Giáo trình Ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng
Tóm tắt Giáo trình Ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng: ... phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng ngay cả trong nước và quốc tế. 4.2/ Tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quan trọng, từ đó giúp cho việc tích tụ và tập trung sản xuất. Tín dụng ngân hàng tập trung các khoản tín dụng nhỏ lẻ thành các khoản v...ng thời kỳ và các tổ chức tín dụng tự xác định lãi suất riêng theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Ngân hàng trung ương xác định lãi suất theo nguyên tắc sau: - Với lãi suất huy động vốn. + Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn < lãi suất tiền gửi có kỳ hạn. + Lãi suất tiền gửi của các t... đảm tín dụng là một vấn đề rất quan trọng để tránh được rủi ro tín dụng. Theo số liệu do NHNN công bố đến đầu năm 2001 kết quả phân tích, đánh giá của NHNN đối với nợ xấu của các NHTM trên toàn quốc là 15 nghìn tỷ đồng, tương đương với 1 tỷ USD, tuy nhiên nguồn tin từ các tổ chức tài chính ...
định cho vay đối với khách hàng và có Quy định cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định này; Hướng dẫn thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn của doanh nghiệp; Hướng dẫn nội dung thẩm định cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác... Với các văn bản về cơ chế, chính sách nói trên, ngoài ra còn có thêm nhiều văn bản pháp luật về các vấn đề liên quan cũng được bổ sung và sửa đổi khiến cho hoạt động tín dụng đã được phát triển lành mạnh và an toàn hơn. Tạo điều kiện cho các NHTM mạnh dạn hơn trong hoạt động cho vay góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. 2/ Những thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, bối cảnh kinh tế nước ta xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát triển hoạt động tín dụng. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá, tiêu biểu là hoạt động xuất nhập khẩu, có nguyên nhân quan trọng từ các giải pháp tiền tệ tín dụng; đồng thời đó cũng là tiền đề cho tăng trưởng tín dụng an toàn. Đặc biệt tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả, thuỷ sản, hạt điều...đây là thuận lợi cho vốn tín dụng của các NHTM đầu tư trong các khâu sản xuất như thuê mua, chế biến, xuất khẩu... Các ngành trước đây hoạt động thua lỗ, nợ đọng vốn với 44 ngân hàng lớn như xi măng, mía đường,...thì nay giá bán đã cải thiện, tình hình khả quan hơn, tiền vốn vay và lãi treo đã thu hồi được. Sự phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển tín dụng, mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng. Môi trường vĩ mô cho hoạt động tín dụng ngân hàng dần dần đi vào ổn định, rõ ràng và an toàn hơn, thể hiện các đối tượng khách hàng sau: - Các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại. Một số doanh nghiệp được cổ phần hoá và nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được hiệu quả của mình. - Luật doanh nghiệp mới ban hành có hiệu lực thi hành từ 1/1/2000. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến hết tháng 11/2000 trong cả nước đã có trên 12000 doanh nghiệp với đủ các loại hình được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 10000 tỷ đồng. Do đó tư cách pháp lý, số vốn tự có thực sự... của doanh nghiệp được khẳng định. - Các hộ gia đình ở nông thôn đang định hình rõ nét: hộ làm ngành nghề, hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ, hộ có trang trại, hộ nuôi trồng thuỷ sản... Ngành chức năng đã ban hành tiêu chí cụ thể xếp loại trang trại, từ đó có các quy chế cụ thể về hoạt động tín dụng thực hiện đối với họ. 3/ Một số thách thức mới trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Những năm gần đây, điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh của các NHTM là thay đổi cơ cấu thu nhập, nhất là đối với các NHTM có quy mô lớn. Nhìn chung tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tín dụng giảm xuống ở hầu hết các ngân hàng, thu từ dịch vụ và 45 nghiệp vụ khác như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán, đầu tư vào giấy tờ có giá...tăng lên. Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của các NHTM. Trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện một số thách thức đáng lưu ý sau: Với cơ chế điều hành lãi suất cơ bản từ đầu tháng 8/2000 của NHNN, đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động cạnh tranh về lãi suất, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng giữa các NHTM, tuy nhiên nó lại dẫn đến những khó khăn cho các NHTM cổ phần quy mô nhỏ. Cạnh tranh về cung cấp vốn đầu tư, trong khi tổng đầu tư xã hội sụt giảm thì đầu tư của Nhà nước lại tăng nhanh, nhưng trong tổng nguồn vốn đầu tư chỉ có khoảng 10% là vốn huy động trong nước còn lại là nguồn vốn ODA, vốn đầu tư, tài trợ nước ngoài. Sự hiện diện của các nguồn vốn ưu đãi quốc tế rõ ràng sẽ làm giảm các cơ hội cung cấp tín dụng của các NHTM. Tuy nền kinh tế tăng trưởng khá nhưng lại xuất hiện một số khó khăn mới như các ngành trước đây có kim ngạch xuất khẩu cao như hàng dệt may, giày da... nhưng năm 2000 lại không đạt kế hoạch, diễn biến không ổn định làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện các hợp đồng tín dụng. Trước đây một số lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn như gạo, cà phê...thì giờ lại gặp khó khăn làm cho vốn tín dụng cho vay cũng phải giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, khoản cho vay cũ chưa thu được lại phải cho vay mới. Nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long do lũ lụt đã gây ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh làm cho số vốn phải khoanh nợ, giãn nợ lên tới gần 1000 tỷ đồng. Đồng thời thị trường cũng bị ảnh hưởng 46 biến động, khó dự đoán, gây áp lực lên chất lượng tín dụng ngân hàng. Tính rủi ro đối với hoạt động tín dụng có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường rủi ro đạo đức là rất lớn, do chính cán bộ tín dụng trong việc thực hiện các thể lệ chế độ gây ra. Dư nợ tiếp tục tăng nhanh trong khi số lượng cán bộ tín dụng hầu như không tăng, điều kiện giao thông nông thôn, miền núi không được cải thiện làm tăng lên áp lực quá tải của cán bộ tín dụng. Đó chính là một số thuận lợi và thách thức đối với các NHTM trong hoạt động tín dụng hiện nay, họ phải biết tận dụng và phát huy những thuận lợi và dám đương đầu với những thách thức để đưa hoạt động tín dụng tăng trưởng có hiệu quả và khẳng định được vai trò của mình trong thời đại mới. -Từ 2/8/2000 NHNN chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản, các ngân hàng chủ động linh hoạt quy định lãi suất cho vay II/ Thực trạng tín dụng ở các NHTM Việt Nam. 1/ Một số kết quả đạt được. -Ước tính đến hết tháng 12/2000, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế tăng 21% so với cuối năm 1999, tăng đáng kể so với mức tăng 19,1% của năm 1999;16,4% của năm 1998. Đồng thời ước tính tỷ lệ nợ quá hạn chỉ ở mức 11,7%, giảm gần 1,28% so với 13,5% của năm 1999. Và trong 6 tháng đầu năm nay tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế khoảng 9,1% so với 31/12/2000, so với cùng kỳ tăng 24,5%. Như vậy hoạt động tín dụng của các NHTM đã ngày càng được mở rộng. 47 theo quan hệ với khách hàng, lãi suất cho vay của ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh giảm xuống ngang hàng với DNNN, lãi suất cho vay linh hoạt theo diễn biến cung cấp vốn, theo yêu cầu của thị trường và khách hàng, làm cho tín dụng được mở rộng, và đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. - Hiện nay, các NHTM đã quan tâm đến việc thiết kế các loại sản phẩm tín dụng bán ra, quan tâm đến sức mua của khách hàng. Như ngân hàng á Châu và Ngân hàng Sài Gòn thương tín là 2 ngân hàng có nhiều sản phẩm được "thiết kế" khá công phu và được khách hàng tiếp nhận như: cho vay theo dự án BOT, cho vay mua hàng trả góp, cho vay đối với CBCNVC trả dần từ lương, cho vay hộ kinh doanh ở các chợ trả lãi và góp vốn mỗi ngày, mỗi tuần. Ngoài ra còn có thẻ tín dụng thấu chi cho một số khách hàng, bên cạnh đó còn có cả dự án cho vay mua nhà trả góp với thời hạn cho vay lên đến 10 năm. Tóm lại, đã có nhiều loại cho vay cụ thể để khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với yêu cầu và khả năng của họ. - Thực hiện theo đúng đường lối chính sách đổi mới của Đảng về nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong những năm còn lại của thập niên 90 là: "Đặc biệt coi trọng hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản", hệ thống ngân hàng nhất là NHNO& PTNT đã tăng cường đầu tư cho khu vực nông nghiệp nông thôn. Ước tính đến hết tháng 6/2001, dư nợ cho vay khu vực này đạt khoảng 48500 tỷ đồng, tăng 12,7% so với 31/12/2000, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 4,6%. Cụ thể: NHNO&PTNT cho vay 32300 tỷ đồng, Ngân hàng Công thương 3000 tỷ đồng, 48 Ngân hàng ngoại thương1900 tỷ đồng... So với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của cả nước thì khu vực nông nghiệp và nông thôn có tốc độ tăng trưởng khá hơn. - Thực tế từ khi ra đời và đi vào hoạt động cho đến nay, ngân hàng người nghèo (NHNg) đã thực hiện cho người nghèo vay với lãi suất ưu đãi (lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường, chỉ bằng khoảng 60%-80% lãi suất của NHNO&PTNT cùng thời kỳ). Cụ thể, hiện nay NHNO&PTNT cho vay 1,0% thì NHNg cho vay là 0,7%. Nhờ vậy, nó đã giúp người nghèo khắc phục được những khó khăn, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, khuyến khích được các hộ nghèo mạnh dạn tính toán vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Và đã đạt được một số kết quả khá khả quan, tính đến 30/9/2000 đã có hơn 5,3 triệu lượt hộ nghèo nhận được vốn tín dụng với tổng số tiền là 8396 tỷ đồng đầu tư vào sản xuất đạt hiệu quả, và ngân hàng cũng đã thu được nợ đạt 4017 tỷ đồng. - Bên cạnh đó ngân hàng còn cho vay phục vụ các đối tượng chính sách và chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ đã mang lại hiệu quả rõ rệt về mặt xã hội, thông qua các chương trình như: Cho vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5; cho vay tôn nền và làm sàn nhà trên cọc, chương trình một triệu tấn đường, chương trình đánh bắt cá xa bờ... nhờ đó đã giúp đồng bào sông Cửu Long khắc phục hậu quả lũ lụt, hay vực dậy và phát triển đội tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ, xây dựng các vùng mía nguyên liệu... 2/ Những vấn đề còn tồn tại. - Mức tăng trưởng tín dụng trong hệ thống ngân hàng vẫn còn chậm, mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng vốn 49 huy động, một số nguyên nhân chính là do: nhiều công ty làm ăn thua lỗ, phá sản, hàng loạt vụ án lớn đối với doanh nghiệp vay vốn bị đưa ra xét xử khiến ngân hàng e ngại không dám mở rộng cho vay như trước. Nhiều doanh nghiệp chưa đủ điều kiện pháp lý đảm bảo an toàn cho vay, không có dự án khả thi nên khó tiếp cận với vốn ngân hàng. Ngoài ra còn một số ngành trước đây tăng trưởng khá thì nay lâm vào tình trạng khó khăn do biến động của thị trường hay rủi ro thiên tai. Vì vậy ngân hàng gặp khó khăn trong phát triển tín dụng. - Từ 2/8/2000 khi NHNN áp dụng điều hành theo lãi suất cơ bản, dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất. Bên cạnh một số mặt tích cực cũng đang bộc lộ một số tồn tại đáng lo ngại như: Hạ lãi suất theo kiểu "phá giá". Theo quy định của NHNN thì lãi suất cơ bản hiện nay là 0,75%/tháng với biên độ giao động tối đa tới 0,5%/tháng. Tuy vậy đã có NHTM hạ lãi suất cho vay xuống còn 0,6%/tháng, thậm chí thấp hơn cả lãi suất cho vay người nghèo. Với lãi suất đầu vào còn cao như hiện nay rõ ràng với lãi suất đó chỉ có tác dụng lôi kéo khách hàng chứ không thu được lợi nhuận, và nó sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng có môi trường kém thuận lợi hơn như NHNO&PTNT. Vì cạnh tranh các ngân hàng sẽ nới lỏng các điều kiện vay vốn như quy trình thẩm định cho vay, bảo đảm tiền vay như vậy sẽ dẫn đến những rủi ro tín dụng tiềm tàng, hậu quả khó lường. Đồng thời khách hàng sẽ lợi dụng đòi hạ lãi suất, nới lỏng điều kiện vay vốn, vay của ngân hàng này với lãi suất thấp hơn để trả cho ngân hàng kia. 50 - Trong nền kinh tế thị trường tính rủi ro đối với hoạt động tín dụng có xu hướng tăng lên. Thể hiện ở chỗ tổng số vốn bị nợ quá hạn tăng lên, bên cạnh đó xuất hiện một loạt khoản nợ khoanh mới không thể hiện trong tỷ lệ nợ quá hạn; xuất hiện các khoản dư nợ được điều chỉnh kỳ hạn, được giãn nợ...mà cũng còn nằm ngoài tỷ lệ nợ quá hạn. Hiện nay vấn đề nợ tồn đọng, xử lý nợ xấu là vấn đề rất khó khăn và cần phải tiếp tục giải quyết. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có chiều hướng giảm nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng lên. Tiến độ xử lý các khoản nợ có liên quan tới vụ án và việc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ xấu phát sinh từ những năm trước, mặc dù đã được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, nhưng kết quả đạt được là chậm so với yêu cầu đặt ra. Cơ sở pháp lý cho việc xử lý tài sản thế chấp liên quan đến nợ xấu hiện nay còn chưa đồng bộ, nhiều khách hàng cố tình gây cản trở việc phát mại tài sản, không giao nộp tài sản thế chấp cho ngân hàng, hay trốn chạy khiến cho việc xử lý, thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. - Mặc dù một số ngân hàng đã có quan tâm đến việc đưa ra những loại cho vay cụ thể phù hợp với yêu cầu khách hàng nhưng trên thực tế hiện nay các loại cho vay của ta còn quá nghèo nàn, hầu như chỉ bán ra những gì mà ngân hàng có mà không thật quan tâm đến cái mà khách hàng cần. Trong khi ngân hàng thiết kế công phu các thể lệ huy động vốn bao nhiêu thì các sản phẩm đầu ra lại đơn điệu bấy nhiêu, có những ngân hàng mà huy động loại nào thì cho vay loại đó, ví dụ như vốn huy động 6 tháng thì cho vay 5 tháng 25 ngày. Một số NHTM thường ít áp dụng phương thức cho vay luân chuyển mà chỉ cho vay theo từng món độc lập vì thế vốn tín dụng 51 thường không tiếp cận kịp thời với đối tượng cho vay. Như vậy, thực tế hiện nay các khách hàng hầu như ít có cơ hội lựa chọn, nhiều khách hàng cần vốn dài hạn nhưng bắt buộc phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng lúng túng về tài chính. Đây cũng là điều bất cập mà ngay cả ngân hàng cũng lúng túng khi khách hàng đáo hạn phải dàn xếp cho khách hàng gia hạn hay đảo nợ mà đáng lẽ các ngân hàng có thể khắc phục được bằng việc đưa ra các loại cho vay phù hợp với yêu cầu của khách hàng. -Tuy tín dụng ngân hàng phục vụ đối tượng chính sách đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng nó vẫn còn một số tồn tại vướng mắc, nhất là khả năng thu hồi vốn rất thấp, nợ quá hạn ngày càng gia tăng. Nhiều ngân hàng chỉ thu được một phần số lãi phát sinh, còn vốn gốc chỉ thu được một tỷ lệ không đáng kể. Thực trạng này đã không những làm suy yếu năng lực tài chính của NHTM mà nguy hại hơn, đã hình thành tư tưởng ỷ lại trong một bộ phận dân cư, cho rằng đó là nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ nên chậm hoàn trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Hậu quả là việc cho vay chính sách đã mang lại gánh nặng tài chính cho chính các ngân hàng thực thi chính sách này. - Ngoài ra còn một số khó khăn về cán bộ tín dụng, tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng hiện nay là một thực tế phổ biến, gây nhiều khó khăn trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nên việc thẩm định cho vay có trường hợp không đầy đủ, đúng quy trình... 3/ Một số giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay. 52 Trên đây ta đã thấy một số mặt được và chưa được trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM, để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế nước ta hiện nay thì cần tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại theo một số giải pháp sau: - Để có thể mở rộng tín dụng, mỗi NHTM cần phải xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng, xác định rõ chiến lược phát triển, xây dựng chiến lược kinh doanh trước mắt và lâu dài. Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị phù hợp với chiến lược khách hàng của từng NHTM, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tăng cường cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, đồng thời xây dựng nhiều phương thức cho vay mới, đa dạng phù hợp với nhiều loại khách hàng. Các chi nhánh NHTM trên địa bàn cần kịp thời phát hiện, xử lý và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cụ thể trên địa bàn mình. Đồng thời các cấp lãnh đạo, quản lý cũng cần có những sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách có liên quan một cách kịp thời và đúng đắn. Về mặt cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ theo nhiều phương thức, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ... Do đặc điểm của tín dụng là cơ chế chính sách thay đổi thường xuyên, nên mỗi khi có các văn bản bổ sung sửa đổi mới cần được tổ chức phổ biến, đào tạo ngắn ngày cập nhật thông tin cho cán bộ nghiệp vụ. - Đối với vấn đề lãi suất, nhằm khắc phục những hạn chế trong cạnh tranh lãi suất cần thực hiện một số biện pháp sau: NHNN cần ban hành lãi suất sàn trong cho vay để đảm bảo thực 53 thực thi công cụ lãi suất, đem lại môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Đẩy mạnh kích cầu qua tín dụng ngân hàng, làm đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh nói chung; từ đó mở rộng đầu tư cho tín dụng ngân hàng, khơi thông dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế. Các NHTM cần mở rộng các hình thức cạnh tranh mang tính chủ động thông qua chất lượng và công nghệ, do đó các NHTM cần chủ động cải tiến chất lượng, quy trình tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, cải tiến chất lượng phục vụ, đồng thời phải nghiên cứu áp dụng công nghệ mới trong hoạt động ngân hàng, cải tiến các vấn đề nhân sự, chi phí quản lý...giảm tối đa chi phí kinh doanh. Ngoài ra còn cần phải chú trọng đến công tác tiếp thị thường xuyên lắng nghe, thấu hiểu khách hàng. Mở rộng tín dụng đến nhiều đối tượng khách hàng, đa dạng hoá các loại hình tín dụng để tăng trưởng tín dụng cân bằng với huy động vốn... nói chung có nhiều biện pháp nhằm khắc phục hạn chế của cạnh tranh lãi suất, tuy nhiên áp dụng linh hoạt biện pháp nào và vào khi nào, nơi nào cụ thể thì phải tuỳ theo đặc điểm, tính chất hoạt động của từng NHTM. - Về việc xử lý nợ xấu thì cần có giải pháp đồng bộ và hữu hiệu nhằm xử lý tốt nợ xấu của NHTM. Việc xoá bỏ nợ xấu không chỉ là nhiệm vụ của riêng hệ thống ngân hàng mà còn của cả nền kinh tế, nó không chỉ tuỳ thuộc vào các biện pháp của ngân hàng trung ương, NHTM, hay khách hàng vay mà còn tuỳ thuộc vào cả một hệ thống pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh, một môi trường kinh tế thuận lợi. Cần thành lập một tổ chức mua bán nợ- một tổ chức tài 54 chính- tín dụng đặc thù có trách nhiệm xử lý nợ xấu. (Mô hình này đã được ngành ngân hàng xem xét áp dụng, nhưng đến nay đề án thành lập của NHNN trình Chính phủ không khả thi, thay vào đó, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đang phối hợp với ngành ngân hàng xúc tiến hoàn chỉnh đề án thành lập một uỷ ban chuyên trách có chức năng xử lý nợ xấu). Cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, thủ tục pháp lý: hoàn chỉnh, bổ sung thủ tục giấy tờ đối với những tài sản bảo đảm tiền vay để có thể bán, cho thuê...Đồng thời cần thực hiện phân loại tài sản "Có" trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng; nâng cao chất lượng tín dụng của các khoản cho vay ngay từ những khâu đầu tiên của quy trình tín dụng. - Để tăng hiệu quả của tín dụng chính sách của Nhà nước cần nhanh chóng tách bạch việc cho vay thực hiện chính sách với cho vay thương mại của các ngân hàng. Nếu cần, các NHTM có thể thực hiện theo sự uỷ thác của Chính phủ để hưởng phí hoặc hoa hồng trên số vốn đã thực hiện. Như vậy, các ngân hàng sẽ nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm trong công việc của mình. Hơn nữa cần quan tâm đến khía cạnh kinh tế khi giải quyết các vấn đề xã hội, nếu không sẽ mang lại hậu quả ngược lại. Và một vấn đề quan trọng nữa là cần xem lại cơ chế tài chính trong việc thực hiện các chương trình kinh tế mang tính chính sách như trên, và nhất thiết phải có cơ chế hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng. Nên chăng có thể khoán thu ở mức tối thiểu nào đó để các ngân hàng cố gắng và có trách nhiệm trong việc thu hồi nợ, số còn lại có thể cho phép trừ vào các khoản phải nộp ngân sách hoặc ngân sách cấp hỗ trợ trực tiếp. 55 Các giải pháp trên tuy chưa phải là đầy đủ, tối ưu song cũng có thể để tham khảo nhằm khắc phục những vấn đề còn hạn chế và cũng là để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng trong các NHTM. 56 Tài liệu tham khảo. 1. Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.- Nguyễn Đức Thảo. TpHCM. 2. Ngân hàng thương mại. - Reed Edward, Gill Edwardk. TpHCM. 3. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. - DCox. Nxb Chính trị quốc gia. 4. Tiền và hoạt động ngân hàng. - Lê Vinh Danh. Nxb Chính trị quốc gia. 5. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. - Frederic. S. Mishkin. 6. Quản trị ngân hàng thương mại. - Peter S.Rose. Nxb Tài chính. 7. Tạp chí Ngân hàng. 8. Thời báo Ngân hàng. 9. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.
File đính kèm:
- giao_trinh_ngan_hang_thuong_mai_va_tin_dung_ngan_hang.pdf