Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2): ...quả tài chính sẽ đảm bảo an toàn trong một môi trường tài chính, đặc biệt đối với người cho vay vì lợi nhuận đối với họ là một giao ước, một đảm bảo đối với sự thay đổi của những điều kiện hiệu quả. Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng của tài sản cho doanh nghiệp so vớ...ố, do vậy phương sai của chúng là bằng 0. Từ đó có thể rút ra:Ġ Hoặc nếu dùng độ lệch chuẩn thǬ. Do vậy tỷ lệ số dư đảm phí càng cao thì rủi ro của doanh nghiệp càng lớn. Một sự biến thiên nhỏ của doanh thu sẽ dẫn đến biến thiên lớn gấp (1 - a)2 so với biến thiên DT đối với lợi nhuận. 1....y, và như vậy, sự phát triển của doanh nghiệp sẽ bị kìm hãm. Nếu doanh nghiệp có nhiều nguồn vốn nợ phải trả người cung cấp thì có nguy cơ mất nguồn này nếu các nhà cung cấp giảm các khoản tín dụng. 3.1. Chỉ tiêu phân tích Mối quan tâm của chủ nợ là tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, đó...

pdf60 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn, nợ mất khả năng 
thanh toán, tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước. 
- Sử dụng các báo cáo công nợ về tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Đây là các 
báo cáo nội bộ, được lập và xử lý theo yêu cầu của nhà quản lý ở doanh nghiệp. Vì vậy, công 
tác phân tích có thể tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào, không phụ thuộc vào kỳ quyết toán và 
có thể tập trung vào một đối tượng (chủ nợ, khách nợ) nào đó. 
- Tổ chức lập dự toán vốn bằng tiền nếu có điều kiện để phân tích kỹ hơn dòng tiền 
thu, dòng tiền chi, nợ tới hạn của doanh nghiệp. (Bảng 4.8 Báo cáo kế hoạch vốn bằng tiền) 
Bảng 4.6 Báo cáo các khoản phải thu và nợ phải trả 
 Đầu kỳ PS trong kỳ Cuối kỳ Số mất 
Khả 
năng 
thanh 
toán 
Chỉ tiêu Tổng 
cộng 
Nợ 
quá 
hạn 
Tăng Giaím Tổng 
cộng 
Nợ quá 
hạn 
A. Khoản phải trả 
1 
2 
... 
 51
B. Khoản phải thu 
1 
2 
... 
Bảng 4.7. Báo cáo kế hoạch vốn bằng tiền 
 1 2 3 ... 10 11 12 
A. Dòng tiền vào (thu) 
1. Tiền thu bán hàng trực tiếp 
2. Tiền thu nợ khách hàng 
3. Thu khác 
B. Dòng tiên ra (chi) 
4. Trả tiền mua hàng 
5. Trả tiền nợ cho chủ nợ 
6. Trả lương 
7. Chi khác .. . 
8. Mua thiết bị 
C. Chênh lệch thu chi 
10. Tồn quỹ đầu kỳ 
11. Tồn quỹ cuối kỳ 
12. Tồn quỹ tối thiểu 
13. Số tiền cần vay hay số tiền 
dôi 
Bảng 4.9. Bảng sắp xếp các khoản tài sản và khoản nợ ngắn hạn 
Tài sản có thể 
dùng trả nợ 
Số tiền Thời gian có 
thể hoán 
chuyển thành 
tiền để trả nợ 
Khoản nợ phải 
thanh toán ngắn 
hạn 
Số tiền Thời gian 
cấp thiết 
phải trả nợ 
 52
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 
Doanh nghiệp là một tổ chức, nó cũng là tài sản và là hàng hóa, do vậy cũng có giá trị, 
giá trị trao đổi. Đánh giá giá trị doanh nghiệp có thể được xem như một bộ phận của phân tích 
tài chính, nó được quan niệm như là sự kéo dài của phân tích tài chính. Định giá doanh nghiệp 
là sự kết hợp giữa xem xét cơ cấu tài chính, hiệu quả hoạt động cũng như các chính sách quản 
lý tài chính và rủi ro của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ 
tạo nên những chỉ tiêu tổng hợp tương ứng trạng thái tài chính của doanh nghiệp, mà còn xác 
định được giá trị của doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp cho thấy mục tiêu của hoạt động 
tài chính của doanh nghiệp có đạt được hay không, đồng thời cũng cho thấy giá trị kỳ vọng 
trong tương lai, qua đó có quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. 
1. Nguyên tắc định giá doanh nghiệp 
Định giá doanh nghiệp là việc xem xét, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị 
của doanh nghiệp, hay nói cách khác đó là việc xác định giá cả của doanh nghiệp. Giá trị của 
doanh nghiệp lúc nào cũng tồn tại ngay cả khi không có sự chuyển nhượng, đầu tư. Đây là 
việc đánh giá thuần túy giá trị doanh nghiệp căn cứ vào giá trị sử dụng, giá trị hiện tại cũng 
như cung cầu trên thị trường trên cơ sở trạng thài tài chính doanh nghiệp. Thông thường 
hướng tiếp cận đầu tiên là tham khảo thị trường chứng khoán. Giá trị cổ phần và việc vốn hóa 
các chứng khoán cho ta cái nhìn tổng hợp về giá trị vốn chủ sở hữu theo ước lượng của thị 
trường chứng khoán. 
Giá trị của doanh nghiệp lúc này được xem xét thông qua giá trị cổ phần. Ở nước ta, 
thị trường này mới hình thành với sự tham gia của một số công ty cổ phần có qui mô lớn, 
trong khi đó số lượng lớn các doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, 
việc định giá này chỉ quan tâm đến hiệu quả tài chính, theo yêu cầu của nhà đầu tư hơn là nhà 
quản trị. Và rõ ràng nó không quan tâm đến hiệu quả thật sự của doanh nghiệp. Do vậy thị 
trường này chưa thể là một cơ sở tin cậy cho việc định gía. Có thể tiếp cận theo hướng khác 
dựa trên quá trình tăng giảm tài sản theo giá trị bán lại trên thị trường hoặc giá khôi phục, giá 
trị thay thế của tài sản. 
Định giá doanh nghiệp tạo cơ sở cho cổ phần hóa doanh nghiệp. Đánh giá giá trị của 
doanh nghiệp sẽ là một tài liệu cần thiết không chỉ đối với các nhà quản trị doanh nghiệp mà 
nó còn làm cơ sở cho các nhà đầu tư, các ngân hàng v.v... để xem xét và giải quyết nhiều vấn 
đề liên quan đến doanh nghiệp. 
Việc định giá có thể bằng nhiều tài liệu như bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, 
bảng báo cáo thuyết minh tài chính. Ngoài ra, các tài liệu dự đoán cũng được xem như nguồn 
 53
tài liệu quan trọng để định giá doanh nghiệp. Trong giáo trình này chúng ta xem xét vấn đề 
định giá qua xem xét và dự đoán số liệu từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 
2. Định giá trên cơ sở bảng cân đối kế toán 
Theo cách nhìn đơn giản, giá trị của doanh nghiệp chính là tài sản của doanh nghiệp. 
Phương pháp định giá trên cơ sở bảng cân đối kế toán được thực hiện trên ý tưởng: giá trị 
tổng hợp của doanh nghiệp là tổng giá trị của các thành phần tạo thành tài sản của doanh 
nghiệp. Do vậy, các số liệu để định giá doanh nghiệp là giá trị của các thành phần trong sổ 
sách kế toán cũng như trên bảng cân đối kế toán. Trong trường hợp sổ sách kế toán phản ánh 
không chính xác hoặc giá phí lịch sử của tài sản quá khác xa với giá trị hiện tại của nó thì nên 
kiểm kê mọi tài sản và công nợ của doanh nghiệp rồi tiến hành định giá và điều chỉnh các giá 
trị tương ứng. Theo phương pháp này ta có 2 cách sau: 
2.1. Đánh giá giá trị theo sổ sách kế toán 
Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp 
tại thời điểm đánh giá sau khi trừ các khoản nợ phải trả. Giá trị này còn được gọi là giá trị tài 
sản thuần của doanh nghiệp. Hiển nhiên tài sản này phải ngang bằng với toàn bộ tài sản mà 
doanh nghiệp đã tạo được suốt trong quá trình kinh doanh trong quá khứ mà hiện còn tồn tại 
sau khi đã trừ đi các khoản nợ tồn đọng vào thời điểm định giá. Như vậy, theo phương pháp 
này, giá trị của doanh nghiệp là chênh lệch giữa giá trị tài sản trên sổ sách với tất cả các khoản 
nợ phải trả của doanh nghiệp. Đây là quan điểm tĩnh, được thể hiện bằng công thức sau. 
Trong đó Tài sản của doanh nghiệp được xem như giá trị thô, còn hiệu số này có thể 
được xem như giá trị thuần của doanh nghiệp. Tuy nhiên để xác định một cách chính xác giá 
trị của doanh nghiệp phải căn cứ trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu 
cầu sử dụng của doanh nghiệp. 
Số liệu dưới đây minh họa cách xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên BCĐKT của 
công ty ABC. 
Bảng 5.1. Giá trị công ty ABC dựa trên BCĐKT 
 Năm N Năm N+1 Năm N+2 
1. Giá trị kế toán của tài sản 57.410 92.605 112.880 
2. Nợ phải trả 49.090 81.435 99.840 
3. Giá trị doanh nghiệp 8.320 11.170 13.040 
Giá trị doanh nghiệp = Tổng tài sản - Nợ Phải trả 
 54
4. Tốc độ tăng trưởng liên hoàn 134,2% 116,74% 
Bảng phân tích trên cho thấy giá trị thuần của công ty ABC trong ba năm qua liên tục 
gia tăng. Kết quả phân tích này cũng phù hợp với những đánh gía về sự gia tăng hiệu quả hiệu 
quả kinh doanh và hiệu quả tài chính của công ty này. Đây là dấu hiệu tích cực đối với người 
chủ sở hữu của công ty. Tuy nhiên, công ty ABC hiện tại có cấu trúc nguồn vốn mang tính rủi 
ro cao, có dấu hiệu về mất cân bằng tài chính cũng như rủi ro mất khả năng thanh toán. Nhà 
phân tích cần hết sức quan tâm những hiện tượng không thuận lợi này khi thương lượng và 
định giá trị thật của công ty ABC. 
Phương pháp định giá dựa trên BCĐKT thường được sử dụng bởi nhiều nhà phân tích 
nhờ tính đơn giản của nó và dễ đạt tính chính xác cao, nhưng khi sử dụng có khá nhiều vấn đề 
cần xem xét. 
Đầu tiên, tài sản thường được xác định dựa trên những nguyên tắc định trước nên giá 
trị thực của nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của tài sản. Trong những trường hợp này, 
để định giá một cách chính xác phải xác định rõ giá trị của từng loại tài sản theo từng phương 
pháp đánh giá để từ đó có phương pháp điều chỉnh thích hợp. 
Thứ hai phải kể đến phương pháp hạch toán của từng doanh nghiệp để xác định chính 
xác hơn giá trị của tài sản doanh nghiệp sau khi đã được kết chuyển, phân phối. 
Tiếp theo, phải chú ý đến sự thay đổi của giá trị lịch sử của từng loại tài sản, cũng như 
giá trị sử dụng. 
2.2. Đánh giá theo giá trị điều chỉnh. 
Phương pháp này khắc phục nhược điểm cơ bản của phương pháp trước trên cơ sở 
xem xét giá trị các tài sản theo giá hiện hành. 
Theo phương pháp định giá này, ta phải sử dụng các chỉ số khác nhau để quy đổi 
nhằm đánh giá chính xác hơn giá trị của doanh nghiệp như: 
- Chỉ số giá để đánh giá lại giá trị của tài sản phi tiền tệ như TSCĐ, hàng tồn kho. 
- Chi phí mua sắm mới, thay thế những tài sản cùng chức năng sử dụng hiện tại. 
Với phương pháp điều chỉnh này, giá trị của doanh nghiệp được xác định như sau: 
Các phương pháp này có thể bị phê bình ở khía cạnh là nó không chú ý các điều kiện 
để hình thành tài sản, chỉ xem xét các tài sản của doanh nghiệp trong trạng thái tĩnh và riêng 
biệt chứ không xem doanh nghiệp như một tổ chức. Ngoài ra nó cũng chưa nghiên cứu một 
cách tổng hợp các phương tiện khác nhau ảnh hưởng đến giá trị tương lai của doanh nghiệp 
Giá trị doanh nghiệp = Tổng tài sản điều chỉnh - Nợ Phải trả điều chỉnh 
 55
cũng như không tính đến khả năng sinh lời hoặc rủi ro thua lỗ có thể xảy ra. Trong khi đó, giá 
trị của một doanh nghiệp còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố, không chỉ tính đến những tài nguyên 
vật chất, mà còn phải kể đến tài nguyên về lao động, khả năng quản trị của doanh nghiệp, các 
chính sách chiến lược của doanh nghiệp. 
3. Định giá dựa trên cơ sở báo cáo kết quả kinh doanh 
Theo phương pháp này, định giá doanh nghiệp phải chú ý đến lợi thế kinh doanh 
thông qua lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của các năm trước khi định giá và việc dự kiến lợi 
nhuận tương lai của doanh nghiệp. Do vậy, có thể xem xét tài sản theo hướng tài sản tài 
chính, có nghĩa là giá trị mà người đầu tư có thể và chuẩn bị trả khi mua tài sản để đạt được 
một kết quả, hiệu quả nào đó mà họ dự kiến đạt được. Cách tiếp cận này “động” hơn phương 
pháp trước. 
Phương pháp định giá trên cơ sở báo cáo kết quả kinh doanh dựa trên quan điểm giá 
trị của doanh nghiệp tùy thuộc vào dòng tiền tệ do doanh nghiệp tạo ra trong tương lai và 
“Giá trị kế toán của tài sản là giá trị hiện tại của lợi nhuận tương lai”. Và giá trị của doanh 
nghiệp sẽ thu được qua việc vốn hoá lợi nhuận hoặc cổ tức giá trị theo nghĩa này còn được gọi 
là giá trị hiệu quả. Các tài liệu để tính toán trong việc định giá doanh nghiệp là kết qủa đạt 
được trong quá khứ mà chúng ta có thể vốn hóa với một tỷ lệ nào đó. 
Như ta đã biết giá trị tương lai này là biến thiên ngẫu nhiên. Nó sẽ là hàm số của 3 
thành phần: hiệu quả, rủi ro và tăng trưởng. Các phương pháp khác nhau được phân biệt thông 
qua cách tính toán của một trong ba thành phần này. Đó là: 
V = f (kqủa, r, n) 
Hiệu quả của doanh nghiệp trong trường hợp này can thiệp khi sử dụng lợi nhuận, quá 
trình tăng trưởng thể hiện ở mức độ phát triển của lợi nhuận. Rủi ro được xem xét theo 2 cách 
do việc lựa chọn r và độ dài của n được giữ. Theo từng trường hợp người ta giữ lại lợi nhuận 
như là lợi nhuận hiện tại (đó là lợi nhuận sau thuế và cổ tức, dòng tiền). 
Định giá theo cách thức này thường phải chú ý hai nhân tố quan trọng: 
Một là lợi nhuận ròng, lợi nhuận trung bình của các năm trước thời điểm định giá. 
Phương pháp định giá thường xuyên được sử dụng là trung bình toán học của 5 đến 8 
năm trước kỳ định giá. Nhiều tác giả cho rằng, nếu lợi nhuận của doanh nghiệp đang tăng lên 
thì trọng số được sử dụng cho những năm cũ sẽ nhỏ hơn trọng số sử dụng cho những năm gần 
kề. Như vậy, theo phương pháp này việc định giá cũng còn nhiều vấn đề cần bàn cãi như là 
ảnh hưởng của những kết quả quá khứ xa, sự phân kỳ của chuỗi dữ liệu phân tán. Do vậy, 
phương pháp này chỉ được áp dụng đối với những chuỗi dữ liệu có độ dao động nhỏ. Phương 
pháp này cùng có hạn chế do việc xác định độ chính xác của lợi nhuận ròng là công việc 
 56
không đơn gỉan vì ảnh hưởng của các phương pháp kế toán, như: phương pháp đánh giá tài 
sản, phương pháp khấu hao TSCĐ, ... 
Hai là, hệ số vốn hóa áp dụng cho lợi nhuận ròng trong việc tính toán giá trị tài sản. 
Việc hiện tại hóa dòng thu nhập, kết quả, dòng tiền bằng các tỷ suất được gọi là vốn 
hóa các thu nhập. Vấn đề chọn lựa một tỷ lệ vốn hóa hợp lý cũng là việc phải quan tâm. Hệ số 
này phụ thuộc khá nhiều nhân tố ảnh hưởng. Nhiều tác giả cho rằng, chỉ cần sử dụng một hệ 
số nhất định, số khác lại cho rằng phải tính đến hiệu quả của thị trường, cũng như rủi ro kinh 
doanh, rủi ro tài chính và rủi ro phá sản gắn liền với doanh nghiệp. Dĩ nhiên các rủi ro này 
phải được ước lượng một cách chủ quan tùy theo quan điểm của nhà phân tích. Như vậy, việc 
chọn lựa hệ số vốn hóa tùy thuộc kinh nghiệm của người định giá. Có rất nhiều công thức để 
xác định giá trị của doanh nghiệp dựa vào giá trị cần vốn hóa như sau: 
3.1. Định giá dựa trên cơ sở lợi nhuận quá khứ, và lợi nhuận tương lai 
Định giá theo lợi nhuận quá khứ và tương lai, thực chất là việc hiện tại hóa lợi nhuận 
dự đoán trong tương lai trên cơ sở lợi nhuận quá khứ. 
Như vậy, kết quả nếu ta khảo sát lợi nhuận trong việc dự đoán này là lợi nhuận sau 
thuế thì giá trị của doanh nghiệp (V) sẽ là: 
     n
n
r
LN
r
LN
r
LN
V






1
....
11
2
21
 

 

n
i
i
i
r
LN
1 1
Trong đó LN1 : là lợi nhuận dự đoán sau năm thứ nhất 
 LNi : là lợi nhuận dự đoán sau năm thứ i 
LNn : là lợi nhuận dự đoán sau năm thứ n 
n là tuổi thọ dự tính của doanh nghiệp. 
Trong trường hợp tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các kỳ bằng 0 và gọi LN là lợi 
nhuận của kỳ thứ nhất, nếu n tiến đến vô hạn thì giá trị của doanh nghiệp sẽ là:Ġ 
Trong thực tiễn, ước lượng giá trị của doanh nghiệp thường được sử dụng ở các nước 
dựa trên sự vốn hóa của lợi nhuận trung bình được quan sát trong các năm cuối trước khi dự 
đoán. Và lợi nhuận được sử dụng trong việc định giá này thường là tính cả lợi nhuận trong 
kinh doanh, lợi nhuận tài chính, lợi nhuận bất thường. 
Tỷ lệ r (hiện tại hóa) được sử dụng trong việc định giá thường phải phù hợp với chi 
phí vốn của doanh nghiệp. Trong thực tiễn ở các nước có thị trường chứng khoán, tỷ lệ này 
thường tương ứng với tỷ suất được quan sát trên trên các thị trường tài chính về vốn dài hạn. 
Để minh họa nội dung phương pháp định giá này, hãy xem xét tài liệu dự toán về 
doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp X trong 5 năm đến. Chi phí vốn (tỷ lệ r) của 
 57
doanh nghiệp là10%. Giả sử, thuế suất thu nhập trong 5 năm đến không đổi là 32% và toàn bộ 
lợi nhuận được để lại doanh nghiệp. 
Bảng 5.2. Báo cáo lãi lỗ dự toán doanh nghiệp X 
Đơn vị tính: triệu đồng 
Chỉ tiêu N+1 Nguyãù N+3 N+4 N+5 
1. Doanh thu thuần 105 126 151 174 191 
2. Giá vốn hàng bán 80 94 111 127 137 
3. Lợi nhuận gộp 25 32 40 47 54 
4. Chi phí bán hàng và QLDN 10 12 13 15 16 
5. Lợi nhuận thuần kinh doanh 15 20 27 32 38 
6. Chi phí lãi vay 3 4 5 6 6 
7. Lợi nhuận trước thuế 12 16 22 26 32 
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 3,84 5,12 7,04 8,32 10,24 
9. Lợi nhuận sau thuế 8,16 10,88 14,96 17,68 21,76 
Với chi phí vốn của doanh nghiệp là 10% thì giá trị của doanh nghiệp X vào cuối năm N là 
hiện giá của lợi nhuận sau thuế dự toán trong 5 năm đến, chiết khấu theo tỷ lệ 10%là: 
3.2. Phương pháp định giá dựa vào cổ tức 
Dựa trên một logích như trên, theo phương pháp này ta không vốn hóa lợi nhuận mà 
vốn hóa cổ tức của doanh nghiệp. Nếu ta khảo sát cổ tức của doanh nghiệp là hằng số thì giá 
trị doanh nghiệp được xác định bằng 
r
CT
V  
Trong đó tỷ lệ r là hệ số vốn hóa của cổ tức, và thường được sử dụng là lãi suất vay 
ngân hàng; CT là cổ tức của thời kỳ thứ nhất. 
Trong trường hợp ta giả sử rằng tỷ lệ tăng cổ tức hằng năm là h% thì giá trị của doanh 
nghiệp sẽ là: 
 
 




n
t
t
t
r
hCT
V
1
1
1
1
Ở đây, n là tuổi thọ dự tính của doanh nghiệp. Nếu N tiến đến vô hạn, và giả sữ rằng r 
> h thì giá trị của doanh nghiệp sẽ là : 
dtrV .24,53
)1,01(
76,21
)1,01(
68,17
)1,01(
96,14
)1,01(
88,10
1,01
16,8
5432











 58
hr
CT
V

0 
4. Định giá bằng phương pháp hỗn hợp 
Phương pháp này thường được sử dụng trong thực tiễn trên cơ sở sử dụng đồng thời cả 
hai phương pháp trên, nó khắc phục các nhược điểm của phương pháp đánh giá theo tài sản và 
theo hiệu quả. Giá trị tổng thể của doanh nghiệp là trung bình số học giữa giá trị tài sản và giá 
trị năng suất theo công thức sau: 
2
GTtheoBCKQGTtheoBC
V


ÂKT
Trong đó các giá trị này được xác định theo các phương pháp định giá trên, trên cơ sở 
của BCĐKT và Báo cáo kết quả kinh doanh. 
Có thể xem xét cách đánh giá này dưới một dạng khác 







r
LN
GTtheoBCV ÂKT
2
1
với r là tỷ lệ vốn hóa lợi nhuận. 
Phương pháp này là tổng hợp các kết quả của các phương pháp đánh giá khác nhau 
nên nó hạn chế được những nhược điểm của các phương pháp trước nhưng đồng thời nó cũng 
chứa đựng các nhược điểm trước. 
Nói chung các phương pháp trên đây có thể được sử dụng đơn chiếc cũng có thể được 
sử dụng một cách tổng hợp tùy thuộc vào từng nhà phân tích, cũng như tùy từng đối tượng, 
từng mục đích định giá cụ thể. Với phương thức định giá này, các mô hình định giá thường 
bao gồm nhiều biến. Các biến số thường tương ứng với đặc điểm của doanh nghiệp, thông 
thường là: doanh số, giá trị gia tăng, lợi nhuận... Ngoài ra sự tác động của các yếu tố bên 
ngoài, các rủi ro không thể tránh khỏi cũng là các biến số rất quan trọng trong việc định giá 
doanh nghiệp. 
Trong điều kiện doanh nghiệp có tham gia thị trường chứng khoán có thể định giá 
doanh nghiệp dựa vào giá thị trường của mỗi cổ phần. 
Gdn = Gcp x Ncp 
Trong đó : Gdn là giá trị của doanh nghiệp; Gcp giá thị trường của mỗi cổ phần; Ncp 
Số lượng cổ phần đã phát hành. 
Phương pháp này cho ta xác định chính xác giá trị của doanh nghiệp trong thị trường 
hoàn hảo. 
 59
5. Phân tích tài chính và đánh giá doanh nghiệp 
Phân tích tài chính và việc đánh giá doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau. Điều này 
thể hiện qua các giai đoạn của quá trình đánh giá doanh nghiệp. Để đánh giá doanh nghiệp, 
trước tiên phải phân tích và chẩn đoán trạng thái tài chính của doanh nghiệp. Tiếp theo là việc 
ước lượng giá trị của doanh nghiệp. Trong giai đoạn sau, công việc đánh giá doanh nghiệp 
khá phức tạp, vì kết quả của các phương pháp đánh giá khác nhau thường không trùng hợp 
nhau. Vấn đề quan trọng là phải lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp. Thông thường 
việc lựa chọn này không thống nhất giữa người bán và người mua. Do vậy họ phải nhượng bộ 
nhau và phải sử dụng đồng thời nhiều phương pháp một lúc. 
Qua các công thức đánh giá ở trong chương, phân tích tài chính có tầm quan trọng rất 
lớn đối với công tác đánh gía bởi nhiều lý do: 
Một là, chẩn đoán tài chính là một hướng của phân tích trước của doanh nghiệp trước 
khi định giá. Do vậy, kết quả của phân tích tài chính về hiệu quả, rủi ro, cân bằng tài chính sẽ 
giúp cho việc thương lượng giá cả cũng như thấy được sự tăng giảm giá trị của doanh nghiệp. 
Hai là, khi thương lượng giá trị của doanh nghiệp bằng bảng cân đối kế toán, người 
mua, người bán có thể thấy được sự phù hợp của các phương pháp, các thủ tục hoặc việc 
chuẩn bị các thông tin kế toán. Chỉ như vậy thông tin đánh giá và phân tích tài chính mới 
trùng nhau. 
Ba là, khi ước lượng giá trị của doanh nghiệp bằng cách sử dụng báo cáo kết quả kinh 
doanh thì nhà phân tích tài chính luôn quan tâm đến việûc chọn lựa các cách thức nhằm xác 
định khả năng tạo ra lợi nhuận, hiệu quả tương lai của doanh nghiệp. Như vậy giữa phân tích 
tài chính và đánh gía doanh nghiệp có mối liên quan mật thiết. 
Cuối cùng, vì mục tiêu của tài chính là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp nên phải 
xem xét các phương pháp định giá khác nhau: 
Tóm lại, giá trị của doanh nghiệp, giá trị trao đổi, giá trị sử dụng, giá trị chủ quan, 
khách quan được tranh cãi khá nhiều và khá phức tạp. Việc định giá doanh nghiệp không 
thóat khỏi các khó khăn này. 
 60
MỤC LỤC BẢNG BIỂU 
MỤC LỤC BẢNG BIỂU 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_phan_2.pdf