Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Trần Thị Thùy Dung

Tóm tắt Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Trần Thị Thùy Dung: ...hông tin Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 12 - Luồng dữ liệu (Data Flows) + Khái niệm: Luồng dữ liệu là luồng thông tin vào hay ra của một chức năng xử lý. Bởi vậy luồng dữ liệu được coi như các giao diện giữa các thành phần của biểu đồ. + Biểu diễn: Luồng dữ liệu trên biểu đồ được biểu diễn...ra là ta sẽ đặt tên cho đối tượng như thế nào. Trong mỗi đối tượng gồm nhiều thuộc tính khác nhau thì yêu cầu mã hoá cho các thuộc tính cũng là yêu cầu cần thiết. Ngoài ra mã hoá còn là hình thức chuẩn hoá dữ liệu để phân loại dữ liệu lưu trữ và tìm kiếm có hiệu quả và bảo mật dữ liệu đặc biệt... từng chi tiết công việc của hệ thống cũ, của các nhân viên thừa hành. Quan sát gián tiếp: là hình thức quan sát từ xa hoặc qua phương tiện tổng thể của hệ thống để có được bức tranh khái quát về tổ chức và cách thức hoạt động trong tổ chức đó. *Phƣơng pháp phỏng vấn: Khái niệm: Là hình...

pdf37 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Trần Thị Thùy Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p được sử dụng trong việc nghiên cứu 
hiện trạng của tổ chức là Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
Nghiên cứu tài liệu về hệ thống thông tin là bước đầu tiên của quá trình phân tích hệ thống 
và cũng là phương pháp thu thập thông tin thường được áp dụng. 
Mục đích của nghiên cứu tài liệu về hệ thống là thu nhận các thông tin tổng quát về cấu trúc tổ 
chức, cơ chế hoạt động, qui trình vận hành thông tin trong hệ thống. Kết quả của nghiên cứu 
về hệ thống sẽ cho ta cái nhìn tổng thể ban đầu về đối tượng nghiên cứu. 
Nghiên cứu hệ thống bắt đầu từ nghiên cứu môi trường của của hệ thống thông tin hiện tại. 
Môi trường của của hệ thống thông tin hiện tại bao gồm: 
Môi trường bên ngoài: 
- Điều kiện cạnh tranh trên thị trường 
- Xu hướng phát triển công nghệ trong lĩnh vực 
Môi trường kỹ thuật 
- Phần cứng và phần mềm hiện có để xử lý thông tin 
- Các cơ sở dữ liệu hiện đang sử dụng 
- Đội ngũ phát triển hệ thống hiện có 
Môi trường vật lý 
- Qui trình tổ chức xử lý số liệu trong quản lý 
- Độ tin cậy trong hoạt động của hệ thống 
Môi trường tổ chức 
- Chức năng của hệ thống 
- Qui mô của hệ thống 
- Chính sách dài hạn và ngắn hạn của cơ sở 
- Đặc trưng về nhân sự trong hệ thống quản lý 
- Tình trạng tài chính của cơ sở 
- Các dự án đầu tư hiện tại và tương lai 
b. Phân loại, tập hợp thông tin 
Sau khi áp dụng các phương pháp để tiến hành tìm hiểu hệ thống hiện tại, ta cần phân loại và 
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 
Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 27 
tập hợp thông tin. 
i. Phân loại thông tin: 
Việc phân loại thông tin thường được tiến hành theo những tiêu chuẩn sau: 
*Phân loại thông tin hiện tại và tƣơng lai 
Phân loại thông tin nào cho hệ thống hiện tại và thông tin nào cho hệ thống tương lai. 
*Phân loại thông tin theo tính chất tĩnh -động - biến đổi 
Thông tin tĩnh: 
Là thông tin ít có tính thay đổi, biểu diễn các mặt ổn định, bền vững của hệ 
thống như cơ cấu, tổ chức, khuôn dạng. 
Thông tin động: 
Là thông tin luôn thay đổi theo thời gian hay không gian (theo không gian: Các dòng thông 
tin di chuyển giữa các tiến trình hay giữa các hệ thống con với nhau) 
Thông tin biến đổi: 
Là các quy tắc nghiệp vụ thực hiện việc biến đổi thông tin. 
ii. Tập hợp thông tin 
Tập hợp thông tin để phân định rõ các thông tin chung nào cho hiện tại, thông tin nào cho 
tương lai, đồng thời xem xét thông tin đã thu thập ở mức chi tiết nhất dưới các khía cạnh: tần 
suất xuất hiện, độ chính xác, số lượng, thời gian sống của thông tin. 
3. Xác định phạm vi khả năng mục tiêu dự án 
Thống nhất các mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài trong việc phát triển hệ thống. 
Căn cứ vào kết quả khảo sát, đánh giá hệ thống cũ và các phương hướng phát triển đã 
đề ra, nhà phân tích và nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu chung cần đạt được, từ đó 
đi đến thống nhất phạm vi của hệ thống tương lai. 
Xác định phạm vi khả năng mục tiêu dự án 
a. Khoanh vùng dự án: 
Việc khoanh vùng dự án cụ thể được thực hiện theo các phương pháp sau: 
- Khoanh vùng hẹp đi sâu giải quyết vấn đề theo chiều sâu 
- Giải quyết tổng thể toàn bộ vấn đề theo chiều rộng 
b. Các yếu tố liên quan đến phạm vi của dự án 
Phạm vi của dự án liên quan đến các mặt sau: 
- Xác định các lĩnh vực của dự án: Mỗi lĩnh vực là một bộ phận tương đối độc lập của 
hệ thống. Ví dụ: Bán hàng, mua hàng 
- Xác định các chức năng: Xác định rõ các nhiệm vụ cho trên từng lĩnh vực của dự án. Ví 
dụ: Trong bán hàng: tăng cường tiếp thị, cải tiến cơ cấu bán hàng. 
4. Phác hoạ các giải pháp, lựa chọn, cân nhắc tính khả thi 
a. Phác họa các giải pháp 
Để đạt được mục tiêu đề ra, thường có nhiều giải pháp. Thông thường người ta phải tìm ra 
nhiều giải pháp, sau đó sẽ so sánh, đánh giá, kiểm tra tính khả 
thi để chọn ra giải pháp tối ưu. 
i. Các tiêu chuẩn để so sánh, đánh giá 
Khi so sánh, đánh giá ta nên dựa vào một số tiêu chuẩn sau: 
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 
Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 28 
*Mức tự động hoá 
Tự động hoá có nhiều mức khác nhau như: 
Mức thấp (tổ chức lại các hoạt động thủ công): Không tự động hoá và chỉ 
cần tổ chức lại hệ thống. 
Mức trung bình (tự động hoá một phần): có máy tính trợ giúp nhưng không đảo lộn cơ 
cấu tổ chức; tự động hoá từng bộ phận, chức năng hay một số lĩnh vực của hệ thống. 
Mức cao (tự động hoá toàn bộ hệ thống): thay đổi toàn diện cơ cấu tổ chức 
và phương thức làm việc. 
*Hình thức xử lý 
Các hình thức xử lý bao gồm: 
- Xử lý theo lô: Thông tin được tích luỹ lại và xử lý một cách định kỳ. Mỗi lần xử lý 
toàn bộ hay một phần dữ liệu đã tích luỹ được. 
- Xử lý trực tuyến (online): Dữ liệu được xử lý liên tục, ngay lập tức. Khối lượng dữ 
liệu để xử lý không lớn lắm và yêu cầu có sự xử lý liên tục. 
ii. Phân tích tính hiệu quả và đánh giá tính khả thi 
Khi phân tích tính hiệu quả và đánh giá tính khả thi của các giải pháp, ta phải phân 
tích kỹ về các mặt sau: 
- Chi phí bỏ ra và lợi ích thu về 
- Tính khả thi về kỹ thuật 
- Tính khả thi về kinh tế 
- Tính khả thi về nghiệp vụ 
b. Lựa chọn, cân nhắc tính khả thi 
Trên cơ phân tích tính hiệu quả và đánh giá tính khả thi chúng ta cân nhắc để lựa chọn giải 
pháp tối ưu. 
5. Ví dụ về nội dung việc khảo sát hiện trạng và xác lập dự án 
Việc tìm hiểu, đánh giá hiện trạng và xác lập dự án một hệ cung ứng vật tư có thể thực hiện 
theo một số nội dung sau: 
a. Tìm hiểu hệ thống hiện tại để tìm ra những yếu kém 
Khi tìm hiểu hệ thống hiện tại đã tìm ra những yếu kém sau: 
Sự thiếu vắng: 
- Không có sẵn kho chứa các loại hàng thường sử dụng trong nhà máy nên khi các phân 
xưởng có yêu cầu sử dụng lại không thể đáp ứng kịp thời. 
- Bộ phận nhận, phát hàng, quản lý kho còn thiếu cũng gây khó khăn cho việc nhận phát 
hàng. 
Sự kém hiệu quả: 
- Quy trình xử lý chậm (do cách viết đơn hàng đã phải tập hợp, phân loại nhiều vật tư). 
- Việc phân loại kho dữ liệu chưa tập trung thống nhất, còn phân tán nên việc lưu trữ phục 
vụ cho công tác khai thác chưa hiệu quả. 
- Tập tin về đơn hàng chưa được chuyển giao đến hệ thống phát hàng nên phải 
sử dụng giấy tờ để đối chiếu giữa hoá đơn và hàng nhận về. 
- Quản lý của nhà máy khá phân tán gây nhiều sai sót, khâu đối chiếu thủ công, phí tổn cao. 
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 
Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 29 
b. Xác định mục tiêu của hệ thống mới 
Dựa trên việc đã phân tích những yếu kém nêu trên của hệ cung ứng vật tư, có thể xác định 
mục tiêu cho hệ thống mới như sau: 
- Thêm cho nhà máy một kho hàng thông dụng. 
- Thêm chức năng quản lý kho hàng, nâng cao việc quản lý hàng hoá, tăng tốc độ giao hàng 
và nhận hàng. 
- Chuyển khâu đối chiếu từ thủ công sang tự động hoá để tăng tốc độ, giảm sai sót. 
- Tổ chức lại khâu quản lý để rút ngắn quy trình giải quyết một dự trù hàng hoá và để theo dõi 
việc thực hiện đơn hàng chặt chẽ hơn. 
c. Phác họa cách giải quyết 
Trên cơ sở đã xác định mục tiêu của hệ thống mới, có thể đề ra các giải pháp sau để giải 
quyết: 
Giải pháp 1: Bỏ hai hệ thống trên máy tính, đưa nhiệm vụ về trung tâm máy tính giải 
quyết toàn bộ. 
Giải pháp 2: Tạo mới các kênh liên lạc giữa 2 máy tính (không khả thi về kỹ thuật vì 2 
máy tính có thể không tương thích) 
Giải pháp 3: Viết thêm một hệ thống đối chiếu, hệ thống này nhận thông tin từ hệ đặt hàng 
và phát hàng đưa ra bán, danh sách phát hàng cùng những thông tin không trùng khớp 
giữa hoá đơn và hàng về. 
Giải pháp 4: Gộp hệ đặt hàng vào phát hàng hoặc ngược lại (không khả thi về 
kỹ thuật và nghiệp vụ) 
Giải pháp 5: Bổ sung việc quản lý kho vào hệ nhận phát hàng và thay thế đối chiếu thủ 
công bằng hệ thống tự động 
d. Lựa chọn giải pháp 
Trong 5 giải pháp, có thể lựa chọn các giải pháp sau 
*Giải pháp 1: Bỏ hai hệ thống trên máy tính, đƣa nhiệm vụ về trung tâm máy tính 
giải quyết toàn bộ 
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 
Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 30 
Ưu điểm: 
- Mức độ tự động hoá cao. 
- Hệ thống cho phép cải thiện rõ rệt hiệu quả cung cấp hàng cho các phân xưởng. 
o Nhược điểm: 
- Độ rủi ro cao vì phải bỏ toàn bộ hệ thống cũ thay bằng hệ thống mới. 
- Không tận dụng được kết quả của hệ thống cũ ( hệ thống cũ đã có hai bộ phận được 
tự động hoá mặc dù chưa hoàn chỉnh). 
- Chi phí lớn nên không có tính khả thi về mặt nghiệp vụ và kinh tế 
*Giải pháp 5: Bổ sung việc quản lý kho vào hệ nhận phát hàng và thay thế đối chiếu 
thủ công bằng hệ thống tự động 
Ưu điểm: 
- Mức độ tự động hoá vừa phải có tác dụng nâng cao đáng kể hiệu quả cung cấp hàng. 
- Tận dụng được kết quả của hệ thống cũ. 
- Độ rủi ro không lớn lắm có thể chấp nhận được. 
- Chi phí ở mức cho phép. 
Nhược điểm: 
- Xây dựng hệ thống mới dựa trên hệ thống cũ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. 
6. Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án 
a. Lập hồ sơ về điều tra và xác lập giải pháp 
Tập hợp các kết quả điều tra bao gồm: 
*Kết quả đầu ra của hệ thống: 
Kết quả đầu ra của hệ thống mô tả chức năng, trả lời cho câu hỏi: hệ thống làm gì, dùng 
cho mục đích gì, việc gì, thông tin được biểu diễn hoặc đưa ra như thế nào, ai là người 
sử dụng, tần suất sử dụng, quản lý khi nào, quản lý ra sao. 
*Kết quả đầu vào của hệ thống: 
Kết quả đầu vào của hệ thống mô tả chức năng, mô tả các trường dữ liệu, quan hệ của 
nó với đầu ra. Đồng thời cũng thể hiện nguồn tài nguyên cần thiết như: phần cứng, 
chuyên viên kỹ thuật, đội ngũ cán bộ sử dụng, nhu cầu huấn luyện. 
Tổng hợp các ý kiến phê phán, đánh giá 
Các ý kiến phê phán, đánh giá phải tập trung vào những yếu tố sau: 
Thời gian xử lý, thời gian cho phép, trả lời , bảo trì. 
Chi phí thu nhập 
Chất lượng công việc 
Độ tin cậy, tính mềm dẻo 
Khả năng bình quân tối đa của hệ thống. 
Đề xuất các giải pháp và quyết định lựa chọn 
Dựa trên kết quả tổng hợp các ý kiến phê phán, đánh giá tiến hành phân tích đề ra các 
giải pháp khắc phục các yếu kém và chọn phương án tối ưu 
b. Dự trù về thiết bị 
Dự trù sơ bộ 
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 
Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 31 
Số lượng dữ liệu cần lưu trữ lâu dài 
Các dạng làm việc 
Số lượng người dùng 
Khối lượng thông tin cần thu thập 
Khối lượng thông tin cần kết xuất 
Dự trù thiết bị cần có 
Cấu hình của thiết bị: tổ chức, hoạt động đơn lẻ trên mạng,.. 
Phần cứng 
Phần mềm 
Dự trù điều kiện mua và lắp đặt 
Dự trù điều kiện mua và lắp đặt bao gồm: 
Nguồn tài chính 
Cách thức giao hàng và lắp đặt 
Kế hoạch huấn luyện người dùng 
Phương pháp bảo trì hệ thống 
c. Lập kế hoạch triển khai dự án a. Lập lịch 
Vì các dự án đều bị giới hạn bởi yếu tố thời gian (một trong số các nhân tố quyết 
định thành công của dự án) nên phải có kế hoạch phân bổ công việc một cách chi tiết 
và hợp lý. Việc xác định các mốc thờì gian của dự án một cách rõ ràng, khoa học sẽ 
giúp cho công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện được thuận lợi. 
Lập tiến độ triển khai dự án 
Lập tiến độ triển khai dự án bao gồm 
Các giai đoạn triển khai dự án 
Các kế hoạch lắp đặt 
Các kế hoạch huấn luyện người dùng 
Các mối liên quan đến dự án khác trong tương lai hoặc sự hỗ trợ của các cơ quan ngoài. 
Phân công ngƣời phụ trách 
Người phụ trách thường là những chuyên gia về tin học, về quản lý 
Lập danh sách nhân viên làm việc: 
Danh sách nhân viên làm việc gồm các phân tích viên, lập trình viên, những người khai thác. 
7. Bài tập 
4.1 Tại sao phải khảo sát hiện trạng hệ thống cũ khi xây dựng hệ thống thông tin mới. 
4.2 Trình bày các phương pháp khảo sát hiện trạng hệ thống mà bạn biết? Có nhất thiết 
người phân tích phải xuống trực tiếp tại nơi khảo sát không? Tại sao? 
4.3 Thực tập khảo sát hệ thống thông tin phục vụ quản lý ở các cơ quan và viết yêu cầu mục 
tiêu của dự án tin học hóa cho 1 trong các dự án sau: 
* Hệ thống quản lý nhập và xuất quạt máy của xí nghiệp điện. 
* Hệ thống quản lý cửa hàng bán băng đĩa nhạc 
* Hệ thống quản lý cửa hàng bán bánh kẹo 
* Hệ thống quản lý thư viện 
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 
Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 32 
BÀI 5 
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ XỬ LÝ 
Thời lƣợng: 8 giờ (5 giờ Lý thuyết, 3 giờ Thực hành) 
Mục tiêu bài học 
- Phân tích được các chức năng xử lý của hệ thống 
- Xây dựng được biểu đồ luồng dữ liệu cho hệ thống thông tin 
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người và máy tính 
Nội dung chính 
- Phân tích hệ thống từ trên xuống 
- Chuyển từ BLD mức vật lí sang BLD mức logic 
- Chuyển từ BLD của hệ thống cũ sang BLD của hệ thống mới 
- Bài tập bài 5 
Nội dung chi tiết 
1. Phân tích hệ thống từ trên xuống 
Kỹ thuật phân mức hay còn gọi là kỹ thuật top-down-anlysis tiến hành sự phân tích chức 
năng của hệ thống bằng cách đi dần từ một mô tả cụ thể đến những mô tả chi tiết thông qua 
nhiều mức. Sự chuyển dịch từ một mức tới một mức tiếp theo thực chất là sự phân rã chức năng. 
Đây là quá trình triển khai theo một cây, chính vì vậy mà phương pháp này còn có tên là phương 
pháp phân tích có cấu trúc. 
Có 2 cách vận dụng kỹ thuật phân mức: Dùng biểu đồ phân cấp chức năng và biểu đồ luồng 
dữ liệu. 
Với FHD, thì phân tích từ trên xuống bằng cách triển khai dần cây phân cấp từ gốc đến ngọn 
lần lượt qua các mức. Để triển khai từ một mức xuống mức dưới nó ta cần xem xét từng chức 
năng và đặt câu hỏi: Để hoàn thành chức năng đó thì phải hoàn thành các chức năng con nào. 
Chức năng ở mức gốc (Mức 0) thể hiện nhiệm vụ tổng quát của hệ thống. 
Hình 5.1: Một sơ đồ phân cấp chức năng hệ thống tín dụng Ngân hàng 
Việc phân tích FHD thực chất là sự phân rã các chức năng là đơn giản, dễ làm và tự nhiên. 
Tuy nhiên, kết quả thu được cũng rất đơn giản, các chức năng trong hệ thống là rời rạc. 
Với DFD quá trình phân tích được thành lập dần dần các DFD diễn tả các chức năng của hệ 
thống theo từng mức. Mỗi mức là một tập hợp các DFD. 
+Mức khung cảnh (Mức bối cảnh, ngữ cảnh, mức 0) chỉ có một DFD với chức năng duy 
nhất: Thể hiện chức năng tổng quát của hệ thống và các luồng thông tin trao đổi với tác nhân 
ngoài. 
+Mức đỉnh (Mức 1) cũng chỉ có một DFD gồm các chức năng chính của hệ thống 
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 
Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 33 
+Mức dưới đỉnh: Mỗi mức gồm nhiều DFD (DFD định nghĩa/giải thích) được thành lập từ 
cách phân rã các DFD trong mức 1. 
Hình 5.2: Một sơ đồ DFD mức đỉnh cho hệ thống tín dụng Ngân hàng 
Hình 5.3: Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh, định nghĩa chức năng Cho vay 
2. Kỹ thuật chuyển đổi DFD vật lý thành DFD logic 
a. Khái niệm 
DFD mức vật lý của hệ thống mô tả cách thức hệ thống thực hiện các nhiệm vụ của nó, ai 
làm gì, làm ở đâu, mất bao nhiêu thời gian... 
DFD mức logic bỏ qua những ràng buộc, các yếu tố vật lý, nó chỉ quan tâm đến chức năng 
nào là cần cho hệ thống và thông tin nào là cần để thực hiện chức năng đó. 
Hay nói cách khác, DFD mức vật lý dùng trong khảo sát hệ thống hiện tại (hệ thống cũ) và 
thiết kế hệ thống mới. Các DFD logic dùng trong việc phân tích các yêu cầu của hệ thống cả cũ 
lẫn mới 
b. Kỹ thuật chuyển đổi DFD vật lý thành DFD logic 
Thao tác quan trọng nhất trong kỹ thuật chuyển đổi này là loại bỏ các yếu tố vật lý ra khỏi 
biểu đồ. Khi loại bỏ cần chú ý để lại những tinh túy và cốt lõi trong hệ thống. 
Tiêu chí 1: Loại bỏ các chức năng do con người, thiết bị và hệ thống thực hiện. Đây là các 
chức năng thuần túy vật lý, nên không tin học hóa được. 
Tiêu chí 2: Phát hiện và loại bỏ những chức năng gắn liền với các biện pháp xử lý: Ở đây 
các chức năng này chỉ tồn tại tạm thời do những biện pháp quy định. Khi thay đổi biện pháp, các 
chức năng này không còn phù hợp nữa. 
Tiêu chí 3: Loại bỏ các cấu trúc DFD gắn liền với biện pháp xử lý. 
Biện pháp loại bỏ: Có thể loại bỏ trên DFD bằng cách xóa bỏ các chức năng cần loại bỏ 
(xóa bỏ ngôn từ); thay thể chuyển đổi các luồng dữ liệu cho thích hợp khi loại bỏ một số chức 
năng và dữ liệu; ghép phối một số chức năng gần gũi thành cụm và cuối cùng là tổ chức lại biểu 
đồ bằng cách đánh số lại các chức năng. Trong trường hợp chưa phân biệt rõ được là mức vật lý 
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 
Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 34 
hay logic, cách tốt nhất là phân rã chức năng này thành các chức năng chi tiết hơn để việc loại bỏ 
được thực hiện. 
Việc chuyển đổi DFD từ vật lý sang logic chỉ áp dụng với DFD ở mức đỉnh và mức dưới 
đỉnh, không áp dụng cho DFD mức ngữ cảnh. 
Xét Case study với yêu cầu xây dựng DFD đối với hệ thống cung ứng vật tư của nhà máy ở 
mức logic. Đầu tiên ta xây dựng DFD ở mức vật lý sau đó tiến hành loại bỏ các yếu tố vật lý để 
tạo thành mức logic. 
Hình 5.3: DFD ở mức khung cảnh (mức 0) 
Hình 5.4: DFD ở mức đỉnh 
Những biểu đồ luồng dữ liệu ở mức dưới đỉnh sẽ được biểu diễn ở trang sau 
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 
Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 35 
Hình 5.5: DFD ở mức dưới đỉnh 
Hình 5.6 DFD ở mức logic 
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 
Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 36 
 Trong biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh các chức năng đối chiếu thủ công bị loại bỏ. 
Triển khai chức năng 3 với nhiều đường vào ra. Cách tổ chcứ lại biểu đồ như sau: 
- Chức năng 1.3 và 2.2 thuần túy vật lý được loại bỏ. 
- Tiến hành ghép một số chức năng và đánh số lại ta có 7 chức năng sau và các chức năng 
được thể hiện trên biểu đồ DFD mức dưới đỉnh mức logic. 
 1.1 thành 1 
 1.2 thành 2 
 2.1 thành 3 
 3.1, 3.2 và 3.3 4 
 2.3 thành 5 
 3.4 thành 6 
 4.1 và 1.4 thành 7 
3. Chuyển từ BLD của hệ thống cũ sang BLD của hệ thống mới 
Từ thực tế thông thường ta không phải xây dưng một DFD logic mới hoàn toàn mà chỉ xây 
dựng nó từ một DFD của hệ thống cũ, qua các bước thêm, bớt hay chỉnh sửa. Điều này giúp hệ 
thống mới thừa hưởng những cốt lõi của hệ thống cũ, không làm biến đổi bản chất của hệ thống 
cũ, khắc phục các nhược điểm và kế thừa những ưu điểm về cài đặt. 
Để thực hiện việc chuyển đổi này ta cần xem xét 
-Nhược điểm của hệ thống cũ: Thiếu vắng và kém hiệu quả, lãng phí, những nhược điểm này 
phải được khắc phục. 
- Các yêu cầu, mục tiêu của hệ thống mới: Đây là các yêu cầu ưu tiên cần bổ sung vào các 
chức năng của biểu đồ. 
Căn cứ từ 2 điểm trên, ta đối chiếu DFD logic của hệ thống cũ, phát hiện những thiếu sót, dư 
thừa hay cần sửa đổi lại. Khoanh từng vùng đó lại và gọi đó là vùng thay đổi. Đối với những vùng 
thay đổi sẽ được sắp xếp lại sao cho: 
+ Luồng dữ liệu vào, ra: Xóa bỏ DFD bên trong vùng, song vẫn giữ lại các luồng vào/ra 
(các luồng đi qua ranh giới của vùng). Đó là giao diện đối với những vùng còn lại phải bảo toàn. 
+ Xác định chức năng tổng quát của vùng thay đổi để khi biến đổi vẫn giữ nguyên được 
chức năng chính của nó, không làm cho chức năng này bị biến dạng. 
+ Xóa một phần DFD cần thay đổi bên trong và lặp lại các chức năng từ nhỏ chi tiết, các 
chức năng biến đổi trung gian (kiểm tra, thêm ...) và các trung tâm biến đổi. 
+ Thiết lập một vùng biến đổi mới thực hiện chức năng tổng quát nói trên, gồm: Các chức 
năng hợp thành, các kho dữ liệu cần thiết và các luồng dữ liệu liên kết các chức năng và các kho. 
Hình 5.7: Các bước chuyển từ DFD cũ sang DFD mới 
Khoanh một vùng Xóa bên trong, Lặp lại DFD bên trong 
 thay đổi giữa các luồng vào/ra khớp với các luồng vào/ra 
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin 
Khoa CNTT trường Cao đẳng nghề 37 
 Case Study: Hệ cung ứng vật lý 
 * Nhược điểm của hệ thống cũ: 
+ Thiếu kho hàng thông dụng: Thiếu hẳn một chức năng trong DFD 
+ Tốc độ xử lý chậm: Do đối chiếu thủ công rất nhiều, lỗi này do cài đặt hệ thóng ban 
đầu trên 2 máy không tương thích, nên không thấy thể hiện ở DFD. 
+ Theo dõi thực hiện đơn hàng có nhiều sai sót: Từ các khâu làm đơn hàng đến việc 
nhận hàng và trả tiền có thể gây ảnh hưởng một phần. 
+ Sự lãng phí: Lý do chính là đối chiếu thủ công và cũng không thấy được ở BLD. 
Vẽ lại biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống mới ở mức Logic. Đây là biểu đồ cuối cùng của giai 
đoạn phân tích hệ thống về chức năng. 
Hình 5.8 Biểu đồ luồng dữ liệu mức logic (mới) 
4. Bài tập 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phan_tich_thiet_ke_he_thong_thong_tin_tran_thi_th.pdf
Ebook liên quan