng chi phí thấp nhất. 
- Hệ quả sử dụng tổng tài sản 
Hệ số doanh thu 
Trong đó: 
Hệ số thanh 
toán hiện hành Nợ NH 
TSNHH 
= 
Tiền + Đầu tư NH Hệ số thanh 
toán nhanh = Nợ NH 
Hệ số 
doanh thu 
trên ∑ TS 
= 
DT thuần 
∑ TS bình quân 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 119
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vi doanh thu 
thuần. Hệ số này càng lớn, hiệu quả sử dụng càng tăng và ngược lại hệ số này càng 
nhỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng giảm 
Chỉ tiêu này chi biết 1 đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận 
thuần 
Chỉ tiêu này chi biết có 1đơn vị doanh thu thuần cần bao nhiêu đơn vị tài sản 
bình quân. Hệ số hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và 
ngược lại 
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: 
Trong đó: 
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vi tài sản cố định bình quân đem lại mấy đơn vị 
doanh thu thuần. Hệ số tính ra càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản cố định cành tăng. 
 Hiệu quả 
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vi tài sản cố định bình quân đem lại mấy đơn vị doanh 
thu thuần. hệ số lợi nhuận cành lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao 
và ngược lại 
+ 
∑ TSbg = 
∑ TSDK + TSCK 
2 
Hệ số lợi 
nhuận thuần 
trên ∑TS 
= Lợi nhuận thuần 
∑ TBbg 
Hệ số hao 
phí của ∑ TS = 
Lợi nhuận thuần 
∑ TSbg 
Hệ số doanh 
thu trên TSCĐ = 
Doanh thu thuần 
TSCĐbg 
TSCĐbg = ∑ TSCĐĐK + ∑ TSCĐCK 
2 
Hệ số lợi 
nhuận thuần 
trên ∑TS 
= Lợi nhuận thuần 
∑ TBbg 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 120
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vị doanh thu thuần cần bao nhiêu đơn vị tài sản cố 
định bình quân 
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: 
Trong đó: 
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vi tài sản cố định bình quân đem lại mấy đơn vị doanh 
thu thuần. 
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vi tài sản cố định bình quân đem lại mấy đơn vị 
doanh thu thuần. Hệ số tính ra càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng 
cao và ngược lại. 
Chỉ tiêu này chi biết để có đươch 1 đơn vị doanh thu thuần, doanh nghiệp cần phải 
có bao nhiêu đơn vị tài sản cố định bình quân 
 => lập bảng tính 
Chỉ tiêu Cách tính Điều kiện 
Chuyển 
khoản Chênh lệch 
Hệ số 
Hệ số 
Hệ số doanh 
thu trên 
∑TSLĐ 
= Doanh thu thuần 
 TSLĐbg 
TSLĐbg = 
∑ TSLĐĐK + ∑ TSLĐCK 
2 
Hệ số lợi 
nhuận trên 
∑TSLĐ 
= 
Lợi nhuận thuần 
∑ TBLĐbg 
Hệ số hao 
phí của 
TSLĐ 
= 
TSLĐbg 
Doanh thu thuẩn 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 121
b. Phân tích hiệu quả kinh doanh 
 - Chỉ tiêu đánh giá: 
 Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần tạo ra có them bao nhiêu đồng 
lợi nhuận thuần. 
2.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 
Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn 
cũng như xu hướng biến động của từng nguồn vốn cụ thể. Qua đó đánh giá khả 
năng tự bảo đảm về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của 
doanh nghiệp. 
Nếu nguồn vốn của CSH chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì doanh 
nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh 
nghiệp đối với các chủ nợ ( ngân hàng, nhà cung cấp,..) là cao. 
Nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tuyệt 
đói và tương đối) thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. 
3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU 
3.1 Các tỷ số kết cấu 
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp càn phải có 
tài sản. Bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. các tài sản này được hình 
thành từ nguồn vôn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ. việc bảo đảm đày đủ nhu cầu 
cho hoạt động sản xuất kinh doanh là 1 vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình 
kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả. 
Để đảm báo có đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải 
tập hợp các biện pháp tài chính cần thiết chi việc huy động, hình thành nguồn vốn. 
+ Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của 
bản than chủ sở hữu (vốn góp ban đầu được bổ sung trong quá trình kinh doanh) 
+ Từ nguồn vốn vay nợ hợp pháp: vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn, nợ nhà 
cung cấp, nợ người lao động 
+ Từ các nguồn bất hợp pháp: nợ quá hạn, vay quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp 
của người mua, người lao động,.. 
Hệ số doanh lợi = 
Lợi nhuận thuần 
Doanh thu thuần 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 122
3.2 Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán 
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt 
động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ ít 
công nợ, ít bịu chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu 
hoạt động tài chính kém thì dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản 
công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa, kéo dài. 
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả (%) 
+ Nếu tỷ lệ tính ra > 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhở hơn 
so với số cốn đi chiếm dụng. 
Thực tế cho thấy, số đi chiếm dụng nhiều hơn hay nhỏ hơn số bị chiếm dụng đều 
phản ánh 1 tình hình tài chính không lành mạnh. 
Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với các khoản nợ phải thu (%) 
+ Nếu tỷ lệ tính ra > 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng lớn hơn 
so với số cốn bị chiếm dụng. 
+ Tỷ lệ tính ra <100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số 
vốn ban đầu đi chiếm dụng. 
Thực tế cho thấy, số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số bị chiếm dụng đều 
phản ánh một tình hình tài chính không lành mạnh 
3.3 Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán các khoản phải thu 
- Số vòng luân chuyển các khoản phải thu (vòng) 
Tỷ lệ các khoản 
nợ phải thu so 
vơi các khoản 
nợ phải trả (%) 
= 
Tổng số nợ phải trả 
Tổng số nợ phải thu x 100 
Tỷ lệ các khoản 
nợ phải trả so 
với các khoản 
nợ phải thu (%) 
= 
Tổng số nợ phải thu 
Tổng số nợ phải trả x 100 
 Số vòng 
luân chuyển 
các khoản 
phải thu 
= 
∑ số tiền hàng bán chịu 
 Số dư bình quân các khoản phải thu 
x 100 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 123
Nếu số vòng luân chuyển của các khoản phải thu lớn chứng tỏ doanh nghiệp thu 
hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. 
 Trong đó: 
Thời gian vòng các khoản phải thu 
+ Thời gian quay vòng các khoàn phải thu càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền 
hang càng dài nhanh. Doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thời gian quay 
vòng các khoản phải thu càng dài chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số 
vốn bị chiếm dụng nhiều. 
3.4 Các tỷ số phản ánh tốc độ chu chuyển vốn hàng hóa của doanh nghiệp 
( Phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động) 
a. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động 
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường 
xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất – tiêu thụ) 
Đảy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động góp phàn giải quyết nhu cầu về 
vồn cho doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 
Chỉ tiêu này chi biết trong kỳ kinh doanh, số vốn lưu động quay được mầy vòng. 
Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại 
 Số dư bình 
quân các 
khoản phải thu 
= 
∑ số nợ phải thu ĐK&CK 
2 
x 100 
 Số quay 
vòng các 
khoản phải 
thu 
= 
Thời gian của kỳ phân tích 
 Số vòng luân chuyển các khoản phải 
thu 
x 100 
= 
Doanh thu thuần (D) 
BG (V) TSLĐ 
x 100 
Số quay 
vòng TSLĐ 
(N) 
Thời gian 
của một vòng 
luân chuyển 
(Tv) 
= 
Thời gian của kỳ phân tích (T = 360) 
 Số vòng quay TSCĐ (N) 
x 100 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 124
Chỉ tiêu này thể hiện số vòng quay cần thiết để cho vốn lưu động quay được 1 
vòng. Thời gian 1 vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và 
ngược lại. 
Hệ số tính ra càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết 
kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này các nhà quản lý biết được, để có 1 đơn vị 
luân chuyển thì cần mấy đơn vị vốn lưu động. 
b.Nội dung trình tự và phân tích tốc độ luân chuyển tài sản lưu động 
Bước 1: Đánh giá chung tốc độ luân chuyển 
Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ cung cấp cho các nhà 
quản lý biết được so với kỳ gốc ( kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch) tốc độ lưu chuyển 
của vốn lưu động tăng hoặc giảm. Bước này được tiến hành bằng phương pháp so 
sánh: So sánh các tiêu chuản phản ánh tốc độ luân chuyển của kỳ phân tích so với 
kỳ gốc. Từ đó đưa ra đánh giá về tốc độ luân chuyển tăng hoặc giảm. 
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N Chênh lệch 
1. Doanh thu thuần (D) 
2. TSNH bình quân (V) 
3. Số vòng quayTSLĐ 
4. Thời gian của 1 vòng 
luân chuyển 
5. Hệ số đảm nhiệmTSNH 
∆Tv = ∆Tv1 - ∆Tv0 =
01
1 2
.T VT V
D D


Thời gian của vòng luân chuyển tăng so vớii điều kiện phản ánh tốc đọ luân 
chuyển TSLĐ giảm, hiệu quả sử dụng TSNH giảm. 
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động 
- Do các nhân tố lưu động bình quân tham gia luân chuyển 
01
0 0
.. TVTVV
D D
  
 (ngày/vòng) 
Hệ số đảm 
nhiệm 
TSLĐ (H) 
= 
TSLĐ bg (V) 
Doanh thu thuần (D) 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 125
Nếu V tăng -> (>0) số nđ tăng và ngược lại 
1 1
1 0
. .T V T VD
D D
  
 (ngày/vòng) 
Nếu D >0 do doanh thu thuần giảm (thời gian 1 vòng luân hồi chuyển (+) (-) 
vT V D     
Số vốn lưu động tiết kiệm hoặc lãng phí do tốc độ luân chuyển TSNH thay đổi 
được xác định qua công thức: 
1
( ) .TV v
DV T
T
  
Để đạt được doanh thu thuần như năm N thì doanh nghiệp phải tăng (+) giảm (-
) tài sản ngắn hạn. 
Các biện pháp nâng cao tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn (vốn lưu động): 
Thực chất là các biện pháp nhằm giảm bớt các quy mô lẫn thời gian TSNH nằm ở 
các khâu các giai đoạnn của quá trình sản xuất kinh doanh. 
- Quá trình cung ứng: Giảm thời gian thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu, 
giảm bớt những dự trữ không cần thiết hoặc quá mức, giảm bớt hao hụt, hư hỏng 
nguyên vật liệu, tìm nguồn mua với giá cả hợp lý, tìm loại vật liệu mới thay thế với 
giá cả hợp lý mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm,.. 
- Quá trình sản xuất: Tổ chức sản xuất và hợp lý để giảm bớt số lượng sản phẩm 
dở dang, nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian sản xuất 1 đơn vị sản phẩm, 
tiết kiệm chi phí sản xuất,.. 
- Quá trình tiêu thụ: Tích cực thu tiền bán hàng, tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản 
phẩm như: tiến hành quảng cáo, thiết lập các kênh phân phối, tổ chức vận chuyển 
giao hang nhanh chóng. 
3.5. Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh 
- Số vòng luân chuyển các khoản phải trả(vòng) 
 Số vòng luân chuyển các khoản phải trả là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh 
doanh phải trả quay được mấy vòng và đc tính theo công thức: 
Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải trả và hiệu quả 
của việc thanh toán nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải trả lớn, chứng tỏ 
doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời ít đi chiếm dụng vốn và có thể được 
Số vòng luân 
chuyển các 
khoản phải trả 
= Tổng số tiền hàng mua chịu Số dư bình quân các khoản phải trả x 100 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 126
hưởng chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên, nếu số vòng luân chuyển các khoản phải 
trả quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của 
doanh nghiệp sẽ không phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ (kể cả vay, bán rẻ 
hàng hóa, dịch vụ,..) 
- Thời gian quay vòng của các khoản phải trả là chỉ tiêu phản ánh các khoản 
phải trả quay được 1 vòng thì mất mấy ngày. 
Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh 
toán tiền hang cành nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời 
gian quay vòng các khoản phải trả càng dài, tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, số 
vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều. 
3.6 . Phân tích khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp 
Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp trước mắt và 
triển vọng trong thời gian tới, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 
của doanh nghiệp. 
Trước hết, cần tính ra và so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm trên các chỉ tiêu 
phản ánh khả năng thanh toán như: hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán 
của tài sản lưu động, hệ số thanh toán nhanh, 
Tiếp theo dựa vào các tài liệu hạch toán đến các khoản có thể dùng thanh 
toán (khả năng thanh toán) với các khoản phải thanh toán (nhu cầu thanh toán) của 
doanh nghiệp. sau đó sắp xếp các chỉ tiêu này vào 1 bảng phân tích theo trình tự 
nhất định. 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG VI 
1. Tài chính doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính của 
doanh nghiệp? 
2. Trình bày nội dung của những báo cáo tài chính phổ biến nhất hiện nay? 
3. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động 
kinh doanh của doanh nghiệp? 
Thời gian quay 
vòng các khoản 
phải trả 
Thời gian của kỳ phân tích 
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả 
= x 100 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 127
4. Trích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp năm X như sau: (Đơn vị triệu 
đồng) 
Tài sản 
Năm 
N-1 
Năm 
N Nguồn vốn 
Năm 
N-1 
Năm 
N 
A. Tài sản ngắn hạn 3180 3380 A. Nợ phải trả 3400 4200 
1. Vốn bằng tiền, 
tương đương tiền 
930 950 1. Vay ngắn hạn 1050 1300 
2. Các khoản phải 
thu 
550 480 2. Phải trả người bán 690 850 
3. Hàng tồn kho 1500 1700 3. Thuế phải nộp 560 600 
4. Đầu tư ngắn hạn 200 250 4. Vay dài hạn 1100 1450 
B. Tài sản dài hạn 4700 6000 B.Vốn chủ sở hữu 4480 5180 
1. Nguyên giá 
TSCĐ 
5000 6200 1. Nguồn vốn KD 3700 4200 
2. Hao mòn TSCĐ (900) (1000) 2. Các quỹ của DN 700 820 
Tổng cộng 7880 9380 Tổng cộng 7880 9380 
Tài liệu bổ sung (đơn vị: triệu đồng) 
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N 
1. Tổng doanh thu thuần 50.000 55.000 
2. Tổng tài sản bình quân 8.100 8.630 
(Trong đó: Tài sản ngắn hạn bình quân) 2.950 3.280 
3. Tổng lợi nhuận thuần 750 950 
Yêu cầu: 
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản của doanh nghiệp 
- Phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 128
5. Tài liệu tại một doanh nghiệp trong quý I và quý II năm N như sau: (Đơn vị: 
1000đ) 
 Trích báo cáo kết quả kinh doanh: 
Chỉ tiêu Quý I Quý II 
1. Tổng doanh thu   
2. Các khoản giảm trừ 
- Thuế xuất khẩu 
- Giảm giá hàng bán 
25000 
24000 
3. Doanh thu thuần   
4. Giá vốn hàng bán   
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng   
6. Doanh thu hoạt động tài chính 25000 26000 
7. Chi phí hoạt động tài chính 28000 29000 
8. Chi phí bán hàng 160000 164000 
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 142000 142000 
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh   
Số lượng sản phẩm và giá vốn đơn vị sản phẩm tiêu thụ: 
Sản phẩm 
Sản lượng tiêu thụ (sp) Giá vốn đơn vị sp (1000đ) 
Quý I Quý II Quý I Quý II 
A 300.000 330.000 50 50 
B 600.000 550.000 34 30 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 129
Giá đơn vị sản phẩm và thuế xuất khẩu đơn vị sản phẩm phải nộp 
Sản phẩm 
Giá bán đơn vị sp (1000đ) Thuế xuất khẩu đơn vị sp 
(1000đ) 
Quý I Quý II Quý I Quý II 
A 90 98 4,0 4,4 
B 60 65 1 1,2 
Yêu cầu: 
- Tiếp tục hoàn thiện báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 
- Phân tích tình hình biến động về lợi nhuận gộp giữa quý II so với quý I 
6. Trích bảng cân đối kế toán năm N tại công ty X ( đơn vị: triệu đồng) 
Tài sản Đầu 
năm 
Cuối 
năm Nguồn vốn 
Đầu 
năm 
Cuối 
năm 
A. Tài sản ngắn hạn 3200 4300 A. Nợ phải trả 3840 1760 
1. Tiền, tương 
đương tiền 
1800 1650 1. Vay ngắn hạn 1540 1760 
2. Các khoản phải 
thu 
800 750 2. Nợ dài hạn 2300 2300 
3. Hàng tồn kho 600 1900 
B. Tài sản dài hạn 3940 4000 B.Vốn chủ sở hữu 4480 5180 
1. Nguyên giá 
TSCĐ 
4300 4500 1. Nguồn vốn KD 3000 4000 
2. Hao mòn TSCĐ (360) (500) 2. Các quỹ của DN 200 100 
 3. Lợi nhuận chưa phân 
phối 
100 40 
Tổng cộng 7140 8300 Tổng cộng 7140 8300 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 130
Tài liệu bổ sung (triệu đồng) 
Chỉ tiêu Quý I Quý II 
1. Tổng doanh thu thuần 7.400 8.500 
2. Giá vốn hàng bán 5.300 6.380 
3. Chi phí bán hàng 260 284 
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 340 360 
5. Tài sản ngắn hạn bình quân 3.600 3.750 
6. tài sản dài hạn bình quân 3.900 3.970 
Yêu cầu: 
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản 
- Phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn. 
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Trường: Cao đẳng nghề Yên Bái 
 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – PGS.TS Phạm Thị Gái, Trường 
Đại học kinh tế quốc dân. NXB Thống kê – Hà nội 2004. 
2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Trường Đại học công nghiệp 
Hà Nội – 2009. 
3. Môi trường vĩ mô – Th.S Lê Thị Bích Ngọc (Quản trị.vn – Biên tập và hệ 
thống lại). 
4. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp – GV Nguyễn Hoàng Sơn – Trường Cao 
đẳng nghề cơ khí nông nghiệp Vĩnh phúc – 2009. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_phan_2.pdf
Ebook liên quan