Giáo trình Phòng trị bệnh cua - Mã số MĐ 06: Nghề sản xuất giống cua xanh
Tóm tắt Giáo trình Phòng trị bệnh cua - Mã số MĐ 06: Nghề sản xuất giống cua xanh: ...lúc trời không mưa, độ trong cao, không có những bất thường khác như thủy triều đỏ. Lắng nước 5-7 ngày Bước 3: Xử lý nước bằng thuốc tím - Liều lượng: 0,5 – 2g/m3 tùy vào độ dục của nước + Nếu nước ít đục thì chọn liều lượng: 0,5 g/m3 + Nếu nước có độ đục cao thì chọn liều lượng 2g/m3 ...thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (05-06 học viên/nhóm), mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc cho vitamin C vào bể ấu trùng cua để phòng bệnh. Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bà...g mắt thường Ấu trùng cua khỏe mạnh Ấu trùng cua bị bệnh ký sinh trùng - Ấu trùng cua khỏe, ăn mạnh - Di chuyển bình thường - Vỏ và phụ bộ sạch, không có sinh vật bám. - Ấu trùng cua yếu, kém ăn - Di chuyển khó khăn rồi chết - Vỏ và phụ bộ bẩn, có nhiều sinh vật bám. Bước 3: Qu...
quá cao: Thay nước mới. - Khi độ kiềm thấp: Cho vào bể vôi CaCO3, liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào độ kiềm cụ thể. - Khi pH tăng: thay nước mới, hoặc dùng Acid Nitrix, hoặc dùng đường mật... - Khi pH giảm: Cho vào bể vôi CaCO3, liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào độ pH cụ thể. - Khi kiểm tra hàm lượng NH3 cao (>0,1mg/l) cần thay nhanh nước trong bể, xiphon đáy, dùng vi sinh cho vào bể để xử lý. 3. Thực hiện xử lý môi trường Tùy theo điều kiện cụ thể của cơ sớ sản xuất mà có biện pháp xử lý thích hợp. Dưới đây là một số cách thực hiện xử lý môi trường đơn giản thường được áp dụng. - Thực hiện xử lý khi nhiệt độ nước thấp: + Che, giữ kín gió, không để gió lùa vào khu vực sản xuất. + Đậy bạt 75 + Dùng máy nâng nhiệt đưa nhiệt độ nước trong bể ương tăng lên từ từ đến khi đạt nhiệt độ thích hợp vời ấu trùng. - Thực hiện xử lý khi nhiệt độ cao: + Làm mái tre + Cho đá cây lạnh vào túi nilon rồi thả vào bể ương nuôi ấu trùng cua. - Xử lý khi hàm lượng NH3 cao (>0,1mg/l): + Thay nhanh nước trong bể + Xiphon đáy + Cho vi sinh vào bể ương. Chú ý các lỗi thường gặp: o Nhầm lẫn giữa các biểu hiện bệnh và biểu hiện sinh lý o Kết quả kiểm tra không chính xác o Biện pháp xử lý không thích hợp o Hiệu quả xử lý thấp B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Những yếu tố môi trường nào có thể gây bệnh cho ấu trùng cua? 2. Ấu trùng cua bị bệnh do môi trường thường có những dấu hiệu như thế nào? 3. Câu hỏi thảo luận: Làm thế nào để phòng bệnh do môi trường gây ra? Cho biết các biện pháp xử lý khi các yếu tố môi trường không thuận lợi với ấu trùng cua? - Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về kiểm tra môi trường và xử lý khi các yếu tố môi trường không thích hợp với ấu trùng cua. - Nguồn lực: Câu hỏi thảo luận nhóm, giấy A0, viết lông, bảng - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm; chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm 05 - 07 học viên; mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ bản trình bày cách đo nhiệt độ, pH, NH3 và biện pháp xử lý khi các yếu tố này không thuận lợi với ấu trùng cua. . - Nhiệm vụ của nhóm: các nhóm thảo luận từng nội dung; viết trên giấy A0; đại diện từng nhóm lên trình bày, trao đổi với các nhóm khác để đạt mục tiêu nêu ra; Giáo viên hướng dẫn, theo dõi các nhóm thảo luận, trình bày, nêu nhận xét, đánh giá và kết luận. - Thời gian hoàn thành: mỗi nhóm thảo luận 30 phút và lên trình bày 15 phút 76 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: trình bày được cách đo nhiệt độ, pH, độ mặn, NH3 và biện pháp xử lý khi các yếu tố này không thuận lợi với ấu trùng cua. 2. Bài tập thực hành Bài tập thực hành số 6.5.1: Phát hiện và xử lý bệnh do môi trường - Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện nhóm bước công việc phát hiện dấu hiệu cua bị bệnh do môi trường, kiểm tra nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, khí NH3 trong bể ương, xác định được yếu tố môi trường không thích hợp với ấu trùng và xử lý kịp thời. - Nguồn lực: bể ương ấu trùng cua, dụng cụ đo nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, khí NH3, hóa chất, cân, xô, ca, ống hút nước, giấy, bút, máy tính. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm thực hành (05-06 học viên/nhóm), mỗi nhóm hoàn thành toàn bộ nhóm bước công việc cho theo dõi, phát hiện và trị bệnh do môi trường. Giáo viên quan sát thực hiện của các nhóm học viên và đánh giá theo kết quả thực hành của các nhóm. - Cách thức thực hiện: chia lớp thành các nhóm nhỏ 5–6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất. + Quan sát ấu trùng bằng mắt thường để phát hiện dấu hiệu bệnh. + Kiểm tra môi trường và xác định yếu tố gây bệnh. + Xác định biện pháp xử lý yếu tố gây bệnh cho ấu trùng. + Thực hiện xử lý yếu tố gây bệnh. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 10 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: phát hiện đúng dấu hiệu bệnh do môi trường. Đo được nhiệt độ nước, pH, hàm lượng khí độc trong bể ương, xác định được yếu tố môi trường gây bệnh cho ấu trùng và biện pháp xử lý phù hợp và thực hiện xử lý có hiệu quả. Hình thức trình bày theo bảng sau: Yếu tố môi trường Kết quả kiểm tra môi trường Dấu hiệu bệnh Biện pháp xử lý 1. pH 2. Nhiệt độ ..... 77 C. Ghi nhớ Dấu hiệu ấu trùng cua bị bệnh do môi trường: - Ấu trùng cua hoạt động yếu. - Giảm bắt mồi. - Có hiện tượng nhảy bám lên thành bể. Biện pháp phòng trị: - Kiểm tra pH, nhiệt độ, độ kiềm, ôxy hòa tan, độ mặn hàng ngày. - Xử lý kịp thời bằng các biện pháp thích hợp với yếu tó môi trường. 78 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Phòng trị bệnh cua là mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp nghề sản cua xuất giống, được học sau các mô đun Xây dựng trại sản xuất giống; Chuẩn bị sản xuất giống; Nuôi vỗ cua thành thục; học song song với mô đun Cho cua đẻ; Ương nuôi ấu trùng cua và học trước mô đun Thu hoạch và tiêu thụ cua giống. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Phòng trị bệnh ấu trùng cua là mô đun được tích hợp kiến thức và kỹ năng nghề về phòng bệnh, phát hiện bệnh và trị bệnh thường gặp ở ấu trùng cua; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu của mô đun - Kiến thức: + Nêu được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh ở ấu trùng cua; + Trình bày được phương pháp, nguyên tắc dùng thuốc phòng trị bệnh cua; + Trình bày được cách phòng và trị bệnh thường gặp ở ấu trùng cua. - Kỹ năng: + Sử dụng thuốc phòng trị bệnh đúng phương pháp; + Thực hiện được các biện pháp phòng bệnh trong sản xuất giống cua; + Chẩn đoán và điều trị được một số bệnh thường gặp ở ấu trùng cua. - Thái độ: + Tuân thủ đúng qui trình phòng trị bệnh, cẩn thận, chính xác và an toàn; + Cam kết không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong sản xuất giống cua; + Rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 79 M06-01 Bài 1. Những hiểu biết chung về bệnh cua và sử dụng thuốc trong sản xuất giống cua Lý thuyết Lớp học 10 4 6 M06-02 Bài 2. Phòng bệnh tổng hợp Tích hợp Lớp học và cơ sở sản xuất giống cua 8 3 4 1 M06-03 Bài 3. Phát hiện và trị bệnh do vi khuẩn Tích hợp Lớp học và cơ sở sản xuất giống cua 8 1 6 1 M06-04 Bài 4. Phát hiện và trị bệnh do nấm Tích hợp Lớp học và cơ sở sản xuất giống cua 8 1 6 1 M06-05 Bài 5. Phát hiện và trị bệnh do ký sinh trùng Tích hợp Lớp học và cơ sở sản xuất giống cua 8 1 6 1 M06-06 Bài 6. Phát hiện và xử lý bệnh do môi trường Tích hợp Lớp học và cơ sở sản xuất giống cua 8 1 6 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Tổng 60 12 40 8 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 4.1. Đánh giá bài tập số 6.1.1: Đi thực tế để tìm hiểu về các loại bệnh thường xảy ra trong quá trình sản xuất giống cua, các biện pháp phòng bệnh, phương pháp dùng thuốc trong sản xuất giống cua. 80 - Mỗi nhóm báo cáo kết quả khảo sát của nhóm mình. - Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm. - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm khác. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho từng nhóm/cá nhân và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Kết quả tìm hiểu các bệnh thường xảy ra trong sản xuất giống. Căn cứ vào số bệnh tìm hiểu được của nhóm. Tiêu chí 2: Kết quả tìm hiểu các biện pháp phòng, trị bệnh ở các trại sản xuất gống. Căn cứ vào kết quả tìm hiểu được của nhóm về các loại bệnh: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng ở ấu trùng Tiêu chí 2: Kết quả tìm hiểu các loại thuốc sử dụng trong sản xuất gống. Căn cứ vào kết quả tìm hiểu được của nhóm về các loại thuốc sử dụng trong sản xuất gống. Tiêu chí 2: Kết quả tìm hiểu các phương pháp dùng thuốc ở các trại sản xuất giống. Căn cứ vào kết quả tìm hiểu được của nhóm về các phương pháp dùng thuốc ở các trại sản xuất giống. Tiêu chí chung: Thông tin phong phú, trinh bày được kết quả của nhóm. Đạt yêu cầu 4.2. Đánh giá bài thực hành số 6.2.2: Tắm cho ấu trùng cua - Giáo viên hướng dẫn các nhóm thực hành và tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm; giáo viên quan sát chọn 01 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm điển hình làm chưa tốt. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của 02 nhóm điển hình trên - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 02 nhóm và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất dùng để tắm Ấu trùng cua. Quan sát sự chuẩn bị của học viên, Chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại 81 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 2: Tính toán đúng lượng hóa chất cần cho vào bể tắm Căn cứ cách tính và kết quả tính toán đúng. Tiêu chí 3: Thực hiện các bước pha hóa chất cho vào bể tắm ấu trùng Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác Tiêu chí đánh giá chung: Lựa chọn đúng hóa chất, tắm đúng liều lượng, đúng cách. Đạt yêu cầu 4.3. Đánh giá bài thực hành số 6.2.3: Cho vi sinh vào bể ương để quản lý chất thải. - Giáo viên hướng dẫn các nhóm thực hành và tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm; giáo viên quan sát chọn 01 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm điển hình làm chưa tốt. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của 02 nhóm điển hình trên - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 02 nhóm và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vi sinh. Chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại Tiêu chí 2: Tính toán đúng lượng vi sinh cần sử dụng Cách tính và kết quả tính toán đúng. Tiêu chí 3: Thực hiện các bước cho vi sinh vào bể ương ấu trùng. Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác. Tiêu chí đánh giá chung: Lựa chọn đúng vitamin, cho vào bể ương đúng liều lượng, đúng cách. Đạt yêu cầu 4.4. Đánh giá bài thực hành số 6.2.4: Trộn vitamin vào thức ăn ấu trùng cua để phòng bệnh. - Giáo viên hướng dẫn các nhóm thực hành và tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm; giáo viên quan sát chọn 01 nhóm điển hình làm tốt 82 và 01 nhóm điển hình làm chưa tốt. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của 02 nhóm điển hình trên - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 02 nhóm và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vitamin. Chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại Tiêu chí 2: Tính toán đúng lượng vitamin cần sử dụng Cách tính và kết quả tính toán đúng. Tiêu chí 3: Thực hiện trộn vitamin đúng liều lượng và cho ăn đúng cách. Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác. Tiêu chí đánh giá chung: Lựa chọn đúng vitamin, trộn liều lượng, đúng cách. Đạt yêu cầu 4.5. Đánh giá bài thực hành số 6.2.5: Cho vitamin C vào bể ương ấu trùng cua để phòng bệnh. - Giáo viên hướng dẫn các nhóm thực hành và tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm; giáo viên quan sát chọn 01 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm điển hình làm chưa tốt. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của 02 nhóm điển hình trên - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 02 nhóm và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vitamin. Chuẩn bị đầy đủ, đúng chủng loại Tiêu chí 2: Tính lượng vitamin cần sử dụng Cách tính và kết quả tính toán đúng. Tiêu chí 3: Thực hiện cho vitamin C cho vào bể ương ấu trùng đúng cách. Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác. 83 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí đánh giá chung: Lựa chọn đúng vitamin, cho vitamin C vào bể ương đúng liều lượng, đúng cách. Đạt yêu cầu 4.6. Đánh giá bài thực hành số 6.3.1: Theo dõi phát hiện và trị bệnh vi khuẩn ở ấu trùng - Giáo viên hướng dẫn các nhóm thực hành và tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm; giáo viên quan sát chọn 01 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm điển hình làm chưa tốt. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của 02 nhóm điển hình trên - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 02 nhóm và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất dùng để theo dõi phát hiện và trị bệnh vi khuẩn ở ấu trùng. Chuẩn bị đầy đủ và đúng chủng loại Tiêu chí 2: Quan sát ấu trùng trong bể ương Quan sát thao tác thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác. Tiêu chí 3: Quan sát ấu bằng kính hiển vi. Quan sát thao tác thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác. Tiêu chí 4: Nhận biết các dấu hiệu bệnh vi khuẩn Kết quả mô tả dấu hiệu bệnh lý đúng với tình trạnh của ấu trùng trong bể ương. Tiêu chí 4: Kết luận bệnh của ấu trùng. Kết luận đúng tên bệnh. Tiêu chí 5: Chọn biện pháp trị bệnh Chọn được biện pháp và thuốc trị bệnh phù hợp với bệnh của ấu trùng. Tiêu chí 6: Thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn Thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật. 84 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí chung: Phát hiện đúng bệnh, trị bệnh đúng cách. Đạt yêu cầu 4.7. Đánh giá bài tập thực hành số 6.4.1: Theo dõi phát hiện và trị bệnh nấm ở ấu trùng - Giáo viên hướng dẫn các nhóm thực hành và tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm; giáo viên quan sát chọn 01 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm điển hình làm chưa tốt. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của 02 nhóm điển hình trên - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 02 nhóm và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất dùng để theo dõi phát hiện và trị bệnh nấm ở ấu trùng. Chuẩn bị đầy đủ và đúng chủng loại Tiêu chí 2: Quan sát ấu trùng trong bể ương Quan sát thao tác thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác. Tiêu chí 3: Quan sát ấu bằng kính hiển vi. Quan sát thao tác thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác. Tiêu chí 4: Nhận biết các dấu hiệu bệnh nấm Kết quả mô tả dấu hiệu bệnh lý đúng với tình trạnh của ấu trùng trong bể ương. Tiêu chí 4: Kết luận bệnh của ấu trùng. Kết luận đúng tên bệnh. Tiêu chí 5: Chọn biện pháp trị bệnh Chọn được biện pháp và thuốc trị bệnh phù hợp với bệnh của ấu trùng. Tiêu chí 6: Thực hiện trị bệnh. Thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật. Tiêu chí chung: Phát hiện đúng bệnh, trị bệnh đúng cách. Đạt yêu cầu 85 4.8. Đánh giá bài tập thực hành số 6.5.1: Theo dõi phát hiện và trị bệnh ký sinh trùng ở ấu trùng. - Giáo viên hướng dẫn các nhóm thực hành và tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm; giáo viên quan sát chọn 01 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm điển hình làm chưa tốt. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của 02 nhóm điển hình trên - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 02 nhóm và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất dùng để theo dõi phát hiện và trị bệnh ký sinh trùng ở ấu trùng. Chuẩn bị đầy đủ và đúng chủng loại Tiêu chí 2: Quan sát ấu trùng trong bể ương Quan sát thao tác thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác. Tiêu chí 3: Quan sát ấu bằng kính hiển vi. Quan sát thao tác thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác. Tiêu chí 4: Nhận biết các dấu hiệu bệnh ký sinh trùng Kết quả mô tả dấu hiệu bệnh lý đúng với tình trạnh của ấu trùng trong bể ương. Tiêu chí 4: Kết luận bệnh của ấu trùng. Kết luận đúng tên bệnh. Tiêu chí 5: Chọn biện pháp trị bệnh Chọn được biện pháp và thuốc trị bệnh phù hợp với bệnh của ấu trùng. Tiêu chí 6: Thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật. Thực hiện trị bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật. Tiêu chí chung: Phát hiện đúng bệnh, trị bệnh đúng cách. Đạt yêu cầu 4.9. Đánh giá bài tập thực hành số 6.6.1: Theo dõi phát hiện và xử lý bệnh do môi trường - Giáo viên hướng dẫn các nhóm thực hành và tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm; giáo viên quan sát chọn 01 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm điển hình làm chưa tốt. 86 - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của 02 nhóm điển hình trên - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho 02 nhóm và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể theo báng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất. Chuẩn bị đầy đủ và đúng chủng loại Tiêu chí 2: Quan sát ấu trùng bằng mắt thường để phát hiện dấu hiệu bệnh. Quan sát thao tác thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của dấu hiệu bệnh. Tiêu chí 3: Kiểm tra môi trường và xác định yếu tố gây bệnh. Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác. Tiếu chí 4: Xác định biện pháp xử lý yếu tố gây bệnh cho ấu trùng. Căn cứ vào bảng trình bày kết quả thu được đối chiếu với thực tế bể ương ấu trùng. Tiêu chí 5: Thực hiện xử lý yếu tố gây bệnh. Quan sát sự thực hiện của học viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác. Tiêu chí chung: Phát hiện đúng yếu tố gây bệnh, trị bệnh đúng cách. Đạt yêu cầu 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh của cua nuôi và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp. 5. Hoàng Dức Đạt, 1999. Kỹ thuật nuôi cua biển. NXB Nông nghiệp. 2. Lê Tiến Dũng, 2007. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua he. NXB Nông nghiệp. 3. Nguyễn Văn Hảo, 2004. Một số bệnh thường gặp trên cua (Penaeus monodon) các phương pháp chẩn đoán và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp. 4. Nguyễn Thị Phương Thanh, 2007. Bệnh học thủy sản. NXB Nông nghiệp. 88 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CUA XANH (Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Huỳnh Hữu Lịnh, Hiệu trưởng, Trường Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Vũ Trọng Hội, Chuyên viên, Bộ Nông nghiệp và PTNT 3. Thư ký: Nguyễn Thị Phương Thảo, Trưởng khoa, Trường TH Thủy sản 4. Các ủy viên: - Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng, Trường Trung học Thủy sản - Lê Văn Thích, Giáo viên, Trường Trung học Thủy sản - Thái Thanh Bình, Trưởng phòng, Trường Cao đẳng Thủy sản - Võ Thành Cơn, Kỹ sư, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bến Tre - Trần Văn Đời, Trưởng ban điều hành Nuôi trồng thủy sản Bến Tre DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CUA XANH (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng, Trường Cao đẳng Thủy sản 2. Thư ký: Lâm Quang Dụ, Phó trưởng phòng, Bộ Nông nghiệp và PTNT 3. Các ủy viên: - Nguyễn Quốc Đạt, Giáo viên, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Nguyễn Quốc Thể, Trại trưởng Trại thực nghiệm, Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 - Nguyễn Trung Nghĩa, Chủ cơ sở sản xuất giống thủy sản Phương Phương - Bến Tre./.
File đính kèm:
- giao_trinh_phong_tri_benh_cua_ma_so_md_06_nghe_san_xuat_gion.pdf