Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại hạt điều - Mã số MĐ 04: Nghề trồng điều

Tóm tắt Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại hạt điều - Mã số MĐ 04: Nghề trồng điều: ... + Trƣởng thành hoạt động vào ban đêm để giao phối và đẻ trứng. Hình 1.17: Trưởng thành xén tóc nâu lớn(A) Xén tóc nâu nhỏ A B A B (B) Trứng: + Thƣờng đƣợc đẻ trên những cây điều lâu năm (> 4- 5 năm tuổi) những kẽ nứt hoặc vết thƣơng ở vỏ cây. + Trứng thƣờng .... Bệnh tấn công vào thân cây, các cành chính rồi sau đó làm cây yếu dần đi. 4.2 Triệu chứng gây hại và tác hại - Trên chồi, vết bệnh màu nâu đen kèm theo có dịch cây ứa ra. Ban đầu dịch có màu trong suốt. Sau đó dịch chuyển sang màu nâu đậm. - Trên thân chính và cành: Bệnh cũng gây những v...tổ kiến vàng thì chăng dây từ cây có kiến vào vƣờn mới. - Treo thức ăn (ruột gà, vịt, đầu cá) lên cây cho kiến ăn ngay để kiến phục hồi nhanh hơn và cho ăn thêm trong mùa khô khi sâu hại trên cây ít. - Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật. - Khi bắt buộc phải trừ sâu t...

pdf87 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại hạt điều - Mã số MĐ 04: Nghề trồng điều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều lƣợng, nồng độ: Mỗi loại thuốc đều có quy định sử dụng nồng độ 
và liều lƣợng trừ dịch hại đạt hiệu quả và an toàn đối với ngƣời và cây trồng. Yêu 
cầu ngƣời sử dụng phải cân đong chính xác, tránh tùy tiện ƣớc lƣợng gây lãng phí 
tiền bạc và những hậu quả đáng tiếc cho vật nuôi, cây trồng và môi trƣờng; gây hậu 
quả kháng thuốc, lờn thuốc của dịch hại. 
- Đúng cách: 
+ Mỗi loại thuốc thƣơng phẩm đều có kỹ thuật sử dụng riêng, nhất thiết phải 
tuân thủ. Với loại thuốc bột cần phải phun hoặc rắc đều trên diện tích quy định. 
Trƣờng hợp thuốc bột hoặc thuốc hạt ít cân trộn thêm đất bột hoặc cát khô để rắc 
cho đều. Đối với thuốc phun ở dạng lỏng cần phải đong thuốc cẩn thận, đổ ít nƣớc 
vào bình rồi đổ thuốc khuấy đều cho tan, sau đó đổ đủ lƣợng nƣớc quy định. 
+ Đối với mỗi loài dịch hại phải có cách phun đúng. Khi phun cần phun kỹ, 
đều, tập trung vào nơi dịch hại. 
+ Đối với từng loại máy phun thuốc khác nhau càn có tốc độ phun phù hợp. 
b. Ký hiệu một số dạng thuốc bảo vệ thực vật 
Dạng thuốc Chữ viết tắt Tính chất khi sử dụng 
Nhũ dầu ND,EC Thuốc ở thể lỏng, trong suốt. Dễ bắt 
lửa và cháy nổ, hòa tan trong nƣớc. 
Dung dịch DD,SL,L,AS Hòa tan trong nƣớc, không chứa chất 
hóa sữa. 
Bột thấm nƣớc BTN, WP, SP, 
DF, WDG 
Dạng bột mịn, phân tán trong nƣớc 
thành dung dịch huyền phù. 
Huyền phù FL, FC, SC Lắc đều khi sử dụng. 
Hạt H, G, GR Chủ yếu rải vào đất. 
Dạng sữa EW Lắc đều trƣớc khi sử dụng. 
Thuốc bột D, BR Không tan trong nƣớc 
c. Các ký hiệu thƣờng thấy trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật 
Hướng dẫn sử dụng: 
Đi găng tay, đeo kính đặc biệt tránh 
phun thuốc đi ngược hướng gió 
Tác dụng với loại cây trồng: , lúa, 
đậu  
 Đối tượng phòng trừ: Bệnh rỉ sắt, đốm 
lá 
Lượng thuốc/ ha: Ví dụ: 
Đối với cà phê: 0.5 - 0.8 l / ha; 
cụ thể từ 5 đến 8 chai 
Liều lượng nên dùng: 
7 - 10 ml sản phẩm / 8 l nýớc 
Lượng dung dịch thuốc / ha: 
400 - 600 l / ha 
Hạn sử dụng:
3 năm kể từ ngày sản xuất
Tên thương mại: A RIN 50 SC
50: hoạt chất là 50ml/ 100 ml sản phẩm
SC: sản phẩm dưới dạng huyền phù
Hoạt chất: Carbendazim
Ngày sản xuất: 24 -03 - 04
VÍ DỤ: Thuốc trừ
nấm Anvil
Hình 3.33: Biện pháp an toàn khi sử 
dụng thuốc 
Biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc: 
1. Đeo mắt kính 
2. Đeo khẩu trang 
3. Đeo mặt nạ 
4. Đeo bao tay 
5. Mang giầy bảo hộ 
6. Tắm rữa sau khi phun thuốc 
7. Không để trẻ em tới gần nơi cất 
thuốc 
8. Không đổ nƣớc thuốc thừa nơi 
chăn nuôi gia cầm, gia súc và thuỷ 
sản. 
d. Một số thuốc bảo vệ thực vật có thể sử dụng để phòng trừ bệnh cho 
điều 
Thuốc trừ sâu: Ngoài một số thuốc đã nếu trong bài 1 có thể sử dụng thêm 
một số loại thuốc: 
- Bọ xít muỗi, bọ trĩ : Motox 5EC (Alpha – Cypermethrin), Dipel 6.4 DF 
(Bacillus thuringiensis (var.Kurstaki), Trebon 20 WP (Etofenprox), Bulldock 025 
EC (Beta – Cyfluthrin), Cyperan 5 EC, 10 EC (Cypermethrin ).... 
- Sâu đục thân, đục cành, trái và hạt: Anphatox 2.5EC; 5EC, Pertox 5 EC 
(Alpha – Cypermethrin), Apphe 17EC (Alpha- Cypermethrin 1%+ Chlorpyrifos 
Ethyl 16%), 
Muskardin (Beauveria bassiana ),.... 
- Sâu róm đỏ, sâu hại lá: Karate 2,5EC (Lambda –cyhalothri), Regent 5SC 
(Fipronil), Bulldock 025 EC (Beta – Cyfluthrin), Nugor 40EC (Dimethoate)... 
Thuốc trừ bệnh: Ngoài một số thuốc đã nếu trong bài 1 có thể sử dụng thêm 
một số loại thuốc: 
- Thán thƣ: Carban 50SC (Carbendazim), Tilt Super (Triazol), Zinacol 
(Zineb), Topsin M 70WP (Thiophanate – Methyl). 
- Bệnh nấm hồng: Ridomil Gold (Metalaxyl), Antracol (Propineb), Norshield 
(oxit đồng), Mancozeb., Bordaeux... 
- Nứt thân xì mủ: Acodyl (Metalaxyl), Acrobat MZ (Dimethomorph + 
Mancozeb), Mexyl (Metalaxyl + Mancozeb).- 
5. Các giai đoạn cần chú ý trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại điều 
5.1 Giai đoạn kiến thiết cơ bản 
Từ khi mới trồng đến năm thứ 3, cây sinh trƣởng liên tục và ra nhiều đợt 
chồi liên tiếp. Do đó cần phải tiến hành phòng trừ các loại sâu ăn lá, sâu đục đọt. 
Sau khi phát triển hoàn thành một đợt lá, cây ngừng sinh trƣởng một thời gian sau 
đó đỉnh sinh trƣởng tiếp tục nhú lên chuẩn bị ra đọt mới, đây là thời điểm tiền hành 
phun thuốc. Các loại thuốc có thể sử dụng nhƣ Sherpa, Supracide. Phun liên tục 2 
lần, 7 – 10 ngày/lần. 
5.2 Giai đoạn cây cho trái 
* Sau thu hoạch (tháng 5 – 7) 
Dọn vƣờn, cắt tỉa đốt các cành sâu bệnh. 
Dùng vôi + phân bò + đất sét hay dung dịch bordeaux 1:4:15 quét gốc từ mặt 
đất len 1m hay Validacin phòng trừ bệnh nấm hồng. 
* Thời kỳ điều ra chồi non (tháng 8 – 12) 
Giai đoạn cây ra tử 1 – 3 đợt lộc non, nên xuất hiện nhiều sâu phá hại nhƣ 
sâu đục ngọn, sâu ăn lá, bọ xít muỗi, rệp sápvà các bệnh nhƣ nấm hồng, thán 
thƣ 
Dùng thuốc trừ sâu: Pherpa, Decis, Bitox, Confidor 
Dùng thuốc trừ bệnh: Bordeaux 1%, COC 85, Champion, Ridomil, 
Bavistin 
5.3 Thời kỳ điều ra hoa đậu trái (tháng 1 – 4) 
Đây là giai đoạn phòng bệnh quan trọng nhất và có hiệu quả cao nhất. Giai 
đoạn này cây thƣờng bị phá hại nặng bởi các sâu hại lá nhƣ sâu phỏng lá, sâu róm 
đỏ, châu chấu xanh và bệnh thán thƣ làm khô hoa rụng trái non, bệnh khô cành. 
Có thể phun kết hợp thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích sinh trƣởng, phân 
bón lá: 
Phòng trừ sâu dùng Sherpa, Decis, Bitox, Confidor 
Phòng bệnh dùng Bavistin, Champion, Ridomil, AntracolĐặc biệt Alietle 
có tác dụng cao đối với các loại bệnh này, nhất là bệnh gây khô, rụng trái non. 
Kích thích sinh trƣởng: Atonix, Dekamon, HQ 101. 
Phân bón lá Flower, Multipholiate, KNO3 
B. Câu hỏi và bài thực hành 
1. Câu hỏi 
- Thế nào là quản lý dịch hại tổng hợp? 
- Nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hơp? 
- Các biện pháp áp dụng trong quán lý dịch hại tổng hợp? 
- Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật? 
- Làm thế nào để thiên địch phát huy đƣợc vai trò của chúng trong việc hạn chế sâu 
bệnh hại? 
2. Bài tập thực hành 
- Điều tra thành phần sâu bệnh hại và thiên địch của các loài sâu hại đó trên cây 
điều tại địa phƣơng và đề xuất biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều tại 
địa phƣơng? 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Mô đun đƣợc bố trí sau khi hoc̣ sinh đã học xong nội dung các mô đun MĐ 
01-Nhân giống điều, MĐ02-Trồng điều, MĐ03 Chăm sóc điều; 
- Đây là một trong những mô đun kỹ năng nghề quan trọng của nghề Kỹ 
thuật trồng điều, có liên quan chặt chẽ với mô đun Kỹ thuật chăm sóc cây điều. 
- Yêu cầu học sinh cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành. 
II. Mục tiêu: 
Học xong mô đun này học sinh sẽ có khả năng: 
- Trình bày đƣợc đăc̣ điểm một số sâu , bệnh hại chính trên cây điều và biêṇ 
pháp phòng trừ; 
- Nhâṇ biết các triêụ chƣ́ng gây haị trên cây điều và quyết điṇh biêṇ pháp 
phòng trừ; 
- Lƣạ choṇ biêṇ pháp phòng trƣ̀ tổng hơp̣ hiêụ quả , an toàn cho ngƣời và cây 
điều. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời lƣợng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
M04-01 Sâu haị điều Tích hợp 
Lớp học-
vƣờn 
32 5 25 2 
M04-02 Bệnh hại điều Tích hợp 
Lớp học-
vƣờn 
36 5 29 2 
M04-03 
Quản lý dịch 
hại tổng hợp 
Tích hợp 
Lớp học-
vƣờn 
30 2 24 2 
 Kiểm tra hết mođun 4 4 
 Cộng 102 12 80 8 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
 2. Phƣơng pháp đánh giá 
 * Kiểm tra định kỳ 
Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành thí nghiệm, 
thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể 
đối với từng học sinh trong quá trình giảng dạy và bài tập kỹ năng khi kết thúc một 
bài. 
* Kiểm tra kết thúc mô đun 
Mỗi học sinh thực hiện một bài tập kỹ năng trong thời gian giáo viên quan 
sát và theo dõi thực hiện đánh giá theo yêu cầu và đối chiếu với tiêu chuẩn trong 
phiếu đánh giá thực hành kỹ năng. 
2 .Nội dung đánh giá 
* Phần lý thuyết: 
- Sâu bệnh hại chính trên cây điều 
- Thuốc sử dụng đối với từng loại sâu bệnh hại 
* Phần thực hành: 
- Nhận diện các loại sâu bệnh hại 
- Cách pha và phun thuốc trƣ̀ sâu bêṇh. 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: 
PHÂN BIỆT SÂU HẠI ĐIỀU VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI 
* Mục tiêu: 
- Nhận biết và phân biệt đƣợc các loại sâu hại và triệu chứng gây hại của 
chúng. 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phát hiện sâu hại. 
- Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận khi phân biệt, phân loại và sử 
dụng an toàn và có hiệu quả các trang thiết bị. 
I TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Chia nhóm 
Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 
2. Tổ chức thực hiện 
2.1. Công việc của giáo viên 
Hƣớng dẫn 
Làm mẫu 
Kiểm tra nhắc nhở 
2.2. Công việc học sinh 
Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. 
II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN 
Thứ 
tự 
Nội dung 
các bƣớc 
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ 
thuật 
Dụng cụ, 
trang bị 
1 Nhận biết 
các sâu 
hại trên 
đồng 
ruộng 
- Quan sát bằng mắt tiêu 
bản tất cả các giai đoạn 
phát dục của các loại sâu 
hại chính trên điều. 
- Ghi nhận màu sắc, kích 
thƣớc, hình dáng của sâu 
hại. 
- Gọi tên chính 
xác sâu hại. 
- Nhận diện 
chính xác các 
giai đoạn phát 
dục của sâu. 
- Tiêu bản 
của tất cả 
các pha 
phát dục 
của các 
loại sâu hại 
chính trên 
điều. 
- Thƣớc. 
giấy, bút, 
kính lúp. 
2 Nhận biết 
các triệu 
chứng gây 
hại tƣơng 
ứng với 
mỗi loại 
sâi hại 
- Quan sát bằng mắt 
những hình chụp và các 
tiêu bản của tất cả các 
triệu chứng gây hại của 
sâu hại chính trên điều. 
- Ghi nhận những sự 
thay đổi khi cây bị gây 
hại (hình dạng, kích 
thƣớc, màu sắc) 
- Nhận diện 
chính xác triệu 
chứng gây hại 
tƣơng ứng với 
từng giai đoạn 
phát dục và của 
từng loại sâu 
khác nhau. 
- Tiêu bản, 
hình ảnh 
triệu chứng 
gây hại của 
các côn 
trùng 
chính. 
- Thƣớc. 
giấy, bút, 
kính lúp. 
3 Viết báo 
cáo 
Tổng hợp những ghi 
nhận từ việc nhận diện 
sâu hại và triệu chứng, 
Mô tả chính 
xác hình dáng, 
màu sắc, kích 
thƣớc sâu hại 
và triệu chứng 
tƣơng ứng với 
mỗi sâu hại. 
Giấy, viết 
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 
Địa điểm: Phòng thí nghiệm (Phòng lƣu giữ tiêu bản) 
Qui trình thực hiện 
Phiếu thực hành 
Phiếu đánh giá sản phẩm 
Giấy bút ghi chép, kính lúp, thƣớc. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. 
V. NHỮNG LỔI THƢỜNG GẶP 
Nhận diện sai sâu hại. 
Nhầm lẫn triệu chứng giữa các loại sâu hại. 
VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trình bày và phân biệt đƣợc đƣợc đặc điểm 
hình thái của 6 loài sâu hại chính. 
Theo bản câu hỏi và mẫu vật 
thu thập đƣợc sau điều tra 
- Trình bày và phân biệt đƣợc triệu chứng gây 
hại của sâu hại 
Theo bản câu hỏi và mẫu vật 
thu thập đƣợc sau điều tra 
- Trình bày và thực hiện biện pháp phòng trừ Quyết định chọn lựa biện 
pháp phù hợp và quan sát 
thao tác sử dụng dụng cụ, hóa 
chất 
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 
PHÂN BIỆT MỘT SỐ BỆNH CHÍNH TRÊN ĐIỀU 
* Mục tiêu: 
- Nhận biết và phân biệt đƣợc các loại bệnh hại. 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phát hiện bệnh hại. 
- Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận khi phân biệt, phân loại và sử 
dụng an toàn và có hiệu quả các trang thiết bị. 
I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 
1. Chia nhóm 
Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 
2. Tổ chức thực hiện 
2.1. Công việc của giáo viên 
Hƣớng dẫn 
Làm mẫu 
Kiểm tra nhắc nhở 
2.2. Công việc học sinh 
Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. 
II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN 
Thứ 
tự 
Nội dung 
các bƣớc 
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ 
thuật 
Dụng cụ, 
trang bị 
1 Nhận biết 
các triệu 
chứng gây 
hại tƣơng 
ứng với 
mỗi loại 
bệnh hại 
- Quan sát bằng mắt 
những hình chụp và các 
tiêu bản của tất cả các 
triệu chứng gây hại của 
bệnh hại chính trên điều. 
- Ghi nhận những sự 
thay đổi khi cây bị gây 
hại (hình dạng, kích 
thƣớc, màu sắc) 
- Nhận diện 
chính xác triệu 
chứng gây hại 
tƣơng ứng của 
từng loại bệnh 
khác nhau. 
- Tiêu bản, 
hình ảnh 
triệu chứng 
gây hại của 
các bệnh 
chính. 
- Thƣớc. 
giấy, bút, 
kính lúp. 
2 Viết báo 
cáo 
Tổng hợp những ghi 
nhận từ việc nhận diện 
bệnh hại và triệu chứng, 
Mô tả chính 
xác hình dáng, 
màu sắc, kích 
thƣớc triệu 
chứng tƣơng 
ứng với mỗi 
bệnh hại. 
Giấy, viết 
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 
Địa điểm: Phòng thí nghiệm (Phòng lƣu giữ tiêu bản) 
Qui trình thực hiện 
Phiếu thực hành 
Phiếu đánh giá sản phẩm 
Giấy bút ghi chép, kính lúp, thƣớc. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. 
V. NHỮNG LỔI THƢỜNG GẶP 
Nhận diện sai bệnh hại. 
Nhầm lẫn triệu chứng giữa các loại bệnh hại. 
VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Trình bày và phân biệt đƣợc đƣợc đặc điểm 
phát sinh của các loại bệnh chính. 
Theo bản câu hỏi và mẫu vật 
thu thập đƣợc sau điều tra 
- Trình bày và phân biệt đƣợc triệu chứng gây 
hạị của các loại bệnh chính trên điều. 
Theo bản câu hỏi và mẫu vật 
thu thập đƣợc sau điều tra 
- Quyết định và thực hiện đƣợc phƣơng pháp 
phòng trừ 
Quyết định chọn lựa biện 
pháp phù hợp và quan sát 
thao tác sử dụng dụng cụ, hóa 
chất 
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU BỆNH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN ĐỒNG 
RUỘNG 
Mục tiêu: 
- Trình bày đƣợc các bƣớc tiến hành trong điều tra thành phần sâu bệnh trên 
cây điều. 
- Thành thạo cách điều tra, thu thập và tính toán số liệu làm cơ sở theo dõi 
diễn biến dịch hại chính trên đồng ruộng. Rèn luyện kỹ năng quan sát và phát hiện 
sâu hại. 
- Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận khi phân biệt, phân loại và sử 
dụng an toàn và có hiệu quả các trang thiết bị. 
I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 
1. Chia nhóm 
Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 
2. Tổ chức thực hiện 
2.1. Công việc của giáo viên 
Hƣớng dẫn 
Làm mẫu 
Kiểm tra nhắc nhở 
2.2. Công việc học sinh 
Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. 
II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN 
Thứ 
tự 
Nội dung 
các bƣớc 
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ 
thuật 
Dụng cụ, 
trang bị 
1 Điều tra 
thành 
phần sâu 
hại 
- Quan sát chung toàn 
bộ cây để phát hiện triệu 
chứng hại nhƣ nhƣ héo 
ngọn, héo cành, lá có vết 
hại hoặc biến dạng, thân 
cây có lỗ đục, quả bị 
biến màu hoặc biến dạng 
(chú ý quả ở trên cây và 
cả rụng dƣới đất). 
- Thu thập côn trùng phát 
hiện thấy trên cây hoặc 
vết đục trong thân, trong 
quả, cuống láChú ý 
thu thập đầy đủ các giai 
đoạn phát dục của sâu 
(trứng, ấu trùng, nhộng 
và thành trùng). 
- Quan sát những cây có 
hiện tƣợng không bình 
thƣờng, nhƣ sinh trƣởng 
còi cọc, vàng, 
héoKhông tìm thấy 
nguyên nhân trong mặt 
đất nguyên nhân trên mặt 
đất cần đào xuống dƣới 
đất để quan sát phần rế. 
Có thể tìm thấy côn 
trùng phá hại trong đất 
nhƣ rệp sap, rệp muội, 
sâu non bộ cánh cứng. 
- Chọn ruộng 
điều tra đại 
diện cho tuổi 
cây, giống, địa 
hình. 
- Chọn điểm 
điều tra đảm 
bảo tính khách 
quan, đủ số 
lƣợng cây điều 
tra 
- Vƣờn cây 
điều, khay, 
bình tam 
giác, dao 
con, kính 
lúp, ống 
nghiệm, 
tiêu bản, 
tranh ảnh 
màu các 
loài bệnh 
hại, sổ 
sách, phiếu 
điều tra. 
2 Điều tra 
thành 
- Quan sát hiện tƣợng 
cây (màu sắc, hình dạng 
- Chọn ruộng 
điều tra đại 
- Vƣờn cây 
điều, khay, 
phần bệnh 
hại 
của lá, thân, quả). 
- Đối với các loại hình 
triệu chứng bệnh hại qua 
các tiêu bản, hoặc tranh 
ảnh. 
- Ghi chép phân loại 
bệnh (số lƣợng lá, cành, 
quảbị bệnh) và cấp 
bệnh tƣơng ứng 
diện cho tuổi 
cây, giống, địa 
hình. 
- Chọn điểm 
điều tra đảm 
bảo tính khách 
quan, đủ số 
lƣợng cây điều 
tra 
bình tam 
giác, dao 
con, kính 
lúp, ống 
nghiệm, 
tiêu bản, 
tranh ảnh 
màu các 
loài bệnh 
hại, sổ 
sách, phiếu 
điều tra. 
3 Điều tra 
thu thập 
thiên địch 
của sâu 
hại cây 
* Đối với 
thiên địch 
bắt mồi 
* Quan sát bằng mắt để 
phát hiện các loài thiên 
địch, theo dõi các hoạt 
động của chúng (đẻ 
trứng, giao phối, săn 
mồi, đang tìm vật chủ) 
- Thu thập những mẫu 
sâu hại đã chết do các 
bệnh khác nhau. 
- Vợt những thiên địch 
bay hoặc thu bắt bằng 
tay đối với những thiên 
địch hoạt động chậm 
chạp. 
- Đối với những cây cao 
dùng dụng cụ chuyên 
dùng hứng phía dƣới 
khua đập, rung tán lá để 
thu bắt các loài thiên 
địch rơi xuống. 
- Quan sát trực tiếp hoạt 
động săn mồi ở thực địa. 
- Thử tính bắt mồi ăn thịt 
- Chọn ruộng 
điều tra đại 
diện cho tuổi 
cây, giống, địa 
hình. 
- Chọn điểm 
điều tra đảm 
bảo tính khách 
quan, đủ số 
lƣợng cây điều 
tra 
Bình tam 
giác 
500ml, ống 
thủy tinh 
thủng 2 
đầu, lọ nút 
mài, cồn 
96
o
, bông 
thấm nƣớc, 
họp nhựa 
nuôi sâu 
* Đối với 
ký sinh 
của loài mới thu đƣợc 
trong điều kiện phòng thí 
nghiệm. 
- Thu thập mẫu sâu hại ở 
các pha trứng, sâu non, 
nhộng và để riêng rẽ, 
nuôi tiếp để theo dõi. 
Mỗi kỳ điều tra thu ít 
nhất 20 – 30 cá thể mỗi 
pha của mỗi loài sâu hại 
chính. Riêng pha trứng 
thu 10 – 20 ổ nếu trứng 
thành ổ, 30 – 50 quả nếu 
trứng đẻ rãi rác. 
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 
Địa điểm: Vƣờn điều thực nghiệm 
Phiếu thực hành 
Phiếu đánh giá sản phẩm 
Giấy bút ghi chép, kính lúp, thƣớc. Vợt, dao, ống nghiệm, bảng phân cấp 
bệnh, tiêu bản các pha phát dục của sâu hại và bệnh hại. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. 
V. NHỮNG LỔI THƢỜNG GẶP 
Bỏ sót côn trùng bay nhanh do khua động mạnh khi tiến gần điểm điều tra. 
Bỏ sót côn trùng nhỏ vì những loài côn trùng đó rất khó phát hiện. 
VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Thành phần sâu hại hiện diện trên cây điều tại 
thời điểm điều tra. 
Xác định đúng các loài gây 
hại chính 
-Thành phần bệnh hại hiện diện trên điều Xác định đúng các bệnh hại 
chính 
- Số lƣợng thiên địch trong vƣờn điều Điều tra và tính toán đúng 
phƣơng pháp theo quy định 
BÀI TẬP 
I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 
1. Chia nhóm 
 Mỗi học viên tự lựa chọn các biện pháp có thể áp dụng để quản lý dịch hại 
tổng hợp thích hợp với điều kiện tại địa phƣơng hoặc tại vƣờn gia đình. 
2. Tổ chức thực hiện 
2.1. Công việc của giáo viên 
Hƣớng dẫn 
Trình bày 1 quy trình phòng trừ tổng hợp mẫu. 
Đánh giá 
2.2. Công việc học sinh 
Chú ý lắng nghe, ghi chép hƣớng dẫn của giáo viên. 
II. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Quy trình phòng trừ tổng hợp 
- Phù hợp với địa phương 
- Phù hợp với điều kiện nông hộ 
- Khoa học 
- Dễ áp dụng 
Theo đặc điểm khí hậu, đất 
đai và nguyên vật liệu sẵn có 
tại địa phương 
Theo quy mô sản xuất của 
nông hộ 
Chọn đúng biện pháp với khả 
năng gây hại đã xác nhận của 
cơ sở khoa học tại địa bàn 
Có thể làm được với trình độ, 
tập quán tại địa phương 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Lã Phạm Lân, Nguyễn Thanh Bình, Renkang Peng, Keith Christian, 2008. 
Sách hướng dẫn cho người trồng điều ở Việt Nam. Chƣơng trình cải thiện tổng hơp 
cây điều sử dụng kiến vàng là thành phần chính. 
2. Trung tâm khuyến nông - khuyến ngƣ quốc gia, 2008. Kỹ thuật trồng cây 
điều. 
3. Sở khoa học Công nghệ & Môi trƣờng Phú Yên, 2001. Kỹ thuật trồng cây 
điều năng suất cao. NXB Nông nghiệp. 
4. Trung tâm Khuyến Nông Đak Lăk, 2007. Tài liệu tập huấn trồng điều. 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: KỸ THUẬT TRỒNG ĐIỀU 
(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB 
ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) 
 1. Nguyễn Đức Thiết Chủ nhiệm 
 2. Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 
 3. Nguyễn Văn Tân Thƣ ký 
 4. Phan Quốc Hoàn Ủy viên 
 5. Đặng Thị Hồng Ủy viên 
 6. Phan Hải Triều Ủy viên 
 7. Nguyễn Thị Thoa Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, 
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010) 
 1. Bùi Đình Ninh Chủ tịch 
 2. Hoàng Ngọc Thịnh Thƣ ký 
 3. Lƣu Thị Thanh Thất Ủy viên 
 4. Nguyễn Thành Công Ủy viên 
 5. Trần Minh Đức Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_tru_sau_benh_hai_hat_dieu_ma_so_md_04_nghe.pdf