Giáo trình Phòng trừ bệnh hại tằm - Mã số MĐ 06: Nghề trồng dâu - nuôi tằm

Tóm tắt Giáo trình Phòng trừ bệnh hại tằm - Mã số MĐ 06: Nghề trồng dâu - nuôi tằm: ... gập lại.  Nếu tằm ở tuổi 4 và tuổi 5, thì các màng ngăn giữa các đốt phồng lên trông giống nhƣ một đoạn cây tre (gọi là là bệnh tằm nghệ đối với tằm kén vàng) hay còn có tên khác gọi là bệnh tằm khúc. Ở giai đoạn tằm chín sự phồng to rất dễ thấy. H06-2: triệu chứng bệnh bủng mủ (tằm khúc...ình cầu hoặc hình ô van, không màu nhƣng dƣới kính hiển vi có màu xanh nhạt, thƣờng tập hợp lại thành dạng phấn trắng. Khi điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì sau khoảng 10 giờ bám vào cơ thể tằm, bào tử nẩy mầm, các ống mầm mọc ra, đồng thời tiết theo chất phân giải vỏ kitin khiến chú...o những đặc điểm đặc trƣng của bệnh là: vết bệnh hình tù và có gắn vỏ trứng và thấy rõ hốc nhỏ khi vỏ trứng bị rơi ra. 1.1.5. Biện pháp phòng trừ Sử dụng thiết bị xua đuổi ruồi đển ngăn chặn ruồi kí sinh exorista sorbillans vào các buồng nuôi tằm và đẻ trứng. Tằm bị bệnh kí sinh nên chuyển...

pdf65 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Phòng trừ bệnh hại tằm - Mã số MĐ 06: Nghề trồng dâu - nuôi tằm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giữa là chất bào tử chứa 4 nhân. Ở 
mỗi đầu có một không bào. Thấy rõ vỏ cực, nhân vỏ cực và sợi cực. Sợi cực có 
hình ống dài nhƣ sợi chỉ đƣợc cuộn lại thành sợi xoắn. 
Các bào tử phản quang mạnh, hiện lên màu xanh sáng dƣới kính hiển vi. 
Mặt ngoài trơn nhẵn, và bào tử nặng hơn nƣớc. Bào tử là giai đoạn tiềm dục 
(ngủ) của mầm bệnh và rất bền vững. Ví dụ chúng có thể vẫn còn gây bệnh sau 
3 năm ở trong những xác khô của ngài cái và vẫn còn hoạt tính khi bị nhâm 5 
tháng trong nƣớc. 
 52 
Tính bền vững lí hóa. Các bào tử bị mất hoạt tính ở các điều kiện xử lí 
sau: 
Ánh sáng trực xạ (39-400C) – trong khoảng 6 – 7 giờ; nƣớc sôi 1000C – 
trong 5 phút; hấp hơi ở 1000C – trong 10 phút; dung dịch formalin 2% – trong 
40 phút, formalin 4% – trong 5 phút; bột tẩy trắng 1 và 3% clo hoạt tính – trong 
30 phút và 10 phút. 
1.2. Bào tử động (planont) 
Khi các bào tử bám ở lá dâu bị tằm ăn vào chúng sẽ nảy mầm trong cơ quan 
tiêu hóa của tằm, thò ra sợi cực và bào tử chất hai nhân. Hai nhân gặp nhau tạo 
thành bào tử động. 
Bào tử động có hình dạng gần giống hình cầu với các nhân phản xạ ánh 
sáng mạnh, không có vỏ và có thể di động theo kiểu amip. 
Bào tử động sống kí sinh trong khoảng của ống tiêu hóa, đồng thời có thể 
xâm nhập vào khoảng trống giữa các tế bào biểu mô, rồi đi vào huyết tƣơng và 
nhân lên nhanh bằng cách đa sinh. 
1.3. Thể phân cắt đơn nhân (meront) 
Ngay khi thể phân cắt đơn nhân xâm nhập vào tế bào vật chủ, nó định vị ở 
đó và không có khả năng di chuyển nữa. Nó hấp thụ chất dinh dƣỡng từ tế bào 
vật chủ và nhân lên bằng cách sinh sản phân đôi hoặc đa sinh. 
1.4. Sự hình thành bào tử 
Sau khi sinh sản hàng loạt, thể phân cắt đơn nhân choán hết tế bào vật chủ. 
Khi nguồn sinh dƣỡng cạn hết thì sự hình thành bào tử xảy ra. 
Từ lúc nảy mầm của bào tử đến hình thành toàn bộ bào tử là một chu kỳ 
phát triển của nguyên sinh động vật (nosema, hình 5-2). 
Thời gian cần thiết từ lúc bào tử xâm nhập đến lúc tạo thành bào tử mới 
khoảng 4-8 ngày, nhƣng điều này thay đổi phụ thuộc vào giống tằm, vị trí bị kí 
sinh và điều kiện môi trƣờng. 
2. Triệu chứng 
Sự kí sinh của nosema bombycis trên các pha phát dục khác nhau của tằm 
sẽ biểu hiện ra các triệu chứng khác nhau. 
2.1. Triệu chứng trên tằm 
Tằm tuổi 1 bị nhiễm bệnh từ phôi thai biểu hiện lông cơ thể không mọc 
(nghĩa là không sinh trƣởng) 2 ngày sau khi bắt đầu nở. Tằm có màu thẫm, teo 
gầy và sinh trƣởng chậm. 
Tằm tuổi 1 nhiễm bệnh nặng có thể chết, nhiễm nhẹ thì có thể sống đến tuổi 
2 hay 3. Nếu đầu tuổi 1 tằm bị nhiễm thì triệu chứng nhìn chung giống nhau, 
nhƣng thông thƣờng thì tằm lột xác chậm hơn hoặc trong 1 số trƣờng hợp không 
lột xác. 
 53 
Tằm tuổi 2 và tuổi 3 ở giai đoạn đang sinh trƣởng bị nhiễm biểu hiện các 
triệu chứng da nhăn, nghĩa là sau khi ăn, các tằm tuổi khác nhau có thể biểu hiện 
da nhăn với màu gỉ sắt; trên cơ thể xuất hiện các đbệnh đen, chủ yếu xuất hiện ở 
gai đuôi, ở bên thân cho đến chân trƣớc. Tằm chỉ lột xác một nửa (khó lột xác); 
không hóa nhộng (nghĩa là khi tằm lên né, tằm chỉ di chuyển vòng quanh tại 
chỗ, không hóa tơ dệt kén hoặc rơi xuống đất sau khi nhả một ít tơ). 
2.2. Triệu chứng trên nhộng 
Nhộng bị bệnh màu trở nên xỉn và phản ứng chậm chạp. Bụng mềm yếu và 
xuất hiện các đbệnh đen không đều. 
2.3. Triệu chứng trên ngài 
Nhộng vũ hóa chậm (hoặc hoàn toàn không có khả năng vũ hóa thành ngài 
bệnh) hoặc không có khả năng làm vỡ vỏ nhộng sau khi cánh phát triển nên bị 
chết. 
Ngài bệnh thì cánh có thể bị dính (cánh không có khả năng sải dài ra); có 
những bọng hoặc các đốm bệnh đen xuất hiện trên gân cánh; ngài trần (vảy bụng 
bị tróc hết) hoặc mất khả năng giao phối. 
2.4. Triệu chứng ở pha trứng 
Hình dạng trứng không đều, trứng gắn vào giá thì kém, tỷ lệ trứng không 
đƣợc thụ tinh và trƣơng chết tăng lên. Có sự chênh lệch về thời gian cần thiết để 
tạo sắc tố da ở đầu và cơ thể trong phôi. 
Trứng bị bệnh nặng không có khả năng nở hoặc nếu có nở thì tằm chết 
ngay. Trứng bị hại nhẹ không biểu hiện bất kì triệu chứng đặc biệt nào (hình 5-
3). 
3. Vết bệnh 
Bệnh tằm gai (nosema) nhiễm qua đƣờng tiêu hóa sau đó lấn chiếm và nhân 
lên trong các cơ quan và mô khác nhau. Cùng với sự phá hủy tầng biểu bì kitin, 
sợi xoắn khí quản, vách ruột trƣớc và ruột sau, nó có thể tái tạo trong các tế bào 
của ống tiêu hóa, các thể mỡ, ống malpighi, tuyến tơ, bộ phận sinh dục và vách 
cơ thể. Những tế bào bị ký sinh biến thành màu trắng sữa; nhung các mô khác 
nhau biểu hiện các vết bệnh khác nhau nhƣ sau: 
3.1. Tuyến tơ 
Các vết bệnh của tuyến tơ là nổi bật nhất và có thể trông thấy rõ bằng mắt 
thƣờng. Tuyến tơ bị kí sinh biểu hiện khỏi áp xe màu trắng sữa. Đó là cơ sở để 
chẩn đoán bệnh này. 
Các tuyến tơ bị nhiễm bệnh mất khả năng tạo tơ (nhả tơ). Vì vậy hầu hết 
các con tằm bị nhiễm bệnh sớm không có khả năng làm kén. 
 54 
3.2. Hệ cơ 
Phần lớn các mô cơ bị phá hủy tạo thành các khoảng trống làm cho các mô 
liên kết xung quanh cũng bị nhiễm bệnh. Vì vậy tằm bị bệnh di chuyển chậm 
chạp và nhƣ bị co ngắn lại. 
3.3. Tế bào máu 
 Các thể hạt, bạch cầu và tế bào chất bị nhiễm là chủ yếu. Các tế bào bị 
nhiễm bệnh hơi bị biến màu và phồng lên. Máu trở nên đục vì sự phân rã của các 
tế bào. 
3.4. Vách cơ thể 
Sự xâm nhiễm của nosema bombycis vào tế bào vỏ da tạo thể không bào và 
các tế bào phồng lên. Trong suốt quá trình nay các thể hạt tích lũy tạo thành các 
đbệnh nâu, sau đó chúng đƣợc bao phủ bằng một lớp tế bào vỏ da mới. Nhƣ thế 
nhìn phía ngoài cơ thể tằm sẽ thấy những đbệnh nhỏ nhƣ chấm hạt tiêu. 
4. Sự phát sinh bệnh 
Bào tử động hấp thu và phá hủy 1 lƣợng lớn chất dinh dƣỡng của tằm. Các 
thể phân cắt đơn nhân trong tế bào vật chủ tiết ra men proteaza phân hủy và làm 
lỏng các chất chứa trong tế bào, làm tăng không bào. Điều này đã gây rối loạn 
các chức năng sinh lý. Sự tăng nhanh các thể phân cắt đon nhân để tạo các bào 
tử mới là nguyên nhân làm cho tế bào vật chủ phồng lên, vỡ tung và bị phân hủy 
dẫn đến tằm chết. 
5. Dịch tễ học 
5.1. Nguồn bệnh 
Nguồn bệnh tằm gai (do nosema bombycis) có rất nhiều. Bao gồm: xác chết 
của tằm bệnh các loại sâu hại khác bị nhiễm bệnh, chất thải, phân, chất bài tiết 
của tằm chín và ngài, vở trứng, xác nhộng, vảy, lông và vỏ kén bị bệnh. 
5.2. Con đƣờng xâm nhiễm 
Con đƣờng xâm nhiễm chủ yếu là qua miệng và qua phôi. Tằm bị nhiễm do 
ăn phải vở trứng hoặc lá dâu đã bị nhiễm nosema. Sự nhiễm bệnh của phôi xuất 
hiện khi nosema nhiễm vào tằm tuổi 4 và tuổi 5, sau đó xâm nhập vào tế bào 
biểu mô của buồng trứng, từ đó chúng di chuyển đến nguyên bào trứng, noãn 
bào và các tế bào dinh dƣỡng. Sự kí sinh vào noãn bào kết quả làm cho trứng 
chết. Nếu những noãn bào không bị nhiễm hút chất dinh dƣỡng của tế bào đã bị 
nhiễm thì nosema sẽ chuyển sang noãn bào và gây nhễm co phôi. Kết quả nhiễm 
bệnh của phôi thì hkác nhau tùy thuộc vào giai đoạn xuất hiện lúc phôi bị nhiễm. 
Nếu sự nhiễm bệnh diễn ra trong quá trình hình thành phôi thì sau đó phôi 
không phát triển nữa và trứng bị chết. Chỉ khi phôi đã đạt đến thời kỳ đột biến 
ngƣợc và nosema đi vào bộ máy tiêu hóa của phôi có hấp thụ chất dinh dƣỡng 
noãn hoàng thì tằm tuổi 1 nở ra mới là tằm đã nhiễm bệnh từ phôi. 
 55 
Tằm bệnh thƣờng mang một lƣợng lớn bào tử. Chúng đƣợc thải ra cùng với 
phân hoặc dính vào lớp vỏ da làm ô nhiễm nong nuôi tằm và truyền bệnh cho 
tằm khỏe. Đó là nguyên nhân chính lan truyền bệnh trong nong nuôi tằm. 
Sự nhiễm bệnh trong nong nuôi có thể chia thành 2 giai đoạn: nhiễm bênh 
ban đầu – xuất hiện ở tằm tuổi 1 và tuổi 2. Chúng sẽ thải ra bào tử vào tuổi 3 
hoặc tuổi 4. Tằm khỏe ăn phải những bào tử này bị bệnh đƣợc gọi là nhiễm bệnh 
thứ cấp (lần 2). Tằm nhiễm bệnh thứ cấp có khả năng ăn bình thƣờng và phát 
triển thành ngài, nhƣng chúng đẻ ra trứng có phôi đã bị nhiễm bệnh. 
Mức độ truyền nhiễm bệnh trong nong nuôi tằm tùy thuộc vào số lƣợng tằm 
bị bệnh lúc ban đầu. Nên một số ít tằm bệnh sống lẫn với tằm khỏe từ tuổi nhở 
thì sẽ có cơ hội truyền hiễm bệnh vì thời gian tiếp xúc dài. Kết quả, sự thiệt hại 
phải chịu sẽ lớn hơn một cách tƣơng ứng. 
Một quan sát chỉ ra rằng, nếu ở giai đoạn đầu tằm tuổi 1 đƣa vào 3% tằm 
tuổi 1 bị bệnh thì tỉ lệ ngài mắc bệnh có thể tới 50 – 60%. Khi ngài vũ hóa, kiểm 
tra cho thấy toàn bộ ngài bị nhiễm bệnh tằm gai, không thể sử dụng để cung cấp 
trứng giống đƣợc nữa. 
Tằm bị nhiễm bệnh ở tuổi 1 và tuổi 2 thƣờng chết vào tuổi 3, ít khi thấy 
chết ở tằm tuổi 4, cho nên việc sản xuất tơ kén bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Nếu 
nhƣ tằm bị nhiễm bệnh ở tuổi 4 thì chúng có thể phát triển tới giai đoạn ngài và 
đẻ trứng, nhƣng trứng đƣợc đẻ ra đã chứa những phôi bị nhiễm bệnh. Do đó nó 
vẫn là mối đe dọa cho việc cung cấp trứng tằm. 
Tỷ lệ mắc bệnh tằm gai nosema thì thay đổi phụ thuộc vào giống tằm, giai 
đoạn phát triển và môi trƣờng nuôi. Khả năng chống bệnh tốt nhất là giống trung 
quốc, giống tằm nhật bản thì kém hơn, và kém nhất là giống châu âu. Các giống 
đa hệ có tính chống bệnh khá, tiếp theo là các giống lƣỡng hệ, các giống đơn hệ 
thể hiện tính chống bệnh kém nhất. Tằm tuổi nhỏ, tằm mới lột xác, tằm đói ăn 
dễ bị nhiễm bệnh và có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Những nong nuôi quá ẩm ƣớt cũng 
làm tăng khả năng tằm ăn phải những lá dâu nhiễm bẩn. Nhiệt độ cao có khả 
năng ức chế bệnh tằm gai. 
Bằng chứng thực nghiệm cho thấy bệnh tằm gai có thể giảm xuống nếu áp 
dụng kỹ thuật ấp trứng nâng cao nhiệt độ, xử lý nhiệt độ cao đối với nhộng và 
xử lý trứng bằng nƣớc nóng. 
6. Chẩn đoán 
Ngoài việc theo dõi triệu chứng bệnh ở các giai đoạn khác nhau của tằm thì 
cơ sở đáng tin cậy nhất là phải mổ tằm để kiểm tra tuyến tơ. Sự hiện diện của 
khối áp xe màu trắng sữa là chỉ thị để chẩn đoán bệnh. Nếu lấy mẫu trứng tƣơi, 
tằm tuổi 1 và dịch máu kiểm tra dƣới kính hiển vi, mà thấy các bào tử nosema 
thì chẩn đoán là bệnh này. 
 56 
7. Phòng trừ bệnh tằm gai 
Biện pháp cơ bản trong phòng chống bệnh này là sản xuất trứng sạch bệnh, 
ngăn chặn sự nhiễm bệnh của phôi. Kiểm tra kỹ ngài mẹ, kiểm tra kỹ trứng tằm 
bị nhiễm bệnh tằm gai, kiểm tra tằm bị nhiễm bệnh. Việc ngăn ngừa và giám sát 
bệnh ở các trại sản xuất trứng giống phải đƣợc đảm bảo cẩn thận. Thực hiện 
nghiêm chỉnh những đợt quan sát. Thủ tục chi tiết đƣợc giải quyết cẩn thận ở tập 
3-“sản xuất trứng tằm”. 
Cần thảo ra các quy định về tẩy uế và loại bỏ dụng cụ đã bị nhiễm bệnh, và 
thực hiện nghiêm túc. 
Phòng nuôi, dụng cụ, phòng trữ lá dâu cần đƣợc tẩy uế đều đặn. 
Tằm bệnh, phân tằm, dịch hại lá dâu là những nguồn gây bệnh quan trọng, 
cần đƣợc xử lý thích hợp. 
Ngoài ra, có những thông báo nói là: nhúng trứng tằm vào nƣớc nóng, xử lý 
nhộng bằng nhiệt độ cao, nhúng trứng tằm vào hcl nóng; cho ăn bổ sung 
fumagillin benlat, baolistan, cũng có hiệu quả phòng trừ bệnh tằm gai do nosema 
bombycis. 
 57 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
Mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm là khối kiến thức chuyên môn nghề, nằm 
trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Trồng dâu - Nuôi 
tằm; 
Mô đun trình bày những công việc có liên quan đến công tác phòng trừ bệnh 
hại tằm nhƣ: Sự thay đổi hoạt động của tằm khi bị bệnh, nguyên nhân gây bệnh 
cho tằm và biện pháp phòng trừ bệnh tằm; 
Mô đun phòng trừ bệnh hại tằm đƣơc̣ bố trí ở sau mô đun : Kỹ thuật trồng 
dâu và bố trí đồng thời với các mô đun: Kỹ thuật nuôi tằm con, kỹ thuật nuôi tằm 
lớn. 
II. Mục tiêu 
 Trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản về những biểu hiện thay đổi hoạt 
động của tằm khi bị bệnh, nguyên nhân gây bệnh và những biểu hiện về triệu 
chứng bệnh trên tằm; 
 Phân biệt đƣợc những triệu chứng của mỗi loại bệnh thƣờng gặp; 
 Kết hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại tằm; 
 Rèn luyện kỹ năng thực hành; tự xử lý đƣợc những sai sót, phát sinh 
trong quá trình thực hiện; 
 Quan tâm đến hoạt động nghề nghiệp nhằm bảo vệ môi trƣờng và đảm 
bảo nền sản xuất bền vững. 
III. Nội dung mô đun 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian ( giờ ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ06-1 
Giới thiệu về bệnh 
tằm 
Tích 
hợp 
Nhà nuôi 
tằm 
8 2 6 
MĐ06-2 
Bài 2: Phòng trừ 
tổng hợp bệnh 
hại tằm 
Tích 
hợp 
Nhà nuôi 
tằm 
8 2 5 1 
MĐ06-3 
Bệnh truyền 
nhiễm 
Tích 
hợp 
Nhà nuôi 
tằm 
36 10 24 2 
MĐ06-4 
Bệnh không 
truyền nhiễm 
Tích 
hợp 
Nhà nuôi 
tằm 
8 2 5 1 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
 Cộng 64 16 40 8 
 58 
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài thực hành 
4.1. Bài 1: Giới thiệu về bệnh tằm 
Câu hỏi 1 
 Nguồn lực: bảng câu hỏi. 
 Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
 Thời gian hoàn thành: 30 phút. 
 Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. 
 Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Nêu đƣợc chính xác các nguyên nhân 
gây bệnh cho tằm. 
Câu hỏi 2 
 Nguồn lực: bảng câu hỏi. 
 Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. 
 Thời gian hoàn thành: 30 phút. 
 Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. 
 Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Nêu đƣợc chính xác sự lan truyền bệnh 
tằm. 
4.2. Bài 2: Phòng trừ tổng hợp bệnh hại tằm 
Bài thực hành 1 
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
 Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. 
 Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. 
 Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà 
giáo viên hƣớng dẫn. 
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 
Thứ 
tự 
Nội dung 
các bƣớc 
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật 
Dụng cụ, 
trang bị 
1 Vệ sinh 
nhà tằm, 
nhà né 
- Quét dọn sạch sẽ nhà 
tằm, nhà né. 
- Pha foormol với 
nồng độ 2%. 
- Phun trên toàn bộ 
diện tích nhà tằm. 
- Phun đúng liều 
lƣợng. 
- Phun xong 
đóng kín cửa 
ngay. 
- Bình xịt 
thuốc, 
foormol, đồ 
bảo hộ lao 
động. 
 59 
- Đóng kín tất cả các 
cửa, hệ thống thông 
gió trong 24 giờ. 
2 Vệ sinh 
dụng cụ 
- Cọ rửa sạch sẽ dụng 
cụ. 
- Xử lý nong né. 
- Vệ sinh sạch sẽ 
3 Xử lý tằm - Trộn Clorua vôi với 
vôi bột theo tỷ lệ 1/17. 
- Rắc hỗn hợp Clorua 
vôi với vôi bột lên 
mình tằm. 
- Pha đúng tỷ lệ. 
- Rắc đều lên 
mình tằm 
- Clorua vôi, 
vôi bột, rây. 
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 
Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. 
Qui trình thực hiện, 
Phiếu thực hành, 
Phiếu đánh giá sản phẩm, 
Giấy bút ghi chép, 
Các dụng cụ nuôi tằm. 
d. RÚT KINH NGHIỆM 
 Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. 
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP 
 Vệ sinh không sạch sẽ. 
 Pha hỗn hợp Clorua vôi không đúng tỷ lệ. 
4.3. Bài 3: Bệnh truyền nhiễm 
Bài thực hành 1 
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
 Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. 
 Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. 
 Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà 
giáo viên hƣớng dẫn. 
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 
Thứ 
tự 
Nội dung 
các bƣớc 
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ 
thuật 
Dụng cụ, 
trang bị 
1 Nhận diện - Quan sát, phân biệt tằm - Chính xác. 
 60 
tằm bệnh, 
tằm khỏe. 
bệnh, tằm khỏe. 
2 Trừ bệnh - Nhặt bỏ tằm bệnh. 
- Rắc vôi bột hoặc 
Clorua vôi lên nong tằm. 
- Rắc đều vôi 
bột hoặc Clorua 
vôi trên nong 
Vôi bột, 
Clorua vôi 
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 
Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. 
Qui trình thực hiện, 
Phiếu thực hành, 
Phiếu đánh giá sản phẩm, 
Giấy bút ghi chép, 
Các dụng cụ nuôi tằm. 
d. RÚT KINH NGHIỆM 
 Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. 
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP 
 Bỏ sót bệnh hại. 
 Nhầm lẫn triệu chứng gây hại. 
4.4. Bài 4: Bệnh không truyền nhiễm 
Bài thực hành 1 
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
 Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. 
 Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. 
 Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà 
giáo viên hƣớng dẫn. 
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 
Thứ 
tự 
Nội dung 
các bƣớc 
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ 
thuật 
Dụng cụ, 
trang bị 
1 Nhận diện 
tằm bệnh, 
tằm khỏe. 
- Quan sát, phân biệt tằm 
bệnh, tằm khỏe. 
2 Trừ bệnh - Nhặt tằm bệnh ra khỏi 
nong. 
- Phun nƣớc đƣờng, 
nƣớc mía, nƣớc cam 
thảo, nƣớc đậu xanh lên 
- Xử lý kịp 
thời. 
- Lá dâu, 
đƣờng, 
cam thảo, 
đậu xanh. 
 61 
lá dâu. 
- Hong ráo lá dâu. 
- Rải lá dâu cho tằm ăn. 
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 
Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. 
Qui trình thực hiện, 
Phiếu thực hành, 
Phiếu đánh giá sản phẩm, 
Giấy bút ghi chép, 
Các dụng cụ nuôi tằm. 
d. RÚT KINH NGHIỆM 
 Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. 
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP 
 Xử lý không kịp thời. 
 Nhầm lẫn triệu chứng gây hại. 
 62 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nêu chính xác nguyên nhân gây 
bệnh cho tằm 
Đối chiếu với bảng hỏi 
Nêu chính xác sự lan truyền bệnh 
tằm 
Đối chiếu với bảng hỏi 
5.2. Bài 2 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Vệ sinh nhà tằm và dụng cụ nuôi tằm 
sạch sẽ. 
Quan sát, thao tác của học viên, đối 
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng vệ 
sinh nhà tằm và dụng cụ nuôi tằm 
trƣớc khi nuôi tằm. 
Xử lý mình tằm đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối 
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng xử 
lý mình tằm. 
5.3. Bài 3 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nhận diện tằm bệnh, tằm khỏe Đối chiếu với bảng hỏi 
Trừ bệnh Quan sát, thao tác của học viên, đối 
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng trừ 
bệnh tằm. 
5.4. Bài 4 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nhận diện tằm bệnh, tằm khỏe Đối chiếu với bảng hỏi 
Trừ bệnh Quan sát, thao tác của học viên, đối 
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng trừ 
bệnh tằm. 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1]. Đỗ Thị Châm, 1995. Kỹ thuật nuôi tằm dâu. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 
[2]. Nguyễn Lân Dũng và ctv, 2007. Vi sinh vật học. NXB Giáo dục 
[3]. Lu Yun lian, Hà Quang Hùng dịch, 1994 Bệnh tằm, NXB Giáo Dục 
[4]. FAO, 1991, Tập san nông nghiệp liên hợp quốc, Roma 
[5]. Nguyễn Thế Hùng. Bài giảng Giải phẫu sinh lý tằm. Trƣờng THKT&DN 
Bảo Lộc 
 63 
[6]. Võ Tá Linh. Bài giảng Giống tằm. Trƣờng THKT&DN Bảo Lộc 
[7]. Nguyễn Viết Thông. Bài giảng Bệnh tằm. Trƣờng THKT&DN Bảo Lộc 
[8]. Vũ Trung Tạng, 2007. Sinh thái hoc. NXB Giáo dục 
[9]. Nguyễn Xuân Thành và ctv, 2007. Giáo trình sinh học đất. NXB Giáo dục 
[10]. Vũ Trung Tạng, 2007. Cơ sở sinh thái hoc. NXB Giáo dục 
[11]. Trần Cẩm Vân, 2002. Giáo trình Vi sinh vật học môi trường. NXB ĐH 
Quốc gia Hà Nội. 
 64 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM 
NGHỀ KỸ THUẬT DÂU TẰM TƠ 
(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN – TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010) 
STT HỌ VÀ TÊN NƠI CÔNG TÁC CHỨC VỤ 
1 Nguyễn Đức Thiết Phó hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng 
Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc 
Chủ nhiệm 
2 Phùng Hữu Cần Chuyên viên chính Vụ tổ Chúc 
Cán Bộ - bộ NN & PTNT 
Phó chủ nhiệm 
3 Nguyễn văn Tân Trƣởng phòng trƣờng Cao đẳng 
Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc 
Thƣ ký 
4 Phan Quốc Hoàn Trƣởng khoa – trƣờng Cao đẳng 
Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc 
Ủy viên 
5 Nguyễn Viết Thông 
P. Trƣởng khoa – trƣờng Cao 
đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo 
Lộc 
Ủy viên 
6 Phạm S 
Giám đốc Sở Khoa học, Công 
nghệ và Môi trƣờng tỉnh Lâm 
Đồng 
Ủy viên 
7 Nguyễn Thị Thoa 
Phó trƣởng phòng Trung tâm 
Khuyến nông, Khuyến ngƣ Quốc 
Gia 
Ủy viên 
 65 
DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, 
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ . NGHỀ KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM 
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG 
THÔN 
(Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010) 
STT HỌ VÀ TÊN 
CHỨC 
VỤ 
NƠI CÔNG TÁC ĐỊA CHỈ 
1 Nghiêm Xuân Hội 
Chủ 
tịch 
Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm 
Bích Sơn-Việt 
Yên- Bắc Giang 
2 
Hoàng Ngọc 
Thịnh 
Thƣ ký Bộ Nông nghiệp và PTNT 
Số 2 - Ngọc Hà 
- Hà Nội 
3 Ngô Hoàng Duyệt 
Ủy 
viên 
Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp 
Nam Bộ 
Tân Mỹ Chánh 
Mỹ Tho 
Tiền Giang 
4 Phạm Thị Hậu 
Ủy 
viên 
Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm 
Bích Sơn-Việt Yên 
- Bắc Giang 
5 Vũ Thị Thủy 
Ủy 
viên 
Trung tâm Khuyến nông QG 
Thụy Khuê 
Ba Đình - Hà Nội 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_tru_benh_hai_tam_ma_so_md_06_nghe_trong_dau.pdf