Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp (Phần 2) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM

Tóm tắt Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp (Phần 2) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM: ... kết. a) Các dạng dầm móng btct; b) các giải pháp đặt dầm móng; c) Chi tiết liên kết với hàng cột biên; d) Kết cấu mang lực mái Kết cấu mang lực mái bằng bê tông cốt thép được sử dụng khi bước cột 6; 12m và nhịp ≤36m, chúng gồm hai nhóm dầm và giàn: Dầm bê tông cốt thép được sử dung kh... CẤU CHỊU LỰC CỦA NHÀ CÔNG NGHIỆP 1 TẦNG 123 o Nhược điểm cơ bản của vỏ xếp là bị uốn cục bộ theo phương ngang, nên bước vỏ bị hạn chế, chỉ từ 3,0 ÷ 3,5m, còn nhịp vỏ chỉ đạt đến 24m, nếu có ứng suất trước có thể tới 36m. b) Vỏ mỏng cong hai chiều được đặc trưng bằng các đường sinh của hai c... nghiệp được phân loại như sau: 142 BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP Theo giải pháp kết cấu: tường chịu lực, tường tự mang, tường treo. Theo vật liệu làm tường: tường gạch xây, tường khối xây, tường panen bê tông cốt thép, tường từ tấm nhẹ. Theo kh...

pdf86 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 21/02/2024 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp (Phần 2) - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế - kỹ thuật hợp lý. 
b) Mái bê tông cốt thép (btct) 
Mái nhà bằng btct có độ bền vững cao, chịu lửa tốt, được sử dụng rộng rãi trong 
nhà công nghiệp có yêu cầu bền vững cao, niên hạn sử dụng khá lâu dài. Nhược điểm 
chủ yếu là nặng, thời gian thi công lâu, khó khắc phục khi hư hỏng. 
Cấu tạo chủ yếu gồm hai phần: lớp chịu lực và các lớp chức năng. 
 Lớp chịu lực làm nhiệm vụ nâng đỡ các lớp chức năng và cả thiết bị bên trên, 
trường hợp đặc biệt còn làm lớp cách nước. Lớp chịu lực có thể đổ toàn khối hay 
lắp ghép. 
o Lớp chịu lực bằng btct đổ toàn khối có độ bền cao, tiết kiệm thép, thi 
công chậm, công nghiệp hóa không cao, chỉ nên dùng cho nhà có diện 
tích mái không lớn và cho mái vỏ mỏng, hoặc do yêu cầu kỹ thuật và 
công nghệ. Về cấu tạo như nhà dân dụng, nếu xử lý chống thấm tốt, lớp 
chịu lực đồng thới là lớp cách nước. 
o Lớp chịu lực bằng btct lắp ghép có tính công nghiệp hóa cao, được sử 
dụng rất rộng rãi trong nhà công nghiệp. Cấu tạo là các tấm panen nhỏ 
hoặc lớn. 
 Panen có kích thước nhỏ ít được dùng vì gia công lắp đặt không bất tiện, dể bị 
thấm dột do mái bị co dãn vì nhiệt. 
 Panen có kích thước trong khoảng: 1,5 x 6; 3 x 6; 3 x 12m là thông dụng nhất. 
 Loại panen có sườn thưa rất được ưa chuộng, kích thước 1,5 x 6 x 0,3m, do 
thiết kế chế tạo đơn giản, trong lượng vừa phải. Chúng có chiều dày bản giữa 
các sườn từ 3 ÷ 5cm, dễ dàng tạo lỗ trống để đặt thiết bị hoặc lấy sáng. 
 Panen liên kết với kết cấu mang lực mái bằng cách hàn các chi tiết chờ sẵn 
trong các cấu kiện với nhau. 
BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 151 
 Các lớp chức năng gồm nhiều lớp khác nhau: lớp chống thấm, lớp cách nhiệt, 
cách nước, tạo độ dốc, lớp bảo vệ v,v  Số lượng các lớp và thông số kỹ thuật 
được chọn tùy thuộc vào kết cấu mái, đặc điểm khí hậu, môi trường và chế độ sản 
xuất. 
Hình 9-8: Các loại panen mái và 2 chi tiết cấu tạo mái nhà công nghiệp thƣờng dùng. 
 Lớp cách nhiệt thông dụng nhất là bê tông bọt xốp hay bê tông xỉ  được đặt 
trực tiếp trên tấm mái, bắt buộc phải dưới lớp chống thấm. Chiều dày theo tính 
toán. 
o Trong nhà xưởng có hơi nước, bên dưới lớp cách nhiệt cần phải có lớp 
cách nước bằng vữa xi măng cát, vữa bitum, dán hai đến ba lớp giấy dầu 
các loại màng cách nước hay sơn tổng hợp. 
o Cần tạo khe co dãn nhiệt cho lớp cách nhiệt rộng 5 ÷ 10mm, cách 
khoảng 4 ÷ 6m theo hai phương trong lớp liên kết và tạo dốc. 
Lớp chống thấm nằm trên lớp cách nhiệt và được làm bằng nhiều loại vật liệu 
khác nhau tùy thuộc giài pháp xử lý chống thấm: 
o Giấy dầu: dán chồng 2 đấn 3 lớp lên nhau bằng bitum nóng hoặc màng 
chất dẻo cách nước. Ưu điểm là rẻ, nhưng không bền lâu. 
o Đan btct chống thấm dày khoảng 4cm, trong có lưới thép 200 x 200, 
thép Ø4 ÷ 6. sau khi đổ phải ngâm nước xi măng 7 ngày liên tục. Tạo 
152 BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 
khe co dãn cách khoảng 12m theo hai phương, trám khe bằng nhựa 
đường. Ưu điểm là tuổi thọ cao, nhưng thi công phức tạp, lâu, làm tăng 
tải trọng, sửa chữa phức tạp. 
o Các tấm màng cách nước: làm bằng nhựa pôlime tổng hợp hay có gốc từ 
dầu mỏ; nhẹ, thi công nhanh, chống thấm tốt, hiện nay rất phổ biến. 
o Cần chú trọng và tăng cường chống thấm ở các vị trí tường hồi, biên, khe 
lún. 
 Lớp liên kết và tạo dốc: lớp này liên kết mặt các lớp bên dưới và tạo nền dốc về 
chỗ thu nước cho lớp bảo vệ bên trên. Thường được làm bằng vữa xi măng cát mác 
50 dày từ 1 ÷ 4cm hoặc vữa bitum cát. 
 Lớp bảo vệ: che phủ toàn bộ bề mặt và bảo vệ cho các lớp bên dưới không bị 
phá hoại và xâm thực. Vật liệu phổ biến hiện nay là gạch lá nem (gạch tàu) lát 2 
lớp lệch mạch vữa và tạo khe nhiệt với ô lưới 2 ÷ 3m. 
c) Mái bằng các tấm lợp nhẹ 
Thường được sử dụng cho nhà công nghiệp cần thoát nhiệt, có kết cấu mang lực 
mái là vì kèo hoạc cần xây dựng nhanh. Cũng hay dùng cho nhà công nghiệp chiều 
cao thấp nhưng cần chống nóng và bảo ôn trong nội thất, nhưng cần có trần cách 
nhiệt hoặc lợp cùng với vật liệu cách nhiệt. 
Cấu tạo cơ bản gồm xà gồ và tấm lợp 
 Xà gồ: chế tạo từ thép hình cán nóng, thép tấm cán nguội có hình chữ U,I,Z có 
chiều cao từ 80 ÷ 200mm. Khoảng cách xà gồ tùy thuộc vào trọng lượng và độ 
võng của tấm lợp. Xà gồ liên kết với kết cấu mang lực mái bằng bu lông. 
 Tấm lợp: Vật liệu thông dụng là các tấm lợp như tôn kim loại, tôn nhựa, tôn sợi 
khoáng, fibro xi măng v,v Chúng lợp lên trên xà gồ và liên kết với xà gồ bằng ti 
lợp, vít chuyên dụng. Tôn kim loại được ưa chuộng vì dễ thi công, có chiều dài tùy 
ý. 
BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 153 
a) Chi tiết mối nối 2 tấm lợp váo xà gồ; b) Chi tiết cấu tạo đỉnh mái bằng vật liệu nhẹ. 
Hình 9-9: Chi tiết cấu tạo mái nhà công nghiệp dùng vật liệu nhẹ. 
d) Thoát nƣớc mái cho nhà công nghiệp 
Nguyên tắc chung là lợi dụng trong lực để nước chảy tự do hay tổ chức thu thoát 
có hệ thống thoát. 
 Thoát tự do chỉ sử dụng khi chiều cao nhà đến mái < 6m và chiều rộng mái < 
30m; khi chiều cao cửa mái hoạc độ chênh lệch mái dật cấp < 3m. cần thiết kế 
cho mái có phần nhô ra khỏi tường 300 ÷ 600mm để chống hắt. 
 Khi chiều cao đến mái > 6m và độ chênh lệch mái dật cấp > 3m, nên dùng giải 
pháp tổ chức thu thoát vào hệ thống gồm hai phần: thu trên bề mặt mái và thoát 
đứng 
Thu trên mặt mái: tùy lưu lượng vào cách phân chia mặt mái dốc hay phân thủy 
trên mái bằng, nước được thu gom vào máng tôn hay sê nô btct đặt bên ngoài hoặc 
trong hay giữa nhà. 
Hệ thống ống đứng nhận nước qua phễu thu dẫn xuống đất, khoảng cách đặt ống 
tùy thuộc lượng nước trên mái tính toán. Nhưng đường kính ống đứng thoát phải 
≥Ø80. Ống thường làm bằng ống nhựa, ống kim loại, sành v,v và liên kết với tường, 
cột nhà bằng kẹp nhựa hay sắt. 
Hình 9-10: Các giải pháp thoát nƣớc mái. 
154 BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 
Hình 9-11: Chi tiết chống dột mái nhà công nghiệp. 
9.1.2.2 Cửa mái nhà công nghiệp 
a) Phân loại cửa mái nhà công nghiệp 
 Cửa mái được dùng cho nhà công nghiệp có chiều rộng trung bình và lớn, vượt khả 
năng chiếu sáng và thông gió tự nhiên của cửa sổ bên; cho các phân xưởng nóng 
cần tăng cường thoát nhiệt. 
- Phân loại theo đặc điểm chức năng: 
 Cửa mái chiếu sáng với hệ thống cửa kính cố định. 
 Cửa mái thông gió kiểu chớp, lỗ thoáng hay có cấu tạo đặc biệt. 
 Cửa mái hỗn hợp với hệ thống cửa kính đóng mở được. 
- Phân loại theo hình dáng 
 Cửa mái kiểu chồng diêm (chồng mái). 
 Cửa mái kiểu răng cưa. 
 Cửa mái chiếu sáng đỉnh đầu kiểu băng hay gián đoạn. 
 Cửa mái chiếu sáng: 
 Độ chiếu sáng của cửa phụ thuộc vào kiểu cửa mái. Điều kiện Việt Nam nên 
dùng các loại cửa chồng diêm thẳng đứng, cửa dạng răng cưa cánh thẳng đứng có 
trục theo hướng Đông – Tây 150 là hợp lý nhất. 
 Cửa chồng diêm thẳng đứngnên dùng cho các nhà công nghiệp có L ≥ 12m, với 
các thông số cơ bản sau: chiều rộng khung cửa Lcm = 0,3 ÷ 0,6 nhịp nhà; chiều 
BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 155 
cao cửa mái Hcm = (0,3 ÷ 0,65)Lcm; Yêu cầu diện tích lỗ cửa phải hơn 35% 
diie65n tích sàn. Để thống nhất hóa, Lcm = 6m cho nhịp nhà 12; 18m và Lcm = 9 
÷ 10m cho nhịp nhà L ≥ 24m. 
 Cửa mái thông gió: 
Hình thức và kích thước phụ thuộc vào yêu cấu mức độ thông gió, đặc điểm sản 
xuất bên trong, điều kiện địa lý, hướng gió v,v  các phân xưởng nguội nên dùng loại 
cửa mái kết hợp, các phân xưởng nóng hoặc rất nóng nên dùng cửa mái bình thường 
hoặc tích cực. 
b) Cấu tạo chung 
Hình 9-12: Các loại cửa mái thông gió và chiếu sáng tự nhiên. 
Hình 9-13: Các loại cửa mái chiếu sáng xiên, đỉnh đấu và độc lập. 
156 BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 
Hình 9-14: Các loại cửa mái thông gió tích cực. 
Cửa mái nhà công nghiệp cấu tạo từ các bộ phận như: kết cấu chịu lực, kết cấu 
bao che và bộ phận chức năng phụ. 
 Kết cấu chịu lực thường là khung btct hay thép 
Khung cửa mái được cấu tạo từ khung ngang và hệ giằng. Khung ngang được tạo 
bởi thanh chống đứng, xà ngang và các xà xiên. 
Nhịp của khung chịu lực mái của mái btct bao giờ cũng nhỏ hơn nhịp cửa mái mỗi 
bên 150mm (khi panen mái dài 6m) hoặc 250mm (khi panen má dài 12m). Để ổn 
định khung ngang thep phương dọc cần gia cố thêm các thanh giằng. 
 Kết cấu phận bao che, thường gồm: mái, cánh cửa (kính, chớp) và hệ chân cửa 
mái. 
 Các bộ phận chức năng phụ: là các tấm chắn cửa mái thông gió, phụ kiện đóng 
mở. 
BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 157 
9.2 NỀN, SÀN VÀ CÁC KẾT CẤU PHỤ 
9.2.1 CẤU TẠO CÁC LOẠI NỀN, SÀN NHÀ CÔNG NGHIỆP 
9.2.1.1 Những vấn đề chung 
Nền – sàn nhà công nghiệp chịu những tác động rất lớn từ tải trọng tĩnh đến tải 
trọng động và cả sự xâm thực của các điều kiện làm việc và môi trường sản xuất 
trong nhà. 
a) Yêu cầu chung cho thiết kế sàn nhà công nghiệp: 
- Phù hợp cao nhất các yêu cầu sản xuất. 
- Có độ bền cơ lý hóa cao, không cháy và chịu lửa tốt. 
- Không sinh tia lửa trong các xưởng có nguy cơ cháy nổ cao. 
- Không trơn trượt, dễ vệ sinh. 
- Bảo đảm mỹ quan. 
- Hợp lý và kinh tế. 
b) Cấu tạo chung 
 Lớp áo phủ: là lớp chịu trực tiếp các tác động của cơ lý hóa, quyết định chất lượng 
nền – sàn. Chúng được chia làm ba loại: lớp áo liên tục (đất đầm chặt, các loại bê 
tông, v,v); lớp áo bằng vật liệu rời (gạch ốp lát, tấm bê tông, kim loại, gỗ v,v); 
lớp áo bằng vật liệu cuộn (nhựa tổng hợp). 
 Lớp đệm: có chức năng truyền lực xuống nền đất, được làm bằng các vật liệu như 
cát đá sỏi, bê tông các loại, panen hay bản sàn. Nên chọn như sau: 
Nếu lớp áo trên bằng đất, bê tông đất, tầm kim loại thì lớp đệm là đất, cát đầm 
chặt. 
Nếu lớp áo trên là vật liệu rời, cuộn thì lớp đệm bằng bê tông chịu được các tác 
động cơ lý hóa. 
Với các xưởng có tác động nhiệt lên nền- sàn, lớp đệm nên làm bằng vật liệu rời. 
Chiều dày lớp đệm tùy thuộc tính toán, thường từ 60 đến 150mm. 
158 BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 
 Lớp trung gian có 2 chức năng; làm phẳng mặt lớp đệm và liên kết các lớp nhau 
thành một khối. Thường là vữa xi măng cát, vữa bitum cát, thủy tinh lỏng v,v 
 Lớp cách nhiệt, cách âm, cách nước: được sử dụng cụ thể cho từng trường hợp 
theo yêu cầu kỹ thuật và sản xuất. 
 Lớp nền là lớp đỡ tất cả các lớp trên: ở tẩng trệt là nền đất tự nhiên, ở nhà nhiều 
tầng chính là sàn nhà. 
9.2.1.2 Cấu tạo các loại nền – sàn nhà công nghiệp 
a) Nền có lớp áo liên tục: 
Đặc trưng cơ bản là có lớp phủ mặt toàn khối như: 
 Nền đất: làm bằng đất, rẻ tiền, đơn giản, dễ thi công, sửa chữa, nhưng sinh bụi 
bẩn. Có lớp áo đồng thời cũng là lớp đệm làm bằng đất hay bê tông đất (đất trộn 
cát đá với xi măng). Sử dụng cho nơi có tải trọng lớn, nhiệt độ cao. 
 Nền cấp phối: làm từ hỗn hợp cát, đá sỏi, đất sét hoặc hỗn hợp đá dăm có hoặc 
không có nhựa đường hay vữa xi măng cát. Thường sử dung cho nơi hay có xe cộ 
qua lại, cho nhà kho. 
 Nền bằng bê tông xi măng, bê tông nhựa: có khả năng chịu lực cao, chịu mài mòn 
 sử dụng cho những nơi sản xuất có môi trường xâm thực cao (hóa chất, ầm độ), 
nhiều ô tô qua lại, hoặc cho nhà kho. Mặt nền bằng vữa xi măng cát, bê tông xi 
măng hay bê tông nhựa. Lớp đệm bằng bê tông đá dăm thướng mác thấp. 
 Nền bằng đá mài: có lớp áo bằng láng granito rồi mài nhẵn, lớp đệm bằng bê tông 
hay đá dăm đầm chặt. Ưu điểm là chịu được dầu, mỡ, kiềm, sạch đẹp. 
 Nền bằng vữa bê tông chịu axit: có lớp áo bằng vật liệu chịu được axit như vữa 
thủy tinh lỏng, vữa xi măng ít vôi, vữa xi măng xỉ lò cao, tro núi lửa. Trên lớp đệm 
phải phủ bằng bitum. 
BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 159 
Hình 9-15: Cấu tạo nến có lớp áo liên tục. 
b) Nền bằng vật liệu dời 
Đặc trưng cơ bản là có lớp phủ mặt bằng các tấm, khối rời ốp lát, liên kết bằng 
mạch vữa hoặc không. 
 Nền bằng gạch gốm: là loại truyền thống, chịu lực không lớn, nhưng rẻ, đơn giản. 
Lớp mặt lát bằng gạch. Lớp đệm bằng cát, xỉ, đá dăm đầm chặt hoặc bằng bê tông 
đá mác thấp. 
 Nền bằng đá khối: có độ chịu lực lớn, chịu va chạm, rẻ tiền, song không được bằng 
phẳng, bám bụi  Sử dụng cho các nơi sản xuất có nhiệt độ cao, va chạm mạnh, 
thiết bị nặng hay nhà kho, đường ô tô. Đá được gia công có hình khối qui cách 
hoặc gia công thô, khi lát hoặc sắp có qui luật trên các lớp đệm cát, xỉ, đất hoặc bê 
tông. Có thể chèn hay không chèn mạch bằng vữa các loại. 
 Nền bằng các tấm lát: lớp áo là các tấm lát mặt như gạch gốm, ceramic, gạch xi 
măng, tấm bê tông, tấm nhựa, tấm granito v,v chúng được lát bằng vữa hoạc 
không vữa trên lớp đệm bằng cát, đất nện, đá dăm hay bê tông. 
 Nền bằng các tấm kim loại: lớp mặ được phủ bằng các tấm gang đúc sẵn, thép chế 
tạo sẵn chuyên dùng  sắp đặt trên lớp đệm bằng cát, đất nện, đá dăm hay bê 
tông.Sử dung cho các xưởng luyện kim, có nhiệt độ cao, tải trọng lớn. 
 Nền bằng gỗ: có tính đàn hồi cao, nhẹ, ấm, mát, sạch đẹp, song dễ cháy, dễ bị 
xâm thực. Thường sử dụng cho các phân xưởng dệt, may mặc hoặc trong các nhà 
hành chính – quản lý. 
160 BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 
Hình 9-16: Cấu tạo nến làm bằng vật liệu rời. 
c) Nền bằng vật liệu nhựa tổng hợp: là các tấm phủ làm bằng nhựa dẻo, sợi 
khoáng được sản xuất dưới dạng tấm, cuộn lớn. Chúng có thể phủ lên hoặc dán chặt 
xuống lớp đệm bằng keo dán chuyên dụng, dùng cho các nơi sản xuất có hóa chất tác 
dụng, hay yêu cầu chống ầm, chống ma sát phát sinh tia lửa. 
BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 161 
9.2.2 Các kết cấu phụ trong nhà công nghiệp. 
9.2.2.1 Cầu thang 
a) Cầu thang chính: có chức năng giao thông liên hệ giữa các tẩng nhà theo 
phương đứng, phục vụ cho sản xuất kết hợp đi lại quản lý – sinh hoạt. 
Việc tính toán, bố trí sắp đặt như đã giới thiệu ở bài 3. 
Cấu tạo cơ bản như cầu thang trong kiến trúc nhà dân dụng. 
b) Cầu thang phụ trợ phục vụ cho sản xuất: dùng cho công nhân lên xuống các 
khu vực sản xuất độc lập, lên sàn công tác, lên cầu trục v,v Chúng thường có độ 
dốc từ 45
0
 đến 90
0
, chiều rộng vế thang 0,6 ÷ 1m, chiều cao bậc 0,2 ÷ 0,3m, làm 
chủ yếu bằng thép các loại, liên kết hàn hoặc bu long. Hình dáng chế tạo đơn giản, 
tiện dụng, mặt bậc có yêu cầu chống trượt. 
c) Cầu thang thoát hiểm dùng để thoát người khi trong nhà có cháy nổ, phát 
sinh chất độc hại, thường thiết kế lắp đặt cho NCNNT. 
 Việc tính toán các thông số, khoảng cách, quy hoạch bố trí như đã trình bày ở bài 
3. 
 Thang thoát hiểm tùy vào vị trí bố trí trên mặt bằng, được phân làm hai loại: 
thang kín và thang hở. 
 Thang kín (buồng thang) là thang được bao xung quanh bằng tường chống 
cháy, chỉ liên hệ với các tầng bằng cửa chống cháy. Thang kín được bố trí trong 
nhà hoặc nơi chỉ có một mặt tiếp xúc với bên ngoài. Yêu cầu cơ bản là cửa chống 
cháy phải mở vào trong buồng thang, ở tầng trệt cửa phải tiếp xúc thẳng với bên 
ngoài hoặc lối ra ngoài gần nhất. Cấu tạo như thang thoát hiểm trong kiến trúc 
dân dụng. Ngoài ra phải thiết kế buồng thông áp theo qui phạm PCCC hiện hành. 
 Thang hở được bố trí kề bên cạnh nhà hoặc có 3 mặt tiếp xúc với bên ngoài. 
Cấu tạo như thang thoát hiểm trong kiến trúc dân dụng. 
162 BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 
Hình 9-17: Cấu tạo cầu thang bằng btct. 
BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 163 
Hình 9-18: Cấu tạo cầu thang bằng thép. 
164 BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 
d) Cầu thang chữa cháy: thiết kế cho nhà có chiều cao hơn 10m, nhà có mái 
chênh lệch, có cửa mái chồng diêm. 
 Khi nhà cao dưới 30m, nhà có mái chênh lệch, có cửa mái chồng diêm, thang được 
làm thẳng đứng với chiều rộng vế thang 0,6m, có lan can kiểu lồng. 
 Khi nhà cao hơn 30m, vế thang được đặt nghiêng một góc < 80
0
, chiều rộng vế 
thang 0,7m, cứ lên cao 8m phải có một chiếu nghỉ có lan can bảo vệ. Khoảng cách 
các thang chữa cháy đặt theo chu vi nhà không quá 200m 
 Thang được chế tạo bằng kim loại và có thể dùng thoát hiểm khi có sử cố. 
9.2.2.2 Tƣờng ngăn 
Tường ngăn được sử dụng trong nhà công nghiệp để phân chia không gian theo 
yêu cầu sản xuất. Tường ngăn phải đáp ứng yêu cầu sản xuất, bền, khó cháy, có tính 
linh hoạt và công nghiệp hóa cao. 
a) Tƣờng ngăn lửng (vách ngăn) chỉ cao 2 đến 3m, dùng chia không gian để tiện 
tổ chức sản xuất và quản lý, nhưng không cản trở chiếu sáng, thông gió tự nhiên, dễ 
dàng thay đổi khi có nhu cầu khác. 
 Vật liệu làm vách ngăn có thể là gỗ, kim loại, khối xây, bê tông, kín hay hở. 
b) Tƣờng ngăn kín dùng để tạo phòng có yêu cầu cách ly chống ồn, độc hại, có 
điều hòa không khí nhân tạo v,v Vật liệu thường làm bằng khối xây, bê tông có 
hoặc không cốt thép, tấm nhẹ v,v 
9.2.2.3 Tầng kỹ thuật và sàn thao tác 
a) Tầng kỹ thuật được thiết kế để xếp đặt hệ thống kỹ thuật, kho, các bộ phận 
phục vụ quản lý, sinh hoạt công công v,v  Tầng kỹ thuật có thể được thiết kế riêng. 
Nhưng hay được bố trí kết hợp trong khoảng trống của kết cấu mang lực mái, kết cấu 
đỡ sàn thường là dạng giàn. Khi đó kết cấu giàn cần có cấu tạo khác biệt để thuận 
tiện cho liên kết đỡ sàn của tầng kỹ thuật. 
b) Sàn thao tác trong nhà sản xuất để đi lại thao tác kỹ thuật, sửa chữa, kiểm tra 
thiết bị sản xuất v,v Chúng thường có dạng giá đỡ hoặc giá đai. Nói chung sàn thao 
tác được cấu tạo như kết cấu chịu lực kiểu dầm. Dầm sàn thao tác tựa lên các kết cấu 
chịu lực cơ bản của nhà, lên cả thiết bị công nghệ hoặc lên các gối đỡ riêng. 
BÀI 9: CẤU TẠO KẾT CẤU BAO CHE, NỀN, SÀN VÀ KẾT CẤU PHỤ NHÀ CÔNG NGHIỆP 165 
9.2.2.4 Móng máy 
Máy và thiết bị trong nhà công nghiệp có thể đặt trực tiếp lên nền sàn khi có trọng 
lượng nhẹ và tạo chấn không lớn. Khi có tự trọng nặng và sang chấn lớn phải đặt trên 
móng riêng. 
Căn cứ vào các loại thiết bị, điều kiện đặt máy và đặc điểm của nền đất, khi thiết 
kế móng máy có thể chọn giải pháp móng toàn khối, móng tường, móng khung. 
Móng máy thường được làm bằng bê tông, btct, toàn khối hay lắp ghép. Nếu là 
móng khung, phần trên có thể làm bằng thép. 
Kích thước của móng được xác định theo tính toán, nhưng không nhỏ hơn kích 
thước đặt máy theo yêu cầu. 
Thiết bị được liên kết vào móng bằng bu lông neo hay vít nở. 
Để hạn chế sự làn chuyền rung động của máy, thường dúng giải pháp cách ly giữa 
móng máy và nền sàn bằng khe hở chèn cát khô rời. 
BÀI TẬP 2 
Lập tuyển họa (vẽ tay) trên khổ giấy A4 và đóng thành tập, nội dung sau: 
1) Tuyển họa các chi tiết cấu tạo mái và tường của nhà công nghiệp. 
2) Tuyển họa các chi tiết cấu tạo nền, sàn nhà công nghiệp nhiều tầng. 
3) Tuyển họa các chi tiết cấu tạo cửa và cầu thang nhà công nghiệp. 
Chú ý: 
- Nghiêm cấm sinh viên sao chép; 
- Bài có tỷ lệ hình và ảnh giống nhau ≥ 15% đều bị loại. 
166 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCXDVN 01:2008/BXD về: Quy hoạch xây dựng 
2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCXDVN 03:2009/BXD về: Phân loại, phân cấp 
công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị. 
3) Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 4616-1988 về: Quy hoạch mặt bằng tổng 
thể cụm công nghiệp. 
4) Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 4514-1988 về: Xí nghiệp công nghiệp – 
Tổng mặt bằng. Tiêu chuẩn thiết kế. 
5) Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 4604-88 về: Xí nghiệp công nghiệp - Nhà 
sản xuất. Tiêu chuẩn thiết kế. 
6) Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 3904-1984 về: Nhà của các xí nghiệp 
công nghiệp – Thông số hình học. 
7) Hoàng Huy Thắng – Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà công nghiệp (tái bản). 
NXB Giáo dục -1991. 
8) Nguyễn Đăng Hương – Nguyên lý thiết kế cấu tạo nhà công nghiệp (tái bản). 
Hà Nội – 1995. 
9) Nguyễn Đức Thiềm – Kiến trúc nhà dân dụng và công ngiệp. NXB Khoa học và 
Kỹ thuật – 2007. 
10) Nguyễn Minh Thái – Thiết kế kiến trúc công nghiệp. NXB Xây dựng – 2008. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_thiet_ke_kien_truc_cong_nghiep_phan_2_t.pdf
Ebook liên quan