Giáo trình Phương án phát triển hạ tầng phòng chống thiên tai và thủy lợi tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Tóm tắt Giáo trình Phương án phát triển hạ tầng phòng chống thiên tai và thủy lợi tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: ...vụ san lấp ...thì nguy cơ xảy ra sạt lở đất đá trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. 8.1. Lũ ống, lũ quét Lũ quét là một loại hình lũ có cường suất, vận tốc dòng chảy và biên độ mực nước rất lớn, lũ lên nhanh và xuống nhanh, dòng nước có mang theo lượng lớn bùn đất, cây cối... Theo báo cáo khả... tầng cánh kích thước 4 cửa x 2,0m x 5m, dài L=17,5 m, đáy = - 1,4 m. - Cống Mân ở vị trí K15+450 đê Thống Nhất thuộc huyện Lục Nam, cống có 4 cửa 3 tầng cánh, kích thước 4cửa x b x h = 4cửa x 2,0m x 5m, dài L=16,4 m, đáy = -10,9 m. 5.5.2. Khu tiêu ra tả sông Thương Diện tích tiêu ra sô...hích nghi để giảm thiểu thiệt hại. (2) Phát triển thuỷ lợi đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, làm cơ sở để phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng hiện đại hoá, thâm canh cao, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nh...
0 Cống Cây Mai 13,00 XD cống mới: cống hộp BTCT, cánh cống, dàn van Cống Chi Ly 16,50 Cống Chỗ 10,00 2 Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê cấp III hữu sông Thương từ K29+500 đến K43+800 3 cống 458,55 109 T T Danh mục đầu tư Địa điểm (xã, huyện) Quy mô phục vụ (ha) Quy hoạch giai đoạn 2021-2030 Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng) Diện tích đất mở rộng, xây mới (ha) Quy mô, công suất thiết kế (1000m3, m3/h) 2,1 Nối đê Hữu Thương cắt qua ngòi Phú Khê từ K14+700 đến K29+00, xây mới Cống Ngòi Phú Khê, Cống Quế Nham Huyện Tân Yên 3,80 Đắp mở rộng mặt đê 6,0m, đắp cơ đê phía đồng mặt cơ đê rộng 5,0m, trồng cỏ; cứng hoá mặt đê bằng BT rộng 5,0m 140,00 2,2 + Xây mới cống tiêu ngòi Phú Khê, cống tiêu Quế Nham Huyện Tân Yên 8,10 XD cống mới: cống hộp, cánh cống, dàn van 2,3 Hoàn thiện mặt cắt, gia cố mặt đê bằng bê tông:K31+800- K33+125; K37+200- K40+850 Đắp mở rộng mặt đê 6,0- 7,0m, cứng hoá mặt đê 5,0- 6,0m 29,85 2,4 Kè chống sạt lở:K29+500- K31+300; K33+760- K35+050; K41+100- K42+560 Thả đá rời hộ chân kè; mái kè lớp áo bảo vệ phía ngoài 63,70 2,5 Xây dựng mới cống 04 cống: 0,80 225,00 Cống Trạng 2,00 XD cống mới: cống hộp, cánh cống, dàn van 0 Cống Rụt Thành phố Bắc Giang 4,00 Cống Đa Mai Thành phố Bắc Giang 1,00 Cống Bún Thành phố Bắc Giang 5,00 3 Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê cấp III tả sông Cầu từ K0+000 đến K60+458 131,65 110 T T Danh mục đầu tư Địa điểm (xã, huyện) Quy mô phục vụ (ha) Quy hoạch giai đoạn 2021-2030 Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng) Diện tích đất mở rộng, xây mới (ha) Quy mô, công suất thiết kế (1000m3, m3/h) - Hoàn thiện mặt cắt, gia cố mặt đê bằng bê tông:K2+000- K2+300; K12+000- K13+000; K13+600- K14+200; K19+530- K20+250; K25+300- K28+500; K40+450- K41+050; K43+050- K43+680; K51+000- K52+340; K53+080- K55+000 Huyện Tân Yên 2,30 Đắp mở rộng mặt đê từ 6,0m, mái phía đồng m=3,0, mái phía sông m=2,0; cứng hoá mặt đê bằng BT 5,0 - 6,0m 61,80 - Kè chống sạt lở:K5+000- K6+000; K7+000- K7+800; K30+800- K32+000; K33+760- K34+310; K35+425- K36+700; K41+100- K42+560; K58+800- K59+500 6,00 Thả đá rời hộ chân kè; mái kè lớp áo bảo vệ phía ngoài bằng đá lát khan 97,65 - Xây dựng mới cống 03 cống: 9,00 34,00 Cống Xuân Thành 7,00 XD cống mới: cống hộp, cánh cống, dàn van 0 Cống De 6,00 Cống Đồng Vôi 0,70 111 V. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ THỦY LỢI ĐẾN NĂM 2050 1. Quy hoạch phòng, chống thiên tai Tiếp tục gia cố các đoạn đê xung yếu, quan tâm cứng hóa kè đê, mặt đê đáp ứng khả năng chống chịu của hệ thống đê điều, kết hợp đảm bảo nhu cầu đi ại của nhân dân. 2. Quy hoạch thủy lợi 2.1. Quy hoạch cấp nước tưới Duy trì hệ thống các công trình cấp nước; tiếp tục đầu tư cải tạo các công trình cấp nước bao gồm các trạm bơm và nạo vét, kiên cố hóa hệ thống kênh mương; bổ sung đầu tư công trình mới, đáp ứng nhu cầu cấp nước. 2.2. Quy hoạch tiêu thoát nước Cải tạo duy trì công suất tiêu thoát nước của hệ thống tiêu thoát nước, quan tâm các khu vực không tiêu được để có giải pháp xử lý đảm báo nhu cầu tiêu. 2.2. Quy hoạch hệ thống đê điều + Cải tạo nâng cấp đê hữu Lục Nam, trên địa bàn các xã: Tam Dị, thị trấn Đồi Ngô, Khám Lạng, Bắc Lũng, Yên Sơn, huyện Lục Nam. + Cải tạo, nâng cấp đê hữu Thương Ba Tổng và tả Cầu Ba tổng, trên địa bàn các xã: Tiến Dũng, Đức Giang, Đồng Việt, Yên Lư, thị trấn Nham Biền, Tư Mại, Đồng Phúc, huyện Yên Dũng (35,45 km) + Kéo dài tuyến tuyến đê cấp IV tả Lái Nghiên từ K0+700 về thượng lưu, trên địa bàn các xã Thượng Lan và xã Minh Đức, huyện Việt Yên. + Cải tạo nâng cấp tuyến đê Cổ Mân (K0+000 - K20+750), trên địa bàn các xã: Mỹ Thái, thị trấn Vôi, Tân Dĩnh, Thái Đào, huyện Lạng Giang và các xã: thị trấn Tân An, Lão Hộ, Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng. + Cải tạo nâng cấp các tuyến đê bối (115 km), trên địa bàn xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang; xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa; các xã: Lãng Sơn, Trí Yên, Tân Liễu, Đồng Phúc, Đồng Việt, huyện Yên Dũng. VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, THỦY LỢI 1. Giải pháp phòng chống lũ Củng cố, nâng cấp hệ thống đê hiện có của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam đảm bảo chống lũ thiết kế. Tiếp tục hoàn thiện tuyến đê Tả cầu. Nối thẳng đê hữu Thương từ KI5 đến K29. Nối dài đê hữu Lục Nam từ xã Tiên Hưng đến xã Tam Dị; nâng cấp tuyến bờ bao Tả Lục Nam trên địa bàn huyện Lục Nam thành tuyến đê chính cấp IV. - Hồ chứa: Mức nước và dung tích hồ, dung tích phòng lũ, chế độ cắt lũ, tác dụng cắt lũ cho hạ du, các chỉ tiêu kỹ thuật công trình. 112 - Đê điều: Xác định các chỉ tiêu chống lũ, gồm: Tần suất, mực nước, lưu lượng đối với các tuyến đê. Bố trí tuyến đê, chỉ giới tuyến thoát lũ. - Chỉnh trị sông: Các đoạn sông, bờ cần nạo vét, cắt cong, nắn dòng mở rộng bán kính cong, gia cố, tác dụng thoát lũ và bảo vệ lòng, bờ của các công trình chỉnh trị. - Tường kè: Ở những vùng dễ bị sạt lở để bảo vệ các khu dân cư, hạng tầng cơ sở ở vùng dễ xảy ra lũ quét. 2. Giải pháp về thủy lợi 1.1. Về cấp nước - Công trình trên dòng chính: Tiếp tục nghiên cứu xây dựng hồ Nà Lạnh trên sông Lục Nam phục vụ đa mục tiêu; tiếp tục nghiên cứu xây dựng trạm bơm Hoàng Vân lấy nước sông cầu bổ sung nước cho kênh Trôi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Cầu. - Cấp nước cho nông nghiệp: + Vùng thủy lợi Sông Cầu: Cải tạo nâng cấp 120 công trình tưới 3.439 ha lúa đông xuân, 3.601 ha lúa mùa, 3.743 ha màu và cây ăn quả. Xây dựng mới 9 trạm bơm tưới nội đồng tại huyện Việt Yên tưới cho 220 ha. + Vùng thủy lợi Nam Yên Dũng: Cải tạo nâng cấp 5 trạm bơm tưới, tiêu kết hợp lấy nước dòng chính sông cầu và sông Thương (Trạm bơm Đồng Việt, cổ Pháp, Khánh Am, Tân Liễu, cống Bún) tưới 3.803 ha lúa đông xuân, 608 ha màu đông xuân, 3.525 ha lúa mùa, 1.227 ha màu mùa, 818 ha cây vụ đông và 115 ha cây ăn quả. Cải tạo, nâng cấp 12 công trình nhỏ tưới 117 ha lúa đông xuân, 159 ha màu đông xuân, 109 ha lúa mùa, 41 ha màu mùa và 47 ha cây ăn quả. + Vùng thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn: Cải tạo nâng cấp 68 công trình tưới 3.600 ha lúa đông xuân, 2.513 ha màu đông xuân, 3.946 ha lúa mùa, 2.556 ha màu mùa và 888 cây lâu năm. Xây dựng mới trạm bơm Trí Yên tưới 120 ha lúa 2 vụ. + Vùng thủy lợi sông Lục Nam: Cải tạo nâng cấp 82 công trình tưới 4.000 ha lúa đông xuân, 1.125 ha màu đông xuân, 4.204 ha lúa mùa, 1.076 ha màu mùa, 2.591 ha cây lâu năm. Xây mới 47 công trình tưới 1.554 ha đông xuân, 349 ha màu đông xuân; 2.108 ha lúa mùa, 172 ha màu mùa, 244 ha cây lâu năm. Đối với khu vực địa hình cao, phân tán không bố trí được công trình tưới: Tưới nhờ nước mưa, nước ngầm, bố trí cây trồng phù hợp. - Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp: Công trình cấp nước tập trung tại các đô thị, khu công nghiệp: Ngoài các công trình sử dụng nguồn nước ngầm, một số nhà máy nước sử dụng nguồn nước mặt các sông và công trình thủy lợi như hồ Cấm Sơn... Cấp nước nông thôn: Các khu vực đông dân cư được cấp nước từ các công trình cấp nước tập trung quy mô liên xã, ưu tiên lấy nguồn nước mặt từ các công trình thuỷ lợi, hệ thống sông suối; khu vực dân cư thưa thớt sử dụng nước nhỏ lẻ từ 113 nguồn nước ngầm hoặc lấy nước từ sông, suối trong vùng. 1.2. Giải pháp về tiêu nước - Vùng thủy lợi Sông Cầu: + Nạo vét, mở rộng ngòi Đa Mai dài khoảng 20km, nâng cấp cống Đa Mai tiêu nước cho 14.450 ha ra sông Thương. Nâng cấp các trạm bơm cống Trạng, Thuyền Phà, Núi Cao, Me, Vườn Ngâu tiêu 1.855 ha các vùng úng cục bộ ra ngòi Đa Mai. Nâng cấp các trạm bơm Giá Sơn, Hữu Nghi, Nội Ninh, Ngọ Khổng 2, Núi Trúc, Việt Hòa, cẩm Bào tiêu cho 9.336 ha huyện Việt Yên, Hiệp Hòa ra sông cầu. Xây mới trạm bơm cống Rụt tiêu cho 300 ha xã Song Mai ra sông Thương, trạm bơm Yên Ninh tiêu vợi cho 1.492 ha khu vực xã Đông Lỗ, Hiệp Hòa, Bắc Giang tiêu ra sông Thương. Nghiên cứu chuyển đổi 2.800 ha khu vực úng, trũng cuối ngòi Đa Mai (thuộc các xã Đa Mai, Song Mai - thành phố Bắc Giang) sang nuôi trồng thuỷ sản. + Khơi thông, nạo vét các ngòi tiêu để tăng khả năng tiêu nước tự nhiên. Xây lại cống Phú Khê tại vị trí sát cửa ngòi Phú Khê khi nối thẳng tuyến đê hữu sông Thương. Nghiên cứu chuyển đổi 1.700 ha khu vực úng, trũng cuối ngòi tiêu Phú Khê (khu vực xã Liên Chung, Quế Nham - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang) sang nuôi trồng thuỷ sản. - Vùng thủy lợi Nam Yên Dũng: Tu sửa, nạo vét 10,8 km kênh ngăn lũ núi Nham Biền và kè tràn Bùi Kép đảm bảo điều tiết nước trong kênh Nham Biền (tiêu nước trong mùa mưa và trữ nước trong mùa khô). Nâng cấp các trạm bơm Đồng Việt, cổ Pháp, Khánh Am tiêu cho 2.988ha ra sông Cầu, nâng cấp trạm bơm Tân Liễu tiêu cho 1.028 ha ra sông Thương. Xây mới trạm bơm cống Đầm hỗ trợ tiêu 1.060 ha phần diện tích cuối kênh trạm bơm tiêu cống Bún tiêu ra sông Thương. - Vùng thủy lợi Cầu Sơn – Cấm Sơn: Nâng cấp các trạm bơm Văn Sơn, Châu Xuyên, Chi Ly tiêu cho thành phố Bắc Giang; nâng cấp các trạm bơm Dương Đức, Tân Tiến, Thanh Cảm, Thái Sơn, Lạc Giản, Xuân Đám, Lãng Sơn, Chợ Xa tiêu cho 5.437 ha khu vực Lạng Giang, Yên Dũng ra sông Thương. Xây mới trạm bơm Thái Sơn, Lãng Sơn tiêu cho 3.732 ha ra sông Thương. Khu tiêu Mân Chản: Đắp bờ bao 2 bên ngòi Mân và Chản, khoanh vùng tiêu, xây dựng mới các trạm bơm Tiên Hưng, Ngòi Mân, Ngòi Chản, Mãi Thượng, Tiên Kiều tiêu cho 2.870 ha ra ngòi Mân và ngòi Chản. Xây dựng trạm bơm ngòi Mân, Ngòi Chản tiêu cho 1350 ha ra sông Lục Nam. Đồng thời, Nghiên cứu chuyển đổi 500 ha vùng trũng thuộc xã Yên Sơn - huyện Lục Nam sang nuôi trồng thuỷ sản. - Vùng thủy lợi Sông Lục Nam: Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tưới Chợ Xa thành trạm bơm tưới, tiêu kết hợp để tưới cho 261 ha và tiêu cho 255 ha ra sông Lục Nam. 3. Giải pháp phi công trình - Cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Xây dựng, điều chỉnh quy trình vận hành điều tiết các hồ chứa, quy trình vận hành các hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác quản lý an toàn hồ đập; tăng cường 114 trồng, bảo vệ rừng đầu nguồn; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về thủy lợi. - Áp dụng giải pháp tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước phục vụ canh tác cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp khả năng nguồn nước. Bảo vệ, tạo không gian trữ nước để giảm tải cho các công trình tiêu thoát nước, thoát lũ, góp phần trữ nước phục vụ sản xuất. - Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi; nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống thủy lợi. Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai; xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo lũ, hạn hán, xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn nước phục vụ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. - Nghiên cứu bố trí sản xuất thích nghi với điều kiện mưa lũ khi các giải pháp công trình không có tính khả thi. - Bố trí lại các khu dân cư, cơ sở hạ tầng ở những nơi có nguy cơ ngập lụt hoặc xảy ra lũ quét cao. - Đề xuất yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn: Các vùng đầu nguồn cần bảo vệ và phát triển rừng. - Tổ chức chỉ đạo phòng chống lũ bão: Bộ máy chỉ huy, phương tiện. Công tác dự báo, cảnh báo lũ: mạng lưới quan trắc, trang thiết bị, mô hình dự báo lũ. 4. Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư Đầu tư thủy lợi theo hướng đa chức năng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp nước cho dân sinh và sản xuất công nghiệp; ưu tiên đầu tư phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, tập trung vốn đầu tư hoàn chỉnh công trình thủy lợi từ đầu mối đến hệ thống kênh phát huy nhanh hiệu quả của công trình, an toàn các hồ chứa; ưu tiên vốn hơn cho cải tạo nâng cấp, bảo trì công trình sau đầu tư; xây dựng hồ chứa nước ở khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán; hỗ trợ áp dụng các phương pháp tiết kiệm nước; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. + Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý đầu tư và huy động các nguồn lực cho các dự án thủy lợi nhỏ cho các địa phương. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý các dự án quy mô vừa và lớn và các dự án có yêu cầu kỹ thuật phức tạp. + Có cơ chế thích hợp để huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức quốc tế, tư nhân trong nước và ngoài nước cho công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai + Ưu tiên vốn ngân sách Nhà nước, ODA cho các dự án đầu tư bảo đảm an toàn hồ chứa, hệ thống trạm bơm tiêu thoát nước ở các vùng thường xuyên xảy ra ngập úng và lĩnh vực cung cấp nước sạch nông thôn + Có chính sách tín dụng ưu đãi cho kiên cố hóa kênh mương và cho vay ưu đãi để các doanh nghiệp, tổ chức HTDN và hộ dân ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến và tiết kiệm nước, cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản tập trung. 115 5. Giải pháp về cơ chế, chính sách Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã được tỉnh ban hành để hỗ trợ phát triển hệ thống công trình thuỷ lợi. - Chính sách đầu tư: Cho xây dựng, nâng cấp công trình, huy động các nguồn vốn trong, ngoài nước và sự đóng góp của dân trong vùng nhất là trong khôi phục nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương; các công trình cấp nước nông thôn theo hướng tập trung, tránh manh mún và thực hiện theo định hướng quy hoạch. - Chính sách ưu tiên cộng đồng: Gắn công tác thủy lợi với các chính sách xã hội trong việc giải quyết nước tưới, sinh hoạt cho nhân dân, nhất là ở vùng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, hạn chế nạn phá rừng. - Chính sách xã hội hoá về thủy lợi: Nhằm khuyến khích sự tham gia của người dùng nước từ khâu quy hoạch, xây dựng và quản lý để nâng cao hiệu quả đầu tư. - Các văn bản về xử phạt hành chính: Quy định việc thưởng, phạt khi có hành vi phá hoại công trình, gây ô nhiễm nguồn nước, nhằm không ngừng nâng cao trách nhiệm của người quản lý và hưởng lợi trong lưu vực. - Tạo cơ chế khuyến khích phát triển khoa học công nghệ trong Ngành. 6. Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ 6.1. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước + Đối với nước thải, rác thải sinh hoạt Quản lý chặt chẽ nguồn rác thải sinh hoạt của người dân, nước thải được tập trung xử lý trước khi thoát ra nguồn thoát nước, đảm bảo các chất gây ô nhiễm trong nước sau khi xử lý phải nhỏ hơn giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT (Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép). Các nhà vệ sinh công cộng phục vụ công trường cách xa nguồn nước sử dụng. + Đối với nước mưa và nước thải thi công. Nước mưa từ khu trộn vật liệu được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua bể lắng cặn rồi mới cho thoát ra hệ thống chung. Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và tuyến thoát nước mưa đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây úng ngập trong suốt quá trình xây dựng và không gây ảnh hưởng đến khả năng thoát thải của các khu vực bên ngoài. Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn thất thoát rò rỉ vào đường thoát thải. Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn. 6.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nghiên cứu, tính toán, thiết kế và xây dựng thuỷ lợi, quản lý, khai thác công trình như: + Trong lĩnh vực khảo sát, quy hoạch và thiết kế: Ứng dụng công nghệ mới, các phần mềm tin học tính toán thuỷ văn dòng chảy, thuỷ lực, cân bằng nước điều 116 tiết hồ chứa, ổn định, thấm, thuỷ lực, kết cấu, lập bản vẽ, cơ sở dữ liệu, quản lý tài liệu địa hình, địa chất... trong giai đoạn khảo sát, quy hoạch và thiết kế. + Trong lĩnh vực thi công và xây dụng: Sử dụng trang thiết bị và công nghệ mới, hiện đại. Nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng như vải địa kỹ thuật làm vật liệu thấm, vật liệu chống thấm, gia cố nền công trình. + Trong lĩnh vực quản lý, khai thác vận hành hệ thống thuỷ lợi: Tăng cường mạng lưới quan trắc, đo đạc, trang thiết bị; ứng dụng rộng rãi phần mềm tin học trong quản lý, điều hành hệ thống thuỷ lợi để phục vụ kịp thời và nâng cao hiệu quả. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước. 7. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực - Phát triển nguồn nhân lực: Cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng tham gia công tác quản lý, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng thuỷ lợi và quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi từ cấp Tỉnh đến huyện, xã, hợp tác xã... - Đẩy mạnh hợp tác: Tăng cường hợp tác giữa Bắc Giang với các tỉnh lân cận về quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi để chủ động phát triển nguồn nước và kinh tế - xã hội trong thế ổn định. 8. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát 8.1. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra + Tất cả các hoạt động đầu tư và xây dựng thuộc mọi tổ chức có liên quan đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng Nhà nước theo từng lĩnh vực quản lý. Các cơ quan quản lý chuyên ngành xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra thường kỳ và đột xuất với các công trình thuộc phạm vi chuyên ngành, phát hiện kịp thời những thiếu sót trong quản lý ở tất cả các khâu trong quá trình xây dựng nhất là trong việc đấu thầu và giao, nhận thầu, khối lượng thực hiện, giá cả, thanh toán để chống tiêu cực, lãng phí thất thoát vốn đầu tư và nâng cao chất lượng xây dựng. + Các cơ quan quản lý tổng hợp của Nhà nước cùng với chủ đầu tư phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng, kiểm tra việc ghi kế hoạch, cấp vốn và thanh toán. Tổ chức chặt chẽ việc xét duyệt đăng ký hành nghề kinh doanh xây dựng đi đôi với tăng cường kiểm tra hành nghề khảo sát, thiết kế và xây lắp theo giấy phép được duyệt. 8.2. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng Tiến tới xã hội hóa công tác thủy lợi và quản lý tài nguyên nước theo phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm, chú trọng phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng, khai thác có hiệu quả tài nguyên nước. Tiến tới dân chủ hóa và thực hiện công bằng xã hội trong hưởng lợi từ công trình thủy lợi. 117 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua các chương trình, phát thanh truyền hình, báo chí chuyển tải các thông tin cần thiết, các mô hình và những kinh nghiệm quản lý tốt, phổ biến các chính sách của nhà nước đã ban hành, nâng cao ý thức cộng đồng về: Tham gia quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân. 8.3. Tổ chức thực hiện Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp có liên quan để phối hợp từ việc đề xuất, tìm kiếm nguồn kinh phí trong nước và gọi vốn nước ngoài theo kế hoạch hàng năm, 5 năm và dài hạn. Trong quá trình triển khai thực hiện cần thay đổi, bổ sung và khắc phục những bất hợp lý của nội dung quy hoạch tránh máy móc, rập khuôn dẫn đến hiệu quả thấp. Hàng năm theo dõi, đề xuất danh mục các công trình tu bổ nâng cấp và xây dựng mới. Đôn đốc theo dõi việc đầu tư xây dựng, cũng như quản lý khai thác bảo vệ các công trình và hệ thống công trình. Quản lý bảo vệ nguồn nước, kiểm tra giám sát việc xả thải ở các khu công nghiệp đô thị gây ô nhiễm nguồn nước, cấp giấy phép sử dụng đất để xây dựng công trình. Bố trí nguồn vốn theo kế hoạch được UBND Tỉnh phê duyệt để các Ban, ngành và UBND các huyện có kinh phí thực hiện đúng tiến độ. Trong quá trình triển khai thực hiện cần thay đổi, bổ sung và khắc phục những bất hợp lý của nội dung quy hoạch tránh máy móc, rập khuôn dẫn đến hiệu quả thấp.
File đính kèm:
- giao_trinh_phuong_an_phat_trien_ha_tang_phong_chong_thien_ta.pdf