Giáo trình Nhập môn Logic học
Tóm tắt Giáo trình Nhập môn Logic học: ...đoán không có dạng : Mọi S là P mà vẫn là phán đoán khẳng định chung : Ví dụ : - Nước là chất dẫn điện. - Ớt nào là ớt chẳng cay. - Phán đoán khẳng định riêng (phán đoán I). Công thức : - Một số S là P. Ví dụ : Một số sinh viên thông thạo tin học. ...4 cách sắp xếp thứ tự các thuật ngữ trong cả hai tiền đề. Do đó, có 4 loại hình tam đoạn luận. Loại hình 1 : M P M P 61 62 48 S M S M S P S P Loại hình 2 : M P S M S M P M S P S P Loại hình 3 : M P M P S M M S S P S P Loại hình 4 : M P P M S M...g nhau càng phong phú, nhiều mặt thì mức độ chính xác của kết luận càng cao. 87 68 2.3 Số lượng các thuộc tính bản chất giống nhau càng nhiều thì mức độ chính xác của kết luận càng cao. Ví dụ 1 : A và B đểu được sinh ra từ gia đình có bố mẹ làm ngành Y, ...
ột cái hộp giấy đựng rất nhiều ong. Thầy phù thủy cho biết : “Nếu ông là thù thì lũ ong đã đốt ông rồi. Tuần trước có một kẻ xấu vào đây, liền bị ong đốt cho phải bỏ chạy”. - Hắn ta đã nói gì với ông “ Du khách hỏi. - Chưa kịp nói gì cả. - Vậy làm sao ông biết hắn là kẻ xấu ? - Vì ong đã đốt hắn. (Dẫn theo [9], tr.178) Đúng là lập luận vòng quanh : Ong thì đốt kẻ xấu và kẻ xấu thì bị ong đốt. 105 81 PHẦN III Chương VI CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY LÔGÍC HÌNH THỨC I- ĐỊNH NGHĨA. Qui luật lôgíc là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, ổn định giữa các hình thức lôgíc của tư tưởng được hình thành trong quá trình phản ánh thế giới khách quan. Các qui luật lôgíc được đúc kết từ thực tiễn hàng ngàn năm của nhân loại, chúng là sự phản ánh những qui luật của thế giới khách quan vào trong ý thức chủ quan của con người. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới khách quan luôn vận động, biến đổi và phát triển song vẫn bao hàm trong nó sự ổn định tương đối. Các qui luật cơ bản của lôgíc phản ánh trạng thái ổn định tương đối trong sự phát triển của sự vật. Các qui luật đó bao gồm : Luật đồng nhất, Luật phi mâu thuẫn, Luật bài trung và Luật lý do đầy đủ. Đây là những qui luật cơ bản vì chúng nói lên tính chất chung nhất của mọi tư duy chính xác : tính xác định, tính không mâu thuẫn, tính nhất quán, tính có căn cứ của tư duy. Chúng làm cơ sở cho các thao tác tư duy, bảo đảm cho tư duy được chính xác, tránh sai lầm. II- CÁC QUI LUẬT. 1- Luật đồng nhất. Mọi tư tưởng phản ánh cùng một đối tượng trong cùng một quan hệ phải được đồng nhất. Sự vật, hiện tượng biến đổi không ngừng, trong quá trình biến đổi đó, khi chất của sự vật chưa thay đổi thì sự vật vẫn còn là nó, đồng nhất với nó. Vì vậy, trong tư duy, trong trao đổi tư tưởng, mọi tư tưởng (khái niệm, phản đoán) phản ánh cùng một đối tượng phải được đồng nhất, phải có giá trị lôgíc như nhau. 106 107 82 Luật đồng nhất được diễn đạt dưới hình thức sau : A = A, đọc là “A là A”, hoặc “A đồng nhất với A”. Cũng có thể được diễn đạt : A A, đọc là : “Nếu (đã) a thì (cứ) A”. Luật đồng nhất yêu cầu không được thay đổi nội dung đã được xác định của tư tưởng, không được thay đổi nội hàm và ngoại diên của khái niệm một cách tùy tiện. Luật đồng nhất không mâu thuẫn với phép biện chứng. Sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, do đó tư tưởng phán ánh chúng cũng phải vận động và phát triển theo. Vì “biện chứng của ý niệm (tư tưởng) chẳng qua chỉ là sự phản ảnh biện chứng của sự vật”. Cho nên tư tưởng về sự vật có thể và cần được biến đổi khi sự vật biến đổi. Ở đây, luật đồng nhất không ngăn cấm sự biến đổi của tư tưởng, mà chỉ ngăn cấm sự thay đổi một cách tùy tiện, vô căn cứ của tư tưởng trong quá trình tư duy khi sự vật mà tư tưởng đó phản ánh vẫn đang còn là nó. Luật đồng nhất cũng đặt ra yêu cầu trong trao đổi tư tưởng trong thảo luận : không được đồng nhất hóa những tư tưởng khác biệt. Đồng thời hóa những tư tưởng khác biệt là thủ thuật của những kẻ ngụy biện hòng vi phạm luật đồng nhất, làm cho người khác hiểu sai lạc vấn đề. Những biểu hiện của việc vi phạm luật đồng nhất ở khía cạnh này là : - Sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (đánh tráo khái niệm). Ví dụ : Vật chất tồn tại vĩnh viễn (1). Bánh mì là vật chất (2). Bánh mì tồn tại vĩnh viễn. Khái niệm “Vật chất” ở hai tiền đề có nội hàm khác nhau, cho nên đây là hai khái niệm khác nhau. - Đồng nhất hóa các tư tưởng khác nhau (đánh tráo nghĩa của tư tưởng). Ví dụ : Cái anh không mất tức là cái anh có (1). Anh không mất sừng (2). Vậy là anh có sừng. 108 83 Ở phán đoán (1), “cái không mất” được hiểu là cái ta có và ta không đánh mất. Nhưng ở phán đoán (2) “cái không mất” lại là cái mà ta không hề có và do đó không thể đánh mất được. Ở đây, người ta đã cố tình đồng nhất hóa hai tư tưởng khác nhau. Luật đồng nhất còn đặt ra một yêu cầu khác trong trao đổi tư tưởng : không được làm khác biệt hóa một tư tưởng đồng nhất. Khác biệt hóa một tư tưởng đồng nhất cũng là vi phạm luật đồng nhất. Vi phạm luật đồng nhất ở khía cạnh này thường được biểu hiện : - Trong dịch thuật, chuyển các văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác (các bản dịch không còn nguyên ý nghĩa của bản gốc). - Trong trình bày chuyển đạt văn bản, nghị quyết, các điều luật, các qui định, v.v người ta cắt xén hoặc thêm vào văn bản những tư tưởng khác với bản gốc. - Cố tình hoặc vô tình thay đổi luận đề trong quá trình lập luận, chứng minh. Luật đồng nhất hiểu thị tính chất cơ bản của tư duy lôgíc : tính xác định. Nếu tư duy không có tính xác định thì người ta không hiểu đúng sự thật và không thể hiểu nhau được. Luật đồng nhất loại bỏ tính chất mơ hồ, lẫn lộn, thiếu xác định, nước đôi trong tư duy. Trong cuộc sống, những người vi phạm luật đồng nhất thường là những kẻ ngụy biện, họ cố tình đánh tráo khái niệm, đánh tráo đối tượng để phục vụ cho ý đồ sai trái của mình, hoặc là những người do thiếu hiểu biết, nắm không đầy đủ nội hàm và ngoại diên của các khái niệm, các thuật ngữ, ký hiệu chuyên môn, v.v Chính vì vậy, trong khoa học, để tránh vi phạm luật đồng nhất, ngành khoa học nào cũng cần phải định nghĩa, chú thích rõ ràng tất cả các khái niệm, các thuật ngữ, các ký hiệu của ngành mình. 2- Luật phi mâu thuẫn. Với cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ, nếu có hai tư tưởng trái ngược nhau thì không thể đồng thời cùng đúng. Khi sự vật vẫn đang là nó và nếu nó được xem xét trong cùng một thời gian, cùng một quan hệ, thì không thể nói rằng nó vừa có vừa không có cũng một thuộc tính nào đó. Do đó, theo luật mâu thuẫn, khi hai phán đoán nói về cùng một đối tượng, trong cùng một thời gian, cùng mối quan hệ mà phán đoán này khẳng định, phán đoán kia lại phủ định thì không thể đồng thời cùng đúng. Luật phi mâu thuẫn được diễn đạt dưới hình thức sau : (A A), đọc là : “Không phải A và không A” Ví dụ : - Hà nội là thủ đô của nước Việt Nam. - Không phải Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam. Luật phi mâu thuẫn chỉ ra rằng hai phán đoán trái ngược nhau trên đây không thể đồng thời cùng đúng. Thực chất của luật phi mâu thuẫn là cấm mâu thuẫn, nghĩa là trong tư duy không được mâu thuẫn. Luật phi mâu thuẫn không hề phủ nhận những mâu thuẫn tồn tại trong thực tế khách quan. Mâu thuẫn trong thực tế là những mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng, nó nằm ngoài 109 110 84 phạm vi nghiên cứu của lôgíc hình thức. Lôgíc hình thức chỉ bàn đến mâu thuẫn lôgíc, là mâu thuẫn xảy ra trong tư duy. Tư duy có mâu thuẫn là tư duy sai lầm, không chính xác, thiếu nhất quán. Mâu thuẫn trong tư duy cản trở việc nhận thức đúng đắn bản chất sự vật. chính vì vậy, luật phi mâu thuẫn chủ trương gạt bỏ mâu thuẫn trong tư duy, bảo đảm cho tư duy lành mạnh, chính xác. Thông thường, việc vi phạm luật phi mâu thuẫn biểu hiện ở các quá trình tư duy mà “tiền hậu bất nhất”. Vừa khẳng định một thuộc tính nào đó lại vừa phủ định chính thuộc tính đó của đối tượng, khi đối tượng vẫn đang là nó, chưa thay đổi. Ví dụ : Trong tiểu thuyết Rudin của Tuốcgheniép, hai nhân vật đã tranh luận với nhau về chuyện có lòng tin hay không như sau: “Thôi được, vậy theo ông có tồn tại lòng tin hay không ? - Không, không hề có. - Ông tin chắc như vậy chứ ? - Nhất định rồi ! - Ông vừa nói là ở con người ta không có lòng tin, nhưng chính ông tin chắc rằng không có lòng tin, vậy là chính ông đã cho một thí dụ đầu tiên về sự tồn tại lòng tin. Cả phòng đều cười ” (Trích theo [2], tr.43). Một ví dụ khác : “Có anh chồng trẻ lần đầu tiên say rượu, khi tỉnh dậy, anh ta rất hối hận và cầu xin vợ tha thứ. Người vợ nói rằng cô ta sẽ quên và tha thứ cho anh. Sau một tháng, cứ cách vài ngày, cô vợ lại nhắc đến chuyện say rượu hôm trước của anh chồng. Anh ta không chịu được nữa bèn nói : - Em đã nói là sẽ quên và tha thứ cho anh, vậy mà sao em cứ nhắc đi nhắc lại mãi thế ? - Vâng đúng thế ! Em chỉ muốn nhắc cho anh nhớ là em đã quên chuyện đó và đã tha thứ cho anh”. (Báo Tiền phong chủ nhật số 13/1995). Trong lập luận, người ta thường sử dụng luật phi mâu thuẫn để chứng minh, bác bỏ một luận đề nào đó. Chẳng hạn, để bác bỏ một luận đề nào đó, ta phải chứng minh phản đề của nó là đúng đắn. Phản đề đúng thì theo luật phi mâu thuẫn luận đề phải sai (Vì không thể có hai tư tưởng trái ngược nhau lại cùng đúng). 111 112 85 Tôn trọng luật phi mâu thuẫn là điều kiện cần để tránh mâu thuẫn trong tư duy. Lênin chỉ ra rằng “tính mâu thuẫn lôgíc”- tất nhiên, trong điều kiện tư duy lôgíc đúng đắn – không được tồn tại cả trong việc phân tích kinh tế và trong việc phân tích chính trị. 3- Luật bài trung (Luật loại trừ cái thứ ba). Với cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ mà có hai phán đoán phủ định nhau, thì chúng không thể cùng đúng hoặc cùng sai, một trong hai phán đoán phải đúng, phán đoán kia sai, không có cái thứ ba. Luật bài trung được diễn đạt dưới hình thức sau : (A A), đọc là : “A hoặc không A” Ví dụ : “Hòa là người có vóc dáng cao lớn” và “không phải Hòa là người có vóc dáng cao lớn” Hai phán đoán trên đây không thể cùng đúng hoặc cùng sai, một trong hai phán đoán phải đúng, phán đoán kia phải sai. Luật bài trung yêu cầu mọi người không được né tránh sự thừa nhận tính chân thực của một trong hai phán đoán có quan hệ phủ định nhau, không được tìm kiếm một phán đoán thứ ba nào khác. Từ đó cho thấy, đối với một vấn đề cụ thể, một tư tưởng cụ thể thì chỉ có thể đúng hoặc sai chứ không thể vừa đúng vừa sai hoặc không đúng cũng không sai. Chẳng hạn : Có thương thì nói là thương, Không thương thì cũng một đường cho xong. Chứ đừng nửa đục nửa trong, Lờ đờ nước hến cho lòng tương tư. Trong câu ca dao trên cô gái tỏ ra tôn trọng luật bài trung khi tuyên bố dứt khoát với bạn trai. Luật bài trung là luật đặc trung của lôgíc lưỡng trị. Nó có ý nghĩa to lớn đối với tư duy chính xác, và là cơ sở cho chứng minh bằng phản chứng (chứng minh gián tiếp). Chẳng hạn, cần chứng minh luận đề, nhưng thiếu căn cứ để chứng minh. Trong khi đó đủ căn cứ để bác bỏ phản đề. Phản đề sai đó, theo luật bài trung, ta rút ra tính đúng đắn của luận đề. 4- Luật lý do đầy đủ. 113 86 Luật lý do đầy đủ cho rằng : Một tri thức, một tư tưởng chỉ được coi là đúng đắn, chân thực khi chúng đã được chứng minh, nghĩa là đã xác định được đầy đủ lý do của nó. Luật lý do đầy đủ nói lên tính có căn cứ, tính được chứng minh của tư duy. Luật này đòi hỏi mỗi tư tưởng, mỗi ý nghĩ chân thực, đúng đắn cần phải được chứng minh, phải có đủ căn cứ. Những căn cứ đó có thể là những sự kiện thực tế, có thể là điều đã được khoa học chứng minh và thực tiễn xác nhận. Song cũng có thể bằng con đường lôgíc, tức là dựa vào những chân lý những lý do lôgíc, mà những chân lý, những lý do lôgíc đã được thực tiễn xác nhận là đúng đắn. Cơ sở của luật lý do đầy đủ là mối liên hệ phổ biến, có tính qui luật các sự vật, hiện tượng trong hiện thực. Mỗi một sự vật, hiện tượng (kết quả) bao giờ cũng được sinh ra từ những sự vật, hiện tượng khác (nguyên nhân). Chính vì vậy, luật lý do đòi hỏi bất kỳ một tri thức chân thực nào cũng cần phải có căn cứ của nó. Tính có căn là thuộc tính quan trọng của tư duy lôgíc, là đặc điểm cơ bản để phân biệt tư duy khoa học và tư duy phản khoa học. Trong khoa học, để chứng minh các luận điểm khác nhằm mở rộng tri thức của ta, có thể sử dụng các luận điểm đã được chứng minh, có đầy đủ cơ sở, nhờ đó chúng được coi là đúng đắn. Các giả thuyết, các luận điểm chưa được chứng minh thì không được sử dụng làm luận cứ trong quá trình chứng minh. Do đó, tuân thủ luật lý do đầy đủ là nhằm bảo đảm tính đúng đắn, tính có thể chứng minh, tính có căn cứ của tư duy. Luật lý do đầy đủ cũng ngăn cấm chúng ta tiếp nhận tri thức một cách vu vơ, thiếu căn cứ. Tiếp nhận tri thức bằng lòng tin theo kiểu tôn giao hoặc tiếp nhận tri thức trên cơ sở tin đồn, căn cứ vào dư luận, v.v là vi phạm luật lý do đầy đủ. 114 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH [1] HOÀNG CHÚNG – LÔGÍC HỌC PHỔ THÔNG. NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh, 1994. [2] NGUYỄN ĐỨC DÂN – LÔGÍC, NGỮ NGHĨA, CÚ PHÁP. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987. [3] VƯƠNG TẤT ĐẠT – LÔGÍC HÌNH THỨC. ĐHSP Hà nội 1, 1992 [4] GORKI – LÔGÍC HỌC. NXB Giáo dục, 1974 [5] NGUYỄN CHƯƠNG NHIẾP – LÔGÍC HỌC. ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, 1996. [6] NGUYỄN CHƯƠNG NHIẾP – NHẬP MÔN LÔGÍC HỌC. NXB Lao động Hà nội, 1997. [7] HOÀNG PHÊ – LÔGÍC NGÔN NGỮ HỌC. NXB Khoa học xã hội, 1989. [8] BÙI THANH QUẤT – LÔGÍC HỌC HÌNH THỨC. 115 88 ĐHTH Hà nội, 1994. [9] LÊ TỬ THÀNH – TÌM HIỂU LÔGÍC HỌC. NXB Trẻ, 1994 [10] NGUYỄN VĂN TRẤN – LÔGÍC VUI. NXB Chính trị Quốc gia, 1993 [11] NGUYỄN VŨ UYÊN – ĐẠI CƯƠNG LUẬN LÝ HỌC HÌNH THỨC. Lửa Thiêng, 1974. [12] V.I.KIRILLOV – A.A.STARCHENKO – LÔGÍC HỌC. A Moskva, 1987 (tiếng Nga). [13] VŨ NGỌC PHA (Chủ biên) – ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN. NXB Giáo dục, 1994. [14] RÔ-DEN-TAN – TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC . NXB Tiến bộ và NXB Sự thật, 1986 (tiếng Việt). 116 89 MỤC LỤC Trang Phần I Chương I : ĐẠI CƯƠNG VỀ LÔGÍC I- Đối tượng của lôgíc học ............................................. 1 II- Các đặc điểm của lôgíc học ...................................... 4 III- Sự hình thành và phát triển của lôgíc học ................. 5 IV- Ý nghĩa của lôgíc học ................................................ 8 Phần II Chương II : KHÁI NIỆM I- Đặc điểm của khái niệm ........................................... 10 II- Nội hàm và ngoại diên của khái niệm ...................... 12 III- Quan hệ giữa các khái niệm ...................................... 14 IV- Các loại khái niệm .................................................... 18 V- Mở rộng và thu hẹp khái niệm .................................. 19 VI- Định nghĩa khái niệm ................................................ 20 VII- Các qui tắc định nghĩa khái niệm .............................. 23 VIII- Phân chia khái niệm .................................................. 25 Chương III : PHÁN ĐOÁN I- Đặc điểm chung của phán đoán ................................ 30 117 90 II- Phân loại phán đoán .................................................. 32 III- Ngoại diên của chủ từ và vị từ trong phán đoán ....... 35 IV- Quan hệ giữa các phán đoán – Hình vuông lôgíc ..... 38 V- Các pháp lôgíc trên phán đoán .................................. 41 1- Phép phủ định ........................................................ 41 2- Phép hội ................................................................. 42 3- Phép tuyển ............................................................. 44 4- Phép kéo theo ........................................................ 47 5- Phép tương đương .................................................. 51 Chương IV : SUY LUẬN I- Đặc điểm chung của suy luận .................................... 53 II- Suy luận diễn dịch ..................................................... 54 1- Định nghĩa ............................................................ 54 2- Suy diễn trực tiếp ................................................. 55 3- Một số qui tắc suy diễn trực tiếp .......................... 56 4- Suy diễn gián tiếp ................................................ 59 4.1 Tam đoạn luận .............................................. 59 4.2 Suy diễn từ hai tiền đề .................................. 65 4.3 Suy diễn từ nhiều tiền đề .............................. 70 4.4 Suy luận rút gọn ............................................ 71 5- Một số kiểu suy luận sai lầm ............................... 74 6- Phân tích tính đúng đắn của một số suy luận ....... 77 III- Suy luận qui nạp ........................................................ 81 1- Định nghĩa ............................................................ 81 2- Phân loại............................................................... 82 IV- Suy luận tương tự ....................................................... 87 Chương V : CHỨNG MINH, BÁC BỎ VÀ NGỤY BIỆN 118 91 I- Chứng minh................................................................ 90 1- Định nghĩa ............................................................ 90 2- Cấu trúc của chứng minh ..................................... 90 3- Các qui tắc của chứng minh ................................. 91 4- Phân loại chứng minh ........................................... 93 II- Bác bỏ ........................................................................ 96 1- Định nghĩa ............................................................ 96 2- Các hình thức bác bỏ ............................................ 96 III- Ngụy biện .................................................................. 99 1- Định nghĩa ............................................................ 99 2- Các hình thức ngụy biện ...................................... 100 Phần III Chương VI : CÁC QUI LUẬT CƠ BẢN CỦA LÔGÍC HÌNH THỨC I- Định nghĩa.................................................................. 107 II- Các qui luật ................................................................ 108 1- Luật đồng nhất ..................................................... 108 2- Luật mâu thuẫn .................................................... 110 3- Luật bài trung ....................................................... 113 4- Luật lý do đầy đủ ................................................. 114 Tài liệu tham khảo .................................................................... 116 Mục lục. ..................................................................................... 118 119
File đính kèm:
- giao_trinh_nhap_mon_logic_hoc.pdf