Giáo trình Nhi khoa - Bệnh bạch cầu cấp trẻ em (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Nhi khoa - Bệnh bạch cầu cấp trẻ em (Phần 2): ... động. 5.1.2. Suy giáp do lạc chổ tuyến giáp Có thể có hội chứng suy giáp điển hình. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp chỉ được chẩn đoán sau 1 tuổi, các triệu chứng lâm sàng rất kín đáo, chậm phát triển thể chất, chậm cốt hoá xương, chậm phát triển tinh thần vận động . 5.1.3. Suy giáp do ...ệnh cấp II : - Trường hợp không viêm tim : phòng bệnh ít nhất 5 năm sau đợt bệnh lần cuối hoặc đến 18 tuổi. - Tổn thương tim đợt đầu : phòng đến 25 tuổi hoặc lâu hơn. - Bệnh van tim mạn tính do thấp : phòng bệnh suốt đời. - Bệnh nhân đã được phẫu thuật tim mạch do thấp tim : cần phòng bệnh...au 5-7 ngày C. Sau 1-2 tuần D. Sau 3 tuần E. Sau 1tháng 5.Lâm sàng của Viêm cầu thận cấp gồm những triệu chứng sau, ngoại trừ một : A. Phù ở mặt B. Tiểu ít C. Huyết áp cao D. Sốt cao E. Nước tiểu sậm màu hoặc đái máu 6.Protein niệu trong Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu kh...

pdf71 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nhi khoa - Bệnh bạch cầu cấp trẻ em (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 X 4 tháng. 
Tác dụng phụ : ngứa, viêm miệng, tiểu ra protéine, viêm cầu thận, giảm bạch cầu, giảm tiểu 
cầu, đông máu rải rác nội mạch 
- Hydroxychloroquine 
Liều 6 mg /kg /ngày chia 3 lần, uống lúc no. 
Tác dụng phụ :Viêm da, viêm dạ dày, lo âu, mất ngủ, rối loạn thị giác, tổn thương võng mạc 
không hồi phục, mù. 
- D-Pénicillamine 
Liều 5 - 10 mg/ kg/ ngày X 12 tháng 
Tác dụng phụ : viêm da, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, rối loạn thị giác, viêm thận. 
- Méthotrexate ( gây độc tế bào ) 
Liều 10 -15 mg / m2 da /tuần, uống 1 lần mỗi tuần X 3 - 6 tháng 
Có thể phối hợp với Prednisone lúc bắt đầu điều trị, sau đó giảm và ngưng Prednisone. 
Không nên phối hợp với AINS 
Tác dụng phụ độc cho thần kinh, thận ức chế tủy, viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, viêm da, 
viêm gan . 
8.2.3. Gluco - corticoides 
Không có chỉ định trong điều trị lâu dài vì : 
- Thuốc không ngăn cản được sự tiến triển viêm khớp, không làm lui bệnh hẳn. 
- Nếu giảm liều thì các triệu chứng xuất hiện lại . 
- Với liều điều trị, thuốc làm giảm hoạt động của thượng thận làm chậm lớn và gây các biến 
chứng như : hội chứng Cushing, xương mất chất vôi, hủy hoại sụn khớp, xuất huyết tiêu hóa . 
Gluco - corticoides chỉ được dùng trong trường hợp : 
+ VKDTTN thể hệ thống không đáp ứng điều trị với Aspirine 
+ Viêm mống mắt thể mi không lành với điều trị stéroides tại chỗ. 
Nên dùng Prednisone là loại Gluco - corticoides có nửa đời sống trung bình, có tính kháng 
viêm cao, ít ức chế tuyến yên, ít giữ muối và nước . 
Liều dùng : 1 - 2 mg / kg / ngày. 
Vấn đề dùng Gluco - corticoides tại chỗ : trước đây nhiều ý kiến chuyên khoa không nhất trí 
khi điều trị Gluco - corticoides tại chỗ như tiêm vào ổ khớp và vào phần mềm quanh khớp vì 
cho rằng chỉ có hiệu quả tạm thời, dễ gây nhiễm trùng khớp, dính khớp, teo cơ và hoại tử vô 
khuẩn tại ổ khớp . 
Hiện nay, theo James T. Cassidy , nếu sau khi điều trị toàn thân mà vẫn còn vài khớp bị viêm, 
đau nhiều ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp thì có thể dùng Triamcinolone hay 
Dexaméthasone tiêm vào ổ khớp hoặc vùng cơ quanh khớp với liều 20 - 40 mg mỗi khớp . 
Chú ý, phải bảo đảm vô trùng tuyệt đối, mỗi khớp không được tiêm quá 3 lần . 
8.3. Vật lý trị liệu 
Rất cần thiết để duy trì và tăng thêm vận động, trương lực cơ ở gần các khớp bệnh, phòng 
ngừa teo cơ. Cần hướng dẫn cha mẹ và bệnh nhi theo dõi việc tập luyện này để có thể thực 
hiện tại nhà . 
Tránh nằm nhiều ở giường, tránh hoạt động quá mệt và gây đau khớp. 
8.4. Phẩu thuật chỉnh hình 
Đối với các khớp bị biến dạng, dính khớp, khớp mất chức năng vận động.. 
8.5 Khám mắt 
Gởi trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt khám định kỳ . Hướng dẫn cha mẹ bệnh nhi theo dõi và 
báo cáo các triệu chứng về mắt để kịp thời điều trị . 
VIÊM KHỚP THIẾU NIÊN 
CÂU HỎI KIỂM TRA 
1. Viêm khớp thiếu niên là bệnh : 
A. Viêm bao hoạt dịch sinh mủ mạn tính. 
B. Viêm bao hoạt dịch sinh mủ cấp tính. 
C. Viêm bao hoạt dịch không sinh mủ cấp tính. 
D. Viêm bao hoạt dịch không sinh mủ mạn tính. 
E. Viêm tổ chức liên kết lan tỏa. 
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp thiếu niên là do : 
A. Chưa được biết. 
B. Liên cầu khuẩn nhóm A. 
C. Hemophilus influenzae. 
D. Trực khuẩn lao. 
E. Mycoplasma . 
3. Các thể lâm sàng của bệnh viêm khớp thiếu niên là : 
A. Thể cấp tính,thể mạn tính. 
B. Thể bán cấp,thể cấp tính. 
C. Thể mạn tính,thể cấp tính, thế ác tính. 
D. Thể hệ thống,thế đa khớp, thế ít khớp. 
E. Thế hệ thống, thể mạn tính, thể cấp tính. 
4. Thể hệ thống trong bệnh viêm khớp thiếu niên có biểu hiện : 
A. Viêm màng ngoài tim, màng phổi, màng bụng. 
B. Viêm mống mắt thể mi. 
C. Teo cơ, cưng khớp. 
D. Biến dạng khớp. 
E. Abcès não. 
5. Thể ít khớp trong bệnh viêm khớp thiếu niên hay gặp viêm : 
A. Khớp gối. 
B. Khớp vai. 
C. Khớp cổ chân. 
D. Khớp thái dương - hàm. 
E. Khớp khuỷu. 
ĐÁP ÁN 
1C 2A 3D 4A 5A 
Tài liệu tham khảo 
1. Trần Ngọc Ân (1991)- Viêm khớp mãn tính thiếu niên - Bệnh thấp khớp, tr. 120 - 124. 
2. Hoàng Trọng Kim (1998)- Viêm đa khớp dạng thấp trẻ em. - Bài giảng Nhi khoa, tr. 636 - 
650. 
3. Jone Green Schaller Ralph J. Wedgwood (1996)- Juvenile Rheumatoid Arthritis – Nelson, 
Textbook of Pediatrics, pp 612 - 621. 
4. Lauren M. Pachman, Andrew K Poznanski (1993)- Juvenile Rheumatoid Arthritis - 
Arthritis and Allied Condition, pp 1021 - 1034. 
5. James T. Cassidy , Ross E. Petty (1995)- Juvenile Rheumatoid Arthritis - Textbook of 
Pediatric Rheumatology, pp133 - 223. 
6. Isabelle Koné - Paut( 1994)- Arthrite chronique juvénile - Pathologie Articulaire de l' 
Enfant, pp 2561 - 2572 
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN 
Mục tiêu 
1.Nêu được những nét chính về dịch tễ của bệnh. 
2.Vận dụng được tiêu chuẩn Dukevào chẩn đoán bệnh. 
3.Sử dụng các biện pháp điều trị và dự phòng bệnh có hiệu quả. 
1. Đại cương 
1.1. Ðịnh nghĩa: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn(VNTMNK) là tình trạng nhiễm 
khuẩn trên bề mặt nội mạc của tim. Tổn thương đặc trưng là những nốt sùi có hình 
dạng và kích thước không nhất định. 
1.2. Dịch tễ 
- Tuổi và giới: VNTMNK có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng ở trẻ em thường gặp ở 
tuổi thiếu niên. Trẻ trai gặp nhiều hơn gái. 
- Tần suất: ở trẻ em khoảng 0,22 - 0,78 trường hợp/1000 trẻ vào viện. 
- Yếu tố nguy cơ của VNTMNK: VNTMNK thường xảy ra nhất ở trẻ có bệnh tim 
bẩm sinh, bệnh tim do thấp. Bệnh lý hay gặp là hở van 2 lá, hở van động mạch chủ, 
thông liên thất, tứ chứng Fallot. Ngoài ra cơ địa giảm sức đề kháng, tiêm chích ma 
túy, suy thận, viêm gan, chiếu xạ....cũng tạo điều kiện thuận lợi cho VNTMNK xảy 
ra. 
- Ðường vào của vi khuẩn gây VNTMNK : Vi khuẩn có thể từ các ổ nhiễm trùng ở 
răng miệng, đường hố hấp trên, đường niệu - sinh dục. 
- Vi khuẩn: Nhiều vi khuẩn có thể gây VNTMNK như: Liên cầu, Tụ cầu vàng, vi 
khuẩn gram (-), nấm. Trong đó các cầu khuẩn gram (+) chiếm khoảng 90% vi khuẩn được tìm 
thấy. Liên cầu khuẩn tan máu (Streptococcus Viridans) là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất 
trong VNTMNK ở trẻ em gặp trong 80% trường hợp, tiếp theo là tụ cầu vàng. Các vi khuẩn 
khác như: entérobactérie, các vi khuẩn của nhóm HACCEK (Haemophilus, Actinobacillus, 
Capnocytophaga, Cardiobacterium, Eikenella, Kingella), nấm, các tác nhân Chlamydia, 
Coxiella và Bartonella...ít gặp hơn 
2. Sinh lý bệnh 
Hai yếu tố cần thiết cho sự hình thành VNTMNK là: Sự bất thường về huyết động và 
vãng khuẩn huyết 
- Bất thường về huyết động: Khi dòng máu đi qua một chỗ hẹp với tốc độ cao hoặc từ 
một buồng tim có áp lực cao sang một buồng tim có áp lực thấp qua một lỗ thông sẽ 
tạo ra một dòng chảy xoáy. Dòng chảy xoáy này sẽ gây ra những sang chấn dai dẳng 
làm tổn thương lớp nội mạc ở ngay sau chỗ hẹp hoặc nơi dòng chảy đập trực tiếp 
vào. 
- Vãng khuẩn huyết: khi có vãng khuẩn huyết các vi khuẩn xâm nhập vào máu, sẽ 
bám dính vào khối tiểu cầu-Fibrin hoặc vào tế bào biểu mô nội tâm mạc bị tổn 
thương do dòng máu gây ra để hình thành VNTMNK. 
3. Lâm sàng 
- Biểu hiện toàn thân : Sốt là triệu chứng thường gặp, sốt dao động và kéo dài. Các 
triệu chứng khác có thể gặp: mệt mỏi, chán ăn sút cân, vã mồ hôi về đêm, thiếu máu, 
đau cơ đau khớp. 
- Tiếng thổi ở tim: thường có, đó là tiếng thổi mới xuất hiện hoặc sự thay đổi 
tiếng thổi cũ rất có giá trị để chẩn đoán bệnh. 
- Dấu hiệu thần kinh: hay gặp do tụ cầu, xuất hiện khi có tắc mạch não. 
- Lách to: có thể kèm gan to. Ðôi khi gặp nhồi máu lách hoặc áp xe lách. 
- Biểu hiện da: biểu hiện da ít gặp ở trẻ em, bao gồm: 
+ Ngón tay dùi trống. 
+ Xuất huyết thẳng: đó là những vệt thẳng đỏ hoặc nâu dưới móng. 
+ Nốt Osler: là những cục nhỏ 1-2mm, đỏ tím, đau ở đầu ngón tay, chân. 
+ Tổn thương Janeway: là những mảng dát màu hồng không đau, thấy ở gan bàn chân 
bàn tay. 
+ Chấm Roth: Xuất huyết ở võng mạc với điểm nhạt màu ở giữa. 
- Biểu hiện khác: có thể gặp ở thận, ở tiêu hóa và các tai biến nghẽn mạch. 
4. Cận lâm sàng 
4.1.Xét nghiệm máu 
- Tăng bạch cầu chủ yếu là đa nhân trung tính, cũng có khi giảm bạch cầu. 
- Tốc độ máu lắng tăng cao: thường gặp trong 80-90% trường hợp VNTMNK. 
- Protein-C phản ứng tăng cao ở giai đoạn đầu của bệnh. 
- Yếu tố dạng thấp dương tính: gặp ở ở bệnh nhân bị lâu ngày. 
4.2. Xét nghiệm nước tiểu: có hồng cầu và Protein niệu. 
4.3. Cấy máu 
Giúp chẩn đoán xác định. Cần phải cấy trong cả môi trường kỵ khí và ái khí. Cấy máu 4-6 
lần/ngày có thể thấy vi khuẩn trên 95% trường hợp nếu bệnh nhân chưa dùng kháng sinh. 
Thời gian nuôi cấy phải kéo dài trên 2-4 tuần. Cấy máu âm tính thường gặp ở bệnh nhân đã 
dùng kháng sinh trước. 
4.4. Siêu âm tim 
Siêu âm 2D cho phép xác định chính xác vị trí, kích thước và tính chất di động của sùi. Hiện 
nay siêu âm qua đường thực quản có thể phát hiện sùi trong 75-95% các trường hợp 
5. Chẩn đoán 
Năm 1994, Durack và cộng sự đưa ra một tập hợp những tiêu chuẩn chẩn đoán mới 
gọi là tiêu chuẩn Duke. 
5.1. Các tiêu chuẩn chẩn đoán VNTMNK 
5.1.1. Tiêu chuẩn chính 
- Cấy máu dương tính: Trong 2 lần cấy máu riêng biệt, phân lập được vi khuẩn điển 
hình trong VNTMNK như: Streptococcus Viridans, Streptococcus Bovis, nhóm 
HACCEK*, hoặc (trong trường hợp không thấy ổ nhiễm khuẩn khởi điểm) phân lập 
được tụ cầu vàng hoặc Enterococcus. 
- Có bằng chứng của tổn thương nội tâm mạc trên siêu âm tim 
+ Hình ảnh mảnh sùi di động lật phật trên van tim, cận van, hoặc 
+ Hình ảnh ổ áp-xe (ở trong tim) hoặc 
+ Sự bong rời của một phần van nhân tạo, hoặc 
+ Hở van tim mới xảy ra. 
5.1.2. Tiêu chuẩn phụ 
- Tiền sử: có bệnh tim từ trước hoặc có tiêm chích ma túy. 
- Sốt: > 380C. 
- Biểu hiện mạch máu: Có 1trong các dấu:tắc mạch, nhồi máu phổi phình mạch 
nấm, chảy máu não, xuất huyết võng mạc, tổn thương Janeway. 
- Hiện tượng miễn dịch: Có một trong các biểu hiện như: viêm cầu thận, nốt Osler, 
dấu hiệu Roth, yếu tố dạng thấp (+). 
- Bằng chứng vi khuẩn: Cấy máu (+) nhưng không đáp ứng đúng tiêu chuẩn chính đã 
nói ở trên, hoặc có bằng chứng huyết thanh về một nhiễm khuẩn đang 
tiến triển do một vi khuẩn thường gặp của VNTMNK. 
- Siêu âm tim: Nghĩ nhiều đến hình ảnh của VNTMNK nhưng không đáp ứng đủ như phần 
tiêu chuẩn chính đã nêu trên. 
5.2. Tiêu chuẩn Duke chẩn đoán VNTMNK 
5.2.1. VNTMNK chắc chắn 
- Tiêu chuẩn mô bệnh học 
+ Vi khuẩn: tìm thấy vi khuẩn gây bệnh từ việc nuôi cấy hoặc xét nghiệm khối sùi ở trong 
tim, khối sùi làm tắc mạch, hay từ ổ áp-xe trong tim. 
+ Tổn thương giải phẫu bệnh: có khối sùi hay ổ áp xe trong tim. 
- Tiêu chuẩn lâm sàng (theo sự xác định ở mục 5.1): Nếu có 2 tiêu chuẩn chính, hoặc 
1 tiêu chuẩn chính và 3 tiêu chuẩn phụ, hoặc 5 tiêu chuẩn phụ. 
5.2.2. VNTMNK có thể: Có những dấu hiệu phù hợp với VNTMNK tuy chưa đủ chẩn 
đoán xác định nhưng cũng không “loại trừ” được. 
5.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ VNTMNK:Khi 
- Ðã tìm được một chẩn đoán chắc chắn khác giải thích được các triệu chứng (mà 
trước đây nghi là do VNTMNK), hoặc 
- Mới điều trị kháng sinh < 4 ngày các triệu chứng đã biến mất, hoặc 
- Không tìm thấy bằng chứng tổn thương của viêm nội tâm mạc khi phẫu thuật hay 
mổ tử thi sau khi điều trị kháng sinh < 4 ngày. 
6. Tiến triển và biến chứng 
6.1. Tiến triển: Tỷ lệ tử vong tại bệnh viện rất cao từ 12-20% VNTMNK trên van tự nhiên và 
đến 50% trên van nhân tạo. Tiến triển theo 3 khả năng sau 
- Lành hoàn toàn không có tổn thương chức năng van tim, 
- Tái phát, 
- Suy tim nặng không hồi phục liên quan đến tổn thương nặng của van tim. 
6.2. Biến chứng: các biến chứng của VNTMNK rất thường gặp và thường rất nặng. 
- Các biến chứng tại tim: Suy tim tiến triển, tắc mạch vành, áp xe trong tim... 
- Biến chứng ngoài tim: thường do các cục máu đông hoặc mảng sùi bong ra gây tắc mạch ở 
các tạng: tai biến mạch não, nhồi máu thận, viêm xương viêm khớp... 
7. Điều trị 
7.1. Ðiều trị nội khoa 
7.1.1. Nguyên tắc dùng kháng sinh 
+ Dùng sớm ngay sau khi cấy máu. 
+ Phải dùng kháng sinh diệt khuẩn. 
+ Dùng liều cao để đạt nồng độ hữu hiệu bên trong mảnh sùi. 
+ Nên dùng đường tĩnh mạch, chia nhiều lần trong ngày. 
+ Lựa chọn kháng sinh có tác dụng tối ưu trên cơ sở những kết quả xét nghiệm 
(nếu có) về:cấy máu, kháng sinh đồ(KSÐ), nồng độ ức chế tối thiểu và nồng độ 
 diệt khuẩn tối thiểu của mỗi kháng sinh để điều chỉnh liều phù hợp. 
+ Có thể phối hợp kháng sinh. 
+ Thời gian dùng kháng sinh kéo dài ít nhất 4-6 tuần để đảm bảo tiệt trùng sùi và 
ngăn tái phát. Riêng với nhóm Aminoside, thời gian điều trị nói chung không nên quá 
2 tuần. 
+ Nếu cấy máu (+) kéo dài phải thay kháng sinh hoặc thêm kháng sinh khác. 
7.1.2. Ðiều trị cụ thể 
-Ðiều trị theo KSÐ, nếu chưa có KSÐ hoặc cấy máu (-) cần chọn kháng sinh theo 
từng cơ địa cụ thể. 
Bảng tóm tắt điều trị kháng sinh trong VNTMNK (Nelson 2000) 
Nguyên nhân Kháng sinh Liều lượng Tiêm 
Thời 
gian 
Streptococcus 
viridans, S.bovis 
MIC < 0,1 g/ml 
1. Penicillin G 
 Hoặc 
2. Penicillin G 
200.000-300.000đv/kg/ngày 
chia 4 lần(không vượt quá 20 
triệu đv/ngày) 
Như 1 
TM 
TM 
4-6 tuần 
2-4 tuần 
 + Gentamicin 3-7,5 mg/kg/ngày chia 3 lần TM 2 tuần 
S.viridans,bovis 
MIC > 0,1 g/ml 
3. Penicillin G 
 + Gentamicin 
Như 2 TM 
4-6 tuần 
2 tuần 
S.viridans 
Enterococcus(S.b
ovis, S.fecalis) 
MIC >0,5 g/ml 
4. Penicillin G 
 Hoặc 
5. Ampicillin 
 + Gentamicin 
Như 1 
300 mg/kg/ngày chia 4-6 lần 
(không quá 12g/ngày) 
Như 2 
TM 
TM 
TM 
4-6 tuần 
4-6 tuần 
4-6 tuần 
S.viridans, 
S.bovis (dị ứng 
với Penicillin) 
6.Vancomycin 
+Gentamicin 
nếu đề kháng 
40-60 mg/kg/ngày chia 2-3 
lần(không quá 2g/ngày) 
Như 2 
TM 
TM 
4-6 tuần 
4-6 tuần 
Tụ cầu vàng 
7. Nafcilin 
hoặc Oxacillin 
 + Gentamicin 
200 mg/kg/ngày chia 4-6 lần 
(không quá 12 g/ngày) 
Như 2 
TM 
TM 
6-8 tuần 
2 tuần 
Tụ cầu 
vàng kháng 
Methicillin , dị 
ứng Penicillin 
8.Vancom
ycin 
+Cotrimo
xazole 
Như 6 
50mg/kg/ngày chia 3 
(không quá 2 g/ngày) 
T
M 
T
M, U 
6-
8 tuần 
4-
8 tuần 
Tụ cầu vàng(van 
nhân tạo) nhạy 
cảm Methicillin 
9. Nafcilin 
 + Gentamicin 
10. Rifampin 
Như 7 
Như 2 
10-20 mg/kg/ngày chia 2 lần 
(không quá 600 mg/ngày) 
TM 
TM 
U 
6-8 tuần 
2 tuần 
6 tuần 
Tụ cầu vàng (van 
nhân tạo) kháng 
Methicillin 
11.Vancomycin 
 + Gentamicin 
 + Rifampin 
Như 6 
Như 2 
Như 10 
TM 
TM 
U 
6-8 tuần 
2 tuần 
6-8 tuần 
Tụ cầu trắng 
12. Vancomycin 
 + Rifampin 
Như 6 
Như 10 
TM 
U 
6-8 tuần 
6-8 tuần 
Hemophilus 
13. Ampicillin 
 + Gentamicin 
Như 5 
Như 2 
TM 
TM 
4-6 tuần 
2-4 tuần 
Cấy máu âm tính 
sau phẫu thuật 
14. Vancomycin 
 + gentamicin 
Như 6 
Như 2 
TM 
TM 
6-8 tuần 
2-4 tuần 
Cấy máu âm tính 
không phẫu thuật 
15. Nafcilin hoặc 
 Vancomycin 
 + Gentamicin 
 + Ampicillin 
Như 7 
Như 6 
Như 2 
Như 5 
TM 
TM 
TM 
TM 
6-8 tuần 
6-8 tuần 
2-4 tuần 
6-8 tuần 
MIC: nồng độ ức chế tối thiểu; TM: tĩnh mạch; U: uống 
VNTMNK do nấm: dùng Amphotericin B liều 0,5-1,2 mg/kg/ngày, tổng liều 
khoảng 20-50mg/kg. nhưng tỷ lệ thành công rất thấp vì vậy cần phải phối hợp với 
phẫu thuật thay van thì mới hy vọng việc điều trị có thể có kết quả được. 
7.2. Ðiều trị ngoại khoa 
Khi nhiễm trùng không kiểm soát được, VNTMNK do nấm, tình trạng huyết động 
xấu(suy tim không hồi phục) do phá huỷ van, bong van nhân tạo. 
7.3. Ðiều trị khác 
Ðiều trị triệu chứng(điều trị sốt, suy tim, thiếu máu) điều trị ổ nhiễm trùng, loại bỏ 
đường vào của vi khuẩn. 
7.4. Ðiều trị dự phòng 
Thuốc được khuyến cáo hiện nay là Amoxicillin nhờ sự hấp thu tốt bằng đường uống, 
có nồng độ trong huyết thanh cao và duy trì lâu hơn Penicilline V. Amoxicillin được 
cho 1 giờ trước khi làm thủ thuật và lặp lại 6 giờ sau làm thủ thuật, nếu không uống 
được có thể dùng đường tiêm. Khi dị ứng với Penicillin có thể thay bằng 
Eyrthromycin hoặc Vancomycin. 
- Các đối tượng cần dùng kháng sinh dự phòng: người mang van nhân tạo, các bệnh 
tim bẩm sinh (trừ thông liên nhĩ), các phẫu thuật tim tạm thời, bệnh van tim do thấp, 
Tiền sử VNTMNK. 
- Các thủ thuật cần dự phòng: thủ thuật ở răng miệng gây chảy máu, thủ thuật gây tổn 
thương niêm mạc hô hấp, niệu-sinh dục và đường tiêu hóa... 
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN 
CÂU HỎI KIỂM TRA 
1. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thường xảy ra khi: 
A. Suy tim kết hợp với vãng khuẩn huyết. 
B. Có dòng chảy xoáy ở trong tim kết hợp với vãng khuẩn huyết. 
C. Có rối loạn nhịp kết hợp với vãng khuẩn huyết. 
D. Có viêm cơ tim nặng không được điều trị kịp thời. 
E. Tất cả đều sai. 
2. Cấy máu (+) được xem như 1 tiêu chuẩn chính để chẩn đoán viêm nội tâm mạc 
nhiễm khuẩn khi tìm thấy 1 loại vi khuẩn điển hình trong: 
A. 1 mẫu máu cấy. 
B. ít nhất 2 lần cấy máu riêng. 
C. ít nhất 3 lần cấy máu riêng. 
D. ít nhất 4 lần cấy máu riêng. 
E. trong tất cả các mẫu máu cấy. 
3. Nguyên tắc nào dưới đây là SAI khi áp dụng điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: 
A. Dùng sớm ngay sau khi cấy máu. 
B. Chọn kháng sinh có tác dụng tối ưu dựa vào kết quả xét nghiệm. 
C. Dùng kháng sinh diệt khuẩn, liều cao đường uống. 
D. Phối hợp kháng sinh. 
E. Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 4-6 tuần. 
4. Bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây không cần điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc 
nhiễm khuẩn: 
 A. Thông liên thất. 
B. Thông liên nhĩ. 
C. Ống động mạch. 
D. Thông sàn nhĩ thất. 
E. Tứ chứng Fallot. 
5. Bệnh tim bẩm sinh nào dưới đây cần phải được dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm 
khuẩn: 
 A.Thông liên thất đã được mổ vá lỗ thông 
 B. Ống động mạch đã được phẫu thuật 
 C. Thông liên nhĩ 
 D. Tứ chứng Fallot đã được phẫu thuật tạm thời 
 E. Tất cả đều sai 
6. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thường xảy ra ở trẻ em khi mắc: 
A. Bệnh cơ tim giãn. 
B. Bệnh màng ngoài tim. 
C. Rối loạn nhịp. 
D. Bệnh van tim. 
E. Tất cả đều sai. 
7. Trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,tổn thương Janeway được tìm thấy ở: 
A. Trên da bụng hoặc lưng. 
B. Móng tay móng chân. 
C. Gan bàn tay, bàn chân. 
D. Võng mạc. 
E. Tất cả các vị trí trên. 
8. Khi bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn chưa được điều trị siêu âm qua thực quản 
có thể phát hiện thấy cục sùi trong: 
A. 15-25% trường hợp 
B. 26-49% trường hợp. 
C. 50-74% trường hợp. 
D. 75-95% trường hợp. 
E. > 95% trường hợp. 
9. Kháng sinh ưu tiên lựa chọn điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn do tụ cầu 
vàng kháng Methicillin là: 
 A. Penicillin G + Gentamicin 
 B. Nafcilin + Gentamicin 
 C. Vancomycin + Gentamicin 
 D. Rifampin + Gentamycin 
 E. Nafcilin + Rifampin 
10. Kháng sinh được ưu tiên lựa chọn để điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm 
khuẩn là: 
 A. PenicillinV 
 B. Amoxicillin 
 C. Cephalexin 
 D. Erythromycin 
 E. Cotrimoxazole 
Đáp án 
1B, 2B, 3C, 4B, 5D, 6D, 7C, 8D, 9C,10B 
Tài liệu tham khảo 
1. Cecchi E, Parrini I, Chinaglia A, et al (1997): “New diagnostic criteria for 
infective endocarditis. A study of sensitivity and specif icity”. Eur. Heart. J. 18(7), 
p.1149-56. 
2. Antchouey A, Gevigney G (2000): “Endocardites infectieuses”. La revue du 
Praticien (Paris); 50 : p.1665 - 71. 
3. Nelson (2000): “Infective endocarditis”. In: Nelson textbook of Pediatrics 15th 
Edition WB Saunders Company.p.1424 - 1428. 
MỤC LỤC 
NHI KHOA III 
(Nhi tim mạch&Khớp - Thận&Tiết niệu - Huyết học - Nội tiết) 
Tên bài giảng Tiết LT Tiết LS Trang 
Tim mạch & Khớp 
1. Thấp tim (bao gồm chương trình phòng thấp) 2 6 1 
2. Suy tim 2 6 6 
3. Bệnh tim bẩm sinh 2 6 13 
4. Viêm cơ tim 1 3 21 
5. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn 1 3 25 
6. Viêm khớp thiếu niên 2 6 30 
Huyết học 
7. Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em 2 6 37 
8. Hội chứng xuất huyết ở trẻ em 3 9 42 
9. Bệnh thiếu máu ở trẻ em 2 6 53 
Thận & Tiết niệu 
10. Đái máu ở trẻ em 1 3 58 
11. Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn 2 6 63 
12. Hội chứng thận hư ở trẻ em 2 6 69 
13. Nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ em 1 3 74 
14. Suy thận cấp ở trẻ em 2 6 78 
Nội tiết 
15. Suy giáp 1 3 83 
16. Tăng sản tuyến thượng thận 1 3 88 
17. Sự phát triển dậy thì bình thường và bệnh lý 1 3 92 
18. Đái tháo đường ở trẻ em 1 3 97 
19. Bướu giáp đơn thuần 1 3 101 
 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhi_khoa_benh_bach_cau_cap_tre_em_phan_2.pdf