Giáo trình Phân bón và độ phì - Chương 5: Các nguyên tố dinh dưỡng và phân bón đa lượng

Tóm tắt Giáo trình Phân bón và độ phì - Chương 5: Các nguyên tố dinh dưỡng và phân bón đa lượng: ..., sa cấu đất và ẩm độ đất, độ sâu và khoảng cách bón. Nếu đất cứng và làm đất với kích thước cục đất to trong lúc bón thì đường rạch phía sau lưỡi cày của dụng cụ bón sẽ không sát và đầy, và 1 số NH3 sẽ thoát ra ngoài khí quyển. Các vùng giữ NH3 trong đất Ngay sau khi tiêm NH3 vào trong đất sẽ hìn...ất, khoảng 2,5 % hay ít hơn. Phospholipid không tan trong nước nhưng được vi sinh vật sử dụng và tổng hợp dễ dàng. Một số phospholipid phổ biến có nguồn gốc từ glycerol. Tốc độ giải phóng phospholipid từ nguồn hữu cơ vào trong đất khá nhanh. Vì vậy, hàm lượng phospholipid trong đất thường thấp, kho...phate (MAP) chứa 11 – 13 % N và 21 – 24 % P (48 – 55 % P2O5) tuy nhiên, nồng độ phổ biến của MAP là 11 – 22 – 0, (11 – 52 – 0). Diammonium phosphate (DAP) chứa 18 – 21 % N và 20 – 23 % P (46 – 52 % P2O5), nồng độ phổ biến là 18 – 20 – 0 (18 – 46 – 0). Mặc dù sử dụng MAP tăng đáng kể trong những thập...

doc62 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Phân bón và độ phì - Chương 5: Các nguyên tố dinh dưỡng và phân bón đa lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cấp kali của đất sẽ được thảo luận chi tiết sau.
3.6 Ẩm độ của đất
Khi ẩm độ đất thấp, các màng nước xung quanh các hạt đất sẽ mỏng hơn và bị đứt đoạn, tạo ra một đường di chuyển quanh co hơn cho sự khuếch tán của K+ đến rễ. Sự gia tăng nồng độ kali hay độ ẩm trong đất sẽ làm tăng sự khuếch tán kali.
Ẩm độ đất có thể có ảnh hưởng rất lớn đến sự vận chuyển kali trong đất. Tăng ẩm độ đất từ 10 – 48 % sẽ tăng tổng lượng kali lên đến 175 %. 
3.7 Nhiệt độ đất
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự hấp thu kali của cây trồng do sự thay đổi sự hữu dụng của kali và sự thay đổi trong sự hoạt động của rễ và cả tốc độ phát triển sinh lý của cây trồng. Thông thường người ta thống nhất rằng nhiệt độ giảm làm chậm các quá trình sinh lý của cây trồng, sự sinh trưởng của cây, và tốc độ hấp thu kali. Ví dụ, sự di chuyển của kali vào rễ bắp ở 150C chỉ bằng khoảng ½ so với ở 290C.
Trong một số nghiên cứu, chiều dài rễ tăng trong 6 ngày ở 290C lớn hơn gấp 8 lần so với ở 150C. Nồng độ kali trong thân là 8,1 % ở 290C và lá 3,7 % ở 150C.
Nhưng đất sẽ ngưng cung cấp kali ở nhiệt độ thấp. Do đó cần thiết phải bổ sung kali để làm tăng sự hấp thu kali ở nhiệt độ thấp, để vượt qua ảnh hưởng bất lợi do nhiệt độ thấp làm chậm tốc độ khuếch tán của kali.
Như đã trình bày, khả năng cung cấp kali đến rễ bị giảm do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự khuếch tán. Tăng nhiệt độ từ 5 - 300C làm tăng sự tích lũy kali trong nhựa trao đổi đến 65 % cho mỗi mức độ ẩm độ đất.
Nồng độ kali trong dung dịch đất cũng ảnh hưởng đến khả năng của đất cung cấp kali cho nhu cầu cây trồng. Ảnh hưởng của nhiệt độ này lớn nhất ở đất có hàm lượng kali thấp. Hiện tượng này cũng được quan tâm đặc biệt trong trường hợp những nơi không có bón phân kali, trong điều kiện này hệ số khuếch tán hữu hiệu ở 150C chỉ là 0,4 % so với ở 290C. Sự khác biệt trong hệ số khuếch tán hữu hiệu ở 2 nhiệt độ khác nhau có xu hướng giảm ở các loại đất có hàm lượng kali cao.
Cung cấp kali với liều lượng cao là một phương pháp thực tế để khắc phục ảnh hưởng của nhiệt độ thấp. Các ảnh hưởng của nhiệt độ có thể là lý do chính đối với sự đáp ứng của cây trồng đối với việc bón phân theo hàng cho những cây trồng như bắp. 
3.8 Độ thoáng khí của đất
Sự hô hấp và sự hoạt động bình thường của rễ phụ thuộc rất lớn vào sự cung cấp O2 đầy đủ. Trong điều kiện ẩm độ cao hay đất bị nén chặt, sự sinh trưởng của rễ sẽ bị hạn chế. Khi sự cung cấp O2 giảm thì sự hấp thu kali và các chất dinh dưỡng khác cũng sẽ bị giảm. Tác động ức chế của độ thoáng kém đến sự hấp thu dinh dưỡng quan trọng đối với kali.
Các hệ thống cây trồng mà đất có tính chất bất lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng do kết quả của sự làm đất và làm tăng độ chặt của đất đã cho thấy sự trở ngại trong việc hấp thu kali. Bón phân kali để làm tăng nồng độ kali trong đất có thể giúp vượt qua ảnh hưởng bất lợi do độ thoáng kém này và làm tăng sự hấp thu kali bởi cây trồng. Ví dụ, có sự giảm hàm lượng kali đáng kể trong lá mầm củ cải đường khi ẩm độ đất cao và hàm lượng không khí trong đất giảm. Bón kali dọc theo hàng rất có hiệu quả làm giảm tối thiểu sự giảm năng suất do hậu quả đất bị nén chặt.
3.9 pH đất
Trong các loại đất rất chua, với hàm lượng gây độc của Al3+ và Mn2+ trao đổi sẽ hình thành một môi trường bất lợi cho sự hấp thu kali và chất dinh dưỡng khác trong vùng rễ cây trồng. Nhưng khi đất chua được bón vôi, Al3+ trao đổi và các cation hydroxyaluminum như Al(OH)2- sẽ được biến đổi thành dạng không hòa tan Al(OH)3. Sự thay đổi này sẽ làm giảm đi sự cạnh tranh trao đổi cation giữa Al3+ với K+, và do Al3+ ngăn chặn các vị trí nối nên K+ có thể cạnh tranh với Ca2+. Kết quả là khả năng hấp thu trao đổi kali lớn hơn, và hàm lượng kali bị lấy đi khỏi dung dịch cũng lớn hơn. Sự mất kali do rửa trôi dường như cũng bị giảm. Khi tăng pH từ 5,5 – 7,0 sẽ làm tăng sự sụp đổ của các tầng silicate của các khoáng trương nở và K+ bị kẹt lại trong các tầng trung gian. Các cation hydroxyaluminum có tác dụng như các vật nêm giữ các tầng sét với nhau, nhưng sẽ mất khả năng này khi chúng bị biến thành Al(OH)3. Khi kali bị nhốt trong tình trạng này thì không thể di chuyển đến rễ cây trồng được. Đất chua có thấp khi bón vôi có thể gây ra sự thiếu kali do ảnh hưởng cạnh tranh của Ca2+ với K+. Bón vôi cho đất đến pH 6,0 – 7,0 sẽ thường làm giảm kali trao đổi và làm giảm sự hấp thu kali của cây trồng. Khi đất chua được bón vôi, luôn có sự gia tăng đáng kể CEC phụ thuộc pH. Tăng pH đất từ 5 – 6 sẽ tăng CEC lên 50%. Tuy nhiên, ảnh hưởng cạnh tranh của Ca2+ và Mg2+ sẽ tăng nếu hàm lượng kali không tăng tương ứng.
Bón KCl với lượng cao trên đất chua có thể làm tăng nồng độ các nguyên tố tiềm năng gây độc như Al3+ và Mn2+ trong dung dịch đất. Do độ độc của Al3+ và Mn2+ có thể tăng lên, nên trong trường hợp này lợi ích của việc tăng sự cung cấp kali cho đất là không còn ý nghĩa. Trong điều kiện đồng ruộng, bón KCl với liều lượng cực kỳ cao sẽ gây ra hiện tượng này và cũng giống như trường hợp xảy ra trong các hàng được bón phân hay bên cạnh các hạt phân. 
3.10 Ca và Mg 
Cả hai ion Ca2+ và Mg2+ đều cạnh tranh với K+ để đi vào rễ cây trồng, vì thế nếu đất có hàm lượng một trong hai cation này cao thì yêu cầu mức độ K+ phải cao để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Theo tỉ lệ hoạt độ đã được định nghĩa trước, sự hấp thu K+ sẽ bị giảm khi Ca2+ và Mg2+ tăng, ngược lại sự hấp thụ của hai cation này có thể giảm khi gia tăng sự cung cấp K+. Do đó, sự hữu dụng của kali ít nhiều phụ thuộc vào nồng độ tương đối của K+ với hai cation Ca2+, Mg2+ hơn là trên hàm lượng kali tổng số trong đất. Bởi vì tỉ lệ hoạt độ không phải luôn luôn tương ứng với hàm lượng hấp thu của K+, Ca2+ và Mg2+, nhưng cần chú ý đến hàm lượng tuyệt đối của kali.
Mặc dù Ca2+ trên đất đá vôi tác động làm giảm sự hấp thu kali đã được nghiên cứu nhiều, nhưng vẫn có rất nhiều phân tích đất trong phòng thí nghiệm nhằm khuyến cáo về bón phân kali thích hợp đã bị thất bại. Trên đất đá vôi, khi phân tích kali cho thấy là có hàm lượng kali đủ cho lúa mì, lúa mạch sinh trưởng tốt, nhưng bón phân kali vẫn có hiệu quả. 
3.11 Hàm lượng tương đối của các chất dinh dưỡng khác
Nếu các chất dinh dưỡng khác ngoài kali bị giới hạn, thì nhu cầu kali đối với cây trồng không lớn cho sự sinh trưởng của cây bị giảm. Ví dụ, trên đất có lân thấp, bón phân đạm sẽ có ảnh hưởng rất ít đến sự hấp thu kali của cây trồng mặc dù được bón đến 150 kg K2O/ha. Sự hấp thu kali tăng đáng kể với sự gia tăng bón N khi bón 65 kg P2O5/ha. Trong nhiều trường hợp khi các chất dinh dưỡng khác có hàm lượng thấp, bón kali có thể làm giảm năng suất. Ví dụ, năng suất bắp cải giảm với việc bón kali mà bón ít hoặc không bón đạm. Tuy nhiên, năng suất sẽ tăng khi bón đủ đạm. 
Với cây trồng cần NH4+ cao, nếu cung cấp kali không đầy đủ có có thể xuất hiện triệu chứng thiếu kali. Nồng độ kali có thể cao trong các cây trồng dinh dưỡng NH4+ hơn là các cây dinh dưỡng với NO3-. Dường như kali cần thiết cho sự sử dụng NH4+ với mức độ cao.
3.12 Làm đất 
Phần lớn các khuyến cáo về bón phân thường dựa trên tầng đất với độ sâu 15 cm, tuy nhiên làm đất sâu 30 – 40 cm đã trở nên phổ biến trên nhiều vùng. Khi làm đất tăng từ 6,75 đến 10 inch thì sẽ có thêm 50 % hay hơn lượng đất được tính đến. Do đó khi sử dụng biện pháp bón phân kali cho đất, nhu cầu kali phải được tăng khoảng 50 % phụ thuộc vào tình trạng kali trong tầng đất cày. Các biện pháp kỹ thuật làm đất có thể ảnh hưởng đến sự hữu dụng của kali do có sự thay đổi về độ thoáng của đất dư thừa của cây trồng để lại trên mặt đất có thể làm giảm nhiệt độ đất, làm giảm sự bốc hơi nước, và tăng cường sự di chuyển ẩm độ vào trong đất, do đó làm thay đổi các mối quan hệ giữa các chất dinh dưỡng với nước.
Làm đất theo phương pháp cổ truyền làm giảm sự hữu dụng của kali do gia tăng sự nén chặt của đất, đất ít thoáng hơn, nhiệt độ thấp hơn và sự hữu dụng của kali trên mặt đất. Trong nhiều nghiên cứu so sánh các phương pháp làm đất đến năng suất bắp và sự hấp thu kali, giảm làm đất làm giảm sự hữu dụng của kali và làm giảm năng suất cây trồng. Ví dụ, kali trong lá bắp giảm có ý nghĩa trong điều kiện không làm đất so với làm đất đầy đủ. Năng suất luôn đi với nồng độ kali trong lá gần 2 %. Vì vậy trong điều kiện không làm đất cần bón nhiều phân kali hơn để bù đắp lại khả năng hữu dụng thấp trong điều kiện này. 
3.12 Sự mất kali do rửa trôi
Trong phần lớn các loại đất, trừ loại đất cát hay bị ngập nước, sự mất kali do rửa trôi rất thấp. 
Trong khi đó, chất hữu cơ của đất, có CEC cao, nhưng lực nối kali không mạnh, nên hàm lượng kali trao đổi có xu hướng thay đổi theo cường độ mưa. Vì vậy cần quan tâm đến việc bón phân kali hàng năm thay vì bón một lượng lớn để tăng hàm lượng kali trong đất. Vì cây trồng trên đất hữu cơ có đặc điểm là cần nhiều kali, nên sự theo dõi mức độ phì nhiêu thông qua phân tích đất là rất quan trọng. Trong các vùng nhiệt đới ẩm, rửa trôi là yếu tố chính giới hạn khả năng sản xuất của đất. Trong điều kiện thực vật tự nhiên rửa trôi thấp, biến thiên từ 0 – 3 kg/ha/năm. Nhưng trên đất khai hoang, sau khi bón phân, 35 % kali có thể bị rửa trôi trong điều kiện có trồng cây, và kali mất nhiều hơn ở đất bỏ hoang. Trong các loại đất này cần chú ý việc bón phân kali hàng năm thay vì bón một lần với lượng lớn. Theo dõi sự sinh trưởng của cây kết hợp với phân tích đất là tối cần thiết. Trong phân tích cuối cùng cho thấy sự mất kali do rửa trôi chỉ quan trọng trên các loại đất nhiệt đới ẩm, đất có sa cấu thô, đất hữu cơ trong vùng mưa nhiều.
4 Các yếu tố của cây trồng ảnh hưởng đến sự hữu dụng của kali
4.1 CEC của rễ
Một giải thích về khả năng khác nhau của cây trồng trong việc sử dụng kali của đất là tính chất CEC của rễ cây. Họ hòa thảo và ngũ cốc có CEC thấp nên có phản ứng thấp với việc bón phân kali, ngược lại với các loại cây như cỏ ba lá có CEC rễ cao nên thường có sự đáp ứng cao với phân kali. Mặc dù CEC của rễ có thể là quan trọng trong việc quyết định khả năng hấp thu của cây trồng đối với các dạng kali hữu dụng chậm trong đất. Nhưng đó chỉ là một yếu tố phụ trong trong vấn đề cung cấp kali của đất cho rễ.
4.2 Hệ thống rễ và cây trồng
Các yếu tố của cây trồng có ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp thu kali
Sự di chuyển của ion và nồng độ của ion
Bán kính của rễ
Tốc độ hấp thu nước
Chiều dài của rễ
Tốc độ sinh trưởng của rể
Dạng rễ và mật độ rễ là hai tính chất chính ảnh hưởng đến sự hấp thu kali đối với cây trồng. Lượng nước thoát hơi cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu kali của cây trồng. 
Phần lớn các cây họ hòa thảo có hệ thống rễ dạng sợi với nhiều nhánh ngang, trong khi đó cỏ alfalfa đặc biệt là trong điều kiện kali thấp, chủ yếu là rễ cọc, rất ít rễ mới. Sự hữu dụng của kali cao thực tế tăng cường sự phát triển của rễ, hình thành nhiều rễ ngang trong cả hai loại alfalfa và cây họ hòa thảo, cũng như cây lấy hạt và cây bắp.
Sự khác nhau về tốc độ hút kali của các loại cây có thể là kết quả của sự cạnh tranh trong sự hấp thu kali. Một vùng sản xuất kết hợp ổn định giữa cỏ 3 lá và cây họ hòa thảo có thể khó duy trì được, vì khả năng hút kali của cây họ hòa thảo nhanh gấp 2 – 3 lần cỏ ba lá. Tốc độ hấp thu này của họ hòa thảo càng tăng thêm do hệ thống rễ chúng phát triển rất rộng.
4.3 Giống cây trồng
Sự hấp thu ion của cây trồng được kiểm soát bởi các đặc tính di truyền, trong cùng một giống cũng có sự khác biệt khác đáng kể giữa các dòng với nhau. 
4.4 Mật độ cây trồng và khoảng cách trồng
Trong nhiều loại cây trồng hiện nay người ta có xu hướng là sử dụng mật độ cây trồng cao hơn hay trồng với khoảng cách dày hơn. Khi số lượng cây trồng tăng cao mà không có sự tăng tương ứng việc bón phân kali hay kali hữu dụng, thì có thể lượng kali được hấp thu tăng nhiều hơn nhưng năng suất có thể bị giảm. 
4.5 Mức độ năng suất
Với năng suất cao, điều quan trọng là phải hiệu chỉnh liều lượng duy trì phù hợp với mức độ kali trong đất tối hảo và năng suất cần đạt được. 
4.6 Yếu tố thời gian
Mức độ thâm canh cây trồng cũng có thể ảnh hưởng đến sự quản lý kali trong đất. ban đầu một số loại đất có thể cung cấp kali tốt, và chúng cho thấy ít có sự đáp ứng của cây trồng đối với việc bón phân kali. Tuy nhiên, đối với các loại đất không có tính đệm lớn đối với kali, thì hàm lượng kali có thể bị giảm nhanh chóng và sự đáp ứng của cây trồng đối với việc bón kali sẽ xảy ra sau khi canh tác một vài vụ.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy sự hình thành lâu dài của nhu cầu kali đối với lúa trồng trên loại đất mà ban đầu lúa không phản ứng với phân kali. Điều đáng chú ý khác là nhu cầu kali tối đa cho sự sinh trưởng của cây trồng gia tăng lũy tiến. Nhu cầu kali đối với cây trồng khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây trồng
Khi thực hiện kỹ thuật đa canh, cả hai tổng năng suất và kali bị lấy đi/1 đơn vị thời gian đều tăng. Điều này làm tăng nhu cầu kali trong đất, gia tăng lượng kali bị lấy đi và gia tăng nhu cầu kali đối với việc duy trì mức độ kali trong đất.
4.7 Phân tích kali trong đất
Kali trong dung dịch và kali trao đổi thường được trích với một dung dịch muối trung tính. Ammonium acetate 1M là dung dịch trích phổ biến, nhưng có nhiều loại dịch trích khác cũng được sử dụng. Mục tiêu của phân tích đất nghiên cứu khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất. Điều này được thực hiện bằng cách thử nghiệm mô phỏng các hoạt động dinh dưỡng của rễ cây trồng và xác định các thành phần dinh dưỡng trong đất hữu dụng đối với cây trồng trong mùa vụ sinh trưởng. Điều này là một thử thách đối với chất dinh dưỡng kali. 
Đầu tiên, kali di chuyển tiến đến rễ cây trồng thông qua sự khuếch tán và dòng chảy khối lượng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự di chuyển như thế đã đuợc thảo luận trong các phần trước. Thứ hai, khả năng đệm và các cơ chế giải phóng và hấp thụ làm phức tạp cho việc đo lường sự hữu dụng kali. Như thảo luận trước đây, hàm lượng sét và chất hữu cơ và tính chất khoáng học của sét là các yếu tố chính. 
Các phương pháp phân tích thường khác nhau trong các phòng thí nghiệm. Một số nơi thì dùng cách hiệu chỉnh CEC, nơi khác tính lượng dinh dưỡng lấy đi trong sản phẩm thu hoạch, và mục tiêu năng suất. Ngoài việc ước đoán tình trạng kali và nhu cầu kali cho cây trồng kế tiếp, phân tích đất cũng còn có ích trong việc phát hiện các chương trình bón phân làm tăng hay giảm mức độ kali trao đổi trong đất. 
Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng giá trị kali trao đổi đã được sử dụng trong 50 năm qua để xác định nhu cầu kali cho rất nhiều loại đất. Biện pháp kỹ thuật này sẽ còn tiếp tục sử dụng, nhưng cần phải có nhiều phương pháp phân tích chính xác hơn. Nhu cầu này sẽ được thỏa mãn bằng các nghiên cứu trong phòng, nhà kính và đồng ruộng sau này.
II Các Loại Phân Kali
Các mỏ muối kali hòa tan được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới, phần lớn các mỏ này nằm bên dưới lòng đất nhưng cũng có một số nằm trong nước muối của các hồ hay biển chết. Các trầm tích hay nước muối này có độ tinh khiết cao được khai thác cho sản xuất muối kali nông nghiệp và công nghiệp, trong công nghiệp phân bón thường được gọi là potash.
Mỏ Saskatchewna là mỏ muối potash có nồng độ cao nhất được biết trên thế giới. Mỏ này rất rộng và sâu từ 900 – 2100 m.
Cũng như đạm và lân, mức độ sử dụng phân kali gia tăng rất lớn trong những năm gần đây trên toàn thế giới. Do sự hiểu biết về nhu cầu kali của cây trồng gia tăng, sự gia tăng dân số và cần thiết phải gia tăng năng suất cây trồng, nên không chỉ riêng phân kali mà tất cả các loại phân bón khác sẽ phải tiếp tục gia tăng.
Cũng như lân, hàm lượng phân bón nguyên chất kali trong phân bón được dùng thuật ngữ là K2O. Điều này được quy định bởi hàm lượng muối kali hòa tan trong dung dịch ammonium oxalate. Sự biến đổi % K thành K2O và ngược lại, có thể thực hiện bằng các biểu thức sau:
% K = % K2O/1,2
% K2O = % K x 1,2
Trong thực tế tất cả các loại phân kali đều hòa tan trong nước. Chúng chủ yếu kết hợp với Cl-, SO42-, PO43- và P2O74-. Ngoài ra có một số muối kép như potassium-magnesium sulfate. 
1 Potassium Chloride (KCl)
Muối này có tên thương mại là phân potash. KCl có chứa 50 - 52 % K (60 – 63 % K2O) và có màu sắc khác nhau về mặt nông học giữa các sản phẩm này. Sản phẩm màu trắng và hồng thường phổ biến hơn trên thị trường phân bón.
KCl là loại phân được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Có thể dùng bón trực tiếp vào đất hay dùng để sản xuất các loại phân N-P-K. Khi bón vào đất, KCl nhanh chóng hòa tan trong dung dịch đất.
2 Potassium Sulfate (K2SO4)
 Là loại phân màu trắng có chứa 42-44% K (50-53% K2O) và 17% S. K2SO4 được sản xuất bằng 1 số quy trình khác nhau, liên quan đến những phản ứng của S hay H2SO4.
3 Potassium Magnesium sulfate (K2SO4, MgSO4)
Đây là một loại muối kép có chứa một ít NaCl, nhưng hàm lượng NaCl bị mất đi phần lớn trong quá trình chế biến. Phân này chứa 18 % K (22 % K2O), 11% Mg, và 22 % S. Phân này có ưu điểm là cung cấp cả Mg và S cho các loại đất thiếu các nguyên tố này. Phân này có phản ứng trong đất như là những muối trung tính khác. 
4 Potassium Nitrate (KNO3)
KNO3 chứa 13 % N và 37 % K (44 % K2O). Về mặt nông học đây là loại phân có chứa cả đạm và kali. KNO3 được bán nhiều trên thị trường dùng bón cho cây ăn quả và các cây trồng khác như bông vải và rau cải. Nếu giá thành sản xuất hạ thì phân này có thể cạnh tranh với các loại phân đạm và kali khác để bón cho các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp.
5 Potassium Phosphate (KPO3, K4P2O7, KH2PO4, K2HPO4)
Các loại phân Potassium Phosphate rất hạn chế trong sản xuất và bán trên thị trường. Các loại phân này có các ưu điểm:
1. Khả năng phân ly cao.
2. Chỉ số muối thấp.
3. Thích hợp cho việc sản xuất các loại phân bón dạng dung dịch có chứa K2O cao.
4. Sự hình thành công thức của các polyphosphate với khả năng kiểm soát được sự hòa tan của phân.
5. Không có Fluorine và Chlorine nên chúng rất thích hợp để bón cho thuốc lá, khoai tây và các cây trồng mẫn cảm với hàm lượng Cl- cao.
6 Potassium Carbonate (K2CO3), Potassium Bicarbonate (KHCO3), và Potassium Hydroxide (KOH)
Các loại muối này được dùng chủ yếu để sản xuất các loại phân có độ tinh khiết cao dùng để bón lá hay dùng trong các mục đích đặc biệt khác. Do giá thành sản xuất cao nên hạn chế sự sử dụng rộng rãi các loại phân này. Những nghiên cứu về mặt nông học của KHCO3 cho thấy rằng khi bón trên đất chua sẽ giảm sự rửa trôi của các cation. Những nghiên cứu này cũng cho thấy rằng phân này làm tăng hiệu quả của phân lân. 
7 Potassium Thiosulfate (K2S2O3), và Potassium Polysulfide (KSx)
Nồng độ phân ly của các loại phân bón dạng dung dịch mới này là (0-0-25-17) và (0-0-22-23). K2S2O3 có tác dụng tương đương với hầu hết các loại phân bón dạng dung dịch khác và rất thích hợp cho việc dùng để bón lá và hòa tan nước tưới trong hệ thống tưới nhỏ giọt.
8 Giá trị nông học của các loại phân kali
Các loại phân kali đã được so sánh trong nhiều thí nghiệm đồng ruộng và nhà kính. Các kết quả được tóm tắt như sau:
 Thông thường, nếu phân bón được sử dụng chỉ chứa có một yếu tố kali, thì các loại phân có tác dụng tương đương nhau. Sự lựa chọn loại phân nào chỉ cần dựa trên giá thành của một đơn vị kali.
 Các loại phân như KNO3 và K4P2O7, có chứa các chất dinh dưỡng khác, có hiệu quả như là KCl và phải được đánh giá dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế của sự cung cấp kali cũng như đạm và lân. Các loại phân này có thể được cây trồng hấp thu hoàn toàn, và không có các anions như Cl- hay SO42- tồn tại trong đất. Trong nhà kính cho phép nồng độ N, P và K với nồng độ đầy đủ mà không sợ sự nguy hiểm do sự tích lũy các muối dư thừa. Kết quả thí nghiệm trong nhà kính, ít nhất là một phần, sẽ được áp dụng trên đồng ruộng với nhu cầu bón phân cao hơn.
Các nguyên tố đi kèm trong phân như S, Mg, Cl, và Na có tầm quan trọng về mặt nông học trên một số loại đất. Giá trị của các chất dinh dưỡng đi kèm phải được xem xét trong phân kali.
Thuốc lá là loại cây trồng rất mẫn cảm với lượng Cl- cao. Mặc dù khi bón đến 10 kg/ha là có lợi, nhưng nếu bón đến 15 – 20 kg/ha sẽ làm giảm chất lượng cháy của thuốc lá. Trong một số vùng trồng khoai tây, khoai lang và cam quýt, không nên bón Cl- với hàm lượng cao. Thay vào đó, nên bón K2SO4 hay KNO3 có thể cung cấp phần lớn kali cho cây.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_phan_bon_va_do_phi_chuong_5_cac_nguyen_to_dinh_du.doc
Ebook liên quan