Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Lê Trung Thành (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Lê Trung Thành (Phần 1): ...saûn thuoäc loaïi döï tröõ naøy cuûa moät ngaân haøng thöông maïi bao goàm caùc taøi saûn sinh lôøi, coù khaû naêng chuyeån ñoåi cao vaø coù khaû naêng chuyeån ra tieàn maët nhanh choùng vaø ít ruûi ro. Chöùc naêng chính cuûa döï tröõ thöù caáp laø cung caáp vaø boå sung cho döï tröõ sô caáp. ... lyù keùm laøm cho ruûi ro tín duïng taêng cao do ñoù ñoøi hoûi ngaân haøng phaûi duy trì moät möùc voán ngaân haøng cao ñeå döï phoøng thieät haïi tín duïng. Hoaëc moät ngaân haøng coù tình hình lôïi nhuaän keùm coûi roõ raøng nhieàu ruûi ro hôn ngaân haøng coù söï taêng tröôûng lôïi nhuaän ñ...ïn traû nôï. Tuy nhieân, veà maët phaùp lyù thì cô sôû cuûa vieäc hoaøn traû voâ ñieàu kieän naøy chính laø caùc hôïp ñoàng tín duïng, caùc kheá öôùc nhaän nôï, caùc giaáy tôø coù giaù khaùc, Treân thöïc teá, tín duïng coù nghóa roäng hôn cho vay. Nhöng trong lónh vöïc ngaân haøng, tín duïng...

pdf69 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Lê Trung Thành (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu: thanh khoản, hoạt động kinh 
doanh, sức mạnh tài chính và doanh lợi. Mỗi một loại chỉ tiêu phảm ánh một 
phương diện của tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua hệ thống chỉ tiêu đó, 
tình hình tài chính của doanh nghiệp được phác họa rất khái quát và rõ nét. 
Lê Trung Thành Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - 66 - 
__________________________________________________________________________ 
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 
Loại chỉ tiêu Tên chỉ tiêu Tử số Mẫu số 
1. Thanh khoản Thanh toán ngắn hạn Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn 
2. Thanh khoản Thanh toán nhanh 
Vốn bằng tiền và các 
khoản phải thu 
Nợ ngắn hạn 
3. Hoạt động kinh 
doanh 
Hiệu suất sử dụng 
tài sản 
Doanh thu thuần Tổng tài sản 
4. Hoạt động kinh 
doanh 
Hiệu suất sử dụng tài 
sản cố định 
Doanh thu thuần 
Tài sản cố định 
ròng 
5. Hoạt động kinh 
doanh 
Thời hạn thu tiền 
bình quân 
Các khoản phải thu 
Doanh thu bình 
quân 1 ngày 
6. Hoạt động kinh 
doanh 
Vòng quay hàng 
tồn kho 
Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho 
7. Cơ cấu tài chính Hệ số và tên tài sản Tổng số nợ phải trả Tổng tài sản 
8. Cơ cấu tài chính 
Hệ số nợ trên 
 vốn cổ phần 
Tổng số nợ phải trả Vốn cổ phần 
9. Cơ cấu tài chính 
Khả năng thanh toán 
lãi vay 
Lợi nhuận trước thuế và 
lãi vay 
Lãi vay 
10. Cơ cấu tài 
chính 
Cơ cấu tài sản TSCĐ hoặc TSLĐ Tổng tài sản 
11. Cơ cấu tài 
chính 
Phạm vi chi phí cố định Lợi nhuận gộp (lãi gộp) 
Chi phí cố định 
+ Thuế 
12. Doanh lợi 
Hệ số sinh lợi doanh 
thu 
Lợi nhuận trước thuế 
Doanh thu 
thuần 
13. Doanh lợi 
Hệ số sinh lợi của tài 
sản 
Lợi nhuận sau 
thuế+Tiền lãi phải trả 
Tổng tài sản 
14. Doanh lợi 
Hệ số sinh lợi của chủ 
sở hữu 
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu 
e. Tổ chức phân tích tín dụng: 
Đây là một khâu rất quan trọng có ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định tín 
dụng ở giai đoạn sau. Thông thường có hai cách tổ chức phân tích tín dụng: 
Thứ nhất, giao cho một hay một nhóm người thực hiện toàn bộ quá trình phân tích 
tín dụng. Cách này chỉ phù hợp với những món vay nhỏ với yêu cầu về chất lượng 
và tính phức tạp của quá trình phân tích không cao. Trong trường hợp phẩm chất 
đạo đức hay chuyên môn của nhân viên tín dụng không tốt thì sẽ dẫn tới rủi ro 
mang tính chủ quan. 
 Thứ hai, quá trình phân tích tín dụng được chuyên môn hoá theo đó sẽ có 
những bộ phận chuyên môn cụ thể thực hiện các khâu trong quá trình phân tích tín 
dụng: 
Lê Trung Thành Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - 67 - 
__________________________________________________________________________ 
 - Bộ phận phân tích đảm bảo tín dụng: đánh giá các tiêu chuẩn tài 
sản đảm bảo về các mặt pháp lý, giá trị, thị trường, quyền sở hữu và quyền 
sử dụng hợp pháp,  
- Bộ phận phỏng vấn: đánh giá các yếu tố định tính để đưa ra kết luận về 
thái độ trả nợ của khách hàng. Bộ phận này thực hiện chức năng liên hệ và 
tiếp xúc khách hàng trong suốt thời gian tồn tại của quan hệ tín dụng. 
- Bộ phận rủi ro: thực hiện đánh giá rủi ro của món vay bằng các phương 
pháp chuyên môn như chấm điểm, ước lượng 
- Bộ phận dự báo: thực hiện các dự báo bằng phương pháp kinh nghiệm kết 
hợp với các phương pháp toán học (như thống kê, mô hình toán tối ưu,) để 
đưa ra những số liệu tương lai có ảnh hưởng đến món vay như: lãi suất, lạm 
phát, tỷ giá, tăng trưởng kinh tế, tình hình đầu tư nước ngoài và các xu 
hướng kinh tế quan trọng khác. 
- Bộ phận tín dụng: thực hiện khâu quan trọng nhất của quá trình phân tích 
tín dụng đó là đánh giá ý tưởng kinh, đánh giá tài chính (nội dung cụ thể đã 
nêu trong phần trên) và cuối cùng là lên tờ trình đề xuất vay sau khi đã 
tham khảo ý kiến phân tích của các bộ phận chuyên môn khác gửi về bằng 
văn bản. 
2.3. Quyết định tín dụng: 
Sau khi quá trình phân tích tín dụng kết thúc bộ phận tín dụng chuyển lên tờ 
trình đề xuất cho vay cùng biên bản thẩm định, ngân hàng đứng trước quyết định có 
cho vay hay không? Để ra quyết định cho vay thì ngoài thông tin có được từ gia 
đoạn trước ngân hàng cần dựa vào những cơ sở sau: 
- Thông tin từ bên ngoài ví dụ như từ trung tâm thông tin tín dụng của 
Ngân hàng Nhà nước hay từ các công ty chuyên môn xếp hạng tín dụng 
doanh nghiệp. 
- Thông tin từ chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định 
quản lý hoạt động cho vay từ phía Ngân hàng Nhà nước. 
- Các nguồn vốn có thể huy động được để thực hiện cho vay đối với 
khách hàng. 
Trong giai đoạn này, các ngân hàng phân cấp thực hiện quyền ra 
quyết định tín dụng. Đối với món vay nhỏ có thể giao cho nhân viên tín dụng 
ra quyết định, đối với món vay trung bình thì hội đồng cho vay của ngân hàng 
ở cấp chi nhánh quyết định và hội đồng cho vay của ngân hàng mẹ sẽ quyết 
định những món vay lớn. 
Kết quả của giai đoạn này được thể hiện trong hai trương hợp sau: 
- Nếu từ chối cho vay thì phải có văn bản thông báo và nêu lý do từ 
chối. Đại diện cấp ra quyết định tín dụng phải ghi ý kiến từ chối lên giấy đề 
nghị cấp tín dụng của khách hàng. 
- Nếu chấp thuận cho vay thì ngân hàng tiến hành ký kết hợp đồng tín 
dụng với khách hàng chính thức hình thành quan hệ tín dụng với khách hàng 
về mặt pháp lý. 
Lê Trung Thành Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - 68 - 
__________________________________________________________________________ 
Kể từ thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng thành lập bộ hồ sơ tín 
dụng bao gồm các giấy tờ hình thành từ hai giai đoạn trước cùng với bản hợp đồng 
vừa mới được ký kết. Hồ sơ tín dụng là cơ sở pháp lý quan trọng chứng minh sự 
hình thành, tồn tại và kết thúc quan hệ tín dụng với khách hàng. Vì vậy, nó luôn 
được bổ sung thường xuyên trong các giai đoạn tiếp theo và được bảo quản nghiêm 
ngặt. Đặc biệt, các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm được giao cho bộ phận 
ngân quỹ và được bảo quản như tiền mặt. 
3.4. Giải ngân: 
Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân 
(thông thường bộ phận kế toán sẽ thực hiện chức năng này) theo hạn mức tín dụng 
đã được cam kết trong hợp đồng. Như vậy, giải ngân là việc ngân hàng tiến hành 
chi tiền cho khách hàng theo mức cho vay được duyệt trong hợp đồng tín dụng. Khi 
thực hiện giải ngân, nhân viên ngân hàng phải luôn chú ý tới nguyên tắc tiền vay 
chi ra phải luôn có hàng hoá đối ứng và tiền vay sử dụng phù hợp với mục đích vay 
trong hợp đồng tín dụng. Tuỳ vào hình thức và quy mô của món vay cụ thể mà 
ngân hàng sẽ áp dụng những phương thức giải ngân phù hợp nhưng nhìn chung 
ngân hàng thường tiến hành giải ngân theo hai cách đó là: 
- Giải ngân một lần: tiền vay được phát cho khách hàng một lần vào đầu kỳ 
hạn vay tiền. Phương thức này thường được áp dụng cho những món vay nhỏ, thời 
hạn vay ngắn. 
- Giải ngân nhiều lần: tiền vay theo hạn mức tín dụng được phát cho khách 
hàng thành nhiều đợt. Phương thức này được áp dụng cho những trường hợp món 
vay lớn, thời hạn vay dài hoặc việc sử dụng vốn vay của khách hàng phục vụ cho 
sản xuất kinh doanh có tính chất phức tạp thông qua việc giải ngân nhiều lần ngân 
hàng có thể tiến hành giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. 
3.5. Giám sát và Thanh lý tín dụng: 
Đây là khâu cuối cùng của quy trình tín dụng, ở khâu này ngân hàng sẽ thực 
hiện các công việc sau: 
- Giám sát tín dụng 
- Tái xét khách hàng 
- Thu nợ 
- Xử lý nợ có vấn đề và Thanh lý tín dụng 
• Giám sát tín dụng: được thực hiện kể từ khi ngân hàng bắt đầu giải ngân với 
nội dung chủ yếu là theo dõi việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng của 
khách hàng. Ngân hàng có thể thực hiện nhiều cách giám sát khách hàng như: 
- Giám sát trực tiếp: ngân hàng trực tiếp cử người tới cơ sở của 
khách hàng để kiểm tra, thu thập thông tin về khách hàng. 
- Giám sát gián tiếp: ngân hàng thực hiện theo dõi khách hàng thông 
qua các thay đổi tài khoản tiền vay, tiền gửi của khách hàng, qua các báo 
cáo tài chính định kỳ do khách hàng gửi tới, qua việc khách trả lời các phiếu 
điều tra, phỏng vấn của ngân hàng hoặc qua các nguồn thông tin khác như 
thông tin từ các trung tâm phân tích, dự báo của các cơ quan quản lý nhà 
nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán 
Lê Trung Thành Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - 69 - 
__________________________________________________________________________ 
• Tái xét khách hàng: là việc đánh giá và phân loại lại khách hàng dựa trên kết 
quả của việc giám sát. Việc tái xét khách hàng thường nhằm vào các mục tiêu 
phát hiện, ngăn ngừa những rủi ro liên quan đến việc khách hàng suy yếu trong 
năng lực trả nợ. Do đó, công tác tái xét được thực hiện với các nội dung chủ 
yếu là dự báo và đưa ra những phương án xử lý khi năng lực tài chính của 
khách hàng có thay đổi, khi hiệu quả kinh doanh của khách hàng thay đổi, khi 
bảo đảm tín dụng của khách hàng có thay đổi. 
• Thu nợ: Khách hàng và ngân hàng thoả thuận phương thức trả nợ tiền vay cụ 
thể và được quy định trong hợp đồng. Việc trả nợ cũng có thể thực hiện theo 
nhiều cách như trả một lần vào cuối kỳ hạn vay, trả dần trong suốt thời hạn vay, 
trả theo tài khoản vãng lai 
- Khi khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nợ với ngân hàng thì 
ngân hàng sẽ tiến hành làm thủ tục hoàn trả lại tài sản đảm bảo tiền 
vay cho khách hàng. 
- Khi khách hàng không trả đủ số nợ ngân hàng thì ngân hàng tiến 
hành chuyển số nợ đó qua nợ quá hạn. Khoản nợ quá hạn sẽ chịu lãi 
suất quá hạn cao hơn mức thông thường. 
- Trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn do nguyên 
nhân khách quan, nếu ngân hàng xét thấy chính đáng thì có thể thực 
hiện gia hạn nợ cho khách hàng. 
• Xử lý nợ có vấn đề và Thanh lý tín dụng: những trường hợp nợ quá hạn 
ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá khả năng và mức độ thu hồi. Tuỳ vào 
trường hợp cụ thể mà ngân hàng sẽ áp dụng những biện pháp thu nợ từ 
mềm dẻo đến mức khắt khe với mục đích thu nợ ở mức tối đa có thể 
được. Những khoản nợ quá hạn sau khi đã được xử lý sẽ được thanh lý 
để chấm dứt sự tồn tại (những khoản nợ trả đúng được thanh lý mặc 
nhiên) kết thúc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. 
III. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG 
Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng cho vay dựa trên mức độ tín nhiệm đối 
với khách hàng. Tuy nhiên, chỉ điều này không thôi chưa đủ, ngân hàng còn quan 
tâm tới sự bảo đảm bằng vật chất về khả năng hoàn trả nợ đúng hạn của khách 
hàng. Như vậy, với tài sản của mình khách hàng cho ngân hàng thấy được rằng, 
nếu mình vì một lý do nào đó mà không trả nợ đúng hẹn thì ngân hàng có thể thu 
hồi tài sản đó để thu nợ. Điều này có ý nghĩa giúp ngân hàng tránh được rủi ro 
ngay cả trong trường hợp khách hàng bị phá sản do những lý do bất khả kháng. 
Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn là động lực giúp khách hàng ý thức tốt hơn về việc 
trả nợ và hạn chế những khách hàng có ý định lừa đảo chiếm đoạt vốn vay của 
ngân hàng. 
Trong phần này chúng ta nghiên cứu những hình thức đảm bảo tín dụng cơ 
bản đó là thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. 
Lê Trung Thành Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - 70 - 
__________________________________________________________________________ 
1. Thế chấp tài sản 
1.1. Khái niệm: 
Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc 
quyền sở hữu của mình hoặc quyền sử dụng đất hợp pháp để đảm bảo thực hiện 
nghĩa vụ đối với bên cho vay. 
Về mặt bản chất, thế chấp là việc ngân hàng tiến hành phong toả quyền 
định đoạt tài sản của khách hàng dùng làm thế chấp trong suốt quá trình khách 
hàng vay tiền của ngân hàng bằng cách khách hàng viết giấy chuyển giao và giao 
giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng. Trên cơ sở giấy tờ đó 
ngân hàng cất giữ vào bảo quản tại kho quỹ như tiền mặt nhưng không có quyền 
định đoạt tài sản đó (chỉ phong toả) nếu như khách hàng không có dấu hiệu vi 
phạm những cam kết trong hợp đồng tín dụng. Việc trả lại giấy tờ về tài sản cho 
khách hàng chấm dứt sự phong toả quyền định đoạt tài sản được gọi là giải chấp. 
Giải chấp được thực hiện trong các trường hợp sau: 
- Khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. 
- Thay thế tài sản đảm bảo này bằng một tài sản đảm bảo khác hay 
bằng bảo lãnh. 
- Khi có sự chuyển hoá từ cho vay có bảo đảm sang cho vay không 
có bảo đảm. 
Về mặt hình thức, thế chấp tài sản được thể hiện dưới dạng văn bản là một 
hợp đồng thế chấp. Trong hợp đồng thế chấp tài sản phảo mô tả cụ thể tài sản, 
quyền và nghĩa vụ các bên Hợp đồng thế chấp phải được xác nhận của công 
chứng nhà nước. 
1.2. Quy trình thế chấp tài sản: 
Bước 1: lập hồ sơ thế chấp 
Hồ sơ thế chấp bao gồm giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử 
dụng đất hợp pháp của khách hàng. 
Bước 2: thẩm định 
Ngân hàng tiến hàng thẩm định tài sản thế chấp về các mặt pháp lý, về giá 
cả, sau đó lập và công chứng hợp đồng thế chấp. 
Bước 3: theo dõi tài sản 
Ngân hàng đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo, cử nhân viên theo dõi tài sản 
và đưa ra những biện pháp điều chỉnh nếu giá thị trường của tài sản giảm, cuối 
cùng là thanh lý tài sản trong trường hợp cần thiết. 
2. Cầm cố tài sản 
2.1. Khái niệm: 
Cầm cố là việc bên đi vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình là động sản 
để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay. 
Như vậy, ngoài bất động sản ra các loại tài sản dưới hình thức động sản 
cũng có thể được dùng làm vật bảo đảm tín dụng. Có nhiều loại tài sản cầm cố 
Lê Trung Thành Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - 71 - 
__________________________________________________________________________ 
như: hàng hoá, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, chứng khoán, hợp đồng nhận 
thầu, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 
2.2. Một số hình thức cầm cố thông dụng: 
(1) Cầm cố hàng hoá: 
Hàng hoá đem cầm cố phải thoả mãn các điều kiện sau: 
 - Có giá giá ổn định 
 - Dễ tiêu thụ trên thị trường trong khoảng thời gian cầm cố. 
 - Thuộc diện được phép lưu thông mua bán trên thị trường. 
Cũng như tài sản thế chấp quyền định đoạt đối với hàng hoá cầm cố cũng 
sẽ được phong toả. Việc này được thể hiện dưới những hình thức quản lý hàng hoá 
cầm cố như sau: 
- Quản lý tại kho của ngân hàng: theo cách này hàng hoá được chuyển tới 
cất giữ tại kho của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng không được phép sử dụng số 
hàng đó trong thời gian cầm cố. Cách này gây tốn kém chi phí cho ngân hàng nên 
hiện nay ít được sử dụng. 
- Quản lý tại kho của khách hàng: theo cách này hàng hoá được đặt tại một 
kho của khách hàng nhưng ngân hàng là người duy nhất giữ chìa khoá và được 
phép vào kho. 
- Quản lý tại kho của bên thứ ba: theo cách này hàng hoá được quản lý tại 
kho của một bên thứ 3 có thể là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh cho thuê bến 
bãi kho tàng. Bên thứ 3 này phải tham gia ký hợp đồng cấm cố với cam kết bảo 
quản tốt hàng hoá cầm cố và chỉ được chuyển giao hàng hoá trong thời hạn cầm cố 
khi có sự đồng ý của ngân hàng. 
(2) Cầm cố chứng khoán: 
 Cho vay cầm cố bằng chứng khoán là một hình thức cho vay rất phổ biến ở 
các nước trên thế giới. Trong hình thức này người đi vay dùng chứng khoán thuộc 
sở hữu của mình để đảm bảo khả năng trả nợ vay ngân hàng. 
Các loại chứng khoán được đem cầm cố tại ngân hàng có thể là công trái, 
tín phiếu kho bạc, cổ phiếu, trái phiếu công ty 
Tuy nhiên, việc nhận các chứng khoán là tài sản cầm cố tại ngân hàng cũng 
có nhiều rủi ro vì chứng khoán phần lớn được xác định theo thị giá mà giá cả chứng 
khoán biến động trên thị trường rất khó dự báo. Điều này có tác động lớn tới các 
khoản cho vay cầm cố tại ngân hàng. 
3. Bảo lãnh 
Trong nhiều trường hợp khách hàng có thể sử dụng bảo lãnh của một bên 
thứ 3 để đảm bảo khả năng trả nợ vay ngân hàng. Trong hình thức này, thay vì sử 
dụng một tài sản cụ thể làm vật đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ, khách hàng dựa vào 
sự bảo lãnh của một bên thứ 3 thường là chính phủ, ngân hàng khác, công ty bảo 
hiểm, các công ty lớn có uy tín Để có thể đứng ra bảo lãnh các khoản vay, phía 
bảo lãnh ít nhất cần phải có những điều kiện như: 
Lê Trung Thành Khoa Quản Trị Kinh Doanh 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - 72 - 
__________________________________________________________________________ 
- Có uy tín trong lĩnh vực bảo lãnh 
- Có truyền thống về năng lực tài chính lành mạnh 
- Có năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật. 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Tín dụng là gì? Nêu khái quát các phương thức phân loại tín dụng. 
2. Thế nào là tín dụng có bảo đảm? Tín dụng không có bảo đảm? 
3. Thế nào là tín dụng trả góp? Tín dụng phi trả góp? 
4. Tín dụng bằng chữ ký có mấy loại? Bảo lãnh là loại hình tín dụng có 
bảo đảm hay không? 
5. Quy trình tín dụng là gì? Tại sao các ngân hàng lại phải xây dụng cho 
mình một quy trình tín dụng cụ thể? 
6. Quy trình tín dụng bao gồm nội dung gì? 
7. Những yếu tố cần xem xét khi phân tích tín dụng? 
8. Có mấy bộ phận chuyên môn hoá tham gia phân tích tín dụng? Bộ phận 
nào quan trọng nhất? 
9. Nêu khái quát các bước trong quy trình tín dụng? 
10. Bảo đảm tín dụng là gì? Có mấy hình thức bảo đảm? 
11. Thế chấp là gì? Nêu quy trình thế chấp tài sản. 
12. Cầm cố là gì? Có mấy phương pháp quản lý hàng hoá được cầm cố? 
Lê Trung Thành Khoa Quản Trị Kinh Doanh 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_nghiep_vu_ngan_hang_thuong_mai_le_trunh_thanh_phan.pdf